4.1. Phương hướng – Chiến lược
- Mang tính toàn cầu: đây là vấn đề chung của cộng đồng, không phải là riêng biệt của từng quốc gia, khu vực hay châu lục nào.
- Được các quốc gia nhất trí: để ra các phương hướng và phân công nhiệm vụ công bàng hiệu quả giữa các quốc gia, khu vực hay châu lục.
- Có quy mô: lớn, rộng khắp về mọi mặt và luôn dựa trên nguyên tác thống nhất đồng bộ.
- Thực hiện nhanh chóng:hành động sớm để đạt hiệu quả cao
4.2. Biện pháp
- Tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng: theo nguyên tắc “toàn diện, tích cực và hiệu quả”: lồng ghép các thông điệp chính và các thông tin phù hợp liên quan đến biến đổi khí hậu vào kế hoạch bài giảng phòng ngừa thảm hoạ dành cho cấp xã, đồng thời qua đó giới thiệu hậu quả của BĐKH có tác động trực tiếp đến toàn bộ hành tinh của chúng ta.
- Thích nghi với biến đổi khí hậu:
- Tăng cường nỗ lực để giảm thiểu hiện tượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính: bằng cách đưa ra chiến lược thiết thực giảm cacbon.
à Hợp tác quốc tế.
à Chuyển nhu cầu sang các nguồn năng lượng cacbon thấp.
à Xây dưng các công cụ pháp lý.
- Phục hồi của các hệ sinh thái:
à Trồng rừng.
- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật.
- Phát triển kinh tế xã hội dựa trên các nguyên tắc bền vững.
- Các nước cần lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu trong các chính sách dân số và sức khỏe; nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách để kết hợp động thái dân số và các vấn đề biến đổi khí hậu trong chiến lược xóa đói giảm nghèo; khuyến khích lồng ghép tốt hơn động thái dân số vào các chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu và cơ chế tài trợ; hỗ trợ những nỗ lực giảm lượng khí thải carbon toàn cầu, bao gồm cả việc áp dụng các công nghệ xanh; đầu tư cho kế hoạch hóa gia đình và các chương trình sức khỏe sinh sản để đem lại những thay đổi về dân số...
PHẦN KẾT LUẬN
Bùng nổ dân số không chỉ tạo nên áp lực đối với môi trường mà còn là khâu liên kết dẫn tới các quá trình biến đổi khí hậu. Quan điểm về mối quan hệ tương hỗ giữa dân số và biến đổi khí hậu là mối quan hệ phức tạp, đa dạng và chứa đựng nhiều biến số. Biến đổi khí hậu là vấn đề quan trọng có tính quyết định trong sự phát triển và tiến hoá của nhân loại. Trong mối quan hệ biện chứng giữa dân số và biến đổi khí hậu. Dân số tăng, kinh tế phát triển làm tăng mức sống, đồng thời làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy thoái môi trường, mất đất đai, mất rừng, sa mạc hoá là hậu quả của gia tăng dân số. Báo cáo của UNICEF đã viết: "Sự tăng trưởng dân số thế giới đã làm tăng thêm sự nghiêm trọng cho khả năng bảo vệ cuộc sống của hành tinh chúng ta".
Đã đến lúc chúng ta phải chọn một trong hai khả năng: dân số đông hay là sự thịnh vượng và an toàn của con người? Yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội là nguồn nhân lực, mà nguồn nhân lực luôn luôn gắn liền sự biến đổi dân số cả về số lượng và chất lượng. Mục tiêu của sự phát triển suy cho cùng là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực thật sự phù hợp và tác động tích cực đến sự phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Nguyện – 2004 – Dân số học và địa lý dân cư – Trường Đại học khoa học Huế.
2. Ðỗ Thị Minh Ðức, Nguyễn Viết Thịnh – 1996 – Dân số-Tài nguyên-Môi trường – NXB Giáo dục, HN.
3. TS. Nguyễn Kim Hồng – 2007 – Gíao trình Dân số và Môi trường – K17. 4. Lưu Ðức Hải – 2002 – Cơ sở khoa học môi trường – NXB Ðại học QG Hà Nội, HN.
5. Lê Văn Khoa và NNK – 2000 – Ðất và Môi trường – NXB Giáo Dục, HN. 6. Viện Kinh tế LX – 1985 – Bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế-xã hội của nó – (người dịch Ðặng Như Toàn, Nguyễn Quang Thái) – NXB KH&KT, HN. 7. GS. Nguyễn Viết Phổ, PGS.TS Vũ Văn Tuấn, PGS. TS Trần Thanh Xuân – 2003 – Tài nguyên nước Việt Nam – NXB Nông nghiệp.