sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học chương 1_cơ chế di truyền và biến dị_sinh học 12

26 1.7K 8
sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học chương 1_cơ chế di truyền và biến dị_sinh học 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SƠ ĐỒ HÓA TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG I - CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ, PHẦN DI TRUYỀN HỌC, SINH HỌC 12 BAN CƠ BẢN Môn: SINH HỌC Bậc: THPT Họ và tên tác giả: Trần Thái Toàn Đơn vị công tác: Trường THPT Thành Sen Hà Tĩnh, năm 2014 i MỤC LỤC Trang PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Giả thuyết khoa học 2 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 6. Phương pháp nghiên cứu 2 7. Dự kiến đóng góp mới của đề tài 2 8. Cấu trúc đề tài 3 PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG I. CƠ SƠ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4 1.1. Cơ sở lí luận 4 1.2. Cơ sở thực tiễn 6 CHƯƠNG II: SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SƠ ĐỒ HÓA ĐỂ DẠY - HỌC CHƯƠNG I - CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ, PHẦN DI TRUYỀN HỌC 13 CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 20 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức, con người được xem là nhân tố chính của sự phát triển. Hoà cùng với sự phát triển của thế giới, Việt Nam cũng đang bước vào kỷ nguyên mới với những cơ hội và thách thức mới. Hơn lúc nào hết sự nghiệp giáo dục và đào tạo có ý nghĩa quan trọng lớn lao trong chiến lược phát triển của đất nước và đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã được Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI thông qua tiếp tục xác định "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội". Luật giáo dục 2005, khoản 2, điều 28 nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học: bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Thực tế cho thấy, vẫn còn nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật”, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau. Vì vậy, việc hướng dẫn HS cách học, liên hệ kiến thức theo hệ thống là điều rất cần thiết trong quá trình dạy học. Một trong những phương pháp để người học thu nhận thông tin một cách có hệ thống là sử dụng biện pháp sơ đồ hóa trong quá trình dạy – học. Sơ đồ hóa cho phép tiếp cận nội dung của tri thức bằng con đường logic, phản ánh một cách trực quan cùng một lúc mặt tĩnh và mặt động của sự vật, hiện tượng theo không gian và thời gian, nhằm phát triển năng lực nhận thức của học sinh và nâng cao hiệu quả học tập. Nội dung chương I - Cơ chế di truyền và biến dị, phần di truyền học, sinh học 12 chủ yếu là kiến thức về quá trình, cơ chế nên có tính khái quát cao và có mối liên hệ với nhau. Do đó sơ đồ là một kênh chuyển tải thông tin cụ thể, trực quan chi tiết vừa có tính khách quan trừu tượng và có tính hệ thống cao. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: "Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để dạy học chương I - Cơ chế di truyền và biến dị, phần di truyền học, sinh học 12 Ban Cơ bản". 2 2. Mục đích nghiên cứu Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong dạy - học chương I - Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học nhằm góp phần nâng cao chất luợng dạy học môn Sinh học lớp 12. 3. Giả thuyết khoa học Nếu chương I- Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học lớp 12 được dạy bằng biện pháp sơ đồ hóa thì việc nhớ kiến thức đối với HS sẽ trở nên dễ dàng hơn, HS không còn tình trạng học vẹt mà sẽ nhớ kiến thức một cách có hệ thống, do đó sẽ nhớ lâu hơn, góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của HS từ đó nâng cao chất lượng dạy – học môn Sinh học ở trường THPT. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp sơ đồ hóa trong dạy học chương I - Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học lớp 12 Ban Cơ bản. 4.2. Khách thể nghiên cứu Giáo viên và học sinh lớp 12 các trường THPT tỉnh Hà Tĩnh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về biện pháp sơ đồ hóa. - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng biện pháp sơ đồ hóa trong dạy học chương I - Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học lớp 12, Ban cơ bản. - Xác định các qui trình dạy học về kiến thức quá trình, qui luật khi sử dụng biện pháp sơ đồ hóa. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến tiểu luận. 6.2. Phương pháp điều tra Điều tra tình hình vận dụng các phương pháp giảng dạy của GV Sinh học ở trường phổ thông, từ đó có cái nhìn tổng quát về việc sử dụng biện pháp sơ đồ hóa trong quá trình dạy học của GV phổ thông. 7. Dự kiến đóng góp của đề tài - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc sử dụng biện pháp sơ đồ hóa vào việc đổi mới PPDH môn Sinh học ở trường THPT. 3 - Đề xuất các phương án dạy học có sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để dạy các phần khác của môn Sinh học ở phổ thông. 8. Cấu trúc của đề tài * Phần thứ nhất: Mở đầu * Phần thứ hai: Kết quả nghiên cứu Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Chương 2: Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để dạy - học phần Di truyền học. * Phần thứ ba: Kết luận và đề nghị * Tài liệu tham khảo. 4 PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.1. Khái niệm sơ đồ và sơ đồ hóa 1.1.1.1. Khái niệm sơ đồ logic Theo GS. Nguyễn Ngọc Quang, sơ đồ logic bao gồm các ô (đỉnh) chứa đựng những kiến thức, các mũi tên (cung) chỉ liên hệ dẫn xuất hoặc bao hàm. Sơ đồ logic thể hiện mối liên hệ về nội dung bên trong của các sự vật hiện tượng. Trong sơ đồ logic các mối liên hệ nhân quả được thể hiện rõ ràng. 1.1.1.2. Khái niệm sơ đồ hóa Sơ đồ hóa là biện pháp diễn đạt nội dung dạy học bằng ngôn ngữ sơ đồ. Ngôn ngữ sơ đồ được thể hiện bằng các kí hiệu khác nhau như: sơ đồ khối, sơ đồ xích - chu trình, sơ đồ phân nhánh cành cây… Trong dạy học, có thể sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để dạy một khái niệm, một bài học, một chương hoặc một phần. Tuy nhiên, không phải tất cả các nội dung dạy học đều có thể sử dụng biện pháp sơ đồ hóa. Khi sử dụng biện pháp sơ đồ hóa ta cần xét các phần tử của một tập hợp nào đó và mối quan hệ giữa các phần tử. 1.1.2. Vai trò của biện pháp sơ đồ hóa trong dạy - học Sinh học 1.1.2.1. Đối với giáo viên Môn Sinh học là môn học nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo, các quá trình sinh lí, hóa sinh, các mối quan hệ giữa các tổ chức sống với nhau và với môi trường, thì phương pháp chuyển tải bằng sơ đồ thường mang lại hiệu quả cao. Ngôn ngữ sơ đồ vừa cụ thể, trực quan, chi tiết nhưng vừa có tính khái quát, trừu tượng và hệ thống cao. Sơ đồ cho phép HS tiếp cận với nội dung kiến thức bằng con đường logic tổng – phân – hợp. Ngoài ra, sơ đồ cho phép phản ánh trực quan cùng lúc hai mặt tĩnh và động của hiện tượng, quá trình sinh học. Chính vì thế mà trong dạy học Sinh học, nếu GV biết cách khai thác triệt để ưu việt này thì sẽ đạt hiệu quả dạy học cao. Trong quá trình dạy học Sinh học, sử dụng biện pháp sơ đồ hóa sẽ giúp GV: + Thường xuyên nhận được thông tin liên hệ ngược từ học trò để điều chỉnh học động dạy học phù hợp và kịp thời. + Nắm bắt nhanh, chính xác năng lực tư duy và trình độ nhận thức của HS, từ đó đưa ra những biện pháp giúp đỡ phù hợp. 5 + Phát hiện kịp thời những HS tiến bộ rõ rệt hoặc sút kém đột ngột để có biện pháp động viên hoặc giúp đỡ kịp thời. 1.1.2.2. Đối với học sinh Biện pháp sơ đồ hóa là một trong những biện pháp giúp HS rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thực hiện các thao tác tư duy và biện pháp logic, đồng thời rèn luyện kỹ năng đọc sách và tự nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa. Rèn luyện cho HS phương pháp tư duy khái quát, có khả năng chuyển tải thông tin cao để có thể ứng dụng trong các môn học khác. 1.1.3. Phương pháp sơ đồ hóa nội dung dạy học 1.1.3.1. Quy trình lập sơ đồ nội dung Muốn xây dựng được sơ đồ, trước hết GV cần nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy để lựa chọn những bài, những tổ hợp kiến thức có thể lập được sơ đồ nội dung. Tùy từng loại kiến thức mà lập sơ đồ nội dung tương ứng. Sơ đồ nội dung của các kiến thức khác nhau mang tính đặc thù và không phải bài học nào cũng có thể lập được sơ đồ nội dung. Do đó, sự nghiên cứu và lựa chọn nội dung để xây dựng sơ đồ là rất cần thiết. Ví dụ: Đối với kiến thức giải phẫu thì dùng sơ đồ cấu tạo hoặc cấu trúc để mô tả, còn kiến thức sinh lí thì mô tả bằng sơ đồ quá trình. Quy trình lập sơ đồ nội dung dạy học bao gồm các bước cụ thể sau: 1.1.3.2. Phân loại sơ đồ 6 Trong dạy học sinh học chúng ta có thể xây dựng rất nhiều dạng sơ đồ khác nhau. Tùy theo tiêu chí khác nhau mà có thể phân loại các dạng sơ đồ khác nhau. Hiện nay, người ta thường chia sơ đồ thành các dạng như sau: * Theo kí hiệu sơ đồ: - Hình vẽ nội dung - Sơ đồ nội dung gốm các dạng như: Mô hình hóa, biểu đồ, đồ thị, bảng biểu, sơ đồ lưới, sơ đồ xích, sơ đồ phân nhánh * Theo mục đích lí luận dạy học: - Sơ đồ dùng để nghiên cứu tài liệu mới - Sơ đồ dùng để củng cố hoàn thiện tri thức - Sơ đồ dùng để kiểm tra đánh giá. * Theo nội dung diễn đạt: - Sơ đồ thể hiện cấu tạo giải phẩu hình thái - Sơ đồ thể hiện cơ chế của các hiện tượng, quá trình - Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường. * Theo khả năng rèn luyện các thao tác tư duy: - Sơ đồ rèn kỹ năng phân tích - tổng hợp - Sơ đồ rèn kỹ năng so sánh - Sơ đồ rèn kỹ năng khái quát hóa, đặc biệt hóa và tương tự - Sơ đồ rèn kỹ năng hệ thống hóa * Theo loại kiến thức sinh học: - Sơ đồ kiến thức về khái niệm sinh học - Sơ đồ kiến thức về quá trình sinh học - Sơ đồ kiến thức về quy luật sinh học. * Theo mức độ hoàn thiện: - Sơ đồ khuyết thiếu - Sơ đồ đầy đủ - Sơ đồ câm - Sơ đồ bất hợp lí. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Thực trạng dạy và học Sinh học ở trường Trung học phổ thông Chúng tôi đã khảo sát giáo viên và HS thuộc 4 trường THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh về tình hình sử dụng sơ đồ hóa trong dạy và học. Số lượng GV và HS được khảo sát ở các trường như sau: 7 TT Tên trường Số GV được khảo sát Số HS được khảo sát Ghi chú 1 THPT TS 5 77 (Lớp 12A và 12G) 2 THPT KL 7 83 (Lớp 12A7 và 12A11) 3 THPT HN 6 86 (Lớp 12C và 12I) 4 THPT PT 6 85 (Lớp 12A5 và 12B3) Tổng 24 331 Kết quả như sau: * Tình hình sử dụng biện pháp sơ đồ hóa trong dạy học sinh học: Nhìn chung GV chủ yếu sử dụng phương pháp hỏi đáp, nhiều GV sử dụng phương pháp thuyết trình. Bước đầu đã có 16/24 (= 66,67%) đã sử dụng phương pháp sơ đồ hóa nhưng chỉ mức độ thỉnh thoảng, vì vậy HS chưa quen với việc ghi bài dưới dạng sơ đồ, trong đó hầu hết sử dụng ở khâu củng cố bài học. * Tình hình sử dụng sơ đồ trong quá trình ghi bài của học sinh: Nhìn chung nhiều HS đã ghi bài bằng sơ đồ hóa, nhưng chủ yếu sử dụng trong các phần ôn tập, soạn đề cương Hầu hết GV và HS đều cho rằng sử dụng sơ đồ hóa sẽ giúp việc học dễ dàng hơn. 1.2.2. Mục tiêu, cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức chương I - Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học, sinh học 12 1.2.2.1. Mục tiêu a) Về kiến thức Sau khi học xong chương này, HS phải: - Trình bày được cơ sở vật chất và cơ chế của các hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào. - Trình bày được cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ. - Trình bày được các loại biến dị, nguyên nhân, cơ chế phát sinh, tính chất biểu hiện, ý nghĩa và vai trò của các dạng biến dị trong chọn giống và trong tiến hoá. b) Về kỹ năng 8 - HS phát triển được tư duy thực nghiệm quy nạp và tư duy lý luận, rèn các kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá. - HS phát triển kỹ năng làm việc với sách giáo khoa, kỹ năng quan sát và phân tích sơ đồ, mô hình; kỹ năng lập sơ đồ và học theo sơ đồ. c) Về thái độ - Học sinh tăng thêm niềm tin vào khả năng của con người, sức mạnh của khoa học. Từ đó, vận dụng vào thực tiễn để bảo vệ thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên, phục vụ cho lợi ích của con người. 1.2.2.2. Một số vấn đề về nội dung kiến thức của chương I - Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học, sinh học 12 Ban cơ bản Thông tin di truyền là thông tin về cấu trúc của protein, thông tin này được lưu trữ trên ADN dưới dạng các gen. Thông tin di truyền được truyền lại cho đời sau nhờ cơ chế nhân đôi ADN, nhân đôi nhiễm sắc thể (NST) và phân li của NST trong phân bào. Thông tin di truyền được biểu hiện thành tính trạng thông qua cơ chế phiên mã và dịch mã. Thông tin di truyền có thể bị biến đổi làm phát sinh các đột biến gen và đột biến NST. Hầu hết các đột biến gen được phát sinh trong cơ chế nhân đôi ADN, các đột biến NST được phát sinh trong quá trình tiếp hợp và phân li của NST. A. Cơ chế truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất Thông tin di truyền ở trên gen được biểu hiện thành tính trạng trên cơ thể thông qua cơ chế phiên mã và dịch mã. 1) Quá trình tổng hợp ARN từ gen được gọi là quá trình phiên mã bởi vì trình tự các nucleotit ở trên mạch gốc của gen được sao lại (phiên lại) một cách chính xác thành trình tự các nucleotit ở trên ARN. - Ở tất cả các loài sinh vật, gen luôn có cấu trúc gồm hai mạch polinucleotit nhưng chỉ có một mạch làm mạch khuôn để thực hiện phiên mã bởi vì enzym ARNpolimeraza luôn bám vào vùng điều hòa của gen và chỉ sử dụng mạch ADN có chiều 3’ → 5’ làm mạch khuôn để tổng hợp ARN. Mỗi gen chỉ có duy nhất một vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ của mạch gốc nên enzym ARNpolimeraza luôn luôn chỉ sử dụng duy nhất một mạch của gen làm mạch khuôn (Giả sử mỗi gen có 2 vùng điều hòa nằm ở 2 đầu của gen thì cả hai mạch của gen sẽ được dùng làm khuôn phiên mã). Nếu giả sử cả hai mạch của gen đều làm khuôn để phiên mã thì sẽ có hại cho sinh vật vì khi cả hai mạch của gen tiến hành phiên mã thì sẽ tổng hợp ra 2 loại ARN có trình tự các nucleotit bổ sung và ngược chiều nhau  Hai loại phân tử ARN này sẽ liên kết bổ sung với nhau tạo ra ARN mạch kép làm cho ARN mất chức năng (phân tử mARN chỉ thực hiện dịch mã khi ở dạng mạch đơn). [...]... Trong từng bài học của Chương I - Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học chúng tôi đã bước đầu xây dựng và đề xuất phương pháp dạy học bằng sơ đồ trong các khâu của quá trình dạy học 1.2 Điều tra thực trạng dạy và học môn Sinh học, qua kết quả điều tra cho thấy: Việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực còn hạn chế, trong đó việc sử dụng biện pháp sơ đồ hóa trong dạy học Sinh học còn chưa... dụng sơ đồ khuyết và bất hợp lí chiếm tỉ lệ thấp hơn so với nhóm lớp sử dụng biện pháp HS tự xây dựng sơ đồ trong khi tỉ lệ HS đạt giỏi ở nhóm lớp sử dụng sơ đồ khuyết và bất hợp lí lớn hơn so với lớp sử dụng biện pháp HS tự xây dựng sơ đồ 3.3.2 Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa trong khâu củng cố Cũng từ số liệu thực nghiệm chúng tôi vẽ biểu đồ điểm trung bình của các phương án sử dụng biện pháp sơ đồ hóa trong. .. pháp trong hai khâu dạy học: 3.3.1 Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa trong khâu dạy bài mới Từ các số liệu thực nghiệm sư phạm chúng tôi xây dựng được biểu đồ về điểm trung bình khi sử dụng các biện pháp sơ đồ hóa trong khâu dạy bài mới như sau: 20 6.5 6.37 5.99 6 5.64 Sơ đồ khuyết và bất hợp lí 5.5 Phân tích sơ đồ 5.1 5 Sơ đồ câm HS tự xây dựng sơ đồ 4.5 4 Biểu đồ 3.1-Điểm trung bình sử dụng biện pháp sơ. .. được một số biện pháp sơ đồ trong dạy học chương I, phần Di truyền học nhằm nâng cao chất lượng dạy – học, do đó cần được nghiên cứu tiếp - Cần có sự thực nghiệm sư phạm trên di n rộng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng biện pháp sơ đồ hóa vào các khâu khác nhau trong quá trình dạy học trước khi áp dụng vào trường THPT - Cần kết hợp biện pháp sơ đồ hóa và bản đồ tư duy trong dạy học sẽ góp phần nâng... quát và hệ thống cao cho phép phản ánh trực quan cùng lúc hai mặt tỉnh và động các quá trình, hiện tượng sinh học Vì vậy, nếu biết sử dụng sơ đồ hóa trong dạy - học thì sẽ mang lại hiệu quả cao - Sử dụng sơ đồ hóa hạn chế được thời gian di n giải vấn đề, nhất là các vấn đề trừu tượng, giúp HS hứng thú hơn trong học tập - Sử dụng biện pháp sơ đồ khuyết và bất hợp lí, phân tích sơ đồ, sơ đồ câm và HS... và HS tự xây dựng sơ đồ đều tốt nhất trong khâu củng cố - Trong khâu dạy bài mới sử dụng biện pháp sơ đồ khuyết và bất hợp lí cho kết quả cao nhất, sau đó đến sơ đồ câm, phân tích sơ đồ và cuối cùng là HS tự xây dựng sơ đồ - Trong khâu củng cố biện pháp sơ đồ khuyết và bất hợp lí cho kết quả cao nhất, sau đó đến sơ đồ câm và phân tích sơ đồ, cuối cùng là biện pháp tự xây dựng sơ đồ 23 2 KIẾN NGHỊ -... 6.22 6.39 Sơ đồ khuyết và bất hợp lí 5.69 5.5 Phân tích s ơ đồ Sơ đồ câm HS tự xây dựng sơ đồ 5 4.5 4 Biểu đồ 3.2-Điểm trung bình khi sử dụng biện pháp sơ đồ hóa trong khâu củng cố 21 Qua kết quả thực nghiệm về việc sử dụng các biện pháp sơ đồ hóa trong khâu củng cố của quá trình dạy học chúng tôi có một số nhận xét như sau: - Điểm số trung bình của nhóm lớp sử dụng biện pháp sơ đồ khuyết và bất hợp... trúc, nội dung chương trình Sinh học THPT, chúng tôi xác định được nội dung Chương I phần Di truyền học chủ yếu là về quá trình, qui luật vì vậy dùng biện pháp sơ đồ hóa để dạy – học là phù hợp 1.4 Đã đề xuất qui trình sử dụng các biện pháp sơ đồ hóa trong dạy - học Chương I, phần Di truyền học ở các khâu của quá trình dạy học 1.5 Kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu cho thấy: - Ngôn ngữ sơ đồ vừa có tính... sơ đồ hóa trong khâu dạy bài mới Qua kết quả thực nghiệm về việc sử dụng các biện pháp sơ đồ hóa trong khâu dạy bài mới của quá trình dạy học chúng tôi có một số nhận xét như sau: - Điểm số trung bình của nhóm lớp sử dụng biện pháp sơ đồ khuyết và bất hợp lí cao hơn các nhóm lớp sử dụng các biện pháp còn lại đặc biệt là biện pháp HS tự xây dựng sơ đồ - Số HS xếp loại dưới trung bình ở nhóm lớp sử dụng. .. 4 Sử dụng sơ đồ khuyết để củng cố sau khi học xong bài 2 Phiên mã và dịch mã Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS học sinh hoàn thiện sơ đồ sau: Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử tử Trong tế bào chất Trong nhân ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? Sơ đồ 4 Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử tử Bước 2 HS hoàn thành sơ đồ Bước 3 GV nhận xét và cho đáp án Bài 3 Điều hòa hoạt động gen 5 Biện pháp sơ đồ bất hợp lí trong khâu dạy . " ;Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để dạy học chương I - Cơ chế di truyền và biến dị, phần di truyền học, sinh học 12 Ban Cơ bản". 2 2. Mục đích nghiên cứu Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa. cứu cơ sở lí luận về biện pháp sơ đồ hóa. - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng biện pháp sơ đồ hóa trong dạy học chương I - Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học. HS trong dạy - học chương I - Cơ chế di truyền và biến dị, phần Di truyền học nhằm góp phần nâng cao chất luợng dạy học môn Sinh học lớp 12 . 3. Giả thuyết khoa học Nếu chương I- Cơ chế di truyền

Ngày đăng: 27/12/2014, 06:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan