CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỚP 2 BUỔINGÀY (Lưu hành nội bộ) I. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ Căn cứ công văn số 7632BGDĐT ngày 12 tháng 8 năm 2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn dạy học 2 buổingày; Căn cứ công văn số 2491SGDĐGDTH ngày 04102012 của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam về việc hướng dẫn dạy học 2 buổingày; Căn cứ Công văn số 248PGDĐT ngày 2882014 của phòng GDĐT Tiên Phước về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 20142015 cấp Tiểu học; Căn cứ tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức – kĩ năng các môn học ở Tiểu học do Bộ GDĐT ban hành; Căn cứ tình hình thực tế về CSVC, đội ngũ giáo viên, điều kiện dạy học, của nhà trường; Trường Tiểu học Tiên An xây dựng chuyên đề: Nâng cao chất lượng dạy học lớp 2 buổingày, cụ thể: II. MỤC TIÊU Giúp học sinh có nhiều cơ hội tiếp xúc, học tập, tham gia các hoạt động giáo dục; tạo nền móng kiến thức, kĩ năng vững chắc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đảm bảo học tập tốt hơn ở các cấp học tiếp theo. Giúp giáo viên biết cách thiết kế bài học và thực hiện dạy học ôn luyện Toán, Tiếng Việt linh hoạt, hiệu quả. III. THỰC TRẠNG Từ năm học 20092010, nhà trường đã tổ chức dạy học 2 buổingày, qua 05 năm triển khai, việc dạy học 2 buổingày đã ổn định nề nếp, chất lượng giáo dục được cải thiện. Tuy nhiên, việc ôn luyện Toán, Tiếng việt gặp không ít những khó khăn. Điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế của phụ huynh,… chưa đáp ứng việc dạy học 10 buổituần nên chỉ dạy 9 buổi tuần. Do học sinh còn được 04 tiết Tiếng Anhtuần; 02 tiết Tin họctuần và một số tiết chính khóa chuyển sang buổi học thứ 2 mới đảm bảo không quá 7 tiếtngày theo quy định nên số tiết ôn luyện Toán, Tiếng Việt chưa nhiều, không đảm bảo ôn luyện theo mạch kiến thức trong tuần học. Vì vậy, sách bài tập dạy học 2 buổingày trên thị trường hiện nay chỉ dùng để tham khảo nội dung chứ không áp dụng dạy học xuyên suốt được. Trong những năm qua, nhà trường đã chỉ đạo: trên cơ sở nội dung đã học ở buổi thứ nhất, giáo viên phải tự thiết kế bài học phù hợp, linh hoạt sao cho vừa ôn luyện được kiến thức đã học vừa phát triển năng lực học tập cá nhân của các đối tượng học sinh theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh, học mà chơi – chơi mà học. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, giáo viên còn nhiều lúng túng trong việc tìm tư liệu, thiết kế bài,...Vì vậy, việc lựa chọn một mô hình dạy học linh hoạt, hiệu quả là mục tiêu cần đạt trong việc dạy học 2 buổingày.
PHÒNG GD&ĐT TIÊN PHƯỚC TRƯỜNG TIỂU HỌC TIÊN AN CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỚP 2 BUỔI/NGÀY (Lưu hành nội bộ) I. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ Căn cứ công văn số 7632/BGD&ĐT ngày 12 tháng 8 năm 2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày; Căn cứ công văn số 2491/SGDĐ-GDTH ngày 04/10/2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam về việc hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày; Căn cứ Công văn số 248/PGD&ĐT ngày 28/8/2014 của phòng GD&ĐT Tiên Phước về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2014-2015 cấp Tiểu học; Căn cứ tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức – kĩ năng các môn học ở Tiểu học do Bộ GD&ĐT ban hành; Căn cứ tình hình thực tế về CSVC, đội ngũ giáo viên, điều kiện dạy học, của nhà trường; Trường Tiểu học Tiên An xây dựng chuyên đề: Nâng cao chất lượng dạy học lớp 2 buổi/ngày, cụ thể: II. MỤC TIÊU - Giúp học sinh có nhiều cơ hội tiếp xúc, học tập, tham gia các hoạt động giáo dục; tạo nền móng kiến thức, kĩ năng vững chắc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đảm bảo học tập tốt hơn ở các cấp học tiếp theo. - Giúp giáo viên biết cách thiết kế bài học và thực hiện dạy học ôn luyện Toán, Tiếng Việt linh hoạt, hiệu quả. III. THỰC TRẠNG Từ năm học 2009-2010, nhà trường đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, qua 05 năm triển khai, việc dạy học 2 buổi/ngày đã ổn định nề nếp, chất lượng giáo dục được cải thiện. Tuy nhiên, việc ôn luyện Toán, Tiếng việt gặp không ít những khó khăn. Điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế của phụ huynh,… chưa đáp ứng việc dạy học 10 buổi/tuần nên chỉ dạy 9 buổi/ tuần. Do học sinh còn được 04 tiết Tiếng Anh/tuần; 02 tiết Tin học/tuần và một số tiết chính khóa chuyển sang buổi học thứ 2 mới đảm bảo không quá 7 tiết/ngày theo quy định nên số tiết ôn luyện Toán, Tiếng Việt chưa nhiều, không đảm bảo ôn luyện theo mạch kiến thức trong tuần học. Vì vậy, sách bài tập dạy học 2 buổi/ngày trên thị trường hiện nay chỉ dùng để tham khảo nội dung chứ không áp dụng dạy học xuyên suốt được. 1 Trong những năm qua, nhà trường đã chỉ đạo: trên cơ sở nội dung đã học ở buổi thứ nhất, giáo viên phải tự thiết kế bài học phù hợp, linh hoạt sao cho vừa ôn luyện được kiến thức đã học vừa phát triển năng lực học tập cá nhân của các đối tượng học sinh theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh, học mà chơi – chơi mà học. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, giáo viên còn nhiều lúng túng trong việc tìm tư liệu, thiết kế bài, Vì vậy, việc lựa chọn một mô hình dạy học linh hoạt, hiệu quả là mục tiêu cần đạt trong việc dạy học 2 buổi/ngày. IV. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1. Môn Tiếng Việt Như chúng ta đã biết, phân môn Luyện từ và Câu (LT&C) có rất nhiều dạng bài tập phong phú được in sẵn trong vở bài tập như: điền từ vào chỗ trống, điền từ vào bảng cho trước, nối từ ngữ với nghĩa cho trước, sắp xếp từ ngữ cho sẵn,…và đã được giáo viên sử dụng ở buổi học chính. Ở buổi học ôn luyện, nếu dùng lại vở bài tập và các nội dung đã tìm hiểu thì sẽ hạn chế tính tích cực của học sinh, hiệu quả không cao. Đối với phân môn Tập đọc và Chính tả cũng vậy, nếu học sinh vẫn luyện đọc, luyện viết các bài đã học cũng sẽ không tránh khỏi tình trạng nhàm chán và đôi lúc trở thành “học gạo”, hạn chế năng lực sáng tạo của học sinh, chưa sát với quan điểm dạy học hiện nay: “Dạy học ở Tiểu học là dạy cho học sinh cách học”. Từ thực tế trên, chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu tài liệu, thiết kế bài học theo hướng kết hợp ôn luyện Chính tả, Tập đọc và LT&C. Chúng ta sưu tầm các bài thơ, bài văn,… có nội dung, hoặc từ ngữ phù hợp với chủ đề, chủ điểm đã học trong tuần để làm ngữ liệu dạy học. Trên cơ sở các bài thơ, bài văn đó, chúng ta thiết kế thành 4 dạng bài học cụ thể, đảm bảo mục tiêu cũng như thời lượng dạy học theo quy định. A/ Dạng bài: Kết hợp ôn luyện Tập đọc - Luyện từ & Câu. Dạng bài này dùng cho những tiết mà trong nội dung bài Tập đọc của tuần đó có những ngữ liệu văn học phù hợp với nội dung, yêu cầu của môn LT&C. Các bước tiến hành: - Tổ chức ôn luyện đọc thành tiếng và đọc hiểu để củng cố bài Tập đọc đã học ở buổi sáng. - Từ bài tập đọc, ta xây dựng một hệ thống bài tập LT&C mà không cần phải chép trước các ngữ liệu., tốn thời gian chuẩn bị của giáo viên và học sinh. - Để đảm bảo thời lượng tiết dạy theo qui định, khi thực hiện ôn luyện Chính tả, Tập đọc, tôi lượt bỏ một số bước không cần thiết. Ví dụ: Tuần 22: Ôn luyện: Tập đọc – Luyện từ & Câu. (Tập đọc: Bài Sầu riêng; LT&C: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?) 2 1. Tập đọc: (18 phút) Sử dùng bài Tập đọc: Sầu riêng (đã học trong tuần 22) hướng dẫn học sinh ôn luyện đọc thành tiếng, đọc hiểu theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa. 2. LT&C: (20 phút) Dựa vào nội dung bài đọc để làm các bài tập: Bài 1: Chỉ ra các câu kể “Ai thế nào?” có trong bài tập đọc. (nhóm đôi) Bài 2: Gạch chân dưới chủ ngữ trong câu kể “Ai thế nào?” (cá nhân) Bài 3: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? thường do từ loại nào tạo thành? (cá nhân) Củng cố: Chủ ngữ trong câu kể “Ai thế nào?” chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ. Chủ ngữ thường do danh từ hay cụm danh từ tạo thành. B/ Dạng bài: Kết hợp ôn luyện Chính tả - Tập đọc - Luyện từ & Câu. Dạng bài này dùng cho những tiết mà nội dung, yêu cầu môn LT&C không có trong văn bản đọc ở buổi sáng. Chúng ta sưu tầm các bài thơ, bài văn (ngoài sách giáo khoa) có số lượng chữ đảm bảo yêu cầu viết của từng thời điểm học tập và nội dung phù hợp với chủ đề, có các câu văn, từ ngữ, … liên quan đến yêu cầu phân môn LT&C (đối với môn Chính tả thì không cần phải trùng chủ điểm, chủ đề) để làm tư liệu dạy học. Dạng bài này chúng ta chia làm hai tiết. Các bước tiến hành: - Chọn các bài thơ, bài văn đã sưu tầm được cho học sinh viết chính tả. - Dùng bài viết đó hướng dẫn học sinh rèn đọc và tìm hiểu nội dung. - Dựa trên nội dung bài viết, xây dựng một hệ thống bài tập LT&C, đảm bảo theo mục tiêu của môn học trong tuần. Cách làm này vừa giúp học sinh có ngữ liệu để làm bài tập LT&C vừa tạo cơ hội để học sinh tiếp cận nhiều với các đoạn văn, đoạn thơ hay, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Đồng thời nó còn giúp học sinh có thêm tư liệu để học tốt phân môn Tập làm văn. Ví dụ : Tuần 4: Ôn luyện: Chính tả - Tập đọc - Luyện từ & Câu. Tiết 1: Ôn luyện: Chính tả - Tập đọc. 1. Chính tả: (20 phút) a. Giáo viên đọc cho học sinh chép bài: Những cánh bướm bên bờ sông. Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ sắc màu. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang loáng. Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng…Bướm trắng bay theo đàn líu ríu như hoa nắng. Loại bướm nhỏ đen kịt, là đà theo chiều gió, hệt như tàn 3 than của những đám đốt nương. Còn lũ bướm vàng tươi xinh xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ bay ra đến bờ sông. Chúng cứ quấn quýt quanh màu vàng hoa cải và quanh những con đông tây xanh mọng nằm chờ đến lượt mình được hóa bướm vàng. b. Hướng dẫn học sinh chữa bài, củng cố cách viết các từ khó, từ láy: nguyệt, loang loáng, bướm, quấn quýt, rụt rè,… 2. Tập đọc: (18 phút) Tổ chức học sinh luyện đọc (cá nhân, nhóm) và tìm hiểu nội dung của bài vừa được viết. a. Kể những loại bướm được miêu tả trong bài. b. Tác giả tả lũ bướm vàng bay như thế nào? c. Loại bướm nhỏ đen kịt bay là đà được tác giả so sánh với gì? d. Từ “quấn quýt” có nghĩa là gì? Tiết 2: Ôn Luyện từ & câu: Luyện tập về từ ghép và từ láy. (35 phút) Dựa vào nội dung bài viết để làm các bài tập LT&C. Bài 1: Gạch một gạch dưới từ láy, hai gạch dưới từ ghép chỉ màu sắc có trong bài. (Học sinh làm bài theo nhóm đôi hoặc cá nhân) Bài 2: Sắp xếp các từ láy vừa tìm được vào bảng sau: (cá nhân hoặc nhóm đôi) Từ láy có âm đầu giống nhau. Từ láy có vần giống nhau. Từ láy có âm đầu và vần giống nhau. Thông qua các bài tập, chúng ta củng cố và khắc sâu các kiến thức về từ láy, từ ghép: Từ ghép: Những tiếng có nghĩa ghép lại tạo thành nghĩa chung. Từ láy: phối hợp những tiếng có âm đầu, vần hoặc cả âm và vần giống nhau. C/ Dạng bài: Ôn luyện Chính tả - Luyện từ &Câu. Dạng bài này dùng cho những tiết không sưu tầm được bài đọc, bài viết hoàn chỉnh theo chủ điểm, chủ đề. Các bước tiến hành: - Chọn những câu thơ, câu văn, đoạn văn (có thể các câu, đoạn không quan hệ về ý hay về cấu trúc văn bản) đọc cho học sinh chép và tiến hành hướng dẫn chấm, chữa lỗi chính tả. - Từ các câu văn, đoạn văn đó xây dựng các dạng bài tập Luyện từ & Câu phong phú như: gạch chân, nối, sắp sếp từ ngữ; trò chơi,…phù hợp với mục tiêu của bài học trong Chuẩn Kiến thức-Kĩ năng. Ví dụ : Tuần 26: Ôn luyện: Chính tả – Luyện từ & Câu: Câu kể Ai là gì? 1. Chính tả: (20 phút) 4 - Cho học sinh chép các ví dụ: a/ Ma-ri Quy-ri là người đầu tiên trên thế giới sử dụng tia phóng xạ để điều trị cho các bệnh nhân. Từ đó về sau, bà chuyên tâm nghiên cứu việc ứng dụng các chất phóng xạ vào y học. b/ Lép Tôn-xtôi là nhà văn lớn của nước Nga thế kỉ XIX. c/ Niu-tơn là nhà bác học vĩ đại người Anh. Ông sinh năm 1642 trong một gia đình điền chủ giàu có. - Hướng dẫn HS chữa bài, nhận xét (kiểm tra kĩ năng viết tên riêng nước ngoài) 2. LT&C: (18 phút) a/ Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ câu kể Ai là gì? Ma-ri Quy-ri là người đầu tiên trên thế giới sử dụng tia phóng xạ để điều trị cho các bệnh nhân. Lép Tôn-xtôi là nhà văn lớn của nước Nga thế kỉ XIX. Niu-tơn là nhà bác học vĩ đại người Anh. b/ Nêu tác dụng của câu kể đó. (củng cố: Câu kể Ai là gì? dùng để giới thiệu hay nhận định). D/ Dạng bài: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ. Dạng bài này dùng cho những tiết không tìm được bài viết thích hợp để dạy ghép với Chính tả hay Tập đọc. Với dạng này, chúng ta nghiên cứu từ điển hoặc Tra từ dành cho học sinh lớp 4 để lựa chọn một số từ ngữ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ thuộc chủ đề để mở rộng vốn từ cho học sinh và xây dựng các bài tập phù hợp để giúp các em có cơ hội vận dụng các từ ngữ thuộc chủ đề vào trong từng văn cảnh cụ thể. Ví dụ : Tuần 29: LT&C: Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm. (Bài tập tiết chính khóa, SGK Tiếng Việt 4/trang 105) Bài 1: Những hoạt động nào được gọi là du lịch? a. Đi chơi ở công viên gần nhà. b. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh. c. Đi làm việc xa nhà. Bài 2: Theo em, thám hiểm là gì? Chọn ý đúng để trả lời. a. Tìm hiểu về đời sống của nơi mình đang ở. b. Đi chơi xa để xem phong cảnh. c. Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm. Bài 3. Trò chơi du lịch trên sông: Điền tên các con sông vào chỗ trống. Sông gì đỏ nặng phù sa? 5 Sông gì lại hóa được ra chín rồng? Làng quan họ có con sông Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì? Sông tên xanh biết ông chi? Sông gì tiếng vó ngựa phi vang trời? Sông gì chẳng thể nổi lên Bởi tên của nó gắn liền dưới sâu? Hai dòng sông trước, sông sau Hỏi hai sông ấy ở đâu? Sông nào? Sông nào nơi ấy sóng trào Vạn quân Nam Hán ta đào mồ chôn? LT&C: Luyện tập: Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm. (buổi chiều.) Bài 1: (củng cố) - Những hoạt động nào được gọi là du lịch? - Theo em, thám hiểm là gì? Bài 2: Trò chơi khởi động (mở rộng vốn từ du lịch): Chọn đáp án đúng vào bảng con. Những hoạt động nào được gọi là du ngoạn? a. Đi chơi ở trong nước. b. Đi chơi ở nước ngoài. c. Đi chơi ngắm cảnh. Mở rộng: Du lịch và du ngoạn có gì giống, khác nhau? (Từ cùng nghĩa nhưng khi dùng thì nó phù hợp với từng văn cảnh cụ thể. Du lịch là đi xa, nghỉ ngơi, ngắm cảnh còn du ngoạn có thể đi xem cảnh đẹp gần nhà. Ví dụ: Khi đi chơi, ngắm cảnh đẹp ở gần nhà thì không thể dùng từ du lịch.) Bài 2: (Nhóm nhỏ) Nối từ ở cột A với lời giải thích đúng ở cột B. A B Thám không. - Dò xét, nghe ngóng tình hình. Thám hiểm. - Người làm nhiệm vụ dò xét, nghe ngóng tình hình địch. Thám thính. - Thăm dò bầu trời. Thám báo. - Thăm dò, khảo sát những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm. Qua bài tập này, tôi mở rộng thêm vốn từ thám hiểm. Bài 3: Điền từ thích hợp vào chổ trống. (Du ngoạn, du lịch, thám hiểm, thám báo) a. Các nhà khoa học đang vùng Bắc cực. b. Chúng tôi dùng thuyền trên sông. c. Bộ đội ta vây bắt tên của địch. 6 d. Cả nhà tôi vừa đi ở Đà Lạt. Bài tập này giúp học sinh vận dụng từ ngữ vào văn cảnh cụ thể để rèn kĩ năng dùng từ, viết câu. Bài 4: Trò chơi củng cố. Xếp các từ ngữ sau thành một câu ca dao có nội dung khuyên chúng ta nên đi nhiều để học hỏi thêm. (Chơi theo nhóm) Đi/ biết đó/ cho/ ở nhà biết đây/ với/ mẹ/ biết/ khôn/ ngày nào. (Đi cho biết đó, biết đây Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.) So sánh với các bài tập ở chương trình chính khóa thì các bài tập do tôi sưu tầm, thiết kế vừa đảm bảo mục tiêu theo chuẩn kiến thức - kĩ năng vừa mở rộng được vốn từ và tạo cơ hội để học sinh sử dụng các từ ngữ thuộc chủ đề vào các văn cảnh cụ thể. Các bài tập này cũng phù hợp với quan điểm dạy học phát triển ở các lớp 2 buổi/ ngày theo Công văn số: 7632/BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT. 2. Môn Toán: Đối với môn Toán thì có nhiều thuận lợi hơn. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại vở bài tập toán. Trong đó, vở bài tập thực hành được sử dụng trong buổi học chính. Ở buổi học thứ hai, chúng ta có thể chọn một loại vở bài tập phù hợp và thống nhất trong một lớp để dễ hướng dẫn. Căn cứ mục tiêu Chuẩn kiến thức – kĩ năng của bài học đã học ở buổi thứ nhất hoặc liên tiếp 02 bài học (Đối với những buổi có thời khóa biểu Toán không liên tục), giáo viên chọn các dạng bài tập để ôn luyện cho học sinh. Việc thiết kế bài và tổ chức ôn luyện đảm bảo các yêu cầu: Vừa củng cố kiến thức vừa rèn kĩ năng tính toán; hình thức học tập phong phú, linh hoạt đảm bảo “Vui học – Học vui”. Ví dụ: Toán 3: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (TT) I. Mục tiêu: - Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia) - Biết giải toán có phép chia và biết xếp hình tạo thành hình vuông. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ; - 24 hình tam giác vuông cân; - Nam châm. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Chuyền điện Học sinh nối tiếp nêu phép chia ngẫu nhiên trong các bảng chia. Bạn nào nêu đúng và nhanh nhất thì khen thưởng. 3. Luyện tập: 7 Bài 1: Tính: Học sinh làm cá nhân. Đổi các số ở bài tập trong SGK. Đây là mức độ nhận biết nên giáo viên tập trung rèn cho học sinh yếu cách chia; nêu các bước chia. Bài 2: Một lớp có 33 học sinh, phòng học của lớp đó chỉ có loại bàn ó 2 chỗ ngồi. Hỏi cần có bao nhiêu loại bàn như thế? (Đây là bài đã dạy ở buổi sáng, vì vậy để khỏi nhàm chán, học vẹt, ta có thể đổi đề toán: Có 39 quả cam xếp đều vào các đĩa, mỗi đĩa chỉ xếp được 4 quả. Hỏi phải cần có bao nhiêu đĩa để xếp hết số cam? Ta có thể tổ chức học sinh làm theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ. Khi học nhóm cần rèn nề nếp học sinh khá, giỏi giúp học sinh yếu hiểu được, làm được dưới sự giám sát của giáo viên; cần tạo không khí ti đua giữa các nhóm; khen những học sinh tích cực giúp đỡ bạn, động viên học sinh tiến bộ, Bài 3: Xếp 8 hình tam giác thành hình vuông. Bài này, Đây là bài đã làm ở buổi sáng, vì vậy ta nên tổ chức học sinh thi xếp nối tiếp theo nhóm. Cũng có thể đổi đề toán: thay vì xếp 8 hình tam giác vuông cân thành hình vuông tác có thể xếp 6 hình tam giác vuông, • Củng cố, dặn dò: Tóm lại, để nâng cao chất lượng việc dạy học lớp 2 buổi/ngày, chúng ta thường xuyên thay đổi phương pháp, hình thức dạy học như: học cá nhân, nhóm, trò chơi, học ngoài trời, đọc sách báo (môn Tập đọc), và linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung học tập sao cho đảm bảo theo Chuẩn kiến thức – kĩ năng và ôn tập được các mạch kiến thức trong tuần. Trong đó cần tập trung giúp học sinh yếu hoàn thành chương trình. V. PHỤ LỤC: 1. Mẫu sổ theo dõi nền nếp học tập (Phối hợp giữa giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm) Thứ/ngày Nội dung cần phản ánh Xác nhận Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 2. Mẫu giáo án Tiếng Việt: Mẫu 1 Tuần 22: Ôn luyện Tập đọc - LT&C I/ Mục tiêu: - Đọc đúng bài Sầu riêng, biết nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả. - Hiểu: cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây. 8 - Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? - Viết được đoạn văn (4 đến 5 câu) trong đó có sử dụng câu kể Ai thế nào? - GDKN diễn đạt, trình bày. II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III/ các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh 1/ Tập đọc: (18 phút) - Giới thiệu bài đọc: Sầu riêng. (SGK TV4, tập II, trang 34). a. HD luyện đọc: Sửa chữa cách đọc. - Theo dõi, sửa sai. - HD nhận xét, tuyên dương. b. Nội dung: - Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? - Miêu tả nét đặc sắc hoa sầu riêng. - Miêu tả nét đặc sắc quả sầu riêng. - Miêu tả nét đặc sắc dáng cây sầu riêng. 2/ LT&C: (20 phút) Bài 1: Ghi lại các câu kể Ai thế nào? Có trong đoạn 3 của bài đọc và gạch một gạch dưới chủ ngữ trong câu vừa tìm được. - Theo dõi, giúp đỡ. - Hướng dẫn chữa bài. - Hai học sinh đọc lại bài. (Đọc đúng: ngào ngạt, quyến rũ đến kì lạ, thơm ngát, lác đác, lủng lẳng, khẳng khiu, vị ngọt đến đam mê) - Luyện đọc trong nhóm. - Thi đọc diễn cảm. - Cá nhân trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. - Tìm hiểu yêu cầu đề. - Nhóm đôi làm bài. (một nhóm làm trên bảng phụ) Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại, tưởng như lá héo. - Một nhóm trình bày, các nhóm nhận xét, nêu ý kiến thắc mắc. - Củng cố: CN trong câu kế Ai thế nào? chỉ những sự vật có đặc điểm,tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ. 9 Bài 2: Viết đoạn văn (4-5 câu), trong đó có sử dụng câu kể Ai thế nào? - Theo dõi, giúp đỡ. - HD chữa bài. Nhận xét tiết học, dặn dò. - Tìm hiểu yêu cầu đề. - Làm bài vào VBT. - 1 HS làm ở bảng phụ. - Tham gia nhận xét, chữa bài. Mẫu 2 Tuần: 20 Ôn luyện: Chính tả, Tập đọc và LT&C: Câu kể Ai làm gì? I/ Mục tiêu: - Viết bài “Vợ chồng nhà Sói”; viết đúng: khuya, khêu, giắt; viết hoa danh từ riêng (vật được nhân hóa). - Đọc trôi chảy, diễn cảm đoạn văn: “Vợ chồng nhà Sói”. Đọc đúng: đêm khuya, giữa, giắt. - Hiểu: Tình cảm của vợ chồng nhà Sói và tình thần làm việc hết mình vì người bệnh của bác sĩ Gõ Kiến. - Nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì?; xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai là gì?; viết đoạn văn ngắn có sử dụng kiểu câu Ại làm gì? - GDKN tư duy tích cực. II/ Đồ dùng dạy học: - Bài viết: “Vợ chồng nhà Sói.” (Sách bài tập LT&C, trang 49, của Trần Mạnh Hưởng.) Vợ chồng nhà Sói mấy hôm nay mất ngủ vì Sói chồng đau răng. Giữa đêm khuya, Sói vợ mời bác sĩ Gõ Kiến đến chữa bệnh. Không quản đêm tối, trời lạnh, bác sĩ Gõ Kiến đến ngay. Bác sĩ Gõ Kiến kiên trì khêu từng miếng thịt nhỏ xíu giắt sâu trong răng Sói chồng, rồi bôi thuốc. Sói chồng hết đau, không rên hừ hừ nữa. - Bảng phụ. III/ các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh A/ Tiết 1: Chính tả-Tập đọc. 1. Chính tả: (20 phút) - Giới thiệu bài viết: “Vợ chồng nhà Sói”. - Lắng nghe. 10 [...]... nhận xét 2/ LT&C: (20 phút) - Tìm hiểu yêu cầu đề Bài 1: Chia các từ vừa viết thành hai - Nhóm đôi làm bài (một nhóm làm loại rồi điền vào bảng trên bảng phụ) Tài có nghĩa Tài không có nghĩa là năng lực cao là năng lực cao - Theo dõi, giúp đỡ - Hướng dẫn chữa bài - Một nhóm trình bày, các nhóm nhận xét, nêu ý kiến thắc mắc Bài 2: Đặt câu với một trong các thành ngữ sau: Tài cao đức trọng, Tài cao - Tìm... yêu cầu làm bài Bài 2: Viết đoạn văn (4 đến 5 câu) kể - Một em làm bảng lớp Cá nhân làm lại một buổi lao động dọn vệ sinh của vào vở bài tập lớp em, trong đó có sử dụng câu kể Ai - Chữa bài , nhận xét làm gì? - Theo dõi, giúp đỡ HS yếu 12 - Hướng dẫn chữa bài - Chấm 3 bài, tuyên dương Nhận xét tiết học Mẫu 3 Tuần 19: Ôn luyện Chính tả - LT&C: Mở rộng vốn từ Tài năng I/ Mục tiêu: - Học sinh viết đúng... cực II/ Đồ dùng dạy học: - Hệ thống những từ ngữ sưu tầm được theo chủ đề "Ước mơ" - Bảng phụ, phiếu bài tập III/ các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh 1/ Củng cố kiến thức buổi sáng: - Cầu được ước thấy (Cầu mong - Hãy nêu một thành ngữ thuộc chủ điều gì thì sẽ đạt được điều đó Ý điểm trên đôi cánh ước mơ và giải nói mọi việc đều suôn sẽ như mong thích thành ngữ đó muốn của mình.) 2/ Luyện tập:... nhóm và đặt câu với một từ đã xếp; hiểu ý nghĩa những câu tục ngữ, thành ngữ ca ngợi tài trí của con người - GDKN Hợp tác, trình bày II/ Đồ dùng dạy học: - Hệ thống những từ ngữ sưu tầm được theo chủ đề Tài năng - Bảng phụ III/ các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh 1/ Chính tả: (18 phút) - Giới thiệu bài viết: - Đọc cho HS chép các từ: Tài giỏi, tài - Chép bài liệu, tài chính, tài khoản, tài đức,... chữa bài: - Chấm 4 bài, nhận xét 2 Tập đọc: (18 phút) - Hướng dẫn đọc - Nêu cách viết: Sói, Gõ Kiến, khêu, giắt - Viết bài, kiểm tra lại - Đổi vở chữa bài, báo kết quả - 1 HS đọc bài chính tả vừa viết - Luyện đọc từ khó - Luyện đọc theo nhóm - Thi đọc giữa các nhóm - Tìm hiểu bài: Câu 1: Vì sao vợ chồng nhà Sói mấy - Cá nhân trả lời hôm nay mất ngủ? - Cả lớp nhận xét Câu 2: Sói vợ đã làm gì? Câu 3: Từ... xét, nêu ý kiến thắc mắc Bài 2: Đặt câu với một trong các thành ngữ sau: Tài cao đức trọng, Tài cao - Tìm hiểu yêu cầu đề học rộng, Tài hèn sức mọn - Giải thích nghĩa của các thành ngữ 13 - HD chữa bài - Đặt câu vào vở bài tập M: Chu Văn An là người tài cao đức trọng Nhận xét tiết học, dặn dò Mẫu 4 Tuần 9: Ôn luyện LT&C: Mở rộng vốn từ: Ước mơ I/ Mục tiêu: - Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm trên... ngủ? - Cả lớp nhận xét Câu 2: Sói vợ đã làm gì? Câu 3: Từ ngữ nào cho thấy bác sĩ Gõ Kiến hết lòng vì người bệnh? Nhận xét tiết học B/ Tiết 2: Luyện từ và câu Bài 1: Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ các câu kể Ai làm gì? Có trong bài chính tả - Theo dói, giúp đỡ học sinh yếu - Hướng dẫn chữa bài, kết luận - Nêu yêu cầu làm bài - Làm bài theo nhóm đôi - Lần lượt hai nhóm trình bày kết quả... sức muốn, ước, mong, mơ - Tham gia đánh giá nhận xét (nêu - Theo dõi, hướng dẫn đánh giá, thăc mắc, tranh luận) nhận xét, tuyên dương Bài 2: Chọn 2 từ trong số các từ vừa - Nêu yêu cầu bài tập tìm để đặt câu (cá nhân làm VBT) - Cá nhân làm VBT, một em trình bày ở bảng lớp - Hướng dẫn chữa bài - Tham gia đánh giá, nhận xét, sửa sai 14 Bài 3: (Thảo luận nhóm nhỏ) - Giới thiệu phiếu bài tập và nêu yêu cầu... lòng - Trao đổi làm bài - Các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung và nêu câu hỏi tranh luận 3/ Củng cố, dặn dò: Tìm thêm một số thành ngữ thuộc chủ điểm "Trên đôi cánh ước mơ" Tiên An, ngày 26 tháng 11 năm 20 14 Biên soạn Lê Trường Điệp . học 2 buổi/ngày; Căn cứ công văn số 24 91/SGDĐ-GDTH ngày 04/10 /20 12 của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam về việc hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày; Căn cứ Công văn số 24 8/PGD&ĐT ngày 28 /8 /20 14. HỌC TIÊN AN CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỚP 2 BUỔI/NGÀY (Lưu hành nội bộ) I. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ Căn cứ công văn số 76 32/ BGD&ĐT ngày 12 tháng 8 năm 20 05 của Bộ Giáo dục và. Việt linh hoạt, hiệu quả. III. THỰC TRẠNG Từ năm học 20 09 -20 10, nhà trường đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, qua 05 năm triển khai, việc dạy học 2 buổi/ngày đã ổn định nề nếp, chất lượng giáo dục