Trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Đi cùng với sự tiến bộ của công nghệ khoa hoc, hầu như các quốc gia trên thế giới đều muốn hướng ngành công nghiệp của mình sang thị trường rộng lớn hơn với mong muốn mang lại lợi nhuận cao nhất cho quốc gia Và gia nhập WTO là một bước
đi chiến lược phát triển kinh tế của không ít các quốc gia Hiện nay, đã có 150 quốc gia là thành viên tổ chức này Trong đó Việt Nam được làm thành viên chính thức vào 11/01/2007 Có thể thấy rằng gia nhập tổ chức thương mại thế giới bên cạnh những mặc tích cực nhằm giải quyết một cách có hiệu quả nền kinh tế của một nước thì có những mâu thuẫn xảy ra giữa các bên đối tác Và một trong những hình thức khiến các tranh chấp này xảy ra ngày càng gia tăng hiện nay là hình thức trợ cấp diễn ra đối với hàng nhập khẩu tại nước nhập khẩu Nhằm hạn chế các tranh chấp này và cách thức giải quyết tranh công bằng, WTO đã soạn thảo nhiều văn bản làm nguyên tắc chung cho các thành viên Bên cạnh các Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch đối với hàng hóa( GATT 1994) và đối với dịch vụ( GATS), Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng (Hiệp định SCM) cũng được ban hành cùng với quá trình vận động của nền kinh tế tại vòng đàm phán Uruguay và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995
Hiệp định đưa ra các quy định về việc sử dụng các biện pháp trợ cấp cũng như các quy định về những hành động một thành viên WTO có thể sử dụng để đối phó lại ảnh hưởng của các biện pháp trợ cấp Hiệp định này áp dụng với mặc hàng công nghiệp xuất khẩu còn hàng nông nghiệp có văn bản quy định riêng Nhìn chung, ở các nước phát triển và đang phát triển tình hình trợ cấp đang là một nguồn gốc của căng thẳng chính trị và là một thách thức đối với các cuộc đối thoại chính sách với các đối tác ở các nước phát triển, đặc biệt là những quốc gia nghèo nhất Nhưng không phải hầu hết các trợ cấp đều bị cấm Do vậy, vấn đề trợ cấp rất cần tìm hiểu và nghiên cứu khi tham gia vào hoạt động thương mai quốc tế của các quốc gia
CHƯƠNG 1: Cở sở lý luận của Trợ cấp và các biện pháp đối kháng.
Trang 21.1 Khái niệm trợ cấp:
1.1.1 Trợ cấp là gì?
Theo điều 1 Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng ( Hiệp định SCM ) thì trợ cấp được coi là tồn tại khi có sự đóng góp về tài chính của chính phủ hoặc một cơ quan công cộng trên lãnh thổ của một Thành viên ( theo Hiệp định này sau đây gọi chung là
“chính phủ”) khi: chính phủ thực tế có chuyển trực tiếp các khoản vốn (ví dụ như cấp phát, cho vay, hay góp cổ phần), có khả năng chuyển hoặc nhận nợ trực tiếp (như bảo lãnh tiền vay); các khoản thu phải nộp cho chính phủ đã được bỏ qua hay không thu (ví dụ: ưu đãi tài chính như miễn thuế ); chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở chung, hoặc mua hàng ; chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một tổ chức tư nhân thực thi một hay nhiều chức năng đã nêu từ điểm (i) đến trên đây, là những chức năng thông thường được trao cho chính phủ và công việc của tổ chức tư nhân này trong thực tế không khác với những hoạt động thông thuờng của chính phủ Hoặc có bất kỳ một hình thức hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội dung Điều XVI của Hiệp định GATT 1994; một lợi ích được cấp bởi điều đó Theo đó, Các khoản hỗ trợ này được hiểu là mang lại lợi ích cho đối tượng được hưởng
hỗ trợ nếu nó được thực hiện theo cách mà một nhà đầu tư tư nhân, một ngân hàng thương mại…bình thường sẽ không khi nào làm như vậy (v đi ngược lại những tính toán thư9ơng mại thông thường)
Điều đáng chú ý ở đây là chỉ có các trợ cấp riêng biệt mới bị điều chỉnh bởi các nguyên tắc trong Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng Theo Điều 2 Hiệp định này thì “riêng biệt” gồm có bốn loại sau:
-Riêng biệt đối với doanh nghiệp: Chính phủ nhắm đến một công ty hoặc một số công
ty nhất định để trợ cấp
-Riêng biệt đối với ngành: Chính phủ nhắm đến một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực nhất định để trợ cấp
-Riêng biệt đối với vùng: Chính phủ nhắm đến một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực nhất định để trợ cấp
Trang 3-Các trợ cấp bị cấm: Chính phủ nhắm đến các mặt hàng xuất khẩu nhất định hoặc các sản phẩm đầu vào cho sản xuất trong nước để trợ cấp
1.1.2 Phân loại trợ cấp và cơ chế áp dụng đối với từng loại trợ cấp:
Theo Hiệp định SCM quy định ba loại trợ cấp:
- Trợ cấp bị cấm:
Theo Điều 3- 4 phần hai hiệp định SCM trợ cấp bị cấm gồm những khoản trợ cấp sau: khối lượng trợ cấp, theo luật hoặc trong thực tế, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác, căn cứ vào kết quả xuất khẩu; khối lượng trợ cấp, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác, ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng ngoại Trợ cấp bị cấm là đối tượng của những vụ kiện giải quyết tranh chấp Điểm nổi bật là lịch trình giải quyết của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) nhanh gọn, và nếu cơ quan này nhận thấy rằng khoản trợ cấp này là trợ cấp bị cấm, ngay lập tức phải thu hồi lệnh trợ cấp Nếu phán quyết không được thực hiện trong thời gian quy định, thành viên khiếu nại được quyền áp dụng các biện pháp trả đũa Đây là loại trợ cấp bị cấm đối với tất cả các nước là thành viên của WTO ( Khoản 2 Điều 3 Hiệp định SCM )
- Trợ cấp có thể đối kháng
Theo Điều 5- 7phần ba của Hiệp định SCM Trợ cấp có thể đối kháng Hiệp định quy định rằng không một Thành viên nào thông qua việc sử dụng trợ cấp gây ra tác động có hại đến quyền lợi của Thành viên khác, như gây tổn hại cho một ngành sản xuất nội địa của một Thành viên khác, làm vô hiệu hay gây phương hại đến những quyền lợi mà Thành viên khác trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng từ Hiệp định GATT
1994 (đặc biệt là những quyền lợi có được từ những ưu đãi thuế quan có ràng buộc), và gây tổn hại nghiêm trọng đối với lợi ích của Thành viên khác Trong hiệp định SCM nêu khá rõ ràng về việc không áp dụng với những trợ cấp được áp dụng với nông sản quy định tại Điều 12 Hiệp định nông nghiệp Và “Thiệt hại nghiêm trọng” sẽ được xem
là tồn tại trong trường hợp tổng trị giá trợ cấp theo trị giá cho một sản phẩm vượt quá 5% Trong trường hợp này, bên trợ cấp có nghĩa vụ chứng minh rằng những khoản trợ cấp đó không gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với bên khiếu nại Những thành
Trang 4viên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi trợ cấp có thể đối kháng có thể đưa tranh chấp này lên
cơ quan giải quyết tranh chấp Trong trường hợp cơ quan giải quyết tranh chấp đưa ra phán quyết có tồn tại tác động tiêu cực, bên trợ cấp phải thu hồi lại khoản trợ cấp hoặc xóa bỏ những tác động tiêu cực này Các nước thành viên co thể ap dụng các hình thức trợ cấp này nhưng nếu gay thiệt hại cho nước thành viên khác hoặc ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước thành viên khác thì có thể bị kiện ra WTO
- Trợ cấp không thể đối kháng
Loại thứ 3 là trợ cấp không thể đối kháng (Được quy định tại Điều 8-9 phần bốn của hiệp định SCM), trợ cấp không thể đối kháng có thể là trợ cấp không mang tính chất riêng biệt tại điều 2 Hiệp định này hoặc mang tính chất riêng biệt bao gồm hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu công nghiệp và hoạt động phát triển tiền cạnh tranh, hỗ trợ cho các vùng miền khó khăn, hỗ trợ nhằm xúc tiến nâng cấp những phương tiện hạ tầng hiện có cho phù hợp với yêu cầu mới về môi trường do luật pháp, hay các quy định đặt
ra Nếu một thành viên cho rằng trợ cấp không thể đối kháng khác sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến ngành công nghiệp nội địa, thành viên đó có thể yêu cầu đưa ra phán quyết và khuyến cáo về vấn đề này Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức này mà không bị thành viên khác khiếu kiện (tức là loại trợ cấp được phép vô điều kiện)
1.2 Các biện pháp chống trợ cấp và biện pháp đối kháng:
Một phần của Hiệp định này liên quan đến việc áp dụng những biện pháp đối kháng đối với hàng nhập khẩu được trợ cấp Hiệp định đưa ra những quy chế về việc khởi tố các vụ đối kháng, về việc điều tra bởi các cơ quan có thẩm quyền cấp quốc gia và những quy định về chứng cứ để đảm bảo rằng tất cả những bên có quyền lợi có thể đưa ra thông tin và quan điểm của mình Những quy định cụ thể về việc tính toán tổng số trợ cấp là cơ sở để xác định thiệt hại đối với ngành công nghiệp nội địa Hiệp định quy định rằng tất cả các yếu tố kinh tế có liên quan sẽ phải được xem xét trong quá trình đánh giá tình trạng của ngành công nghiệp và mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được trợ cấp và những thiệt hại suy đoán Việc điều tra đối kháng phải dừng ngay khi mức trợ cấp nằm dưới mức tối thiểu (nhỏ hơn 1% theo trị giá) hoặc khi
Trang 5khối lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp trên thực tế hoặc ước tính hoặc thiệt hại là
không đáng kể Trừ trường hợp đặc biệt, thủ tục điều tra phải được kết thúc trong thời hạn một năm, và trong mọi trường hợp không quá 18 tháng, kể từ ngày khởi xướng Thuế đối kháng phải chấm dứt trong vòng 5 năm áp dụng trừ khi các cơ quan có thẩm quyền thông qua rà soát xét thấy việc ngừng áp thuế sẽ dẫn đến sự tiếp tục hay tái diễn trợ cấp và thiệt hại Theo đó, Hiệp định SCM đưa ra những biện pháp chống trợ cấp và biện pháp đối kháng đối với những quốc gia vi phạm vào điều 2, điều 5 của Hiệp định này như sau:
1.2.1 Các biện pháp tạm thời:
Biện pháp tạm thời là biện pháp chống trợ cấp áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc diện bị điều tra trước khi có kết luận cuối cùng về vụ việc Biện pháp này thường được thực hiện khi vụ điều tra có kết luận sơ bộ cho rằng có việc trợ cấp của nước xuất khẩu gây thiệt hại Vì vậy, biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng theo quy định tại khoản 1 điều 17 Hiệp định SCM
- Điều kiện áp dụng các biện pháp tạm thời:
(a) việc điều tra được bắt đầu tiến hành phù hợp với các quy định của Điều 11, đã có thông báo công khai về việc điều tra này và các Thành viên và các bên quan tâm đã được tạo cơ hội thích đáng dể cung cấp thông tin và nhận xét;
(b) đã xác định sơ bộ rằng có tồn tại trợ cấp và việc nhập khẩu được trợ cấp đã gây tổn hại cho ngành sản xuất trong nước; và
(c) Cơ quan có thẩm quyền liên quan cho rằng các biện pháp đó là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại xảy ra trong quá trình điều tra
Do đó, Việc xác định “thiệt hại” là một bước không thể thiếu trong một vụ điều tra chống trợ cấp và chỉ khi kết luận điều tra khẳng định có thiệt hại đáng kể và nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu mới có thể xem xét việc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp Việc xác định thiệt hại theo Điều VI Hiệp định GATT 1994 phải dựa trên bằng chứng khẳng định và với nội dung xem xét khách quan đồng thời (a) khối lượng nhập khẩu hàng có trợ cấp và tác
Trang 6động của nhập khẩu được trợ cấp đối với giá cả trên thị trường trong nước của sản phẩm tương tự và (b) tác động tiếp theo của việc nhập khẩu đó với các ngành sản xuất trong nước của các sản phẩm đó Theo đó, một thiệt hại được coi là đáng kể khi nó gây ra cho nước nhập khẩu những thiệt hại thực tế như trong điều 15.4 hiệp định SCM
đề cập: chỉ tiêu kinh tế liên quan ảnh hưởng tới tình trạng của ngành, kể cả sự sụt giảm sản lượng, số lượng bán ra, thị phần, lợi nhuận hay năng suất, thu hồi vốn đầu tư hay tỷ
lệ khai thác công suất hiện tại hoặc tiềm tàng trong tương lai; những yếu tố ảnh hưởng giá cả trong nước; những tác động tiêu cực đối với luân chuyển vốn, lượng hàng dự trữ, việc làm, tiền lương, sự tăng trưởng, khả năng tăng vốn hay đầu tư, và trong trường hợp liên quan tới nông nghiệp, sẽ đánh giá việc các chương trình hỗ trợ của chính phủ
có vì thế mà thêm nặng gánh hay không Tuy nhiên, danh sách nêu trên chưa phải là tất
cả và cũng không nhất thiết là một hay nhiều nhân tố đã kể trên đây có vai trò quyết định đối với việc xem xét nói trên Và mối đe doạ gây ra thiệt hại vật chất sẽ được dựa trên sự thật chứ không dựa trên sự suy đoán, quy kết hay khả năng xa xôi Sự thay đổi hoàn cảnh có thể tạo ra một tình huống theo đó một trợ cấp có thể gây ra thiệt hại phải được nhận thấy trước một cách rõ ràng và sát thực theo khoản 7 điều 15 hiệp định này Chính vì vậy, nước nhập khẩu cần phải đưa ra những bằng chứng cụ thể để chứng minh
là gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa
- Việc áp dụng các biện pháp tạm thời nhằm ngăn chặn thiệt hại vật chất tiếp tục xảy ra trong quá trình điều tra Và như điều 17.2 Hiệp định SCM đã nêu ra các hình thức áp dụng đối với biện pháp này bao gồm: hình thức thuế đối kháng tạm thời được bảo đảm bằng việc đặt cọc tiền tương đương với giá trị trợ cấp được tạm tính Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời nên không được áp dụng trước quá 60 ngày, kể từ ngày bắt đầu điều tra, chỉ được giới hạn trong thời gian ngắn nhất có thể, không vượt quá bốn tháng
1.2.2 Cam kết:
Cam kết là sự tự nguyện giữa các nước, nếu các nước thỏa thuận được thì quá trình điều tra có thể bị đình chỉ hay chấm dứt mà không áp dụng các biện pháp tạm thời hay
Trang 7thuế đối kháng ngay khi nhận được cam kết tự nguyện với nội dung theo điều 18.1 Hiệp định SCM:
(a) chính phủ của Thành viên xuất khẩu chấp nhận xoá bỏ hay hạn chế trợ cấp hoặc có những biện pháp khác có cùng kết quả; hoặc
(b) nhà xuất khẩu đồng ý xem xét lại giá sao cho Cơ quan có thẩm quyền đang điều tra thấy rằng biện pháp trợ cấp không còn gây ra thiệt hại Việc tăng giá theo các cam kết này không cần cao quá mức cần thiết để triệt tiêu khối lượng trợ cấp Có thể chấp nhận mức tăng giá thấp hơn khối lượng trợ cấp nếu thấy đã thích đáng để khắc phục thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất trong nước
Nếu cam kết được chấp nhận, nhưng Thành viên xuất khẩu mong muốn hoặc Thành viên đang nhập khẩu quyết định hoàn thành cuộc điều tra thì cuộc điều tra sẽ được tiếp tục đến khi kết thúc Trong trường hợp cuộc điều tra đi đến kết luận không thuận đối với trợ cấp và sự tổn hại, bản cam kết sẽ tự động mất hiệu lực, ngoại trừ trường hợp kết luận đó chủ yếu là do có bản cam kết Trong trường hợp đó, cơ quan có thẩm quyền liên quan có thể yêu cầu cam kết tiếp tục có hiệu lực một thời gian hợp lý phù hợp với các quy định của Hiệp định này Trong trường hợp xác định là có trợ cấp và tổn hại thì cam kết vẫn tiếp tục có hiệu lực, theo những điều khoản của nó và các quy định của Hiệp định này
1.2.3 Áp dụng và thu thuế đối kháng:
Nếu, sau khi đã cố gắng hợp lý để hoàn thành việc tham vấn, một Thành viên xác định chắc chắn rằng có trợ cấp và mức trợ cấp, và rằng thông qua trợ cấp, hàng nhập khẩu được trợ cấp đã gây ra tổn hại, thì Thành viên đó có thể đánh thuế đối kháng theo quy định của Điều 19 hiệp định SCM, trừ khi việc trợ cấp được rút bỏ(Điều 19.1 hiệp định SCM)
Đây là biện pháp chống trợ cấp (còn gọi là biện pháp đối kháng) nhằm vào các nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài được trợ cấp (thông qua thủ tục điều tra chống trợ cấp do nước nhập khẩu tiến hành) chứ không nhằm vào chính phủ nước ngoài đã thực hiện việc trợ cấp (WTO quy định các cơ chế xử lý khác mang tính đa phương cho trường
Trang 8hợp này).Vậy thuế đối kháng là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài được trợ cấp vào nước nhập khẩu
Tuy nhiên, khi có phán quyết của Ban hội thẩm là có thiệt hại hoặc có nguy cơ gây đe dọa thì nước nhập khẩu sẽ đưa ra mức thuế phù hơp Nghĩa là chỉ được đưa ra các mức thuế bằng hoặc nhỏ hơn mức trợ cấp nếu mức thuế đó đủ bù đắp thiệt hại cho ngành công nghiệp trong nước theo quy định tại điều 19.2, 19.3 Hiệp định SCM
Và để xác định hàng hoá nhập khẩu có trợ cấp hay không, cơ quan điều tra nước nhập khẩu sẽ tiến hành tính toán mức trợ cấp của hàng hoá đó Phương pháp tính toán chi tiết tuân thủ pháp luật của nước điều tra về vấn đề này, nhưng về cơ bản theo các hướng dẫn sau:
-Nếu Nhà nước cho doanh nghiệp vay một khoản với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất thương mại bình thường cho khoản vay tương tự: Mức trợ cấp được tính là phần chênh lệch giữa 2 mức lãi suất này;
-Nếu Nhà nước bảo lãnh vay với phí bảo lãnh thấp hơn chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho khoản vay thương mại tương tự nếu không có bảo lãnh của Nhà nước: Mức trợ cấp sẽ được tính là phần chênh lệch giữa 2 mức này;
-Nếu Nhà nước mua hoặc cung cấp hàng hoá, dịch vụ với giá mua cao hơn mức hợp lý hoặc giá cung cấp thấp hơn mức hợp lý (xác định theo các điều kiện thị trường của hàng hoá/dịch vụ liên quan): mức trợ cấp là mức chênh lệnh giá
1.2.4 Thời hạn áp dụng, rà soát thuế đối kháng và các cam kết:
Điều 21 Hiệp định SCM cũng quy định khá rõ về thời gian áp dụng, rà soát và các cam kết như sau:
Về việc ra soat lại mức thuế: Sau khi áp thuế một thời gian (thường là theo từng năm) cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra lại để xem xét tăng, giảm mức thuế hoặc chấm dứt việc áp thuế đối kháng nếu có yêu cầu
Về thời hạn ap thuế: Việc áp thuế chống trợ cấp không được kéo dài quá 5 năm
kể từ ngày có Quyết định áp thuế hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát lại trừ khi cơ
Trang 9quan có thẩm quyền thấy rằng việc chấm dứt áp thuế sẽ dẫn tới việc tái trợ cấp hoặc gây thiệt hại
Về hiệu lực của việc ap thuế: Quyết định áp thuế chỉ có hiệu lực đối với hàng hoá liên quan nhập khẩu Sau thời điểm ban hanh Quyết định; việc áp dụng hồi
tố (áp dụng cho những lô hàng nhập khẩu trước thời điểm ban hành Quyết định) chỉ được thực hiện nếu thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất nội địa là thiệt hại thực tế
CHƯƠNG 2: Thực trạng quá trình trợ cấp diễn ra trong những năm gần đây.
Đứng trước tình hình như hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang trong đang trong giai đoạn phục hồi, hầu hết các doanh nghiệp đang cố chuyển mình để đẩy nền kinh tế đi vào ổn định Và việc gia tăng xuất khẩu là một việc được các quốc gia đặc biệt quan tâm Chính vì vậy, để sản phẩm của mình cạnh tranh với sản phẩm tương tự nhập từ các quốc gia khác, chính phủ thường hay sử dụng các chính sách hỗ trợ nhằm làm cho giảm giá đến mức có thể trên thị trường các nước nhập khẩu Theo đó, các quốc gia sẽ đưa hàng hóa của mình vào lưu thông một cách dễ dàng tại thị trường nước ngoài Nên việc lạm dụng chính sách trợ cấp ngày càng gia tăng trong WTO
2.1 Số liệu về Trợ cấp và thuế đối kháng trên thế giới theo biện pháp áp dụng từ ngày thành lập tính đến ngày 31/12/2009
Các dữ liệu được trình bày trong bảng dưới đây được lấy từ các báo cáo bán hàng năm của các thành viên WTO cho Uỷ ban SCM về việc thực hành cam kết hiệp định Các bảng được dựa trên thông tin từ Thành viên có gửi báo cáo bán hàng năm cho các kỳ liên quan, và chưa đầy đủ để các thành viên ở mức độ chưa gửi báo cáo, hoặc báo cáo
đã nộp không đầy đủ Với mục đích của các bảng, mỗi đầu và đánh giá báo cáo bao gồm một sản phẩm nhập khẩu từ một quốc gia
Bảng 2.1.1 Bảng thống kê các lĩnh vực bị kiện
HS section name 19 95 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 T ta
Trang 10I Live animals and products 1 1 1 1 4 1 1 1 1 1 13
Bảng 2.1.2 Bảng thống kê về biện pháp đối kháng áp dụng trên những nước xuất khẩu
Exporting Country 19 95 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 T ta