giáo án địa lí cơ bản khối 11

89 3.1K 0
giáo án địa lí cơ bản khối 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Địa lí 11(CB) – Năm học 2012 – 2013 Trường THPT Tam Nông Ngày soạn: 15.8.2012 TIẾT 1 - BÀI 1 : SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI. A.Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức : - Nhận biết sự tương phản về trình độ kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, các nước công nghiệp mới (NICs). - Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. - Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển địch cớ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức. 2. Kĩ năng : - Dựa vào bản đồ, nhận xét sự phân bố các nhóm nước theo mức GDP/ người. - Phân tích bảng số liệu về KT – XH của từng nhóm nước. 3. Thái độ : - Xác định trách nhiệm học tập để thích ứng với cuộc cách mạng KH kĩ thuật và công nghệ hiện đại. B. Chuẩn bị của thầy và trò -Phóng to các bảng 1.1,1.2/SGK.Bản đồ các nước trên TG -Chuẩn bị phiếu học tập C.Tiến trình dạy học. 1. Ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số HS nghỉ 11A1 11A2 11A3 11A4 11A5 11A7 2. Bài cũ: Chương trình lớp 10 các em đã học những kiến thức địa lí nào? 3. Bài mới: * Mở bài: Trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Trong quá trình phát triển, số các nước này đã phân hoá thành 2 nhóm nước: nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển có sự tương phản rõ về trình độ phát triển KTXH. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về sự khác biệt đó, đồng thời nghiên cứu về vai trò, ảnh hưởng của cuộc cách mạng KH và công nghệ hiện đại đối với nền KTXH TG. GV: Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: xã hội 1 Địa lí 11(CB) – Năm học 2012 – 2013 Trường THPT Tam Nông Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Họat động 1: Cá nhân/ cả lớp. - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và dựa vào kiến thức đã học: Hãy nhận xét sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên TG theo mức GDP BQĐN (USD/người) ? - HS quan sát và đưa ra ý kiến. - GV đặt câu hỏi: Trên TG được phân thành mấy nhóm nước ? Chúng có đặc điểm gì khác nhau ? + GV: Trong nhóm nước đang phát triển có 1 số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình CNH và đạt được trình độ nhất định về CN, gọi là các nước CN mới. I. SỰ PHÂN CHIA THÀNH CÁC NHÓM NƯỚC: - TG có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, được chia làm 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển. 1. Các nước phát triển: - Có bình quân tổng sản phẩm trong nước theo đầu người ( GDP/người ) cao. - Đầu tư nước ngoài ( FDI ) nhiều. - Chỉ số phát triển con người ( HDI ) cao. 2. Các nước đang phát triển: - Thường có GDP/ người thấp, nợ nhiều, HDI thấp. - Một số nước vùng lãnh thổ đạt được trình độ nhất định về CN gọi là các nước công nghiệp mới (NICs) như : Hàn Quốc, Xingapo, Đài Loan, Braxin, Achentina Họat động 2: Nhóm/ cả lớp. Gv hướng dẫn hs phân biệt đặc điểm các nhóm nước lần lượt theo trình tự sgk. - GV đặt câu hỏi: Dựa vào bảng 1.1, hãy nhận xét về GDP/người của 1 số nước thuộc nhóm nước phát triển và đang phát triển ? + VD : Bình quân USD/người của Đan Mạch là 45.000 ; Thuỷ Điển là 38.489 ; Trong khi Ân Độ là 637 ; Êtiôpia la 112 - GV đặt câu hỏi: Dựa vào bảng 1.2, hãy nhận xét tỷ trọng GDP/người phân theo khu vực KT của các nhóm nước năm 2004 ? - GV đặt câu hỏi: Sự chênh lệch về tỷ trọng như trên, điều này phản ánh trình độ phát triển KT ở 2 nhóm nước là như thế nào ? + Các nước phát triển : đã bước sang gđ hậu CN, trong cơ cấu thành phần ktế, KV dịch vụ đã chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng cao. + Các nước đang phát triển : trình độ phát triển còn thấp, NN còn đóng vai trò đáng kể trong nền ktế, CN có giá trị sản lượng và chiếm tỷ trọng trong nền ktế không cao, ngành dịch vụ chưa tỏ rõ ưu thế trong cơ cấu II. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA CÁC NHÓM NƯỚC : 1. GDP/ người có sự chênh lệch lớn giữa 2 nhóm nước: - Các nước phát triển có GDP/người cao gấp nhiều lần GDP/ người của các nước đang phát triển. 2. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự khác biệt : ( Năm 2004 ) a) Các nước phát triển : - KV I chiếm tỷ lệ thấp ( 2 % ) - KV III chiếm tỷ lệ cao ( 71 % ) b) Các nước đang phát triển : - KV I chiếm tỷ lệ còn tương đối lớn ( 25 % ) - KV III mới chỉ đạt 43 % ( dưới 50 % ) 3. Các nhóm nước có sự khác biệt về các chỉ số xã hội : GV: Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: xã hội 2 Địa lí 11(CB) – Năm học 2012 – 2013 Trường THPT Tam Nông nền ktế. - GV đặt câu hỏi: Dựa vào bảng 1.3, cho biết sự khác biệt về các chỉ số xã hội của 2 nhóm nước được thể hiện như thế nào ? - Các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển về : + Tuổi thọ bình quân : 76 so với 65 tuổi ( năm 2005 ) + Chỉ số HDI: 0,855 so với 0,694 ( năm 2003 ) Hoạt động 3: Cả lớp - GV đặt câu hỏi: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra khi nào và có đặc trưng nổi bật gì ? + Cuộc CM CN (Cuối TK 18): là gđ quá độ từ nền sx thủ công -> nền sx cơ khí. + Cuộc CM khoa học và kỹ thuật (nữa sau TK 19 đầu 20): Từ sx cơ khí -> sx đại cơ khí và tự động hoá cục bộ. Ra đời hệ thống công nghệ điện cơ khí. + GV: Đây là các công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học mới nhất, với hàm lượng tri thức cao nhất. - GV đặt câu hỏi: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế thế giới ? - GV đặt câu hỏi: Em hiểu như thế nào là nền kinh tế tri thức ? + Nền Ktế CN: Tạo ra giá trị chủ yếu là dựa vào tối ưu háo, tức hoàn thiện cái đã có. + Nền Ktế tri thức: Tạo ra giá trị chủ yếu là phải đi tìm cái chưa biết, cái có giá trị nhất. III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại : 1. Thời điểm xuất hiện và đặc trưng : * Thời gian: Cuối thế kỷ XX đầu thế lỷ XXI. * Đặc trưng: - Xuất hiện, bùng nổ công nghệ cao. - Bốn công nghệ trụ cột là : công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin. 2. Ảnh hưởng : - Xuất hiện nhiều ngành mới, nhất là trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ, - Tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ. - Xuất hiện nền kinh tế tri thức. 4. Củng cố. * GV: Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển. * GV: Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng KH – KT hiện đại. 5. Hướng dẫn về nhà. - Hướng dẫn làm bài tập 3: Ngày tháng năm 2012 Duyệt của tổ trưởng GV: Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: xã hội 3 Địa lí 11(CB) – Năm học 2012 – 2013 Trường THPT Tam Nông Ngày soạn : 20 – 08 – 2012 TIẾT 2 - BÀI 2 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ - KHU VỰC HOÁ KINH TẾ. A.Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức : - Trình bày được các biểu hiện toàn cầu hoá. - Trình bày được hệ quả của toàn cầu hóa. - Trình bày được biểu hiện của khu vực hóa kinh tế. - Biết lí do hình thành tổ chức liên kết khu vực và đặc điểm của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực. 2. Kĩ năng : - Sử dụng bản đồ TG để nhận biết lãnh thổ của một số liên kết kinh tế khu vực. - Phân tích bảng 2 để nhận biết các nước thành viên qui mô , vai trò quốc tế của các liên kết khu vực. 3. Thái độ : - Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó, xác định trách nhiệm của bản thân trong sự đóng góp vào việc thực hiện. B. Chuẩn bị của thầy và trò - Bản đồ các nước trên TG. Các bảng kiến thức và số liệu phóng to từ sgk. - Lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế TG, khu vực. C.Tiến trình dạy học. 1. Ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số HS nghỉ 11A1 11A2 11A3 11A4 11A5 11A7 2. Bài cũ: * GV: Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền KT - XH thế giới? 3. Bài mới: * Mở bài: Xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, làm cho các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế thế giới. Để hiểu thêm vấn đề này, hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu bài 2: … GV: Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: xã hội 4 Địa lí 11(CB) – Năm học 2012 – 2013 Trường THPT Tam Nông Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản * Hoạt động 1 : Cả lớp + GV yêu cầu HS bằng sự hiểu biết, đọc sgk trả lời câu hỏi: Toàn cầu hoá là gì ?Toàn cầu hóa kinh tế là gì? * Hoạt động 2 : Cá nhân/ Cả lớp -B ước 1 : GV yêu cầu HS đọc sgk, bằng hiểu biết của mình, suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau: (1) Toàn cầu hoá KT biểu hiện ở những mặt nào, lấy ví dụ chứng minh ? + Tốc độ tăng trưởng thương mại Tg’ luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền KT Tg’. Trong đó nổi bật vai trò của Tổ chức thương mại Tg’ WTO. + VD1: Năm 2000 giá trị XK TG tăng 1,9 lần so với năm 1990. Trong khi GDP chỉ tăng 1,4 lần. + VD2: Tổ chức WTO chiếm 90 % dân số Tg’ và chi phối 95 % hoạt động thương mại của Tg’. + Các nước phát triển: tăng 4,6 lần ( từ 1.404 tỷ USD lên 6.470 tỷ USD ) + Các nước đang phát triển: tăng 6,1 lần ( từ 364 tỷ USD lên 2.226 tỷ USD ) (2) Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực nào ngày càng đóng vai trò quan trọng nhất ? + GV: Nhiều ngân hàng các nước trên Tg’ được liên kết với nhau, các tổ chức tài chính qtế được hình thành như IMF ( Quỹ tiền tệ qtế ), WB ( Ngân hàng Tg’), ADB ( Ngân hàng phát triển châu á )… có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển đời sống KTXH của các quốc gia nói riêng và cả toàn TG. (3) Các công ty xuyên quốc gia có vai trò như thế nào ? Nêu ví dụ về một số công ty xuyên quốc gia ? + VD1: Cuối năm 2000 Tg’ có 60. 000 công ty xuyên quốc gia, với 500.000 chi nhánh: - Chiếm 30 % tổng GDP Tg’; 75 % đầu tư trực tiếp. I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế. 1. Các khái niệm: * Toàn cầu hoá: là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới ở nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học , *Toàn cầu hoá kinh tế: là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về kinh tế . 2. Biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế: a) Thương mại thế giới phát triển mạnh. - Tốc độ gia tăng trao đổi hàng hoá trên thế giới nhanh hơn nhiều so với gia tăng GDP. b) Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh. - Từ năm 1990 -> 2000 tổng đầu tư nước ngoài tăng từ 1.774 tỷ USD lên 8.895 tỷ USD ( tăng hơn 5 lần ) - Trong đó, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, nhất là tài chính- ngân hàng- bảo hiểm… c) Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. d) Các công ty xuyên quốc gia được hình GV: Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: xã hội 5 Địa lí 11(CB) – Năm học 2012 – 2013 Trường THPT Tam Nông - Chiếm 75 % việc chuyển giao công nghệ – KHKT. - Chiếm 2/3 buôn bán quốc tế… - Bước 2 : HS thảo luận và đưa ra ý kiến. - Bước 3 : GV chuẩn kiến thức. * Hoạt động 3 : Cả lớp - Bước 1 : GV yêu cầu HS đọc sgk và bằng những hiểu biết trả lời các câu hỏi: + Toàn cầu hoá có ảnh hưởng như thế nào ? + Em có nhận xét gì về mức chênh lệch giàu nghèo và tốc độ gia tăng khoảng cách giàu nghèo trên thế giới hiện nay ? + VD: Khoảng cách giữa các nước giàu nhất và nghèo nhất trên Tg’ năm 1960 là 30 lần, đến 1990 là 60 lần, và đến 2000 là 66 lần. - Bước 2 : HS thảo luận và đưa ra ý kiến. - Bước 3 : GV chuẩn kiến thức. * Hoạt động 4 : Nhóm/ Cả lớp - Bước 1 : GV yêu cầu HS đọc sgk và bằng những hiểu biết trả lời các câu hỏi: + Kể tên các tổ chức liên kết khu vực ? + Dựa vào bảng 2.2 hãy so sánh quy mô về số dân và GDP của các tổ chức liên kết KT => Nhận xét? => Các tổ chức có có qui mô số dân và và GDP rất khác nhau (so với ASEAN, NAFTA có dân số ít hơn nhưng lại có GDP lớn hơn gấp 16.7 lần; so với MERCOSUR, EU có dân số lớn hơn 2 lần nhưng lại có GDP lớn hơn 16.3 lần) + Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên cơ sở nào ? - Bước 2 : HS thảo luận và đưa ra ý kiến. - Bước 3 : GV chuẩn kiến thức. * Hoạt động 5 : Nhóm/ Cả lớp - Bước 1 : GV yêu cầu HS đọc sgk và bằng những hiểu biết trả lời các câu hỏi: + Từ vốn hiểu biết của mình, em hiểu Khu vực hoá là gì ? + GV: Khu vực hoá: là 1 quá trình diễn ra thành và có ảnh hưởng ngày càng lớn. - Vai trò : + Hoạt động trên nhiều quốc gia. + Nắm nguồn của cải vật chất lớn. + Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng. 3. Hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế: a) Tích cực : - Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. - Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ, tăng cường sự hợp tác quốc tế. b) Tiêu cực : - Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo, trong từng quốc gia và giữa các nước trên Tg’. II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế. 1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành: - Nguyên nhân : + Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới. + Nên các quốc gia có những nét tương đồng chung đã liên kết lại với nhau. -Ví dụ : EU, APEC, ASEAN, NAFTA … 2. Hệ quả của khu vực hoá kinh tế : a) Tạo ra cơ hội : - Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. GV: Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: xã hội 6 Địa lí 11(CB) – Năm học 2012 – 2013 Trường THPT Tam Nông những liên kết về nhiều mặt giữa các quốc gia nằm trong 1 khu vực địa lý -> Nhằm tối ưu hoá những lợi ích chung trong nội bộ khu vực và tối đa hoá sức cạnh tranh đối với các đối tác bên ngoài khu vực. - Khu vực hoá kinh tế tạo nên các hệ quả như thế nào ? + GV: Yêu cầu hs liên hệ với tình hình nước ta trong mối quan hệ với các nước ASEAN hiện nay . - Bước 2 : HS thảo luận và đưa ra ý kiến. - Bước 3 : GV chuẩn kiến thức. - Tăng cường tự do hoá thương mại, đầu tư dịch vụ. - Mở rộng thị trường, đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới. b) Tạo ra thách thức : Đặt ra nhiều vấn đề như đảm bảo quyền độc lập, tự chủ về kinh tế và chính trị … 4. Củng cố. * Câu 1 : Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá kinh tế. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế dẫn đến những hậu quả gì ? * Câu 2 : Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở nào ? * Câu 3 : Xác định các nước thành viên của tổ chức EU,ASEN, NAFTA,MERCOSUR trên bản đồ các nước trên TG ? 5. Hướng dẫn về nhà. - Trả lời câu 1, 2 và 3 trang 12 sgk . - Sưu tầm tài liệu về một số vấn đề mang tính toàn cầu. Mở rộng : . Việt Nam có cơ hội và thách thức gì khi gia nhập WTO ? a. Cơ hội: - Mở rộng thị trường, được hưởng quyền ưu đãi tối huệ quốc (đối xử bình đẳng, bình thường) và hàng hóa được xuất khẩu thuận lợi sang các nước thành viên khác. - Thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. - Tiếp nhận và đổi mới trang thiết bị, công nghệ. - Tạo điều kiện phát huy nội lực. - Tạo điều kiện hình thành sự phân công lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới trên nhiều lĩnh vực. b. Thách thức: - Nền kinh tế nước ta hiện nay còn có nhiều mặt lạc hậu so với khu vực và thế giới. - Trình độ quản lí còn thấp. - Sự chuyển đổi kinh tế còn chậm. - Sử dụng các nguồn vốn còn kém hiệu quả. Ngày tháng năm 2012 Duyệt của tổ trưởng GV: Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: xã hội 7 Địa lí 11(CB) – Năm học 2012 – 2013 Trường THPT Tam Nông Ngày soạn: 27/8/2012 A.Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức : - Giải thích được hiện tượng bùng nổ dân số ở các nước ĐPT và già hóa dân số ở các nước phát triển. - Biết và giải thích được đặc điểm dân số thế giới, của nhóm nước phát triển, của nhóm nước đang phát triển. Nêu hậu quả. - Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân ô nhiễm của từng loại môi trường và hậu quả;nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. - Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình. 2. Kĩ năng : - Phân tích được các bảng số liệu và liên hệ thực tế. 3. Thái độ : - Nhận thức được : để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự hợp tác của toàn nhân lọai. B. Chuẩn bị của thầy và trò - Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường trên thế giới và Việt Nam - Một số tin, ảnh thời sự về chiến tranh khu vực và nạn khủng bố trên môi trường. - Phiếu học tập. Lược đồ tổ chức liên kết kinh tế thế giới. C.Tiến trình dạy học. 1. Ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số HS nghỉ 11A1 11A2 11A3 11A4 11A5 11A7 2. Bài cũ: Trình bày những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế, xu hướng TCH kinh tế dẫn đến những hệ quả gì? 3. Bài mới: - Mở bài :Ngày nay, bên cạnh những thành tựu vượt bật về khoa học kĩ thuật, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều thách thức cần phải phối hợp hoạt động nỗ lực giải quyết như bùng nổ dân số, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường. Để hiểu rõ vấn đề này, hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu bài “Một số vấn đề mang tính toàn cầu”. GV: Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: xã hội 8 Địa lí 11(CB) – Năm học 2012 – 2013 Trường THPT Tam Nông Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản * Hoạt động 1: Nhóm - Bước 1: GV chia lớp thành 8 nhóm, sau đó yêu cầu các nhóm làm việc theo các nội dung sau: + Nhóm 1,3: Nhóm nước nào giữ vai trò quan trọng nhất trong việc bùng nổ dân số hiện nay? Hãy chứng minh (SGK). => Các nước phát triển tăng dân số hàng năm hơn 1 triệu người; còn lại hơn 75 triệu người tăng thêm hàng năm của thế giới là từ các nước đang phát triển. + Nhóm 2;4: Hãy so sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước đang phát triển với các nước phát triển và toàn thế giới. =>Dân số tăng nhanh gây ra những hậu quả gì về mặt KT-XH ? + Nhóm 5;7: Tình trạng già hóa dân số biểu hiện như thế nào ? Chủ yếu diễn ra ở nhóm nước nào ? + Nhóm 6,8: Dựa vào bảng 3.2 hãy so sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nước phát triển và đang phát triển. Dân số già gây ra hậu quả gì về mặt KT- XH ? - Bước 2 : HS thảo luận và đưa ra ý kiến. - Bước 3 : GV chuẩn kiến thức. Chuyển ý: Bên cạnh dân số, môi trường cũng là vấn đề toàn cầu rất rõ nét. Chúng ta sẽ nghiên cứu ở mục II. I. Dân số: 1. Bùng nổ dân số: - Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỉ XX. - Năm 2005 số dân thế giới 6.477 triệu người. - Sự bùng nổ dân số thế giới hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển: chiếm 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới. - Ảnh hưởng: + Tích cực: tạo ra nguồn lao động dồi dào. + Tiêu cực: gây sức ép lớn đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống. 2. Già hóa dân số: - Dân số thế giới đang có xu hướng già đi (giảm tỉ trọng nhóm trẻ, tăng tỉ trọng nhóm già). - Hậu quả: + Thiếu lực lượng lao động thay thế trong tương lai. + Chi phí lớn cho phúc lợi người già (lương hưu, chăm sóc y tế…). * Hoạt động 2: Nhóm - Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, sau đó yêu cầu các nhóm làm việc theo các nội dung sau: ( Phiếu học tập ở phần phụ lục) + Nhóm 1: Biến đổi khí hậu toàn cầu, + Nhóm 2: suy giảm tầng ô dôn? + Nhóm 3: Ô nhiễm MT biển và đại dương? + Nhóm 4: Suy giảm đa dạng sinh học - Bước 2 : HS thảo luận và đưa ra ý kiến. - Bước 3 : GV chuẩn kiến thức. GV đặt câu hỏi HS tư duy: sự đa dạng sinh II. Môi trường: 1. Biến đổi khí hậu và suy giảm tầng ôdôn: 2. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương: 3. Suy giảm đa dạng sinh vật: GV: Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: xã hội 9 Địa lí 11(CB) – Năm học 2012 – 2013 Trường THPT Tam Nông vật là gì ? => Được hiểu là sự phong phú của sự sống tồn tại trên Trái Đất về nguồn gen, thành phần loài và HST tự nhiên. ? Vì sao sự đa dạng sinh vật trên Trái Đất lại bị suy giảm ? - Liên hệ địa phương em kể tên một số loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng. * Hoạt động 3 : cá nhân/ cả lớp. Những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI nhân loại đang đứng trước một thực trạng nguy hiểm đó là chủ nghĩa khủng bố quốc tế phát triển, đe dọa an ninh toàn cầu. - GV thời sự hóa kiến thức phần phụ lục. => Thủ tiêu thủ lĩnh phe đối lập, bắt cóc con tin, phá hoại công trình kinh tế… ? GV gọi HS kể tên một số vụ khủng bố mà em biết. → Để chống khủng bố, cộng đồng thế giới đã thành lập cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol để phôi hợp bắt giữ tội phạm, ngăn chặn khủng bố. Ngoài ra còn có các hoạt động kinh tế ngầm (buôn lậu vũ khí, rửa tiền…) ? Vấn đề đặt ra đối với công đồng quốc tế để giải quyết các vấn đề trên là gì ? III. Một số vấn đề khác: - Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố. - Cần tăng cường hòa giải các mâu thuẩn sắc tộc, tôn giáo. - Chủ nghĩa khủng bố đã trở thành mối đe dọa hòa bình thế giới. - Nhân loại phải phối hợp hành động để duy trì an ninh thế giới. • Phụ lục: - Phiếu học tập: Vấn đề môi trường Hiện trạng Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp Biến đổi khí hậu toàn cầu Suy giảm tầng ô dôn Ô nhiễm MT biển và đại dương Suy giảm đa dạng sinh học GV: Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: xã hội 10 [...]... Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: xã hội 29 Địa lí 11( CB) – Năm học 2012 – 2013 Trường THPT Tam Nơng - Phân tích bảng số liệu, tư liệu về đặc điểm tự nhiên, dân cư B Chuẩn bị của thầy và trò - Bản đồ bán cầu Tây hoặc bản đồ Thế giới Bản đồ địa lí tự nhiên Hoa Kì - Phóng to bảng 6.1, 6.2 trong SGK.(nếu có) C.Tiến trình dạy học 1 Ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số HS nghỉ 11A1 11A2 11A4 2 Bài cũ: 3 Bài mới: Hoạt động... nhớ địa danh : Giê-ru-sa-lem, A-rập 2 Kĩ năng : - Sử dụng bản đồ Thế Giới để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của các nước KV Tây Nam Á và Trung Á - Phân tích bảng số liệu thống kê để rút ra nhận định - Đọc và phân tích các thơng tin địa lí từ các nguồn thơng tin về chính trị, thời sự quốc tế B Chuẩn bị của thầy và trò - Bản đồ các nước trên TG BĐ địa lí tự nhiên Châu Á - Phóng to ảnh 5.8 , các bảng... khai thác sgk, bản đồ - Hệ tọa độ địa lí: (phần trung tâm) + Xác định toạ độ địa lí của Hoa Kì + Vĩ độ: Từ 25°07’VB - 49°VB + Trên cơ sở đó nêu đặc điểm? + Kinh độ: Từ 124°44’KT - 66°57’KT + Vị trí địa lí của Hoa Kì có những ưu thế gì trong - Nằm ở bán cầu Tây q trình phát triển kinh tế? - Giữa ĐTD và TBD - Bước 2: HS trả lời, GV bổ sung và chuẩn kiến thức - Giáp Canada, Mêhicơ và Vịnh Mêhicơ * GV có... hội 25 Địa lí 11( CB) – Năm học 2012 – 2013 Trường THPT Tam Nơng TIẾT 8: ƠN TẬP (TỪ TIẾT 1 ĐẾN TIẾT 7) A.Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: - Hệ thống lại kiến thức cho HS - Rèn kĩ năng tổng hợp, PT, so sánh, tính tốn., vẽ biểu đồ và nhận xét bảng số liệu B Chuẩn bị của thầy và trò - Giáo án, các câu hỏi ơn tập - Vở ghi, tài liệu C.Tiến trình dạy học 1 Ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số HS nghỉ 11A1 11A2 11A4... thich các vấn đề có liên quan B Chuẩn bị của thầy và trò - Giáo viên chuẩn bị trước đề và đáp án bài kiểm tra 1 tiết C.Tiến trình dạy học 1 Ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số HS nghỉ GV: Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: xã hội 26 Địa lí 11( CB) – Năm học 2012 – 2013 Trường THPT Tam Nơng 11A1 11A2 11A3 11A4 2 Bài cũ: Khơng 3 Bài mới: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MƠN ĐỊA – HỌC KÌ I Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thơng hiểu Vận... giới theo những ngun tắc và cam kết cơ bản của WTO, được vận dụng thích hợp với các liên minh kinh tế khu vực Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những định hướng cơ bản để Việt Nam thu hút ngoại lực nhằm thực hiện thành cơng chiến lược cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước Ngày tháng năm 2012 Duyệt của tổ trưởng GV: Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: xã hội 14 Địa lí 11( CB) – Năm học 2012 – 2013 Trường... nhiễm xã hội; đánh mất bản sắc dân tộc 4 Chuyển giao cơng nghệ vì lợi nhuận: - Cơ hội: tiếp nhận đầu tư, cơng nghệ, hiện đại hố cơ sở vật chất kỹ thuật - Thách thức: trở thành bãi thải cơng nghệ lạc hậu cho các nước phát triển 5 Tồn cầu hố trong cơng nghệ: - Cơ hội: đi tắt, đón đầu, từ đó có thể đuổi kịp và vượt các nước phát triển - Thách thức: gia tăng nhanh chóng nợ nước ngồi, nguy cơ tụt hậu 6 Chuyển... nghiệp chế biến - Cơng nghiệp điện lực - Cơng nghiệp khai khống ? Cơ cấu giá trị sản lượng cơng nghiệp và phân bố c Cơ cấu giá trị sản lượng cơng nghiệp có sự sản xuất cơng nghiệp hiện nay có sự thay đổi như thay đổi: thế nào ? - Giảm tỉ trọng các ngành cơng nghiệp truyền thống: luyện kim, dệt… - GV cho HS xem lược đồ SGK Tr 46 - Tăng tỉ trọng các ngành cơng nghiệp hiện đại: hóa dầu, cơng nghiệp hàng... trên Câu 1 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MƠN ĐỊA LÍ 11 – HKI Nội dung Cuộc cách mạng Khoa học và cơng nghệ hiện đại đã tác động đến nền kinh tế thế giới: - Làm xuất hiện nhiều ngành mới, có làm lượng kĩ thuật cao: sản xuất phần mềm, cơng nghệ gen; các ngành dịch vụ cần nhiều tri thức: bảo hiểm, viễn thơng - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của dịch vụ, giảm tỉ trọng của cơng nghiệp và... HS nghỉ 11A1 11A2 11A3 11A4 11A5 11A7 2 Bài cũ: * GV: Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển, sự già hố dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển 3 Bài mới: * Tồn cầu hố mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt các nước đang phát triển ( trong đó có cả VN ) trước rất nhiều thách thức Bài thực hành hơm nay sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về các cơ hội và . đồ - bảng kiến thức và số liệu trong sgk. - BĐ địa lí tự nhiên châu Mĩ La Tinh, KT chung Mĩ La Tinh. C.Tiến trình dạy học. 1. Ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số HS nghỉ 11A1 11A2 11A3 11A4 11A5 11A7 . trò -Phóng to các bảng 1.1,1.2/SGK .Bản đồ các nước trên TG -Chuẩn bị phiếu học tập C.Tiến trình dạy học. 1. Ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số HS nghỉ 11A1 11A2 11A3 11A4 11A5 11A7 2. Bài cũ: Chương. học. 1. Ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số HS nghỉ 11A1 11A2 11A3 11A4 11A5 11A7 2. Bài cũ: * Câu 1: Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới tạo ra các cơ hội thuận lợi gì cho các nước ĐPT ? *

Ngày đăng: 04/01/2015, 22:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan