Trong nhà trường phổ thông một bộ phận không nhỏ thanh, thiếuniên học sinh hiện nay chưa được định hướng đúng đắn về các giá trị sốngcủa bản thân, không xác định được vai trò trách nhiệm
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN - QUẬN TÂY HỒ
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Trang 2MỤC LỤC
Trang
PHẦN I : LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI……… 3
PHẦN II : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU……… 3
PHẦN III : CHƯƠNG I KHÁI NIỆM VỀ GIÁ TRỊ SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY……… 5
1.1 Khái niệm giá trị sống……… 5
1.2.Khái niệm Kỹ năng sống……… 8
1.3 Mối quan hệ giữa giá trị sống và kỹ năng sống……… 8
1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sống của học sinh THPT……… 9
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ GIÁ TRỊ SỐNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ NỘI HIỆN NAY……… 10
2.1 Hiểu biết về giá trị sống, kỹ năng sống qua nêu định nghĩa……….10
2.2 Hiểu và phân biệt biểu hiện của giá trị sống và kỹ năng sống………… 14
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY 20 3.1.Biện pháp nâng cao nhận thức về giá trị sống cho học sinh THPT …… 20
3.2 Mối quan hệ của các biện pháp……… 25
3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp………… 25
3.4 Đề xuất một số chương trình hành động( Thực hiện tại trường THPT Chu Văn An) ……… 29
KẾT LUẬN ……… 29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 30
Trang 3
ấy mỗi người là một chủ thể của sự phát triển nhân cách, góp phần tích cựcvào sự phát triển xã hội Có thể khẳng định giá trị sống vừa là mục tiêu, vừa
là động lực của quá trình phát triển nhân cách
Hai là, xuất phát từ thực trạng nhận thức về giá trị sống của học sinh THPT hiện nay.
Học sinh ngày càng có nhiều khoảng trống về giá trị sống, thiếu kĩnăng sống Trong nhà trường phổ thông một bộ phận không nhỏ thanh, thiếuniên học sinh hiện nay chưa được định hướng đúng đắn về các giá trị sốngcủa bản thân, không xác định được vai trò trách nhiệm của mình đến gia đình,
xã hội, và cuộc sống bản thân Nhiều thanh niên, học sinh có những biểu hiệnhành vi, đạo đức xa rời lối sống, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc Tìnhtrạng bạo lực, lạm dụng, sống buông thả, ứng xử thiếu văn hóa, thiếu tôntrọng người khác cũng như thiếu ý thức bảo vệ môi sinh ngày càng đáng báođộng …nguyên nhân chính cũng từ sự thiếu hụt các giá trị sống của học sinh
Ba là, xuất phát từ các hoạt động phong trào của Đoàn thanh niên trường THPT Chu Văn An - Hà Nội
Bốn là, chưa có công trình nào của học sinh nghiên cứu về nhận thức Giá trị sống của học sinh THPT Nhóm tác giả lựa chọn và nghiên cứu một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhằm phần nào đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp nâng cao nhận thức về giá trị sống, góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh THPT.
Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi chọn đề tài “Nhận thức
về Giá trị sống của học sinh THP Hà Nội hiện nay - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
PHẦN II Tổng quan vấn đề nghiên cứu
* Những nghiên cứu ở nước ngoài
Trang 4Cuốn “Những giá trị sống cho tuổi trẻ” (2010) của DIANE TILLMAN, phát triển 12 giá trị xã hội và cá nhân cơ bản, đó là: “Hợp tác, Tự
do, Hạnh phúc, Trung thực, Khiêm tốn, Tình yêu, Hoà bình, Tôn trọng, Trách nhiệm, Giản dị, Khoan dung và Đoàn kết”.
Ủy ban Giáo dục quốc tế thế kỉ XXI (Viết tắt là ICDE) xuất bản cuốn
sách “Tôi tin tôi có thể làm được” Nội dung chính đề cập đến “Học cách làm người, Học cách ứng xử”
Những nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy, nhân cách con người vớinhững giá trị sống căn bản và nền tảng đạo đức cốt lõi được xem là vấn đềquan trọng, luôn được các nhà giáo dục trên thế giới đặc biệt quan tâm
* Những nghiên cứu ở Việt Nam
Một trong những người có những nghiên cứu mang tính hệ thống vềgiáo dục giá trị sống, kỹ năng sống ở Việt Nam là tác giả Nguyễn Thanh
Bình Trong giáo trình Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông (2013),
tác giả đã triển khai nghiên cứu tổng quan về giá trị sống, kỹ năng sống, cácphương pháp tiếp cận giá trị sống, kỹ năng sống trong giáo dục ở nhà trườngphổ thông, đồng thời đề xuất một số chủ đề giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh phổ thông…
Những nghiên cứu ở trong nước cho thấy, nhân cách con người ViệtNam với những giá trị sống truyền thống và tiếp thu những giá trị đương đạiđược các nhà giáo dục đặc biệt quan tâm từ xa xưa, luôn được bồi đắp suốtchiều dài lịch sử dân tộc
Tính sáng tạo, tính mới của đề tài:
Trong những năm qua, giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống trong nhà
trường đã được một số tác giả quan tâm, nghiên cứu Tuy nhiên còn có rất ít những công trình quan tâm giải quyết vấn đề giáo dục giá trị sống ở một bậc học cụ thể, trên một địa bàn cụ thể.
Các công trình nghiên cứu, các chương trình giáo dục thường tập trung
vào nâng cao kỹ năng sống của học sinh Đó chỉ là phần ngọn Trong khi, giá trị sống là nền tảng, là gốc rễ của mọi hành vi ứng xử, hình thành nhân cách của học sinh.
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có học sinh nào tham gia nghiên cứu cụ thể quan niệm nhận thức về giá trị sống của học sinh THPT Do đó
việc khảo sát thực trạng học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽlàm sáng tỏ phần nào về ưu điểm, hạn chế trong nhận thức, hành động của
Trang 5học sinh THPT Hà Nội về giá trị sống và qua đó đề xuất biện pháp nâng cao
nhận thức về giá trị sống cho học sinh THPT hiện nay
Do vậy, chúng tôi chọn đề tài trên, là một nội dung mới trong nghiên cứu về lĩnh vực Khoa học xã hội hành vi
PHẦN III Những kết quả nghiên cứu đã đạt được
Chương 1 KHÁI NIỆM VỀ GIÁ TRỊ SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY
1.1 Khái niệm giá trị sống
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Xô Viết thì: “Giá trị là sự khẳng định hoặc phủ định ý nghĩa của các đối tượng thuộc thế giới xung quanh đối với con người, giai cấp, nhóm hoặc toàn xã hội nói chung Giá trị được xác định không phải bởi bản thân các thuộc tính tự nhiên, mà là bởi tính chất cuốn hút (lôi cuốn) của các thuộc tính ấy vào phạm vi hoạt động sống của con người, phạm vi các hứng thú và nhu cầu, các mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực và phương thức đánh giá ý nghĩa nói trên được biểu hiện trong
các nguyên tắc chuẩn mực đạo đức, trong lý tưởng, tâm thế và mục đích” [13,tr.1462]
Theo Từ điển Tiếng Việt thì giá trị là “cái mà người ta dùng làm cơ sở
để xem xét một vật có lợi ích tới mức nào đối với con người” [12, tr 354]
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Phạm trù giá trị sống được tạo nên bởi kĩ năng sống thành thạo trên nền tảng quan điểm sống đúng đắn Đất nước nào xây dựng và giúp cho thế hệ trẻ thực hiện được hệ giá trị bản thân đúng đắn và hợp thời, thì đất nước đó sẽ có các giờ học tốt, nhà trường tốt, hệ thống giáo dục và nền giáo dục tiên tiến không lạc hậu, lạc điệu với thời đại”
Có thể hiểu: Giá trị sống là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các quan niệm về cái thiện, cái ác trong các mối quan hệ của con người với con người Giá trị sống về bản chất là những quy tắc, những chuẩn mực trong quan hệ xã hội, được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được cả xã hội thừa nhận.
Giá trị sống là quy tắc sống, nó có vị trí to lớn trong đời sống, và địnhhướng cho cuộc sống của mỗi cá nhân, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với
chuẩn mực của xã hội.
Giá trị sống là cái gốc, định hướng thúc đẩy cá nhân có thái độ, suynghĩ, cảm xúc và hành động Kĩ năng sống là hành vi biểu hiện, cách thứchành động của mỗi cá nhân Cụ thể là chất lượng các mối quan hệ, tình trạngsức khỏe, trạng thái tâm trí, sử sụng thời gian, sử dụng các kĩ năng
Trang 6Có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Bên cạnh các giá trị mang tính bản sắc, đặc trưng cho mỗi dân tộc, vùngmiền, có những giá trị mang tính nhân loại, có nghĩa là không phân biệt màu
da, quốc tịch, vị trí địa lý… mọi con người đều cùng hướng về những giá trị
đó Hơn nữa, sử dụng những giá trị phổ quát làm thang giá trị chủ đạo sẽ giảmđược sự phức tạp trong quá trình định chuẩn và tránh được những hậu quảkhôn lường do chọn phải những thang giá trị lạc hậu làm chuẩn cho xã hội
Năm 1995, một dự án quốc tế về giá trị sống đã được triển khai trênhơn 100 nước, và các nhà nghiên đã đưa ra kết quả với 12 giá trị được đề cậpsau đây:
*Giá trị Hòa bình
* Giá trị Tôn trọng
*Giá trị Yêu thương
Trang 7*Giá trị Khoan dung
ở lứa tuổi này quyết định thiên hướng nghề nghiệp và cuộc sống tương lai của
họ Nhà trường cần giúp cho học sinh phát triển hệ giá trị của từng người
Những giá trị sống cần thiết không thể thiếu đối với học sinh trung họcphổ thông là:
- Ham học hỏi
- Trung thực
- Giàu tình yêu thương
- Biết quan tâm đến người khác
- Cần cù, siêng năng
- Chủ động, tự tin
- Chấp nhận thử thách, sẵn sàng vượt mọi khó khăn
- Khoan dung, biết nhận lỗi và biết tha thứ
- Yêu Tổ quốc và lịch sử dân tộc
- Yêu hòa bình
- Tôn trọng bạn bè
- Sống có kỷ luật
Trang 8về đạo đức, sống buông thả, ứng xử thiếu văn hóa, vi phạm kỷ luật, có nhữnghành vi bao lực, thậm chí vi phạm pháp luật gây ra những hậu quả đáng tiếc.Những vấn đề trên đặt ra cho các nhà trường nhiệm vụ cấp thiết phải coi trọngđúng mức giáo dục giá trị sống, góp phần nuôi dưỡng cho học sinh những giátrị sống tích cực, giúp cho các em trải nghiệm thực tiễn, phát triển toàn diệnnhân cách người học.
Giá trị sống có tính khách quan tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của mỗingười, cuốn hút con người, làm con người sống, tồn tại, phát triển với tư cách
là chủ thể tích cực của tự nhiên, xã hội, của sự phát triển nhân cách Giá trịsống không phải là chuẩn mực, giá trị do con người tự đặt ra, mà là do yêucầu khách quan của cuộc sống quy định các giá trị, giá trị sống ở các thời kỳlịch sử khác nhau
Giá trị sống có ý nghĩa và vai trò quan trọng tạo ra động lực thúc đẩycon người phát triển: tạo ra động cơ cho hành động, hành vi; thúc đẩy hammuốn hướng đến chân, thiện, mỹ; giải quyết tốt những mâu thuẫn của cá nhânvới cộng đồng, với tự nhiên
1.2.Khái niệm Kỹ năng sống
KNS chính là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết
để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả Nói một cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng
xử phù hợp với những người khác, với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
1.3 Mối quan hệ giữa giá trị sống và kỹ năng sống
Nếu con người không có nền tảng giá trị sống rõ ràng và vững chắc, dùcho được học nhiều kỹ năng đến đâu, chúng ta sẽ không biết cách sử dụngnguồn tri thức ấy sao cho hợp lý, mang lại lợi cho bản thân và cho xã hội.Không có nền tảng giá trị sống, chúng ta sẽ không biết cách tôn trọng bản
Trang 9thân và người khác, không biết cách hợp tác, không biết cách xây dựng vàduy trì tình đoàn kết trong mối quan hệ, không biết cách thích ứng trướcnhững đổi thay.
Thiếu nền tảng giá trị sống vững chắc, con người rất dễ bị ảnh hưởng bởinhững giá trị vật chất, và rồi mau chóng định hình chúng thành mục đíchsống, đôi khi đưa đến kiểu hành vi thiếu trung thực, bất hợp tác, vị kỷ cánhân Giá trị sống giúp chúng ta cân bằng lại những mục tiêu vật chất Nhữnggiá trị sống tích cực giúp chúng ta ổn định, vững chãi giữa những biến độngcủa cuộc đời, có thể sẽ không dễ dàng gì nhưng ta vẫn vượt qua được
Các kỹ năng sống trọng yếu là các kỹ năng cá nhân hay xã hội giúp học
sinh truyền đạt những điều họ biết (Kiến thức), những gì họ suy nghĩ hay cảm nhận (Thái độ) và những gì họ tin (Giá trị) trở thành khả năng thực tiễn về
những gì cần làm và làm như thế nào
Học sinh phải đối mặt với rất nhiều thử thách Bằng việc nâng cao nhậnthức và đưa các thành tố trọng yếu của KNS vào cuộc sống của học sinh phổthông, sẽ giúp nâng cao năng lực để có được sự lựa chọn lành mạnh hơn, cóđược sự kháng cự tốt hơn với những áp lực tiêu cực và kích thích những thayđổi tích cực trong cuộc sống Chính vì vậy trước khi hình thành KNS nào đó,học sinh cần cảm nhận rõ ràng về các giá trị sống và sự lựa chọn của mìnhđối với các giá trị
Có thể hiểu kỹ năng sống là biểu hiện những giá trị sống trong hoạt động
và giao tiếp hàng ngày và ngược lại với kỹ năng thể hiện giá trị bằng hànhđộng sẽ cho kết quả tích cực và nó lại củng cố các giá trị
Kỹ năng sống giúp người ta học tập, làm việc hiệu quả hơn; giao tiếp,ứng xử với mọi người thân thiện, vui vẻ, hợp tác thành công hơn, biết tự điềuchỉnh bản thân làm việc tốt, tránh việc xấu
Giá trị sống là cái định hướng, thúc đẩy cá nhân hành động, kỹ năng sốnggiúp cá nhân hành động hiệu quả, tạo ra sự thống nhất, nhất quán giữa nhận
thức và hành động, giữa động cơ và hành vi, giữa nội dung và hình thức
1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sống của học sinh THPT
1.4.1 Ảnh hưởng hoàn cảnh kinh tế xã hội của đất nước và địa phương thời kỳ hội nhập
1.4.2 Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh trung học phổ thông
1.4.3 Ảnh hưởng của gia đình
1.4.4 Năng lực của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên
1.4.5 Nhận thức của giáo viên, học sinh và xã hội
Trang 10Từ cơ sở lí luận về giá trị sống, kĩ năng sống mối quan hệ giữa giá trị sống
và kĩ năng sống, những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sống của học sinh THPT, cóthể thấy học sinh trung học phổ thông cần chú trọng, quan tâm nhận thức về giátrị sống, kỹ năng sống là hết sức cần thiết và cấp bách, nâng cao nhận thức giá trịsống, kỹ năng sống là một nhiệm vụ thiết yếu trong tu dưỡng và rèn luyện củahọc sinh, nhằm trở thành những con người có đủ phẩm chất, nhân cách, năng lực
và trí tuệ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước
Chương 2 THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ GIÁ TRỊ SỐNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ NỘI HIỆN NAY
Để thực hiện mục tiêu đánh giá thực trạng nhận thức về giá trị sống củahọc sinh THPT Hà Nội hiện nay, nhóm tác giả đã tiến hành điều tra bằngphiếu hỏi 200 học sinh phổ thông nhận thức về giá trị sống Cụ thể như sau:
Bảng 2.1 Đối tượng khảo sát thực trạng
2 Học sinh trường THPT Phan Đình Phùng 60
Kết quả điều tra khảo sát như sau:
2.1 Hiểu biết về giá trị sống, kỹ năng sống qua nêu định nghĩa
2.1.1 Mức độ hiểu biết của HS về những giá trị sống
Trang 11Bảng 2.2 Mức độ hiểu biết của HS về những giá trị sống
TT Giá trị sống
Đánh giá mức độ hiểu biết của HS
( 100 học sinh)Hiểu sâu sắc Hiểu chưa
sâu sắc
Chưa hiểuhết
HS chưa tốt, đa số chưa hiểu sâu sắc về giá trị sống
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả trên, từ nhà trường, gia đình, xãhội chưa chú trọng công tác giáo dục giá trị sống Học sinh chưa quan tâmđến giá trị sống, chưa trang bị đủ kiến thức cơ bản về các giá trị sống Vì vậy,
đa số học sinh chưa hiểu hết hoặc hiểu chưa sâu sắc về các giá trị truyềnthống cũng như các giá trị phổ quát của nhân loại
Trang 122.1.2.Nhận thức của học sinh về giá trị sống, kỹ năng sống
Bảng 2.3 Nhận thức của học sinh về giá trị sống, kỹ năng sống( 100 hs)
Trình bày theo ý hiểu Số lượng Tỷ lệ (%)
Kỹ năng sống là sự biểu hiện những giá trị
sống trong hoạt động và giao tiếp hàng ngày 83 83Không trình bày được hoặc trình bày chưa
Giá trị sống là những gì có lợi, quý giá, quan
trọng, đáng ham chuộng, có ý nghĩa với cuộc
sống khiến mỗi người mong muốn lĩnh hội, thể
hiện ra để cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, góp
phần cải thiện cuộc sống chung
Không trình bày được hoặc trình bày chưa
Qua số liệu thống kê điều tra, nhận thấy:
- Đa số học sinh đã trình bày được khái niệm về kỹ năng sống,
- Tỷ lệ nhận thức được giá trị sống là gì còn rất thấp (22%)
Nhận xét khái quát chung:
- Tỷ lệ nhận thức về khái niệm giá trị sống ở tất cả các đối tượng khảosát đều thấp, nhất là ở học sinh (mới là 22%) Như vậy tỷ lệ chưa quan tâmđến và chưa hiểu đầy đủ giá trị sống là gì còn ở mức cao
- Kỹ năng sống là một trong những nội dung được đẩy mạnh giáo dục,rèn luyện cho học sinh trong các nhà trường những năm qua, nhưng số liệuđiều tra cũng cho thấy một bộ phận học sinh chưa nắm vững kỹ năng sống làgì
Nguyên nhân khách quan là nhận thức của học sinh chưa cao về giá trịsống, mới hiểu về kĩ năng sống Nguyên nhân từ nhà trường, gia đình, xã hộichưa chú trọng công tác giáo dục giá trị sống mà mới bắt đầu quan tâm đếngiáo dục kĩ năng sống trong vài năm trở lại đây, và chủ yếu quan tâm giảngdạy văn hóa là chính trong các trường phổ thông Học sinh chưa được trang bị
và tự trang bị đầy đủ về giá trị sống, kĩ năng sống, chưa hiểu giá trị sốngchính là gốc rễ của việc hoàn thiện nhân cách con người
2.1.3 Nhận thức của học sinh THPT về tầm quan trọng của giáo dục GTS
Trang 13Bảng 2.4 Nhận thức của học sinh THPT
về tầm quan trọng của giáo dục GTS( 200 hs)
Quan điểm Số người tán thành Tỷ lệ (%) Ghi chú
Trong số cho rằng cần giáo dục kỹ năng sống hơn, có một số ý kiến cho rằng:
- Khi con người biết kỹ năng sống thì sẽ biết sống làm sao cho đúng, phùhợp thì mang lại giá trị sống tốt đẹp
- Kỹ năng sống tốt mới tạo nên được giá trị sống tốt, có kỹ năng sống sẽ
có giá trị sống
- Giúp mỗi người tự hoàn thiện phẩm chất và nhân cách
- Học sinh bây giờ phải được giáo dục về đạo đức và lối sống lành mạnh
để phù hợp với lứa tuổi
- Có kinh nghiệm sống phù hợp sẽ có nhiều kinh nghiệm đối mặt vớinhững việc xảy ra trong cuộc sống
- Giúp biết cách ứng xử, giao tiếp cho phù hợp, thể hiện một con ngườithanh lịch
Trong các ý kiến cho rằng cần giáo dục giá trị sống hơn cho rằng:
- Biết được mục đích sống của mình thì sẽ biết kỹ năng nào phù hợp tốtnhất đạt được mục đích
- Giá trị sống phản ánh bản chất nhân cách phẩm chất đạo đức con người
- Xác định giá trị sống đúng đắn, cá nhân sẽ có biện pháp đi đến kết quả.Nguyên nhân thực trạng nhận thức trên do học sinh vẫn chưa hiểu giá trịsống là cốt lõi, gốc rễ dẫn đến hành vi, kĩ năng của mỗi con người Chưa hiểugiá trị sống là gốc thúc đẩy thái độ, suy nghĩ, cảm xúc, hành động của mỗicon người Chưa nhận thức đúng nếu có giá trị sống cốt lõi mới có kĩ năngsống tốt Về phía nhà trường, gia đình, xã hội đã quan tâm giáo dục kĩ năngsống, nhưng chưa thấy hết vai trò tầm quan trọng của giá trị sống
2.1.4 Nhận thức của học sinh về sự chi phối lẫn nhau giữa kỹ năng sống và giá trị sống; quan điểm sự cần thiết, tính quan trọng trong giáo dục giá trị sống trước hay giáo dục kỹ năng sống trước
Bảng 2.5 Nhận thức của học sinh về sự chi phối
lẫn nhau giữa kỹ năng sống và giá trị sống( 200 hs)
Trang 14Quan điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
- Tỷ lệ nhận thức sai lầm: cho rằng kỹ năng sống chi phối giá trị sốngkhá cao (67%)
- Mâu thuẫn với: tỷ lệ nhận thức GTS là những giá trị bản chất (54%)cao hơn tỷ lệ nhận thức kỹ năng sống là những giá trị bản chất (46%) Nhưvậy, ta thấy rằng mâu thuẫn giữa các con số điều tra thống kê thể hiện sự nhậnthức của học sinh về giá trị sống, kỹ năng sống còn hạn chế
- Đa số học sinh vẫn cho rằng cần giáo dục KNS trước (70 %) và giáodục KNS quan trọng hơn giáo dục GTS (59 %)
- Tuy nhiên, học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáodục giá trị sống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ này đã có, nhưngcòn thấp
Nguyên nhân:
- Sự hiểu biết của các đối tượng khảo sát về sự chi phối lẫn nhau giữa kỹnăng sống và giá trị sống; quan điểm sự cần thiết, tính quan trọng trong giáodục giá trị sống trước hay giáo dục kỹ năng sống trước còn nhiều hạn chế,chưa sâu sắc, chưa thống nhất
- Nhận thức của học sinh về giá trị sống còn rất yếu và mơ hồ
2.2 Hiểu và phân biệt biểu hiện của giá trị sống và kỹ năng sống
2.1.2 Học sinh THPT nhận diện về dấu hiệu của kỹ năng sống, giá trị sống
Bảng 2.6 Học sinh THPT nhận diện về
dấu hiệu của kỹ năng sống, giá trị sống( 100 hs)
Trang 159 Là kỹ thuật thực hiện một thao tác hoạt động 86 14
10 Là sự thống nhất giữa lý thuyết và hành động 60 40
Qua số liệu điều tra thể hiện trong bảng, nhận thấy:
- Các dấu hiệu về kỹ năng sống được nhận biết với tỷ lệ cao Như: thểhiện hành vi trong giao tiếp, hoạt động (83%), là kỹ thuật thực hiện một thaotác, hoạt động (86%)
- Những biểu hiện của giá trị sống chưa được nhận thức đầy đủ, có tớikhoảng một nửa trong số được hỏi nhầm lẫn về những biểu hiện này Như: thểhiện phẩm chất đạo đức chỉ có 59% cho là GTS, còn 41% cho là KNS
Nguyên nhân là do nhận thức của học sinh về giá trị sống còn rất yếu.Chưa phân biệt rõ ràng các dấu hiệu, biểu hiện của giá trị sống hay kĩ năngsống
2.1.3 Học sinh phân biệt về những giá trị sống và kỹ năng sống
Bảng 2.7 Học sinh phân biệt về những giá trị sống và kỹ năng sống(100 hs)
Nhận thức Nhận thức
về sự cần thiết với bản thân