MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rằng: “Vì sự nghiệp 10 năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm trồng người”. Câu nói đầy triết lý đó của Người như một lời dặn dò, một lời chỉ bảo, một sự vạch lối chỉ đường cho tương lai, cho sự suy tồn của đất nước, của quốc gia dân tộc. Ở đâu và trong bất kỳ thời đại nào cũng đều cần những vị anh minh, những con người tài đức vẹn toàn để họ cống hiến cho xã tắc. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta đã thấm nhuần, đã tiếp thu tư tưởng đó của Người, đã nâng sự nghiệp trồng người sự nghiệp giáo dục lên thành quốc sách hàng đầu, là nền móng, là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của đất nước Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng, là nhân tố chìa khoá, là động lực thúc đấy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu”. Hệ thống giáo dục ở nước ta được chia thành các cấp học, bắt đầu từ nhà trẻ, rồi đến Mầm non, tiếp đó là Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung cấp Cao đẳng Đại học và sau đại học. Trong mỗi cấp học lại chia thành các khối, trong mỗi khối lại chia thành các lớp khác nhau tuỳ theo số lượng học sinh. Trong hệ thống giáo dục thì cấp 1 cấp Tiểu học là cấp quan trọng nhất, là nền tảng cho các cấp học khác đồng thời cũng là nền tảng cho sự phát triển tư duy và nhân cách mỗi người sau này. Theo luật Phổ cập giáo dục Tiểu học nước CHXHCN Việt Nam năm 1991 thì giáo dục Tiểu học là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu để đào tạo trẻ em trở thành những công dân tốt của đất nước. Điều 2 bộ luật này quy định: “Giáo dục Tiểu học phải đảm bảo cho học sinh nắm vững các kỹ năng: Nói; đọc; viết; tính toán; có những hiểu biết về tự nhiên xã hội và con người; có lòng nhân ái; hiếu thảo với ông bà cha mẹ; yêu quý anh chị em, kính trọng thầy giáo, cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi, giúp đỡ bạn bè, các em nhỏ, yêu lao động, có kỷ luật, có nếp sống văn hoá, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh, yêu quê hương đất nước, yêu hoà bình”. Như vậy, điều luật trên cho chúng ta thấy rõ nhiệm vụ của giáo dục bậc Tiểu học. Giáo dục Tiểu học vừa phải dạy các em tiếp thu kiến thức, vừa phải dạy các em cách làm người. Cái gốc, cái nền tảng của sự phát triển tư duy và nhân cách bắt nguồn từ bậc giáo dục Tiểu học. Cái gì cũng phải có nguồn gốc, có khởi sự của nó, gốc có tốt thì cây mới tốt, hoa trái của nó mới xum xuê được. Giáo dục có tốt, tri thức các em tiếp thu được có vững vàng, các chuẩn mực đạo đức các em có lĩnh hội được một cách sâu sắc và đầy đủ thì sau này, khi các em lớn lên, các em mới có thể trở thành những người vừa có tài vừa có đức, các em mới trở thành những con người có ích cho xã hội, mới có nhiều cống hiến cho quê hương đất nước. Ngay từ khi trẻ sinh ra cho đến khi bập bẹ tập nói, ngôn ngữ đầu tiên các em tiếp xúc chính là tiếng mẹ đẻ của mình. Cho dù các em chưa đến trường, chưa được học chữ, nhưng qua lời nói của mọi người, đứa trẻ hiểu những gì người ta nói với nó. Khi trẻ bập bẹ tập nói, người ta dạy cho các em biết gọi mẹ, gọi bà, rồi dần dần dạy các câu nói khác. Khi đã đến tuổi đến trường, thứ ngôn ngữ đầu tiên mà người ta dạy cho mọi đứa trẻ là Tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ của mình. Ban đầu, giáo viên dạy cho học trò của mình biết đọc biết viết Tiếng Việt, khi học sinh đã biết đọc biết viết thì người ta dạy cho các em cách viết đúng, viết đẹp. Môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học được chia thành các phân môn với nhiệm vụ và chức năng riêng. Đó là các phân môn Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện. Trong các phân môn đó thì phân môn Chính tả dạy cho học sinh cách dùng từ đúng, cách viết đúng, hay nói cách khác, môn Chính tả dạy cho học sinh ngữ pháp căn bản của Tiếng Việt. Bất kỳ người Việt Nam nào cũng có khả năng nói Tiếng Việt, nhưng không phải ai cũng có khả năng dùng Tiếng Việt đúng. Chúng ta nhìn thấy điều này một cách rõ ràng trong cuộc sống hàng ngày và trong các phương tiện thông tin đại chúng. Người lớn nói sai chính tả, viết sai chính tả, thậm chí chúng ta có thể thấy nhà báo cũng viết sai chính tả nữa. Nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Phải chăng nó bắt nguồn từ việc dạy chính tả trong nhà trường, nhất là trường Tiểu học. Vì những nguyên nhân đó, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy học luật chính tả trong trường Tiểu học”.
MỤC LỤC Phần 1: Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4. Giả thuyết khoa học 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6. Phạm vi nghiên cứu 7. Phương pháp nghiên cứu 8. Cấu trúc đề tài CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận. 1.1.1. Chữ quốc ngữ, nguyên tắc xây dựng chữ quốc ngữ và những bất hợp lý trong chữ quốc ngữ. 1.1.2 Vấn đề chính tả và luật chính tả. 1.2 Cơ sở thực tiễn. 1.2.1. Khảo sát việc dạy học luật chính tả ở Tiểu học trong chương trình SGK sau năm 2000. 1.2.2. Khảo sát chương trình dạy học luật chính tả ở Tiếng Việt 1 theo công nghệ giáo dục. 1.2.3. Một số lỗi chính tả thường gặp của học sinh. 1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh dùng sai chính tả KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUẬT CHÍNH TẢ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC 2.1. Luyện phát âm. 2.2. Phân tích, so sánh. 2.3. Giải nghĩa từ. 2.4. Ghi nhớ mẹo luật chính tả. 2.5. Thực hành chính tả. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm. 3.2. Đối tượng thực nghiệm. 3.3. Khái quát quá trình thực nghiệm. 3.4. Nội dung thực nghiệm. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận. 2 Kiến nghị. TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rằng: “Vì sự nghiệp 10 năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm trồng người”. Câu nói đầy triết lý đó của Người như một lời dặn dò, một lời chỉ bảo, một sự vạch lối chỉ đường cho tương lai, cho sự suy tồn của đất nước, của quốc gia dân tộc. Ở đâu và trong bất kỳ thời đại nào cũng đều cần những vị anh minh, những con người tài đức vẹn toàn để họ cống hiến cho xã tắc. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta đã thấm nhuần, đã tiếp thu tư tưởng đó của Người, đã nâng sự nghiệp trồng người - sự nghiệp giáo dục lên thành quốc sách hàng đầu, là nền móng, là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của đất nước! Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng, là nhân tố chìa khoá, là động lực thúc đấy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu”. Hệ thống giáo dục ở nước ta được chia thành các cấp học, bắt đầu từ nhà trẻ, rồi đến Mầm non, tiếp đó là Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung cấp - Cao đẳng - Đại học và sau đại học. Trong mỗi cấp học lại chia thành các khối, trong mỗi khối lại chia thành các lớp khác nhau tuỳ theo số lượng học sinh. Trong hệ thống giáo dục thì cấp 1 - cấp Tiểu học là cấp quan trọng nhất, là nền tảng cho các cấp học khác đồng thời cũng là nền tảng cho sự phát triển tư duy và nhân cách mỗi người sau này. Theo luật Phổ cập giáo dục Tiểu học nước CHXHCN Việt Nam năm 1991 thì giáo dục Tiểu học là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu để đào tạo trẻ em trở thành những công dân tốt của đất nước. Điều 2 bộ luật này quy định: “Giáo dục Tiểu học phải đảm bảo cho học sinh nắm vững các kỹ năng: Nói; đọc; viết; tính toán; có những hiểu biết về tự nhiên xã hội và con người; có lòng nhân ái; hiếu thảo với ông bà cha mẹ; yêu quý anh chị em, kính trọng thầy giáo, cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi, giúp đỡ bạn bè, các em nhỏ, yêu lao động, có kỷ luật, có nếp sống văn hoá, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh, yêu quê hương đất nước, yêu hoà bình”. Như vậy, điều luật trên cho chúng ta thấy rõ nhiệm vụ của giáo dục bậc Tiểu học. Giáo dục Tiểu học vừa phải dạy các em tiếp thu kiến thức, vừa phải dạy các em cách làm người. Cái gốc, cái nền tảng của sự phát triển tư duy và nhân cách bắt nguồn từ bậc giáo dục Tiểu học. Cái gì cũng phải có nguồn gốc, có khởi sự của nó, gốc có tốt thì cây mới tốt, hoa trái của nó mới xum xuê được. Giáo dục có tốt, tri thức các em tiếp thu được có vững vàng, các chuẩn mực đạo đức các em có lĩnh hội được một cách sâu sắc và đầy đủ thì sau này, khi các em lớn lên, các em mới có thể trở thành những người vừa có tài vừa có đức, các em mới trở thành những con người có ích cho xã hội, mới có nhiều cống hiến cho quê hương đất nước. Ngay từ khi trẻ sinh ra cho đến khi bập bẹ tập nói, ngôn ngữ đầu tiên các em tiếp xúc chính là tiếng mẹ đẻ của mình. Cho dù các em chưa đến trường, chưa được học chữ, nhưng qua lời nói của mọi người, đứa trẻ hiểu những gì người ta nói với nó. Khi trẻ bập bẹ tập nói, người ta dạy cho các em biết gọi mẹ, gọi bà, rồi dần dần dạy các câu nói khác. Khi đã đến tuổi đến trường, thứ ngôn ngữ đầu tiên mà người ta dạy cho mọi đứa trẻ là Tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ của mình. Ban đầu, giáo viên dạy cho học trò của mình biết đọc biết viết Tiếng Việt, khi học sinh đã biết đọc biết viết thì người ta dạy cho các em cách viết đúng, viết đẹp. Môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học được chia thành các phân môn với nhiệm vụ và chức năng riêng. Đó là các phân môn Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện. Trong các phân môn đó thì phân môn Chính tả dạy cho học sinh cách dùng từ đúng, cách viết đúng, hay nói cách khác, môn Chính tả dạy cho học sinh ngữ pháp căn bản của Tiếng Việt. Bất kỳ người Việt Nam nào cũng có khả năng nói Tiếng Việt, nhưng không phải ai cũng có khả năng dùng Tiếng Việt đúng. Chúng ta nhìn thấy điều này một cách rõ ràng trong cuộc sống hàng ngày và trong các phương tiện thông tin đại chúng. Người lớn nói sai chính tả, viết sai chính tả, thậm chí chúng ta có thể thấy nhà báo cũng viết sai chính tả nữa. Nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Phải chăng nó bắt nguồn từ việc dạy chính tả trong nhà trường, nhất là trường Tiểu học. Vì những nguyên nhân đó, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy học luật chính tả trong trường Tiểu học”. 2. Mục đích nghiên cứu Từ việc nghiên cứu sẽ tìm hiểu được thực tế của việc dạy học luật chính tả cho học sinh Tiểu học, rút ra những thuận lợi và khó khăn, những gì đã đạt được và chưa đạt được, từ đó đề ra những biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng việc dạy học luật chính tả trong trường Tiểu học. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Học sinh trường tiểu học… - Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề dạy học luật chính tả trong trường Tiểu học 4. Giả thuyết khoa học Nếu làm rõ thực trạng việc dạy luật chính tả cho học sinh trong trường Tiểu học thì ta sẽ biết những ưu điểm, những tích cực cần phát huy và những hạn chế cùng các biện pháp khắc phục. Đồng thời đề ra một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Chính tả trong trường Tiểu học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ mục đích, khách thể và đối tượng nghiên cứu, chúng tôi xác định đề tài này gồm các nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Tìm hiểu được thực trạng việc dạy học luật chính tả trong trường Tiểu học - Tìm hiểu, thống kê, phân loại các lỗi chính tả thường gặp ở học sinh trong nhà trường. - Tìm hiểu, xác định và làm rõ các nguyên nhân gây ra tình trạng trên. - Đưa ra một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng việc dạy học luật chính tả trong nhà trường. - Tiến hành thực nghiệm các biện pháp đã đề ra ở một số lớp để đánh giá tính khả thi của đề tài. 6. Phạm vi nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 890 học sinh Trường Tiểu học Hùng Vương Thị xã Phú Thọ 7. Phương pháp nghiên cứu. 7.1. Phương pháp tiếp cận thu thập thông tin. - Tiếp cận là sự lựa chọn chỗ đứng để quan sát đối tượng nghiên cứu, là cách xử sự, xem xét đối tượng nghiên cứu. - Tiếp cận hệ thống. Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ tương tác để thực hiện mục tiêu xác định. Như vậy, khi nói đến hệ thống là phải nói đến phần tử, tương tác và mục tiêu. - Tiếp cận định tính, định lượng. + Thông tin thu thập luôn phải tồn tại dưới dạng định tính và định lượng. + Có khả năng không tìm được thông tin tồn tại dưới dạng định lượng thì phải chấp nhận thông tin tồn tại dưới dạng định tính là duy nhất. + Tiếp nhận thông tin định tính và định lượng phải đi đến kết luận cuối cùng là nhận thức bản chất định tính của sự vật. - Tiếp nhận lịch sử logic. + Xem xét sự vật qua nhiều sự kiện xuất hiện trong quá khứ. Với mỗi phương pháp khách quan thu thập thông tin về chuỗi các sự kiện trong quá khứ người nghiên cứu sẽ nhận biết logic tất yếu của quá trình phát triển. + Tiếp cận lịch sử đòi hỏi thu thập thông tin về các sự kiện. Sắp xếp các sự kiện theo một trật tự nhất định nhờ đó làm bộc lộ logic tất yếu của quá trình phát triển. - Tiếp cận thực tiễn. Mọi vấn đề nghiên cứu phải xuất phát từ thực tiễn và quan trọng hơn chúng phải phục vụ cho thực tiễn. 7.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Mục đích. Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, kế thừa thành tựu người đi trước đã làm. Do vậy không mất thời gian lặp lại những việc đồng nghiệp đi trước đã thực hiện. - Nội dung cần thu thập trong quá trình nghiên cứu tài liệu. + Cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu. + Thành tựu đã đạt được của chủ đề nghiên cứu. + Kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp đã được công bố trên ấn phẩm. + Chủ trương chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu. + Số liệu thống kê. - Nguồn tài liệu. + Tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành. + Tạp chí và báo cáo khoa học ngoài ngành. + Sách giáo khoa. + Tác phẩm khoa học trong ngành. + Tài liệu lưu trữ số liệu thông kê. + Thông tin đại chúng. - Phân tích tài liệu. + Phân tích nguồn tài liệu. + Phân tích nội dung tài liệu. - Tổng hợp tài liệu. + Bổ túc tài liệu sau khi phân tích phát hiện thiếu sót, sai lệch. + Lựa chọn tài liệu, chỉ chọn những cái cần đủ để xây dựng luận cứ. + Sắp xếp tài liệu. + Làm tái hiện quy luật. 7.3. Phương pháp quan sát sư phạm. - Khái niệm. + Quan sát sư phạm là phương pháp thu thập thông tin về quá trình giáo dục trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động sư phạm cho những tài liệu sống về thực tiễn giáo dục để khái quát nên những quy luật nhằm tổ chức quá trình giáo dục được tốt hơn. + Phương tiện để quan sát chủ yếu là tri giác trực tiếp. Nếu có khả năng có thể dùng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ để tài liệu quan sát được xem xét kĩ lưỡng hơn. - Chức năng của quan sát. + Thu thập thông tin, phát hiện vấn đề từ trong thực tiễn quá trình giáo dục. + Kiểm chứng các lý thuyết về giáo dục, kết quả của phương pháp thực nghiệm giáo dục. + Mở đầu cho một phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục khác. - Đặc điểm. + Các hoạt động sư phạm rất phức tạp nên người quan sát phải hết sức tập trung và trung thành với phiếu quan sát. + Kết quả quan sát có thể bị chi phối bởi chủ thể như tình trạng sức khoẻ, tình cảm, tính chủ quan hoặc ảo giác về tâm lý khi làm việc căng thẳng. - Phân loại quan sát. + Quan sát kiểu chụp hình: Ghi nhận có trọng tâm các hoạt động của đối tượng theo thứ tự thời gian. + Quan sát kiểu tổng hợp: Ghi nhận có trọng tâm các hoạt động của đối tượng. Ở kiểu này, người quan sát cũng ghi các hoạt động theo thời gian nhưng có thể tổng kết một số hoạt động cùng loại để tính bằng số sau khi kết thúc mỗi buổi quan sát. - Quy trình quan sát. + Xác định rõ mục đích quan sát, trả lời câu hỏi “quan sát để làm gì ?” + Xác định nội dung quan sát và phương pháp quan sát: Cần trả lời tiếp câu hỏi: “Quan sát cái gì ? Quan sát như thế nào và bằng cái gì ?” + Chuẩn bị cho người đi quan sát: Lập phiếu quan sát, kiểm tra phương tiện quan sát, tập huấn cộng tác viên về nội dung và phương pháp. + Tiến hành quan sát. + Xử lý, tập hợp các phiếu quan sát, sắp xếp số liệu, phân tích để đi đến một nhận định khoa học. - Những điều cần chú ý khi quan sát. + Khi quan sát, đối tượng quan sát có thể được báo trước hay không tuỳ người chủ đề tài và nội dung quan sát. + Tránh thời điểm không thuận lợi cho tâm lý, sức khoẻ người quan sát. + Tuyệt đối không ghi nhận giá trị cá nhân vào phiếu quan sát. 7.4. Phương pháp điều tra giáo dục. - Khái niệm: Phương pháp điều tra giáo dục là phương pháp được dùng thường xuyên trong giáo dục thể hiện qua việc tác động trực tiếp của người nghiên cứu vào đối tượng nghiên cứu thông qua câu hỏi để có những thông tin cần thiết cho công việc của mình. - Mục đích. Nhằm mục đích thu nhận số liệu, sự suy nghĩ, quan điểm trên một số lượng lớn đối tượng nào đó để từ đó có thể phán đoán tìm ra nguyên nhân, tính phổ biến hoặc biện pháp giải quyết một vấn đề trong giáo dục. - Đặc điểm. + Được thực hiện trên một số lượng lớn đối tượng. + Tuy số lượng lớn đối tượng và số liệu mang tính thống kê nhưng kết quả phải là chân lý. - Phân loại điều tra + Điều tra cơ bản trong giáo dục: thường điều tra bằng câu hỏi + Trưng cầu ý kiến về một quan điểm, cách làm trong giáo dục: Thường điều tra bằng phỏng vấn trực tiếp. - Hình thức điều tra trong giáo dục + Phỏng vấn có chuẩn bị trước + Phỏng vấn không chuẩn bị trước + Nhóm trọng điểm. - Quy trình điều tra + Chọn mẫu điều tra: Sử dụng mẫu anket với hệ thống câu hỏi (câu hỏi đóng và câu hỏi mở) để thu thập thông tin. 7.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Khái niệm Phương pháp thực nghiệm sư phạm là phương pháp thu thập thông tin về sự thay đổi số lượng trong nhận thức và hành vi của các đối tượng giáo dục do [...]... nó trong quan hệ với những âm trước và sau nó Trên dây là hai trường hợp chính thể hiện các bất hợp lý trong chữ quốc ngữ Ngoài ra các nhà nghiên cứu còn phàn nàn về tình trạng dùng nhiều dấu phụ như a, ă, â, ô, ư,… hay ghép nhiều con chữ để biểu thị một âm như các trường hợp ch, gh, nh, ngh, ph… 1.1.2 Vấn đề chính tả và luật chính tả a Khái niệm về chính tả và luật chính tả Khái niệm về chính tả: Chính. .. Khái niệm về chính tả: Chính tả là sự chuẩn hoá hình thức chữ viết của ngôn ngữ Khái niệm luật chính tả: Luật chính tả là hệ thống các quy tắc về cách viết các âm vị, âm tiết, từ, cách dùng các dấu câu, lối viết hoa… b Đặc điểm của chính tả Đặc điểm đầu tiên của chuẩn chính tả là tính chất bắt buộc hầu như tuyệt đối của nó Đặc điểm này đòi hỏi người viết phải viết đúng chính tả Chữ viết có thể chưa hợp... chuẩn chính tả thì người cầm bút không được tự ý viết khác đi Ai cũng biết rằng “ghê”, “ghen” không hợp lý và bất tiện hơn “gê”, “gen” nhưng chỉ cách viết thứ nhất mới được coi là đúng chính tả Vì vậy, nói đến chuẩn chính tả là nói đến tính chất pháp lệnh Trong chính tả không có sự phân biệt hợp lý, không hợp lý, hay, dở mà chỉ có sự phân biệt đúng sai Có lỗi hay không có lỗi Đối với chính tả, yêu cầu cao. .. thủ, chính vì thế, mặc dù biết rằng cách viết “iên nghỉ” hợp lý hơn nhưng đối với chúng ta nó rất gai mắt, khó chịu vì sai với cách viết từ bao đời nay Mặt khác, do tính chất trường tồn này mà chính tả thường lạc hậu so với sự phát triển của ngữ âm Sự mâu thuẫn giữa chính tả “cổ hủ” với ngữ âm “hiện đại” là một trong những nguyên nhân chính làm cho chính tả trở nên rắc rối Thứ ba, ngữ âm phát triển, chính. .. sau phụ âm đầu trong âm tiết mở âm chính “i” được viết là “i”, trừ trường hợp đứng liền sau các phụ âm “h, k, l, m, s, t” hoặc trong các tên riêng có thể viết là “i” hay “y” tuỳ theo ý muốn chủ quan của ngườì viết hay người mang tên riêng đó Năm 1980 để đảm bảo sự thống nhất chính tả trong SGK, Bộ Giáo dục đã phối hợp với Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam quy định tất cả các trường hợp âm chính “i” đứng... những dòng trước mới thành một câu trọn vẹn Cách trình bày trong một khổ thơ có thể xuất phát từ dụng ý tạo thành Những cách trình bày độc đáo như thế có thể được giữ nguyên trong SGK Trung học Nhưng trong SGK Tiểu học thì việc không viết hoa các chữ cái mở đầu dòng thơ có thể gây thắc mắc cho học sinh tuổi nhỏ SGK Tiểu học đành phải chọn một trong hai giải pháp: Hoặc viết hoa tất cả các chữ cái đầu... chính tả không giữ được mãi tính chất cố hữu của mình mà dần dần cũng có sự biến động nhất định Do đó, bên cạnh chuẩn mực chính tả hiện có lại có thể xuất hiện một cách viết mới tồn tại song song với nó Ví dụ: “phẩm zá”, “anh zũng”,… bên cạnh “phẩm giá”, “anh dũng”,… Tình trạng có nhiều cách viết như vậy yêu cầu phải chuẩn hoá chính tả c Một số quy tắc về chính tả * Quy tắc viết “i”, “y” Theo quy tắc chính. .. tả, yêu cầu cao nhất là cách viết thống nhất Thống nhất trong mọi văn bản, mọi người, mọi địa phương Thứ hai, do chuẩn chính tả có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối với mọi người nên nó ít bị thay đổi hơn các chuẩn mực khác của ngôn ngữ (như chuẩn ngữ âm, chuẩn từ vựng, chuẩn ngữ pháp…) Nói cách khác, chuẩn chính tả có tính chất ổn định, tính chất cố hữu khá rõ Sự tồn tại nhất nhất hàng thế kỷ của... trí trong từ Về căn bản, chữ quốc ngữ chữ được tạo ra có tính đến khá đầy đủ các điều kiện đó c Những bất hợp lý trong chữ quốc ngữ Do nhiều nguyên nhân lịch sử, văn hoá, xã hội, ngôn ngữ khác nhau, những người tạo ra chữ quốc ngữ đã không tuân thủ được một cách nghiêm ngặt những yêu cầu của nguyên tắc âm vị học trong chữ viết Do đó, đã để lại trong lòng cơ cấu chữ quốc ngữ nhiều hiện tượng chính tả. .. trừ trong văn cảnh khoa học Ví dụ: “Mặt Trời là một định tinh”, và “trăng tròn vào đêm rằm” Tên hướng thông thường không viết hoa ngoại trừ trong danh từ riêng và những trường hợp đặc biệt Ví dụ: đông, tây, Bến xe Miền Đông, Bờ Tây… Tên các vùng miền thường viết hoa, trừ những trường hợp đặc biệt: miền Trung, mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam… Tên các kiểu trường, viện (bệnh viện, đại học, . người ta nói với nó. Khi trẻ bập bẹ tập nói, người ta dạy cho các em biết gọi mẹ, gọi bà, rồi dần dần dạy các câu nói kh c. Khi đã đến tuổi đến trường, thứ ngôn ngữ đầu tiên mà người ta dạy. nhận định khoa học. - Những điều cần chú ý khi quan sát. + Khi quan sát, đối tượng quan sát có thể được báo trước hay kh ng tuỳ người chủ đề tài và nội dung quan sát. + Tránh thời điểm kh ng thuận. là “chữ hoa”, khi dùng ở dạng viết tay còn được gọi là “chữ viết hoa”, khi dùng ở dạng chữ in còn gọi là “chữ in hoa”. Kiểu viết nhỏ gọi là “chữ thường”, khi dùng ở dạng viết tay còn được gọi