1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ

120 2,9K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 12,5 MB

Nội dung

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thoát vị bẹn là tình trạng các tạng trong ổ phúc mạc đi ra ngoài qua điểm yếu của thành sau ống bẹn xuống bìu (hoặc môi lớn ở nữ). Thoát vị bẹn ở trẻ em thường gặp là do bẩm sinh (do tồn tại ống phúc tinh mạc) và khác với thoát vị bẹn ở người lớn thường gặp là do mắc phải (do yếu cân cơ thành bụng) [10]. Phẫu thuật thoát vị bẹn là phẫu thuật được thực hiện thường xuyên nhất ở trẻ em với tỷ lệ khoảng 0,8% đến 4,4% . Trẻ em bị thoát vị bẹn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Thoát vị bẹn ở trẻ em cần phải được chẩn đoán và điều trị phẫu thuật sớm nhằm giảm thiểu các biến chứng thường gặp ví dụ như nghẹt, tắc ruột, viêm phúc mạc, Việc chẩn đoán thường dễ dàng và phẫu thuật nhìn chung cũng ít xảy ra biến chứng . Tuy nhiên, vẫn xảy ra tình trạng tái phát ở thời thanh thiếu niên nhưng với nguy cơ thấp, nguy cơ phải phẫu thuật lại bẹn là 8,4% và đau mạn tính là 3% . Đặc điểm lâm sàng của thoát vị bẹn thường có điểm chung là có khối phồng ở vùng bẹn và trở nên đau khi khối thoát vị to lên làm rách mô thành bụng. Các triệu chứng như nôn, bí trung đại tiện, chướng bụng, quấy khóc thường ở giai đoạn muộn hay thoát vị nghẹt. Khối thoát vị thường có xu hướng xảy ra ở bên phải hơn bên trái ,,. Đối với trẻ em có nhiều yếu tố thuận lợi để thoát vị bẹn xuất hiện như trẻ thường khóc, chạy nhảy và ho với tỷ lệ tương ứng 24,4%, 12,3% và 30,7% . Điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em bằng phẫu thuật là phương pháp hiệu quả, với nhiều kỹ thuật mổ đã được chứng minh. Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi mà phẫu thuật viên Ngoại nhi còn ít, những trường hợp thoát vị bẹn ở trẻ em chủ yếu do còn ống phúc tinh mạc, mạc ngang bình thường, khối thoát vị thường nhỏ thì đa số bệnh nhi được phẫu thuật theo phương pháp 2 Bassini, McVay, Shouldice…đều cho kết quả tốt. Riêng phương pháp Shouldice là kỹ thuật có tỷ lệ tái phát thấp . Tuy nhiên các kỹ thuật này khá nặng nề so với trẻ em. Tại Việt Nam, có nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Hà (2006) nghiên cứu kết quả điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em tại bệnh viện Việt Đức Hà Nội . Tác giả Bun Liêng Chăn Sila (2006) nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật bẹn trẻ em ≤ 6 tuổi tại bệnh viện Trung Ương Huế . Các tác giả này đều không dùng các kỹ thuật mổ nêu trên. Tại Cần Thơ, số lượng nghiên cứu về đề tài thoát vị bẹn còn ít và từ trước đến nay chưa có nghiên cứu nào thực hiện ở trẻ em nhằm làm rõ vấn đề điều trị thoát vị bẹn trẻ em nên chọn lứa tuổi nào để phẫu thuật, kỹ thuật mổ nào để có kết quả tốt, phù hợp với sinh lý, giải phẫu ở trẻ em, an toàn, tỷ lệ tái phát thấp và và có thể áp dụng rộng rãi ở các cơ sở ngoại khoa. Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ” với các mục tiêu cụ thể như sau: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng thoát vị bẹn trẻ em từ 03 đến 15 tuổi được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ từ tháng 03/2013 đến tháng 03/2014. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn trẻ em từ 03 đến 15 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ từ tháng 03/2013 đến tháng 03/2014. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Sơ lược lịch sử điều trị thoát vị bẹn Thoát vị bẹn được biết như là chỗ phồng lên của vùng bẹn, được ghi nhận từ thời kỳ đồ đá Ai Cập cổ đại và được lưu lại trong bản viết tay của người Ai Cập ,,[73]. Năm 1552 trước công nguyên, người Ai Cập đã mô tả cách điều trị thoát vị bẹn bằng áp lực bên ngoài . Nguyên tắc cơ bản và kinh nghiệm trong điều trị thoát vị bẹn, dải đeo được áp dụng rộng rãi với mục đích chẹn và làm giảm khối thoát vị được Celsus ghi lại. Hồ sơ sớm nhất về điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật được ghi bởi Susruta ở thế kỉ XVI, đã có một số tiến bộ trong điều trị thoát vị bẹn , đó là: Năm 1556, Franco mở lỗ bẹn sâu giải phóng ruột trong thoát vị bẹn nghẹt và đóng lại chỗ mở bằng các mũi chỉ khâu. Năm 1559, Stromayr cắt bỏ túi thoát vị, thừng tinh và cả tinh hoàn khi mổ thoát vị gián tiếp [10]. Thời kỳ Phục Hưng, việc phẫu tích xác ở Châu Âu đã cho phép hiểu thêm về thoát vị bẹn. Năm 1721, William Cheselden mổ thành công một trường hợp thoát vị bẹn nghẹt, quai ruột được giải phóng, mạc nối lớn dính vào túi thoát vị được buộc và cắt . Thế kỷ XIX được xem là khởi điểm điều trị thoát vị bẹn hiện đại. Năm 1877, tại Châu Âu và Bắc Mỹ V. Czerny đã mô tả phương pháp phẫu thuật cột cao và cắt bao thoát vị tại lỗ bẹn nông và khâu hẹp lại lỗ bẹn nông . Các tác giả Camper, Cooper, Hesselbach và Scarpa, cùng với phương pháp sát trùng của Lister đã cho phép suy xét kỹ lưỡng tính khả thi của việc tái tạo cấu trúc ống bẹn. Bassini (1887) và Halsted (1889) đã báo cáo sự thành công của 4 kỹ thuật cơ bản lúc bấy giờ trong thủ thuật túi thoát vị [50]. Năm 1899, Ferguson mô tả phương pháp thắt cao túi thoát vị và tái tạo các phần liên quan của cấu trúc thừng tinh theo các lớp giải phẩu ống bẹn . Trong phẫu thuật thoát vị bẹn, người có công lớn nhất là Eduado Bassini người Ý với kiến thức sâu về giải phẫu và sinh lý vùng bẹn, thấy được những thiếu sót của các loại phẫu thuật trước đó, ông đã mổ thành công một trường hợp thoát vị bẹn vào năm 1884, và sau này phương pháp mổ này mang tên ông. Bassini có lý do cá nhân giải thích tại sao ông quan tâm đặc biệt đến giải phẫu vùng bẹn. Trong lúc tham gia chiến đấu tại Villa Glovi vào năm 1867 ông đã bị một cận vệ giáo hoàng đâm lê vào vùng bẹn phải gây ra thủng manh tràng gây dò phân ra vùng bẹn phải. Vào năm 1889, Bassini đã đề xuất phương pháp bóc tách và tái tạo vùng bẹn như sau: mở cân cơ chéo bụng ngoài, bóc tách và cắt cao cổ bao thoát vị ở lỗ bẹn sâu sau đó bằng các mũi khâu rời 3 lớp, gân cơ kết hợp cùng với cung đùi sau thừng tinh, khâu lại 2 mép cân cơ chéo lớn với nhau trùm lên thừng tinh ,. Năm 1914, Mac Lennan đã nhấn mạnh về phẫu thuật có chọn lọc như là một phương pháp điều trị dứt khoát, và thúc đẩy việc chuyển tiếp từ dùng dải đeo thoát vị sang phẫu thuật. Ông cũng là người có vai trò chính trong việc cho bệnh nhi xuất viện sớm sau mổ chữa thoát vị bẹn [10]. Phương pháp Shouldice do E.E. Shouldice và cộng sự đề ra được xem là phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn thành công nhất có nguồn gốc từ phương pháp Bassini đã được đề xuất vào năm 1950, được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1953 và được mô tả trong y văn thế giới vào năm 1960 ,[26]. Các tác giả Potts, Riker và Lewis ủng hộ phương pháp bộc lộ của Ferguson thắt cao đơn giản và di chuyển túi thoát vị trong điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em và điều này cho đến nay vẫn là kỹ thuật cơ bản trong điều trị phẫu thuật thoát vị bạn ở trẻ em . 5 1.2. Giải phẫu vùng bẹn 1.2.1. Giải phẫu vùng bẹn Vùng bẹn được quy ước là khu vực gồm phần thấp của hố chậu và hạ vị của mỗi bên. Cấu trúc giải phẩu chủ yếu ở vùng bẹn là ống bẹn. Ống bẹn là một khe nằm giữa các lớp cân cơ của thành bụng, đi từ lỗ bẹn sâu đến lỗ bẹn nông dài khoảng 4 – 6cm, chạy chếch từ trên xuống dưới vào trong và ra trước, gần như song song với nửa trong của nếp lằn bẹn. Được cấu tạo bởi 4 thành: trước, sau, trên, dưới và 2 đầu là lỗ bẹn sâu và lỗ bẹn nông ,[18],. Hình 1.1. Lỗ bẹn nông và thừng tinh. “Nguồn: Netter F.H, 2010” [64] - Thành trên: là bờ dưới của cơ chéo bụng trong và cơ ngang bụng. Khi hai bờ của hai cơ này dính vào nhau thì tạo thành một cấu trúc gọi là liềm bẹn hay gân kết hợp. Các sợi cơ ở bờ dưới hai cơ chéo bụng trong và cơ ngang bụng bám vào dây chằng bẹn. Cơ ngang bụng bám vào 1/3 ngoài, cơ chéo 6 bụng bám ở 1/2 ngoài. Ở giữa ống bẹn, bờ dưới hai cơ này vòng lên ôm lấy thừng tinh và dính vào nhau tạo nên liềm bẹn. Ở phía trong, liềm bẹn đi sau thừng tinh và cuối cùng bám vào đường lược xương mu . - Thành trước: Thành trước ống bẹn được tạo nên bởi cân cơ chéo bụng ngoài và một phần nhỏ phía ngoài được tăng cường bởi cơ chéo bụng trọng, ở chỗ này cơ bám vào dây chằng bẹn . - Thành dưới: Được tạo nên bởi dây chằng bẹn. Dây chằng bẹn là chỗ dày lên của bờ dưới cân cơ chéo bụng ngoài, đi từ gai chậu trước trên đến củ mu [8],[18]. - Thành sau: Thành sau ống bẹn được tạo nên chủ yếu bởi mạc ngang. Đây là lớp mạc bao phủ khắp ổ bụng và nằm ngay dưới cơ ngang bụng. Dưới mạc ngang là lớp mở ngoài phúc mạc rồi đến phúc mạc và các tạng trong ổ bụng ,[13],[14]. Cũng như tất cả các vùng của bụng, thành bụng vùng ống bẹn gồm các lớp từ nông đến sâu: da, mỡ dưới da, lớp mạc sâu, cân và cơ chéo ngoài, cân và cơ chéo trong, cân và cơ ngang bụng, mạc ngang, lớp mỡ trước phúc mạc, cuối cùng là phúc mạc thành. Các cơ này liên tục với các lớp tương ứng ở bìu [6],[18],[24]. - Nếp lằn da vùng bẹn bụng: Trong phẩu thuật, nếu rạch da ở vùng này thì vết mổ sẽ không bị căng vì vậy sẽ dễ liền và ít để lại sẹo như khi mổ vết dọc trên vùng bẹn, liền sẹo chậm, dễ bị sẹo lồi ở trẻ em [6],. - Lớp dưới da: Vùng bẹn có tổ chức dưới da lỏng lẻo, có 2 lá: Một lớp nông gọi là mạc nông và một lớp sâu, vững hơn có nhiều sợi đàn hồi gọi là mạc sâu. Mạc sâu xuống dưới tạo thành một dải từ xương mu đến bao quanh dương vật, gọi là dây treo dương vật ,[18]. - Cơ chéo ngoài (cơ chéo lớn): Là một cơ rộng, có tổ chức cơ ở phía sau và cân ở phía trước. Nguyên ủy bám vào bảy xương sườn dưới bởi bảy trẽ 7 cân, các trẽ này xen kẽ như răng cưa với các trẽ của cơ răng to. Các thớ ở trên chạy ngang vào trong, các thớ ở giữa đi chếch xuống dưới để hợp thành một cái quạt xòe từ trên xuống dưới [18]. Cơ gồm hai phần: Phần cơ ở sau trên, tận hết cách gai chậu trước trên 3cm, phần còn lại là một mảng cân rất rộng tỏa tới đường trắng giữa. Dọc theo bờ dưới của cân tạo nên dây chằng bẹn (cung đùi). Khi bám tận vào xương mu, cân cơ chéo lớn tạo nên ba dải cân, chính là ba cột trụ của lỗ bẹn ngoài ,,[18]. + Cột trụ ngoài bám vào gai mu, một phần cột trụ ngoài lan xuống tận đùi và xen vào cân của cơ thẳng đùi. + Cột trụ trong chạy ra trước cơ thẳng to và cơ tháp, bắt chéo với đường trắng giữa để bám vào mặt trước gai mu bên đối diện. + Cột trụ sau (cột trụ Colles) chạy ở phía sau cột trụ trong, cũng bắt chéo qua đường trắng để bám vào gai mu bên đối diện. Dây chằng bẹn (cung đùi): Dây chằng bẹn được tạo nên bởi bờ dưới của cân cơ chéo ngoài, gồm các sợi cân rất căng, song song với nhau nên rất dễ rách. Dây chằng bẹn đi từ gai chậu trước trên đến củ mu, ở phía đùi bề mặt của dây chằng bẹn cuộn lại vào trong, ra sau và lên trên để tạo nên bờ xoắn. Khi bám vào củ mu dây chằng bẹn chạy ngang vào trong, ra sau và hơi chếch lên trên tạo nên dây chằng khuyết (còn gọi là dây chằng Gimbernat) bám vào mào lược rồi tiếp tục đi ra phía ngoài tới lồi chậu mu. Ở đây, nó hòa lẫn với cân cơ lược và lớp cốt mạc của xương mu tạo nên một dây chằng rất chắc gọi là dây chằng lược (dây chằng Cooper) ,[38]. Một phần dây chằng bẹn chạy lên trên, vào trong bám vào đường giữa tạo nên dây chằng phản chiếu [8], [13],[18]. 8 Hình 1.2. Các cân cơ vùng bẹn. “Nguồn: Netter F.H, 2010” [64] - Cơ chéo trong: Từ chỗ xuất phát các thớ cơ chạy lên trên, vào trong. Ở phía dưới, các thớ tách ra từ dây chằng bẹn, cong xuống dưới và vào trong để ôm phía trên sau thừng tinh. Tại vùng bẹn, về giải phẫu cơ chéo bé rất thay đổi: các thớ cơ đôi khi hợp với các thớ cơ ngang bụng tạo nên gân kết hợp bám vào mào lược xương mu (khoảng 3% các thớ cơ chéo bé uốn cong xuống dưới hợp với cân cơ ngang bụng để tạo nên gân kết hợp) [10],[13],[18]. Phần thấp nhất của cơ chéo bé dính vào dây chằng bẹn, nên thừng tinh liên quan chặt chẽ với bờ trong của cơ. Bên ngoài thừng tinh nằm sâu so với các thớ cơ, chính các thớ cơ này bị tinh hoàn kéo xuống đến bìu tạo nên cơ bìu ,[18],[24]. - Cơ ngang bụng: Cơ ngang bụng là lớp cơ nằm sâu nhất trong ba lớp cơ thành bụng. Hầu hết các sợi cơ chạy ngang, khi xuống dưới các thớ cơ ngang bụng hướng xuống dưới và uốn cong vào phía trong tạo thành một 9 vòng cung ôm lấy ống bẹn. Cơ ngang bụng ít sợi cơ và nhiều sợi cân hơn cơ chéo bé và cơ chéo to [8],. - Mạc ngang: Mạc ngang nằm sâu dưới cơ ngang bụng, mạc ngang được mô tả lần đầu tiên bởi Cooper (1807) ,[10],[38] ở vùng bẹn nó gồm hai lớp: lớp vững chắc bao phủ phía trong cơ ngang bụng, lớp sâu nằm ngay trên phúc mạc, bó mạch thượng vị dưới chạy giữa hai lá của mạc ngang. Tại vùng bụng dưới, mạc ngang là một màng liên tục, chỉ bị gián đoạn bởi thừng tinh đi qua lỗ bẹn sâu [18],[29]. Mạch máu và thần kinh vùng bẹn: * Động mạch: Ở lớp nông, vùng bẹn có ba động mạch, xuất phát từ động mạch đùi, gồm có: Động mạch mũ chậu nông đi ra phía ngoài lên trên qua ống bẹn; Động mạch thượng vị nông chạy lên trên và vào trong; Động mạch thẹn ngoài nông chạy vào trong cấp máu cho da dương vật và bìu và nối với mạch thừng tinh trong bìu [18]. Hình 1.3. Các mạch máu vùng bẹn. “Nguồn: Netter F.H, 2010” [64] 10 Ở lớp sâu, động mạch thượng vị dưới xuất phát từ động mạch chậu ngoài sát dây cung đùi nối với nhánh tận của động mạch thượng vị trên. Động mạch thượng vị dưới tạo nên bờ ngoài của tam giác bẹn [18]. * Tĩnh mạch: đi kèm với các động mạch. * Thần kinh: Thần kinh chi phối vùng bẹn đều xuất phát từ dây thắt lưng đầu tiên. Dây thần kinh chậu - bẹn nhỏ hơn thần kinh chậu - hạ vị. Thần kinh chậu - hạ vị xuyên qua cân cơ chéo lớn ngay phía trên lỗ bẹn nông ra da, chi phối cảm giác của vùng trên xương mu. Thần kinh chậu - bẹn đi qua dưới ống bẹn, qua lỗ bẹn nông cảm giác cho da bìu và phần nhỏ phía trong đùi. Thần kinh sinh dục - đùi cho nhiều nhánh: ngay lỗ bẹn sâu, nó cho nhánh sinh dục và nhánh đùi. Nhánh sinh dục đi qua ống bẹn nằm giữa thừng tinh và bờ lật lên của cung đùi, vì chạy dọc theo sàn ống bẹn nên dễ bị tổn thương trong quá trình mổ [10],[11],[18]. 1.2.2. Nội dung của ống bẹn - Ở nam giới: Là thừng tinh được bọc bởi mặt sâu, thừng tinh nằm nép sát vào phía dưới và phía ngoài cân cơ chéo to . Thừng tinh bao gồm: Di tích của ống phúc tinh mạc (dây xơ Cloquet) ở trước và giữa, ống dẫn tinh ở sau và trong, các mạch máu tinh hoàn nằm ở sau và ngoài, các hạch bạch huyết, nhánh sinh dục của thần kinh sinh dục đùi và nhánh thần kinh tự động [18]. Ống dẫn tinh: Ở người lớn dài 40 – 45 cm, rộng 02 mm, thành rất dày nên khi sờ thấy rắn, ở trẻ em ống dẫn tinh ngắn và mảnh hơn. Khi phẫu thuật có thể nhận biết ống dẫn tinh nhờ nó có màu trắng đục và khá chắc ,[9]. - Ở nữ giới: Dây chằng tròn (ống Nuck) tương đương với dây chằng Cloquet, có các nhánh của thần kinh sinh dục đùi và các nhánh tĩnh mạch [8], [12],[18]. [...]... (bao thoát vị) và cách xử trí khi phẫu thuật - Tất cả bệnh nhân đều được phẫu thuật bởi các phẫu thuật viên Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân đã được chẩn đoán thoát vị bẹn tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ, nhưng chưa mổ được vì có bệnh toàn thân nặng hoặc chưa ổn định, hoặc gia đình chưa đồng ý mổ - Những bệnh nhân có chẩn đoán trước và sau phẫu thuật. .. nội soi để điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em, bởi vì đường mổ mở quá nhỏ, dễ thao tác, sau mổ bệnh nhi cũng ít đau và trở lại sinh hoạt cũng nhanh chóng [70] Từ năm 1997 đến nay nhi u kỹ thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em được áp dụng và kết quả rất tốt El-Gohary đã sử dụng kỹ thuật cột túi thoát vị trong ổ bụng qua nội soi ở trẻ em nữ đầu tiên năm 1997, tuy nhi n hai ông Tontupet và Esposito... này [9] Tại Việt Nam, một nghiên cứu về đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn trẻ em tại bệnh viện Việt Đức của Nguyễn Ngọc Hà (2006) cho thấy tỷ lệ trẻ nam được phẫu thuật là 84,3% cao gấp khoảng 6 lần so với trẻ nữ được phẫu thuật vì thoát vị bẹn 15,7% Thoát vị bẹn hai bên ở trẻ gái, cần phải làm nhi m sắc thể giới tính hoặc gen biệt hóa tinh hoàn Nếu nhi m sắc thể giới tính 46 XY hoặc... phẫu thuật, đứng thứ 2 sau cắt ruột thừa Tại Mỹ là hơn 500.000 ca thoát vị bẹn được phẫu thuật mỗi năm, chiếm khoảng 15% số ca phẫu thuật tổng quát, riêng thoát vị bẹn trẻ em chiếm 37% tổng số bệnh nhi được phẫu thuật Tại Anh, mỗi năm có khoảng 80.000 ca thoát vị bẹn được phẫu thuật [26] Tại Việt Nam, theo thống kê của bệnh viện Nhi Trung Ương trong 05 năm (2005 – 2010) có khoảng 239 trẻ em thoát vị. .. thoát vị bẹn được mổ [6] Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh, trong 3 năm 2002 – 2004 trong tổng số 595 bệnh nhi được mổ tại khoa ngoại tổng hợp, đã có 128 trẻ được mổ vì thoát vị bẹn, chiếm 21,5% [7] Tại bệnh viện Nhi đồng Thành phố Cần Thơ, trung bình mỗi năm mổ khoảng 165 ca thoát vị bẹn, trong đó 90% là trẻ em trên 3 tuổi Trên thế giới, phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn đã phổ biến ở người... phát hiện và không có triệu chứng gì trong suốt cuộc đời [18] 1.5 Đặc điểm lâm sàng thoát vị bẹn ở trẻ em Tuổi: Thoát vị bẹn trẻ em có tỉ lệ cao nhất trong năm đầu tiên của cuộc đời với đỉnh cao trong những tháng đầu Khoảng 1/3 số trẻ bị thoát vị bẹn dưới 06 tháng tuổi tại thời điểm phẫu thuật [34] Tỷ lệ cao nhất gặp ở trẻ sơ sinh non tháng khoảng từ 16% - 25% [33] Trong một nghiên cứu tại bệnh viện Trung... đường thở được đề nghị và hiện nay đang áp dụng rộng rãi trong mổ thoát vị bẹn ở trẻ em [81],[87] 1.8.3 Điều trị thoát vị bẹn trẻ em nghẹt Với thoát vị bẹn trẻ em nghẹt nhưng chưa có biểu hiện tổn thương các tạng bị thoát vị, nên cố gắng điều trị bảo tồn bằng cách tiền mê và đẩy khối thoát vị lên ổ bụng, nếu đẩy được thì tiến hành mổ chữa thoát vị bẹn sau 2 – 3 21 ngày khi tình trạng viêm nề tại chỗ... hoạch (mổ phiên), trừ thoát vị bẹn nghẹt có thể phải mổ cấp cứu Có hai phương pháp phẫu thuật thoát vị bẹn trẻ em đó là cột cắt cao cổ túi thoát vị và cột cắt cao cổ túi thoát vị + khâu hẹp lỗ bẹn sâu [20]: - Cột cắt cao cổ túi thoát vị: Mức độ nặng nhẹ và kỹ thuật phù hợp thoát vị bẹn ở trẻ em và phương pháp tái tạo hợp lý là cột cắt cao ống phúc tinh mạc [9],[12],[70] Các bước phẫu thuật bao gồm: + Rạch... sac) cũng được áp dụng tại nhi u trung tâm trên thế giới Trong những năm gần đây, trên thế giới có nhi u công trình nghiên cứu về điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em qua nội soi như năm 2010 của Parelkar và cộng sự trên 450 trẻ em bị thoát vị bẹn với kết quả đáng khích lệ, tỉ lệ tái phát thấp [68] Cũng trong năm này có nghiên cứu của Kiskar phẫu thuật nội soi cột túi thoát vị ở 173 trẻ em nữ cũng được thực... cung phát hiện lúc mổ mở bao thoát vị cần phải thăm dò cơ quan sinh dục trong, làm thêm xét nghiệm nội tiết và nhi m sắc thể giới tính [30],[40] Vị trí thoát vị: Thoát vị bẹn ở trẻ em chủ yếu nằm ở bên phải và đã được nhi u nghiên cứu ghi nhận [32] Theo tác giả Rowe và Clatworthy thì ở con trai thì 60% thoát vị bẹn ở bên phải, 30% ở bên trái, và 10% ở hai bên Tỷ lệ này tương tự ở con gái (bên phải: 60%, . Thơ từ tháng 03/2013 đến tháng 03/2014. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn trẻ em từ 03 đến 15 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ từ tháng 03/2013 đến tháng 03/2014. 3 Chương. và phần nhỏ phía trong đùi. Thần kinh sinh dục - đùi cho nhiều nhánh: ngay lỗ bẹn sâu, nó cho nhánh sinh dục và nhánh đùi. Nhánh sinh dục đi qua ống bẹn nằm giữa thừng tinh và bờ lật lên của. đời với đỉnh cao trong những tháng đầu. Khoảng 1/3 số trẻ bị thoát vị bẹn dưới 06 tháng tuổi tại thời điểm phẫu thuật [34]. Tỷ lệ cao nhất gặp ở trẻ sơ sinh non tháng khoảng từ 16% - 25% [33].

Ngày đăng: 02/01/2015, 15:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Nguyễn Văn Liễu (2004), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật Shouldice trong điều trị thoát vị bẹn, Luận văn tiến sỹ y học, Học viện Quân Y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật Shouldice trong điều trị thoát vị bẹn
Tác giả: Nguyễn Văn Liễu
Năm: 2004
12. Phạm Văn Lình (2007), "Bệnh lý ống phúc tinh mạc", Ngoại bệnh lý -Tập 1, Nhà xuất bản Y học, tr. 228-233 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh lý ống phúc tinh mạc
Tác giả: Phạm Văn Lình
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
13. Phạm Văn Lình (2007), "Thoát vị bẹn - thoát vị đùi", Ngoại bệnh lý- tập 1, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 122 - 130 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thoát vị bẹn - thoát vị đùi
Tác giả: Phạm Văn Lình
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 2007
14. Nguyễn Thanh Minh (1998), "Điều trị thoát vị bẹn đùi", Bệnh học ngoại khoa, Trường Đại học Y Dược TP HCM, tr. 286 - 300 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều trị thoát vị bẹn đùi
Tác giả: Nguyễn Thanh Minh
Năm: 1998
15. Trần Phương Ngô (2008), So sánh kết quả của các pương pháp mổ mở điều trị thoát vị bẹn, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh kết quả của các pương pháp mổ mở điều trị thoát vị bẹn
Tác giả: Trần Phương Ngô
Năm: 2008
16. Phembunnarith, S. (2003), Nghiên cứu kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn từ tháng 8/1998 đến tháng 8/2002, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn từ tháng 8/1998 đến tháng 8/2002
Tác giả: Phembunnarith, S
Năm: 2003
17. Bùi Đức Phú, Nguyễn Lương Tấn (1999), “Đánh giá kết quả lâu dài các phương pháp phẫu thuật thoát vị bẹn tại Huế”, Tạp chí Y học thực hành, (4), tr. 27-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kết quả lâu dài các phương pháp phẫu thuật thoát vị bẹn tại Huế”, "Tạp chí Y học thực hành
Tác giả: Bùi Đức Phú, Nguyễn Lương Tấn
Năm: 1999
18. Nguyễn Quang Quyền (2004): “Ống bẹn”, Bài giảng giải phẫu học, (Tập 2) NXB Y học, 30, tr. 50-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ống bẹn”, "Bài giảng giải phẫu học
Tác giả: Nguyễn Quang Quyền
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2004
19. Hà Văn Quyết, Nguyễn Thanh Long (1991), "Phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn theo phương pháp Shouldice", Tạp chí Y học thực hành, (6), tr.11-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn theo phương pháp Shouldice
Tác giả: Hà Văn Quyết, Nguyễn Thanh Long
Năm: 1991
21. Lê Tấn Sơn (2002), "Bệnh lý vùng bẹn bìu", Bệnh học và điều trị học ngoại khoa Ngoại nhi, NXB Y học, TP Hồ Chí Minh, tr. 143-161 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh lý vùng bẹn bìu
Tác giả: Lê Tấn Sơn
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2002
22. Trịnh Bồng Sơn, Nguyễn Minh Trọng (2007), "Hệ thống phân loại thoát vị bẹn", Tạp chí Y học thực hành, (591+592), tr. 26-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống phân loại thoát vị bẹn
Tác giả: Trịnh Bồng Sơn, Nguyễn Minh Trọng
Năm: 2007
23. Tạ Xuân Sơn (1999), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn nghẹt, Thạc sỹ Y học, Học viện Quân Y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn nghẹt
Tác giả: Tạ Xuân Sơn
Năm: 1999
24. Bùi Trường Tèo (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị thoát vị bẹn bằng mổ mở đặt mảnh ghép theo Lichtenstien tại Cần Thơ, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị thoát vị bẹn bằng mổ mở đặt mảnh ghép theo Lichtenstien tại Cần Thơ
Tác giả: Bùi Trường Tèo
Năm: 2010
25. Dương Ngọc Thành (2010), Đánh giá đau mạn tính sau mổ thoát vị bẹn, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá đau mạn tính sau mổ thoát vị bẹn
Tác giả: Dương Ngọc Thành
Năm: 2010
26. Ngô Viết Tuấn (2000), Phẫu thuật Shouldice cải biên hai lớp trong điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân trung niên và lớn tuổi, Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phẫu thuật Shouldice cải biên hai lớp trong điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân trung niên và lớn tuổi
Tác giả: Ngô Viết Tuấn
Năm: 2000
27. Đỗ Đức Vân (2002), "Thoát vị bẹn", Bệnh học ngoại khoa (tập1), tái bản lần 3, nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 112-118 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thoát vị bẹn
Tác giả: Đỗ Đức Vân
Nhà XB: nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 2002
28. Viện dinh dưỡng (2014), Bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng, [Internet], 13/02/2014, [Trích dẫn 09/8/2014], lấy từ URL:viendinhduong.vn/news/vi/37/23/a/bang-phan-loại-bmi.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng
Tác giả: Viện dinh dưỡng
Năm: 2014
29. Anson B. J., Morgan E. H,. Mac Vay C.B. (1960), “Surgical Anatomy of the Inguinal Region Based up on a Study of 500 body halves”, Surgery Gynecology and Obstetrics, III, pp. 707-725 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Surgical Anatomy of the Inguinal Region Based up on a Study of 500 body halves”, "Surgery Gynecology and Obstetrics
Tác giả: Anson B. J., Morgan E. H,. Mac Vay C.B
Năm: 1960
30. Bangsboll S. (1992), “Testicular feminization syndrome and associated gonadal tumors in Denmark”, Acta Obstet Gynaecol Scand, pp. 71:63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Testicular feminization syndrome and associated gonadal tumors in Denmark”, "Acta Obstet Gynaecol Scand
Tác giả: Bangsboll S
Năm: 1992
31. Barnett, C., et al. (2009), "Looking past the lump: genetic aspects of inguinal hernia in children." J Pediatr Surg, 44(7), pp. 1423-1431 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Looking past the lump: genetic aspects of inguinal hernia in children
Tác giả: Barnett, C., et al
Năm: 2009

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w