1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phối hợp các phương pháp giáo dục nhằm khắc phục tình trạng yếu kém về đạo đức của học sinh Trung học phổ thông Hà Nội hiện nay

26 999 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 3,41 MB

Nội dung

Phối hợp các phương pháp giáo dục nhằm khắc phục tình trạng yếu kém về đạo đức của học sinh Trung học phổ thông Hà Nội hiện nay

Trang 1

1Ù123 S3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI

Reo PHOI HOP CAC PHUONG PHAP GIAO DUC

% NHẰM KHÁC PHỤC TÌNH TRẠNG YẾU KÉM

rẽ VỀ ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH THPT

| = HA NOI HIEN NAY

| "3 Chuyên ngành : LÝ LUẬN VÀ LỊCH SU SU PHAM HOC

Mã số : 5.07 - 01

Th

TOM TAT LUAN AN TIEN Si GIAO DUC Hoc

HA NOI - 2003

Trang 2

ƠNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌE SƯ PHAM HA NOI

Người hướng dẫn khoa học : PGS-TS Đặng Quốc Bảo

Phần biện 1 : #$.14kkt, thái uy Ea ti

tiáu, khoa lúc giãn đực ly

Phân biện 2: (ÈÝ JÊ Kƒf:.ĐÍ› eupere.LD LG Mu

Set Đại la lát Than

Phản biện 3 : túi JÈ ci Str Le ư/

NT dụ lở

LUẬN ÁN SẼ ĐƯỢC BẢ0 VỆ TRƯỚC HộI ĐẦNG PHẨM LUẬN ÁN CAP NHA NUGC HOP TAD

vao hd gia 30 ngay 24 thing 7 nam <20/)

Có thể tìm hiểu luận án tại :

-Thư viện Quốc gia

Trang 3

MO DAU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

- Giải quyết tình trạng học sinh yếu kém đạo đức (YKĐĐ) của

các nhà trường đã trở nên là một vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa

mang tính chiến lược *# + °

Nhưng trọng thực tế ở nhà trường phổ thơng lại có “khoảng

trống”; có sự “bỏ quên” số hoc sinh YKDD nay

Đề tài hướng vào các giải pháp giải quyết “khoảng trống” này, trong đời sống thực tế các nhà trường phổ thông ở các đô thị lớn hiện nay

H/s PT bình

thường => các

Trẻ Lang Thang - Tiêm nhiễm tệ nạn xã hội - Vi phạm pháp luật

- Có nhiều nguyên nhân để dẫn học sinh đến tình trạng yếu kém

đạo đức, trong đó có một tình trạng các lực lượng giáo dục trong các nhà trường, ở gia đình và ngồi xã hội đã tác động không thống nhất, đôi khi còn trái ngược nhau Mặt khác, khi các lực lượng giáo dục sử dụng các phương pháp giáo dục, riêng lẻ, đơn điệu thường không

mang lại hiệu quả

Đây chính là lý do chúng tôi lựa chọn đề tài “Phối hợp các

phương pháp giáo dục nhằm khắc phục tình trạng yếu kém đạo

Trang 4

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quá trình giáo dục, tổng kết

những kinh nghiệm thực tiên phong phú, luận án đề xuất cách phốt

hợp các PPGD nhằm góp phần khắc phục tình trạng yếu kém về

đạo đức cho học sinh THPT Hà Nội hiện nay

3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :

- Khách thể : Quá trình giáo dục để khắc phục tình trạng yếu kém

đạo đức của học sinh THPT

- Đối tượng : Các PPGD nhằm khắc phục tình trạng yếu kém đạo

đức của học sinh THPT hiện nay

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC :

Nếu phối hợp các PPGD một cách đúng đắn hợp lý, kiên trì thực

hiện mục tiêu giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng giáo dục, lại được đặt trong thiết chế nhà trường thích hợp với hoàn

cảnh kinh tế xã hội, đồng thời có sự tổ chức quản lý chặt chẽ thì sẽ khắc phục được tình trạng yếu kém đạo đức của hs THPT, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đạo đức, ngăn chặn học sinh THPT bỏ

học rơi vào tình trạng lang thang, tiêm nhiễm tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật

5 NHIỆM VỤ :

Luận án đã xác định rõ các nhiệm vụ :

5.1 Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc phối hợp các PPGD nhằm khắc phục tình trạng yếu kém về đạo đức của học sinh THPT Hà Nội

5.2 Làm rõ thực trạng học sinh THPT yếu kém đạo đức và việc

phối hợp các PPGD nhằm khắc phục tình trạng yếu kém về đạo đức

của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay

5.3 Tìm ra những cách phối hợp các PPGD nhằm nâng cao

Trang 5

đức hoàn thiện nhân cách để góp phần khác phục tình trạng yếu kém

vẻ đạo đức của học sinh THPT Hà nội hiện nay nói riêng, học sinh

THPT các thành phố lớn nói chung

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

Phương pháp nghiên cứu được dựa trên hai hệ thống chủ đạo sau : 6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận bao gồm nghiên cứu các văn

kiện, sách báo, hồ sơ có liên quan đến đề tài

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm :

- Tim hiểu kinh nghiệm giáo dục trong nước và nước ngoài, trong đó chú trọng nghiên cứu các kinh nghiệm giáo dục khắc phục tình trạng

yếu kém về đạo đức của học sinh THPT ở Hà Nội trong những nam qua

- Tổng kết thực tiễn giáo dục và kiểm chứng cách tổ chức phối

hợp các PPGD đạo đức thành công ở trường Đinh Tiên Hoàng Hà Nội - Lấy ý kiến chuyên gia : Tham do y kiến đánh giá của các nhà

nghiên cứu KHGD, cán bộ quản lý ngành giáo dục, GVCN, các nhà

quản lý chính trị xã hội, cha mẹ học sinh

- Trực tiếp nghiên cứu một số học sinh trường Định Tiên Hồng có sự tiến bộ về hoàn thiện nhân cách đã được ghi nhận

7 PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI :

Đề tài tập trung nghiên cứu việc phối hợp các PPGD đạo đức Ở

các trường THPT Hà nội trong thời kỳ đổi mới, đi sâu phân tích các

kết quả giáo dục, các kinh nghiệm giáo dục thành công ở trường THPT

Dân Lập Đinh Tiên Hoàng từ 1989 đến nay Trẻ em hư, trẻ em lang thang đường phố, trẻ em trong các trường giáo dưỡng đo công an quản ly khong thuộc đối tượng nghiên cứu cha dé tai

8 NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN :

Trang 6

trường THPT, trong đó đặc biệt quan tâm đến loại học sinh yếu kém

đạo đức không thể học trong các trường phổ thơng bình thường nhưng

chưa đến mức phải đưa vào các trường đặc biệt

8.2 Luận án để xuất cách giải quyết học sinh YKĐĐ bậc THPT

nói chung, đặc biệt loại học sinh đã nêu ở mục 8.1 qua các cách tổ

chức phối hợp các phương pháp giáo dục đạo đức sao cho phù hợp với học sinh, với nhà trường, gia đình, xã hội hiện nay Luận án cũng chỉ

ra qui trình phối hợp, với những điều kiện cần thiết cho qui trình được tiến hành có kết quả

8.3 Luận án nêu ra mơ hình giáo dục có thiết chế giáo dục cụ thể đảm bảo cho việc phối hợp có hiệu quả các phương pháp giáo dục học sinh yếu kém đạo đức đó là trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng

9 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN :

Luận án có 176 trang, gồm phần mở đầu và phần kết quả nghiên

cứu có 3 chương : Phần kết luận ; Khuyến nghị ; Danh mục nghiên cứu của tác giả ; Tài liệu tham khảo và 9 Phụ lục kèm theo

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP

GIÁO DỤC NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG YẾU KÉM

ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH THPT

1.1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU :

Luan án đã giới thiệu tóm tắt thực tế diễn biến việc giải quyết tình trạng yếu kém đạo đức của học sinh ở Việt Nam và các nước trên Thế giới trong những năm qua đến những năm cuối cùng của thế kỷ XX,

vấn để giáo dục lại vấn đẻ giáo dục trẻ em hư, yếu kém đạo đức cũng

Trang 7

không chỉ trên lĩnh vực giáo dục học, tâm lý học mà cả trên quan

điểm, phương pháp của xã hội học Các nhà nghiên cứu KHGD Thế

giới đã có nhiều thành công như A.X.Makarenko (1988-1939) và

V.A.XuKholomsky (1918-1970) trong việc tổng kết tìm phương pháp

giáo dục học sinh yếu kém đạo đức, học sinh chậm tiến

Ở Việt Nam các nhà nghiên cứu KHGD đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về trẻ em hư, trẻ em phạm pháp, về phương pháp giáo dục

lại như tác giả : Phạm Minh Hạc, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Sinh Huy,

Trần Trọng Thuỷ, Mạc Văn Trang Với đây đủ các cơ sở lý luận, cơ

sở thực tiễn, các cơng trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ các điều kiện,

các phương pháp giáo dục phù hợp với học sinh yếu kém đạo đức và

trẻ em làm trái pháp luật ở nước ta Tuy vậy vấn đẻ giải quyết trong thực tiễn ở các trường như thế nào trong nền kinh tế thị trường vẫn là vấn đề lớn cần được tiếp tục nghiên cứu

Việc phối hợp các phương pháp giáo dục để giải quyết tình trang YKDD cua hoc sinh THPT trong các thành phố lớn chưa có đề

tài NCKH nào giải quyết cụ thể

1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI :

Luận án tập trung nghiên cứu những khái niệm cơ bản có liên

quan đến đề tài :

- Đạo đức :

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là thành phần cơ bản của nhân cách mỗi người Nó phản ánh những chuẩn mực giá trị của mỗi hành vi ứng xử của mỗi người với công việc, với bản thân và môi trường sống theo nhận thức và đánh giá riêng của mỗi

người với chuẩn mực chung của xã hội

Trang 8

- Giáo dục đạo đức :

“Giáo dục đạo đức là một quá trình kết hợp nâng cao nhận thức

với hình thành thái độ xúc cảm tình cảm, niềm tin và hành vi, thói

quen đạo đức”

- Giáo dục đạo đức là công việc của toàn xã hội, song giáo dục ở

nhà trường vẫn giữ vai trò định hướng quan trọng và giáo dục ở gia đình phải được làm thường xuyên

- Sự yếu kém đạo đức của học sinh :

Chúng tôi coi HS YKĐĐ, được nghiên cứu, đề cập trong luận án này là những học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng

thường vi phạm các chuẩn mực đạo đức ở ba mức độ sau :

Mức 1 : Trong sinh hoạt học tập hàng ngày : vi phạm nhiêu lần

nội quy, quy chế, điều lệ nhà trường phổ thông, vi phạm những chuẩn

mực đạo đức của người con trong gia đỉnh và người cơng dân ngồi xã hội Những vi phạm này còn ở mức độ nhẹ (có sai, có sửa rồi lại mắc)

Mức 2 : Những hành vi thái độ sai lệch tương đối nghiêm trọng :

din dtim ban bé, bỏ nhà, bỏ trường sống buông thả nhiều ngày hoặc

thường xuyên vô lễ với thay cô - cha mẹ ; thường xuyên gây gổ, xung đột

với mọi người ; mắc các tệ nạn xã hội nghiêm trọng Nhưng những học

sinh này vẫn còn chấp nhận sự giáo dục của gia đình, nhà trường

Mức 3 : Vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng : chiếm đoạt

tài sản công dân (ăn cắp, căn cướp) tham gia tàng trữ, buôn bán ma tuý, tham gia các băng nhóm và ở tình trạng không chấp nhận sự giáo dục của gia đình, nhà trường

- Tình trạng học sinh yếu kém đạo đức :

Phần này luận án khắc họa : Tình trạng HS YKĐĐ là sự tôn tại và

sự diễn biến cả về số lượng lẫn tính chất nguy hại của số HS YKĐĐ ,

Trang 9

Sự tập hợp của những HS YKĐĐ và những tác hại của nó trong một khoảng thời gian nhất định sẽ tạo ra tình trạng YKĐĐ của học sinh

Khắc phục tình trạng YKĐĐ của học sinh PT nhằm làm giảm

số lượng HS YKĐĐ ; làm cho những học sinh bình thường có được mơi trường giáo dục thuận lợi ; làm cho bản thân mỗi HS YKĐĐ sớm điều chỉnh, hoàn thiện nhân cách

- Phương pháp giáo dục đạo đức :

Luận án cũng thống nhất với các nhà nghiên cứu KHGD, coi

“PPGD trong nhà trường là phương thức hoạt động gắn bó với nhau

giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm giải quyết những

nhiệm vụ hình thành nhân cách XHCN ”

Phương pháp giáo dục là yếu tố năng động nhất trong giáo

dục Nội dung giáo dục nói chung mới chứa đựng giá trị tiềm tàng, sẽ

xuất hiện trong sản phẩm giáo dục Trong khi đó, phương pháp giáo dục quyết định giá trị thật sự của sản phẩm giáo dục

- Về phối hợp các phương pháp giáo dục luận án đề xuất :

+ Phối hợp các PPGD là Nhà sư phạm một lúc có thể tiến hành đồng thời hoặc liên tiếp nhiều PPGD có cùng định hướng thống nhất, hỗ trợ nhau đạt mục tiêu giáo dục với chất lượng, hiệu quả cao hơn so với khi chỉ vận dụng đơn lẻ từng PPGD

+ Học sinh yếu kém đạo đức thường nhận thức yếu, tình cảm thiếu trong sáng lành mạnh, hành động cực đoan, khơng có thói quen

nề nếp thì khơng thể áp dụng một vài PPGD đơn lẻ mà có thể thành

công Việc phối hợp các PPGD là việc làm tất yếu khách quan phù hợp với học sinh yếu kém đạo đức

Trang 10

Một : Phải đảm bảo tính tồn vẹn của q trình giáo dục : nghĩa là phải đặt quá trình phối hợp PPGD trong mối tương quan tác động của 8 yếu tố cơ bản của quá trình giáo dục

Hai : Phải trên cơ sở quán triệt mục tiêu giáo dục của nhà trường

phổ thông mà điều 23 luật giáo dục đã khẳng định ; phải bám vào mục

tiêu xây dựng nhân cách người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH

Bản thân

+ Lành mạnh

+ Ổn định

+ Tích cực

Mọi người Môi trường + Nhân ái + Tôn trọng

+ Hữu nghị + Bảo vệ + Hợp tác + Tạo sự cân, bằng hài hoà

Công việc - Sự nghiệp +Saymé + Thích ứng +Sangtao + Hiệu quả

Hình 1.1 : Mơ hình nhân cách

Ba : Phải dựa trên cơ sở tăng cường công tác tố chức quản lý

giáo dục mỗi nhà trường phải có một bộ máy quản lý mạnh mới huy động được nhiều nguồn lực, huy động nhiều lực lượng giáo dục tham

Trang 11

+ Luận án cũng đưa ra qui trình phối hợp các PPGD với các

bước phối hợp chặt chẽ :

Bước một : Phân tích đánh giá đúng đặc điểm từng học sinh YKĐĐ

Bước hai : Lựa chọn PPGŒD và phối hợp các PPGD

Bước ba : Phải luôn đánh giá kết quả và điều chỉnh cách phối hợp

các PPGD đạo đức

Bước bốn : Phải thường xuyên tìm biện pháp tác động cho phù

hợp đối tượng để duy trì kết quả giáo dục đạo đức ; chuyển quá trình

giáo dục lại thành quá trình tự giáo dục của học sinh YKÐĐ

+ Cuối cùng luận án cũng đã bàn đến việc những điều kiện cần

thiết để việc phối hợp các PPGD thành cơng Đó là : Các lực lượng giáo dục phải có nhận thức đúng và có quyết tâm hành động cao ; Có

bộ máy quản lý đủ mạnh để hỗ trợ và tập hợp các lực lượng giáo dục

phối hợp các PPGD; Có đủ nguồn lực và một cơ chế phù hợp với mô

hình giáo dục học sinh YKĐĐ

1.3 MỘT SỐ BIỂU HIỆN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH YẾU KÉM ĐẠO

ĐỨC

Ngoài những đặc điểm chung giống như học sinh THPT cùng lứa tuổi, học sinh yếu kém đạo đức còn được luận án phân tích kỹ thêm về

các mặt :

1 Quá trình diễn biến tâm lý của học sinh yếu kém đạo đức :

Phân tích tâm lý của số đông HS YKĐĐ, luận án đã rút ra kết

quả: Học sinh yếu kém đạo đức vốn từ những học sinh bình thường

nhưng dần dần chuyển thành HS YKĐĐ Quá trình diễn biến đó

thường diễn ra qua 3 giai đoạn chủ yếu :

a, Giai đoạn tập nhiễm : Học sinh bị cám dõ, khơng có khả năng đề kháng trước những thói xấu, bắt đầu có những biểu hiện

buông thả

b, Giai đoạn phát triển : Những hoạt động tiêu cực dân dần

Trang 12

10

c, Giai đoạn nghiêm trọng : Những hoạt động tiêu cực trở

thành chủ yếu trong đời sống và dân đến sự biến chất về nhân cách

2 Luận án cũng chỉ rõ : Với các nhà sư phạm có kinh nghiệm có

thể khai thác những khả năng tích cực từ chính những đặc điểm tâm lý

của học sinh yếu kém đạo đức để giúp các em sớm hoàn thiện nhân cách

Đó là những đặc điểm về niềm tin hành động mạnh mẽ, nghĩa

hiệp, cởi mở, sẵn sàng hy sinh vì bạn ; sự linh hoạt, sáng tạo

1.4 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC HỌC ĐƯỢC

QUÁN TRIỆT TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

1 Nhà sư phạm phải biết tạo viễn cảnh, niềm tin và động lực

để học sinh rèn luyện phấn đấu hoàn thiện nhân cách

Nhà trường không thể áp đặt công việc cho học sinh mà phải hướng học sinh vào những hoạt động thực sự, chủ động dựa trên nhu

cầu và hứng thú cá nhân

Như vậy nhà trường phải chuyển hoá được những mong muốn cua cdc lực lượng giáo dục thành cái học sinh mong muốn, hứng thú

MONG MUON CUA NHA GIAO DUC (1) MONG MUO! CUA HS (3) MONG MUON CUA GIA DINH (2)

TRẠNG THÁI KHI CHƯA

PHỐI HỢP GIÁO DỤC

TRANG THAI PHO! HOP GIAO

NHU CAU HUNG THU CANHAN pyc CAN CO DE DAT HIEU QUA

ĐƯỢC TÁC ĐỘNG TRỞ THÀNH

Trang 13

ll

2 Luan án cũng dé cấp đến vấn đề : Rèn luyện những thói

quen tốt để học sinh có thể tích cực điều chỉnh các hành vì ứng xử :

Nhiều nhà KHGD đã phân tích một cách khoa học và chỉ ra bí

quyết con người muốn thành đạt, muốn biến đổi được bản thân mình người ta phải biết xây dựng cho mình những thói quen tích cực, thắng được những thói quen xấu

Tri thức

(lầm cái gì, tại sao)

Động cơ (mong muốn

làm cái gì)

Hình 1.3 : Sự hình thành các thói quen có hiệu quả tốt

3 Luận án cũng chỉ rõ thêm, trong điều kiện giáo dục Việt Nam hiện nay phải làm được việc xây dựng môi trường giáo dục

dân chủ để học sinh tự giác chủ động lựa chọn các phương pháp giáo dục cho phù hợp hoàn cảnh của bản thân

Môi trường giáo dục dân chủ trong nhà trường là một nhân tố

giáo dục đạo đức tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn điện trong nhà trường THPT hiện nay Đặc biệt với HS YKĐĐ người

ta dễ dàng muốn áp đặt ngay các hình thức kỷ luật Có thể phương

pháp áp đặt này dễ dàng tạo ra một hiệu quả “nghe lời” ngay nhưng

không bao giờ tạo ra được một sự tự giác, để có được một nhân cách

bền vững hoàn thiện

4 Bồi dưỡng năng lực hành động và sự gắn kết với hoạt động tập thể để giúp học sinh có thể chủ động thích nghỉ với hồn cảnh xã hội

Trang 14

12

học sinh, nhà sư phạm không chỉ bằng những lời chỉ dẫn tận tình mà còn phải định hướng bằng việc nêu gương, bằng việc tác động mạnh

vào tình cảm chỉ rõ cho học sinh thấy ích lợi, mục đích cao cả, tốt đẹp

của mỗi hành động ; phải tạo những hứng khởi, thích thú cho học sinh khi tham gia các hoạt động tập thể Vì thế các hoạt động tập thể phải

đủ sức mạnh cuốn hút học sinh, phải tốn kém cả thời gian, trí tuệ tiền

của mới mong đạt kết quả

5 Luận án chỉ rõ, muốn phối hợp các PPGD thành công, nhà sư phạm phải chú ý phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục

và môi trường giáo dục trong việc giáo dục học sinh YKĐĐ

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ :

“Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục

trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cĩng khơng hồn tồn ”

Vì thế việc phối hợp các lực lượng giáo dục các môi trường giáo dục

là không thể thiếu được trong quá trình rèn luyện đạo đức cho học sinh

- Và Piaget đã khẳng định : “Giáo dục, đó là làm cho con người thích nghỉ với môi trường xã hội xung quanh”

CHƯƠNG 2

TÌNH TRẠNG YẾU KÉM ĐẠO ĐỨC VÀ VIỆC PHỐI HỢP CÁC

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH

TRẠNG YKĐĐ CHO HỌC SINH THPT HÀ NỘI HIỆN NAY

2.1 TÌNH TRẠNG YẾU KÉM VỀ ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH TRONG BỐI CẢNH XÃ HỘI HIỆN NAY

Luận án trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn đã khái quát tình trạng và

chỉ rõ nguyên nhân yếu kém đạo đức của học sinh phổ thông hiện nay - Tình trạng chung :

Chịu những ảnh hưởng xấu của nền kinh tế thị trường, những năm

Trang 15

15

sinh viên cũng mắc tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật Tình trạng này ngày càng gia tăng về số lượng và nguy hại về tính chất

- “Tổng hợp báo cáo năm 1998 của 53/61 Tỉnh thành phố và 240

trường ĐH, CÐ, THCN và DN có 2.837 hs, sinh viên đã sử dụng, nghiện ma tuý, trong đó 1.785 h/s phổ thơng”

- Tình trạng yếu kém về đạo đức của học sinh THPT

Khi kiểm điểm thực hiện Nghị quyết TW2, Bộ GD&ĐT đã đánh

giá: “Còn một bộ phận nhỏ học sinh sa súf về đạo đức, nhân cách vi

phạm pháp luật, truyền thống tôn sư trọng đạo

- Căn cứ vào mô hình nhân cách và sự tác động của môi trường và

hoàn cảnh đối với học sinh yếu kém đạo đức, luận án chỉ rõ nguyên

nhân dân đến tình trạng yếu kém đạo đức của học sinh THPT : Chủ

yếu có thể xem xét từ hai phía

a, Bản thân học sinh :

- Sự thiếu hụt và sai lệch về nhận thức

- Sự thiếu hụt và phát triển lệch lạc những tình cảm bình thường

- Hành động bột phát thiếu trách nhiệm, không thấy hậu quả b, Hoàn cảnh, môi trường tác động :

- Nền kinh tế thị trường và q trình đơ thị hoá nhanh

- Sự biến đổi hệ thống định hướng giá trị đạo đức của mỗi người

trong xã hội, ảnh hưởng đến định hướng giá trị đạo đức của học sinh

- Gia đình : Thiếu quan tâm, khơng có phương pháp hoặc vận

dụng không đúng các phương pháp giáo dục

- Nhà trường : Mất dân chủ, áp đặt cứng nhắc các phương pháp

hoặc phối hợp các phương pháp giáo dục còn hạn chế

Trang 16

14

2.2 ĐÁNH GIÁ VIỆC PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC `

KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG YẾU KÉM ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH

THPT HA NOI HIEN NAY

Luận án đã phân tích kết quả và thiếu sót chính của công tác giáo

dục đạo đức của Hà Nội trong những năm qua

- Về những kết quả chính :

+ Đế có sự quan tâm cả nội dung và phương pháp giáo dục đạo dic trong quá trình giáo dục học sinh YKDD

+ Chú ý tính đa dạng của phương pháp giáo dục để khắc phục tình trạng YKĐĐ của học sinh THPT

+ Bước đầu xây dựng cơ chế phối hợp các phương pháp giáo

dục, phối hợp các lực lượng giáo dục để khắc phục tình trạng YKĐĐ của học sinh

- Về những thiếu sót chính của cơng tác giáo dục đạo đức của học

sinh THPT Hà nội, luận án đã đề cập 5 vấn đề chủ yếu :

+ Cịn mang tính hình thức chưa tạo động lực cho học sinh rèn luyện phấn đấu

+ Mới cung cấp trí thức, chưa chú ý rèn thói quen ứng xử hợp chuẩn mực cho học sinh

+ Chưa tạo môi trường thuận lợi để học sinh tự giác lựa chọn phương pháp giáo dục

+ Trong bối cảnh học sinh chỉ tập trung học văn hóa, các nhà trường lại chưa chú trọng tổ chức sinh hoạt tập thể cho học sinh

+ Trong các nhà trường phổ thơng cịn thiếu cơ chế, chưa tạo sự

Trang 17

15

2.3 PHÂN TÍCH MỘT SỐ MƠ HÌNH GIÁO DỤC NHẰM KHẮC

PHỤC TÌNH TRẠNG YẾU KÉM ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH THPT HÀ NỘI

Luận án đã tổng kết giới thiệu các mơ hình chủ yếu :

- Về mơ hình truyền thống phân tán trong từng trường THPT :

Đó là các học sinh yếu kém đạo đức trong mỗi lớp học được giữ

nguyên trang, để mỗi GVCN tự giáo dục Mơ hình này chỉ giải quyết

số học sinh yếu kém ở mức thấp Còn những học sinh có cá tính, mắc

tệ nạn xã hội thường phải dùng kỷ luật để đuổi học sinh

- Về mơ hình phối hợp giải quyết theo địa bàn dân cư :

Đây là mô hình mới phát triển trong một số năm gần đây khi công tác xã hội hoá giáo dục được triển khai rộng trên các địa bàn dân cư

Mơ hình này chỉ thích hợp với học sinh THCS còn học sinh THPT

vì khơng cùng ở trên địa bàn nên việc kết hợp với nhà trường bị hạn chế

- Về mô hình tập trung trong một trường THPT :

Đây là loại mơ hình được triển khai dưới hai hình thức :

Hoặc là tập trung toàn bộ học sinh yếu kém văn hoá đạo đức của

cả khối vào một lớp để tập trung giáo viên giỏi giải quyết Đến lớp 12 nhiều trường THPT đã vận dụng kinh nghiệm này của trường cấp 3

Cao Bá Quát đã thành công Tuy vậy nhiều trường không thành công

vì khơng tập trung được giáo viên giỏi, không đủ kiên trì để thuyết

phục học sinh

Hoặc là tập trung những học sinh yếu kém đạo đức văn hoá trong

thành phố thành một trường riêng Đó là kinh nghiệm giáo dục của

trường THPT DL Đỉnh Tiên Hoàng được ra đời từ 1989 đến nay

2.4 TRƯỜNG THPT DL ĐINH TIÊN HỒNG MƠ HÌNH THÍ ĐIỂM

TẬP TRUNG HỌC SINH YẾU KÉM VĂN HOÁ, ĐẠO ĐỨC

Luận án đi sâu phân tích giới thiệu kết quả giáo dục ở trường

Trang 18

16

- Sự ra đời của trường THPT DL Dinh Tién Hoang - Nhan dién hoc sinh Dinh Tién Hoang

- Những biểu hiện yếu kém của học sinh Đinh Tiên Hồng + Khơng có né nếp học tập và thói quen tôn trọng kỷ luật

+ Một số học sinh có những biểu hiện sai lệch nhân cách

+ Một số học sinh đã có hành vi vi phạm pháp luật ; tệ nạn xã hội

- Nguyên nhân thành công của việc phối hợp các phương pháp giáo dục ở trường Đinh Tiên Hoàng

+ Phát huy vai trò, phẩm chất, năng lực của đội ngũ giáo viên

+ Trường Đinh Tiên Hoàng - Một mơ hình phù hợp với việc phối hợp các phương pháp giáo dục nhằm khắc phục tinh trang YKDD cua hoc sinh THPT

+ Nhờ thực hiện xã hội hố, trường Đỉnh Tiên Hồng đã tăng

thêm nguồn lực vật chất, tỉnh thần đảm bảo việc phối hợp phương pháp

giáo dục thành công

CHƯƠNG 3

PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG YẾU KÉM ĐẠO ĐỨC CỦA

HỌC SINH THPT HÀ NỘI HIỆN NAY

3.1 ĐỊNH HƯỚNG VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO

HỌC SINH THPT HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Trước khi đi vào phân tích các giải pháp phối hợp các phương

pháp giáo dục, luận án giới thiệu khái quát yêu cầu giáo dục đạo đức

trong bối cảnh thời kỳ CNH, HĐH

Trong “Chiến lược phát triển giáo dục từ 2001-2010” (được Thủ tướng Chính phủ thơng qua 2002) chỉ rõ mục tiêu giáo dục THPT là :

“Thực hiện giáo dục tồn diện về trí, đức, thể, mỹ, cung cấp học vấn

Trang 19

x

17

nước phát triển trong khu vực Xây dựng thái độ học tập đúng đắn,

phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo ; lòng ham học, ham

hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dung kiến thức vào cuộc sống” “Quan tâm đầy đủ đến giáo dục phẩm chất, đạo đức, ý thức công

đân giáo dục sức khoẻ và thầm mỹ cho học sinh”

3.2 PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRONG CÁC TRƯỜNG THPT HÀ NỘI HIỆN NAY

Luận án đi sâu giới thiệu các cách phối hợp các phương pháp giáo

dục được thử nghiệm ở trường Định Tiên Hoàng

1 Tổ chức “Giáo dục hướng nghiệp” (GDHN) để tạo viễn a ein và động lực cho học sinh rèn luyện phấn đấu

a, “Giáo dục hướng nghiệp” là một hoạt động giáo dục của

hhà trường phổ thông nhằm giúp cho học sinh nhận thức đúng ắn về năng lực, sở trường của bản thân để đi đến quyết định uẩn bị tích cực cho bản thân chọn ngành nghề phù hợp khi học ng phổ thông, đồng thời tạo động lực, định hướng cho học sinh som tích cực chú ý rèn luyện phẩm chất đạo đức, trình độ văn hoá, a khoé dé that su “Vi ngay mai lap nghiép”

b, Quy trình tiến hành GDHN ở trường THPT :

* Bước 1 : Tạo nhận thức đúng cho học sinh và cha mẹ học sinh

* Bước 2 : Học sinh đánh giá về bản thân, tự chọn một số nghề

mà mình thích và cho rằng phù hợp với bản thân

* Bước 3 : Trung tâm tư vấn phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu học sinh và tham gia định hướng cho học sinh

* Bước 4 : Học sinh tự lựa chọn nghề

* Bước 5 : Hoàn thiện việc lựa chọn nghề chính thức, lựa chọn

Trang 20

18

2 Tìm biện pháp rèn luyện những thói quen tốt để học sinh có

những hành vi ứng xử hợp chuẩn mực chung của xã hội : 5 Nguyên tắc ứng xử để rèn thói quen cho học sinh

- Môt là : Các lực lượng giáo dục phải kiên trì chấp nhận những

mặt yếu kém của học sinh

- Hai là : Các lực lượng giáo dục phải khách quan trong việc nhìn nhận đánh giá thiếu sót của học sinh

- Ba là : Các lực lượng giáo dục phải giúp học sinh thấy rõ những

cái lợi cái hại để học sinh tự lựa chọn cách ứng xử sao cho hợp chuẩn mực chung xã hội

- Bến là : Các lực lượng giáo dục phải giúp học sinh biết cách hoà

nhập tập thể, tôn trọng lợi ích tập thể, cộng đồng

- Năm là : Các lực lượng giáo dục phải biết gieo nhu cầu mới và quan trọng là biết tổ chức cho học sinh thực hiện dần yêu cầu giáo dục :

Các nhà sư phạm có thể hình thành cho học sinh có được những

thói quen chủ yếu sau đây :

+ Thói quen sống có kỷ luật, biết tơn trọng pháp luật

+ Thói quen tôn trọng và bảo vệ của công, giữ vệ sinh

+ Thói quen tơn trọng bản thân và người khác

„+ Thói quen khơng nói tục chiti bay

+ Thói quen làm việc tốt, biết giúp đỡ người khác gặp khó khăn

và biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ

Đây là những thói quen tốt tối thiểu cần thiết nhất nếu khơng hình

Trang 21

19

3 Tổ chức “Tư vấn giáo dục” (TVGD) để tạo môi trường giáo

dục tự giác dân chủ cho học sinh THPT :

- “TVGD là PPGD mà người tư vấn, (nhà giáo dục) sau khi tùm hiểu, nghiên cứu cụ thể về đối tượng được giáo dục sẽ đưa ra lời

khuyên và những giải pháp thực tế nhằm giải quyết hoặc khắc phục những khó khăn hoặc khắc phục một tình trạng mà người được tư

vấn (học sinh, cha mẹ học sinh ) đang cần được giải quyết

TVGD co ý nghĩa :

Tư vấn giáo dục làm cho quá trình giáo dục học sinh được thật sự

dân chủ, tự giác Học sinh là đối tượng được giáo dục, khi được tư

vấn họ sẽ hoàn toàn được quyền chủ động lựa chọn các PPGD phù hợp

với bản thân Và người làm công tác giáo dục cũng nhận được đầy đủ

các thông tin cần có trước khi lựa chọn các PPGD cho thích hợp với

đối tượng

“TVGD” là cầu nối giữa đối tượng được giáo dục với người giáo dục; giữa học sinh với các bộ phận quản lý giáo dục học sinh để tìm

tiếng nói chung, đồng cảm hiểu biết lẫn nhau

“TVGD” voi tư cách là PPGD có thể xoá được những mặc cảm

của học sinh cũng như cách giáo dục hời hợt, công thức, tùy tiện của

giáo viên tạo cho đối tượng được giáo dục có nhận thức mới đúng

dan hon, chủ động tìm cách thay đổi hành vi

- Qui trình Tư vấn giáo dục

Mội : Giai đoạn khởi đâu Hai : Giai đoạn triển khai

Ba: Giai đoạn kết thúc

4 Tăng cường tổ chức hoạt động tập thể, hoạt động xã hội

phù hợp hoàn cảnh tâm sinh lý học sinh THPT :

Trang 22

20

+ Hoại động tự quản

+ Hoạt động giáo dục truyền thông

+ Lôi kéo học sinh vào các hoạt động xã hội, từ thiện

+ Những hoạt động ngoại khoá

- Những nguyên tắc chỉ đạo cần thực hiện để náng cao chất

lượng hiệu quả các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội cho học sinh :

+ Thứ nhất : Mọi hoạt động tập thể, hoạt động xã hội tiến hành

giáo dục hoc sinh YKDD đều phải đạt mục đích giáo dục

+ Thứ hai : Muốn cho các hoạt động tập thể của học sinh thật sự có ý nghĩa giáo dục phải lôi kéo nhiều lực lượng giáo dục tham gia, và mọi hoạt động phải được tổ chức khoa học, chống lãng phí thời gian, tiền của, lại phản tác dụng

+ Thứ ba : Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tập thể đã tác

động đến học sinh như thế nào ?

5 Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường theo chủ đẻ

“Dạy con nên người” :

- Quan điểm chỉ đạo việc kết hợp :

Quan điểm cơ bản mà các bậc cha mẹ học sinh cần quán triệt

trong việc giáo dục là: việc “nên người" hay khơng, phải do chính mỗi

học sinh tự quyết định và mỗi gia đình có tìm ra cách để “dạy con nên người" hay không Đây là trách nhiệm thiêng liêng, cao cả của mỗi ông bố, môi bà mẹ Không được ai “đồ trách nhiệm cho ai”, người này “phân công“, “khoán trắng” cho người kia Tất cả đều phải kiên trì,

thơng minh tìm cách giáo dục, thuyết phục thế hệ trẻ Nhà trường và

gia đình đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện các điều của “Luật gia đình” đã ghi

- Nội dung kết hợp :

Nhà trường luôn giúp cha mẹ học sinh nhận thức đúng về quá

trình biến đổi phát triển sinh lý, tâm lý và ảnh hưởng của môi

trường xã hội với trẻ để gia đình biết trước và chủ động tìm cách phối hợp giáo dục

Trang 23

21 - Hội cha mẹ học sinh toàn trường

Thứ nhất : Cung cấp đầy đủ thông tin về con cái khi ở gia đình

cũng như tiếp xúc với bạn bè ngoài xã hội

Thứ hai : Thống nhất với giáo viên chủ nhiệm và Ban Giám hiệu nhà trường tìm ra những biện pháp phù hợp để giáo dục con nên người

Thứ ba : Tích cực tham gia mọi hoạt động của lớp trường, góp

phần xây dựng tập thể lớp học sinh vẻ mọi mặt, giúp đỡ nhà trường tuyên truyền kết quả giáo dục và phản ảnh kịp thời những biểu hiện

chưa lành mạnh trong quan hệ giao tiếp, trong việc giáo dục con em

3.3 KIỂM CHỨNG KẾT QUẢ VIỆC PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG

PHÁP GIÁO DỤC QUA THUC TIEN GIAO DUC 6 TRƯỜNG ĐỊNH TIÊN

HOÀNG

1 Luận án đã giới thiệu rõ mục đích, nội dung, phương pháp,

đối tượng kiểm chứng kết quả

2 Luận án đã thông báo kết quả kiểm chứng của 5 cách phối hợp các phương pháp giáo dục đã được tiến hành, thể nghiệm ở trường Đinh Tiên Hoàng

Đặc biệt khi kiểm chứng với 26 GVCN ở trường Định Tiên

Hoàng, luận án đã thu được một số kết quả khả quan (theo biểu đồ)

Trang 24

2

3 Khảo sát kết quả đào tạo của trường Đinh Tiên Hoàng hơn 10 năm qua, luận án đã chỉ rõ :

- Năm 1989 khi mới thành lập trường chỉ có 136 học sinh, có 2

lớp 12 và chỉ tốt nghiệp có 38%, có 2,8% học sinh khá giỏi, 39,7%

học sinh đạt hạnh kiểm tốt Những năm học 1998-1999 trường đã có

2013 học sinh (tăng gấp 16 lần so với năm 1989) Lớp 12 có tới 784

học sinh (gấp 14 lần so với năm 89), tốt nghiệp 98,8% Có 24,3% học sinh xếp loại văn hoá khá giỏi, 83% đạt hạnh kiểm khá tốt, có học

sinh vào thẳng Đại học

- Khảo sát ý kiến của phụ huynh lớp 12 khi con họ đã ra trường

trên tổng số 119 phiếu : Có 7§,9% cơng nhận con tiến bộ về học;

89,1% công nhận con tiến bộ về đạo đức

Về mặt hoàn chỉnh nhân cách của học sinh : Khảo sát học sinh

Ta trường

Đại học : 42,88% ; Học THCN : 22,1% ; Nghề tự do : 7,47% ;

Chưa tìm việc làm : 24,6%

TỶ LỆ TỐT NGHIỆP THPT VÀ ĐẠO ĐỨC CÒN YẾU KÉM

100 - 98 982 98:3 951 956 94 87 98.7 90 -

80 - 70 -

HC @ (1) Tỷ lệ hoc sinh tốt nghiệp hàng năm

50- (II) Ty lệ học sinh còn bị hạnh kiểm yếu kém

Trang 25

23

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1 KẾT LUẬN

- Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích các quan điểm của tâm lý học lứa

tuổi, của giáo dục học, phân tích thực tiễn giáo dục THPT Hà nội và

trường Dinh Tiên Hoàng luận án đã chỉ rõ cơ sở lý luận và đưa ra cách phối hợp các phương pháp giáo dục nhằm khắc phục tình trạng yếu kém đạo đức của học sinh THPT nhằm đạt các kết quả theo mục tiêu

giáo dục nhà trường XHCN hiện nay

Luận án đã bám sát các yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài đặt ra Đề tài vừa có ý nghĩa nhân văn vừa có giá trị thực tiễn ; giải quyết được một vấn đề vừa có tính cấp bách vừa có tính chiến lược của giáo

dục phổ thông trong nền kinh tế thị trường thời kỳ CNH, HĐH của

Việt Nam ở Thế kỷ XX Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu để có thể nhân rộng kết quả cho các trường THPT ở các Thành phố đồ thị lớn

hiện nay

2 CÁC KHUYẾN NGHỊ :

- Với Bộ GD & ĐT, các cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục

Cần có sự quan tâm hơn nữa đến vấn để giáo dục học sinh yếu

kém đạo đức hiện nay Nhân rộng, nhân nhanh các mơ hình các kinh nghiệm giáo dục học sinh yếu kém đạo đức trên địa bàn cả nước

- UBND Thành phố và Sở GD&ĐT Hà Nội cần nghiên cứu để hỗ

Trang 26

DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

(Những cơng trình đã cơng bố có liên quan đến luận án)

1 Nguyễn Tùng Lâm (1992), “Kinh nghiệm giáo dục học sinh yếu

kém văn hoá và đạo đức ở trường PTTH DL Đinh Tiên Hoàng” Tham gia đề tài NCKH mã số B29 của Trung tâm Giáo dục đạo đức

và công dân Viện KHGD Việt Nam - 1992 Do GS Đặng Vũ Hoạt

chủ nhiệm để tài : “Cơ sở thực tiên của quá trình giáo đục lại trẻ

em hư, trẻ em phạm pháp”

2 Nguyén Ting Lam (1993), “M6 hinh gido duc hoc sinh yéu kém van hoá và đạo đức” Chủ nhiệm đề tài NCKH cap Thanh pho, Sé KHCN Môi trường Hà nội cấp kinh phí nghiên cứu từ năm 1001-1093

3 Nguyễn Tùng Lâm (1997), “Trường PTTH DL, Đình Tiên Hồng một mơ hình giáo dục đặc biệt” Tạp chí phát triển giáo dục số 1/1997

4 Nguyên Tùng Lâm (1999), “Quy trừnh tổ chức giáo dục học sinh yếu kém” Tạp chí Giáo viên và nhà trường số 21 và 22/1999,

5 Nguyễn Tùng Lâm (2000), “?bực hành tư vấn giáo dục và hướng nghiệp cho học sinh THPT” Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Thành pho, Do Sở KHCN Môi trường HN cấp kinh phí nghiên cứu Từ năm 1998 đến 2000

6 Nguyễn Tùng Lâm (2000), “Kinh nghiệm tổ chức giáo dục học

sinh yếu kém đạo đức và văn hoá ở trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng” Kỷ yếu hội thảo “Đổi mới day học, nghiên cứu về ứng

dụng tâm lý học, giáo dục học phục vụ su nghiép CNH - HDH”,

Khoa Tam ly - Gido duc hoc trường ĐHSP Hà nôi

Ngày đăng: 06/04/2014, 12:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w