1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mĩ tại công ty may Việt Tiến

48 958 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 316 KB

Nội dung

Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mĩ tại công ty may Việt Tiến

Trang 1

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ

TẠI CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN

1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

2.1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Tên công ty: CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN

Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT EXPORT AND IMPORT

COMPANY( VTEC CO.)

Công ty may Việt Tiến là một đơn vị sản xuất, gia công, kinh doanh, xuất khẩu hàng may mặc đứng hàng đầu trong Tổng Công ty May Việt Nam Công ty hiện đang hoạt động sản xuất trên tổng diện tích là 62919 m2

Khu A (Trụ sở chính):

Số 7 Lê Minh Xuân, P 7, Q TB, HCM

Tel: (84.8)8640800Fax: (84.8)8640585E-mail: vtec@hcm.vnn.vnWebsite: http//www.viettien.com.vn

Trang 2

Việt Tiến có một quá trình hình thành và phát triển trải qua nhiều thăng trầm.

Trước năm 1975 công ty chỉ là một xí nghiệp may nhỏ mang tên là THÁI BÌNH DƯƠNG KỸ NGHỆ CÔNG TY- tên giao dịch là PACIFIC ENTERPRISE-

do ông SẦM HÀO TÀI một thương nhân người Hoa làm giám đốc với sự góp vốn của 8 cổ đông góp vốn có tổng số vốn là 80.000.000 đồng Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1513 m2 với 65 chiếc máy may gia đình cho khoảng 100 nhân công, xí nghiệp chỉ may túi sách và đồ bảo hộ lao động qui mô nhỏ

Ngày 20/11/1975 tức là sau ngày Miền Nam giải phóng, nhà nước tiếp quản và quốc hữu hóa thành doanh nghiệp nhà nước, đến 5/9/1977 xí nghiệp chính thức đổi tên thành XÍ NGHIỆP MAY VIỆT TIẾN, có tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT EXPORT AND IMPORT COMPANY( VTEC CO.) trực thuộc VINATEX (Bộ Công Nghiệp Nhẹ)

Ngày 13-11-1979, do bất cẩn trong sản xuất, xí nghiệp bị hỏa hoạn và bị thiệt hại hoàn toàn Một thời gian khắc phục khó khăn cộng thêm sự yêu nghề và gắn bó với xí nghiệp toàn thể công nhân và lãnh đạo xí nghiệp đã đưa đơn vị hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí trên thương trường

Để tồn tại và phát triển trong thời kỳ mới, công ty đã đề ra khẩu hiệu

“Sản phẩm chất lượng, giao hàng đúng hẹn” và xem đó là kim chỉ nam xuyên suốt trong mọi hoạt động của công ty Vì thế, công ty đã tổ chức thực hiện ISO

9002 từ tháng 5-1999 và được chứng nhận ISO 9002 vào 20 -6-2000 do tổ chức BVQI_Vương Quốc Anh công nhận

2.1.2 QUI MÔ HOẠT ĐỘNG

Hiện nay công ty may Việt Tiến đang hoạt động trên tổng diện tích 62919m2 từ công ty cho đến các xí nghiệp trực thuộc, các cửa hàng đại lý được đặt xuyên suốt từ Bắc vào Nam, với tổng vốn kinh doanh của công ty bảo toàn

Trang 3

đến ngày 31.12.2003 đã lên đến 250 tỷ đồng Việt Nam, hướng tới công ty sẽ mở rộng quy mô hoạt động sản xuất của các nhà xưởng.

Bảng 2 1 : Hệ thống công ty liên doanh trong nước

(Nguồn: Phòng kế hoạch điều độ công ty)

Bảng 2.2: Hệ thống công ty liên doanh nước ngoài

Trang 4

(Nguồn: Phòng kế hoạch điều độ công ty)

Bảng 2 3 : Hệ thống các xí nghiệp trực thuộc

(Nguồn: Phòng tổ chức – lao động )

Hiện nay công ty có 20 xí nghiệp trực thuộc, 10 công ty liên doanh trong nước, 7 công ty liên doanh nước ngoài, 10 cửa hàng thời trang cao cấp và hơn

203 đại lý tiêu thụ tại các tỉnh thành

Tính đến ngày 28/01/2004 tổng số thiết bị công ty hiện có là 8253 chiếc/bộ Thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất cũng ngày càng hiện đại hơn,

đa số được nhập về từ Nhật Bản Phát huy được khả năng của từng đơn vị, công

ty ấn định cho các xí nghiệp may những mặt hàng truyền thống như xí nghiệp

6 XN may Dương Long 7 Lê Minh Xuân, P7, Q.TB

9 XN may Việt Hải 7 Lê Minh Xuân, P7, Q.TB

10 XN Thêu Thành Việt 58 Thoại Ngọc Hầu, P19, Q.TB

11 XN may SIG B 58 Thoại Ngọc Hầu, P19, QTB

12 XN may Đông Tiến 58 Thoại Ngọc Hầu, P19, QTB

13 XN may Long Tiến 58 Thoại Ngọc Hầu, P19, QTB

14 XN may Việt Tài 58 Thoại Ngọc Hầu, P19, QTB

15 XN may Tân Tiến 58 Thoại Ngọc Hầu, P19, QTB

16 XN may Việt Thịnh 58 Thoại Ngọc Hầu, P19, QTB

19 XN may Thành Việt 20 Cộng Hòa, Q.TB

Trang 5

may 2 chuyên may áo sơmi, xí nghiệp Dương Long thì chuyên về quần tây, quần kaki và đặc biệt duy có chuyền đứng mới may những sản phẩm quần tây cao cấp xuất đi Nhật.

2.1.3 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

a Các sản phẩm sản xuất kinh doanh chính

1 Chemisse nam / nữ / trẻ em 6 Sản phẩm thời trang nữ

2 Quần âu nam / nữ / trẻ em 7 Veston nam / nữ / trẻ em

3 Quần kaki nam / nữ 8 Hàng len các loại

4 Quần short nam / nữ / trẻ em 9 Hàng thun các loại

5 Jacket nam / nữ / trẻ em 10 Đồng phục học sinh

b Thị trường tiêu thụ

- VTEC chuyên sản xuất và may gia công các mặt hàng may mặc bằng các loại vải trong nước và nhập khẩu gồm chemise các loại, jackket, đồ bảo hộ lao động, quần áo jean, đồ tắm, đồ thun, pyjama… cho các khách hàng trong nước và nước ngoài

- VTEC được quyền xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm theo Quota Công

ty đã xuất khẩu sang thị trường các nước SNG(Nga), Bungari, Nhật, Canada, Úc, Đài Loan, Hồng Kông, EU, Hàn Quốc, và thị trường Mỹ

Công ty may Việt Tiến có mô hình hoạt động kinh doanh đa dạng và phong phú Hoạt động của công ty gồm: sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ và kinh doanh liên kết

C1 Hoạt động sản xuất kinh doanh chính

- Gia công hàng may mặc, sản xuất hàng may mặc cho xuất khẩu và bán trong nước, gia công có thể gia công 100% hay từng phần Bên cạnh khách hàng

Trang 6

cũ, công ty còn tự tìm khách hàng, đi mua nguyên phụ liệu từ nước ngoài hay trong nước để sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng hoặc công ty tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

-Ngoài ra công ty còn có quyền xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sang thị trường nước ngoài và tiến hành nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu ngành may phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty

- Công ty còn tiến hành thêm việc xuất khẩu ủy thác và hưởng hoa hồng ủy thác

May gia công

Theo đúng nghĩa đen của từ gia công, hoạt động này bao gồm việc nhận nguyên phụ liệu và thiết kế từ phía khách hàng để may thành sản phẩm Giá thanh toán trên hoá đơn là giá gia công và thuế GTGT (10% nếu gia công cho khách hàng trong nước và 0% nếu gia công cho nước ngoài) Gia công có 2 dạng: gia công 100% hay gia công từng phần:

• Gia công 100%: có nghĩa là công ty và khách hàng ký kết hợp đồng gia công trong đó thỏa thuận: khách hàng sẽ cung cấp toàn bộ nguyên phụ liệu kể cả bao bì, công ty chỉ thực hiện giá trị gia công mà thôi

• Gia công từng phần: cũng có nghĩa như vậy nhưng công ty sẽ cung cấp một số phụ liệu như: chỉ, nút, bao bì, nhãn…Do đó ngoài giá trị gia công, khách hàng còn phải trả cho công ty phần giá trị phụ liệu đó

Hàng tự doanh

Còn sản xuất hàng tự doanh là tự công ty mua phụ liệu, thiết kế kiểu dáng mẫu mã, tiến hành may và tìm kiếm khách hàng Trong hàng tự doanh lại chia làm 2 loại: hàng FOB và hàng thời trang

• Hàng FOB: là các sản phẩm được “mua đứt bán đoạn” nghĩa là công ty

Trang 7

sản xuất ra sản phẩm, chào hàng và xuất bán thẳng cho người mua Tuy nhiên, công ty không thể quyết định về nhãn hiệu sản phẩm (hoặc tự người mua gắn nhãn hoặc công ty gắn nhãn theo đơn đặt hàng) Hình thức này thích hợp cho việc xuất khẩu vì doanh thu thu về sẽ cao hơn nhiều so với may gia công.

• Hàng thời trang: là sản phẩm mang đến cho công ty lợi nhuận nhiều nhất vì đó là loại hàng công ty trực tiếp sản xuất và kinh doanh Sản phẩm mang nhãn hiệu của công ty và được phân phối từ công ty Đây là loại hàng mà các công ty may mặc đang tập trung sức lực vào sản xuất để chiếm lĩnh thị phần trong nước

C2 Hoạt động sản xuất kinh doanh phụ

- Mua bán vật tư hàng hóa và nguyên liệu (nguyên liệu do quá trình gia công thừa ra, tiết kiệm trong sản xuất hoặc là mua đi bán lại)

- Cho thuê máy móc, thiết bị và nhà xưởng

- Kinh doanh máy móc thiết bị ngành may và điện tử qua việc liên doanh với công ty Vtec- Tungshing

Công ty Việt Tiến – Tungshing (liên doanh với Hồng Kông)

Chuyên: thiết bị và phụ tùng ngành may, thiết bị lạnh, thiết bị viễn thông,

máy in, máy photo, máy vi tính và linh kiện máy vi tính

- Kinh doanh vận tải biển với công ty M & S

Công ty M & S-Vtec Shipping (liên doanh với Anh), văn phòng tại TP Hồ

Chí Minh

Chuyên: thực hiện giao nhận xuất nhập khẩu và tàu biển

- Kinh doanh phụ liệu ngành may như mex, dựng, cúc áo, tấm bông PE với:

Công ty nút Việt Thuận, Tp Hồ Chí Minh

Trang 8

Công ty mex Việt Phát, Tp Hồ Chí Minh

Công ty gòn Golden-Vtec, Tp Hồ Chí Minh

Công ty gòn Hà Nội – Vtec ( EVC ), tại Hà Nội

- Sản xuất kinh doanh nhãn với Xí Nghiệp May Nhãn

2.1.4 CƠ SỞ VẬT CHẤT - KỸ THUẬT

 Đối với một xí nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm may mặc, thì máy may là một trong những yếu tố sản xuất quan trọng nhất Công ty thấy được rằng nếu có một hệ thống máy móc hiện đại sẽ nâng cao được năng suất lao động và chất lượng sản phẩm ít phụ thuộc nhiều vào tay nghề công nhân Do đó hàng năm, công ty đều có trích một phần lợi nhuận để đầu tư vào máy móc thiết bị và cho đến nay số máy may đã lên đến 3585 máy (phần lớn các máy này thuộc loại hiện đại và nổi tiếng như: Juki, Brother, Kaisai, Pegasus…), ngoài ra xí nghiệp còn có hệ thống ủi hơi và 4 dàn máy thêu hiện đại Đây là nơi duy nhất trong các công ty may Việt Nam có hệ thống máy thiết kế mẫu, vẽ mẫu, nhảy size hiện đại, chỉ trong 30 phút có thể làm thay công việc của một người trong hai ngày

 Ở mỗi phòng ban thuộc bộ phận quản lý của công ty đều có hệ thống máy

vi tính nối mạng, cập nhật thông tin hàng ngày một cách nhanh chóng và hiệu quả, giúp cho công tác quản lý các hoạt động của công ty tốt hơn

 Kho hàng của công ty ngày càng được cải thiện và được coi là kho hàng tiêu chuẩn của Việt Nam với hệ thống xe nâng, dàn giáo, tự động hoàn toàn Nhờ đó việc dự trữ hàng hóa và vận chuyển hàng hoá được tiến hành đơn giản và nhanh chóng hơn

 Nhóm thiết kế sản phẩm mẫu của công ty đang được mở rộng, và dự kiến công ty sẽ đầu tư 300 triệu /năm để đào tạo nhân viên sáng tạo mẫu Đây là một trong những biện pháp mà công ty hy vọng sẽ cải thiện được mẫu mã, để có thể

Trang 9

Giám đốc điều hành

Khu

A

Tổng giám đốc Hội đồng quản trị

Phó tổng giám đốc

Hệ thống các cửa hàng

Phòng

QA

Phó tổng giám đốc

PhòngKỹThuậtCôngNghệ

PhòngCơĐiện

PhòngDCS PhòngBảo

Vệ

PhòngHànhChínhQuảnTrị

TrạmYTế

Giám đốc điều hành Giám đốc điều hành

CácChiNhánh

PhòngKếToán

BộPhậnViTính

PhòngCungTiêu

PhòngKếHoạchĐiềuĐộ

PhòngKinhDoanh

Khu

MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY

tạo ra những sản phẩm thật độc đáo và hoàn hảo, làm hài lòng khách hàng, nhất là những khách hàng nước ngoài

 Muốn thành công trên thị trường quốc tế, trước hết phải chiếm lĩnh được thị trường trong nước, phục vụ cho khách hàng trong nước Vì thế công ty ngày càng mở rộng hệ thống bán hàng của mình Các cửa hàng, đại lý của Việt Tiến đã có mặt ở hầu hết các tỉnh và thành phố trên cả nước với tổng số là 203 đại lý và10 cửa hàng, trong đó tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh (Biên Hòa, Bình Dương, Buôn Mê Thuột, Tây Ninh,…) là168 đại lý và 7 cửa hàng, 35 đại lý và 3 cửa hàng tại phía Bắc

2.1.5 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY2.1.5.1 Sơ đồ tổ chức

9

Trang 10

Theo soâ lieôu 29/02/2004 toaøn cođng ty coù 8974 lao ñoông Cođng ty Vieôt Tieân vôùi quaù trình thay ñoơi, cại tieân ñeân nay hình thaønh boô maùy toơ chöùc nhö hình

Cô caâu toơ chöùc cụa cođng ty laø cô caâu toơ chöùc toơng hôïp theo kieơu tröïc tuyeân chöùc naíng Ñöùng ñaău cođng ty laø Toơng Giaùm Ñoâc ñieău haønh mói hoát ñoông cụa cođng ty vaø chòu traùch nhieôm tröôùc Boô Tröôûng Boô Cođng Nghieôp veă mói hoát ñoông cụa cođng ty Tham möu cho Toơng Giaùm Ñoâc laø caùc Phoù Toơng Giaùm Ñoâc chöùc naíng veă thöông mái, sạn xuaât vaø noôi chính Caùc Phoù Toơng Giaùm Ñoâc naøy seõ chư ñáo tröïc tieâp caùc phoøng ban thuoôc chöùc naíng cụa mình Beđn cánh vieôc chư ñáo tröïc tieâp xuoâng caùc Phoù Toơng Giaùm Ñoâc, Toơng Giaùm Ñoâc coøn chư ñáo tröïc tieâp xuoâng caùc Giaùm Ñoâc cụa caùc xí nghieôp tröïc thuoôc vaø caùc phoøng ban coù chöùc naíng tham möu cho Toơng Giaùm Ñoâc

2.1.5.2 Chöùc naíng vaø nhieôm vú cụa caùc boô phaôn, phoøng ban

a Ban Giaùm Ñoâc

Ban Giaùm Ñoâc ñöùng ñaău cođng ty, toơ chöùc ñieău haønh mói hoát ñoông sạn xuaât kinh doanh cụa cođng ty vaø chòu traùch nhieôïm tröïc tieẫp tröôùc Nhaø nöôùc vaø cô quan chụ quạn Ban Giaùm Ñoâc ñöa chư thò xuoâng cho caùc phoøng ban Caùc phoøng ban thöïc hieôn vaø baùo caùo keât quạ veă cho Ban Giaùm Ñoâc

Thaønh phaăn Ban Giaùm Ñoâc goăm 1 Toơng Giaùm Ñoâc vaø 2 Phoù Toơng Giaùm Ñoâc

 Toơng Giaùm Ñoâc: laø ngöôøi ñái dieôn phaùp nhađn cụa cođng ty, chòu traùch nhieôm veă toaøn boô keât quạ sạn xuaât kinh doanh vaø thöïc hieôn ñaăy ñụ nghóa vú ñoâi vôùi Nhaø nöôùc Toơng Giaùm Ñoâc thöïc hieôn vieôc kyù keât hôïp ñoăng, saĩp xeâp, phađn boơ nhađn söï, giaùm saùt vaø söû dúng voân coù hieôu quạ, ñieău haønh hoát ñoông sạn xuaât kinh doanh, thöïc hieôn caùc chư tieđu keâ hoách cụa Nhaø nöôùc giao, phoâi hôïp vaø giaùm saùt chaịt cheõ caùc cođng ty lieđn doanh

Trang 11

 Phó Tổng Giám Đốc Sản Xuất: chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch sản xuất, phân công và đốc thúc các xí nghiệp thực hiện tiến độ kế hoạch sản xuất, điều phối vật tư, phân bổ nhân sự và giám sát về mặt lao động tiền lương, xây dựng các quy định về chế độ khen thưởng của cán bộ công nhân viên trong công ty.

 Phó Tổng Giám Đốc Nội Chính: chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động của văn phòng công ty, điều hành các hoạt động hành chính, văn thư, an toàn lao động, y tế, bảo vệ, phòng cháy chữ cháy và đời sống của công nhân viên Bên cạnh đó, ông còn phải theo dõi các hợp đồng xuất nhập khẩu và các hoạt động pháp lý của công ty

 Giám Đốc Điều Hành Phụ Trách Tài Chính - Kinh Doanh: chịu trách nhiệm tìm kiếm thị trường, khai thác mặt hàng, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh doanh thông qua sự đồng ý của Tổng Giám Đốc Ngoài ra, ông còn giám sát theo dõi các cửa hàng, đại lý bán lẻ sản phẩm, các công ty liên doanh trong nước và chi nhánh tại Hà Nội, xây dựng các kế hoạch hoạt động cho phù hợp với tình hình kinh doanh và các hợp đồng đã ký kết Ôâng còn một nhiệm vụ nữa là kiểm soát tài chính kế toán của công ty, đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty theo từng quý, từng năm

 Giám Đốc Điều Hành Phụ Trách Kinh Doanh XNK: quản lý mảng kinh doanh XNK của công ty, theo dõi quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng, theo dõi đôn đốc tiến trình bán hàng ra thị trường nội địa cũng như xuất khẩu

 Giám Đốc Điều Hành Phụ Trách Sản Xuất Khu B: chịu trách nhiệm với Tổng Giám Đốc về toàn bộ hoạt động sản xuất của khu B

b Khối Phòng Ban

 Phòng tổ chức – lao động: có nhiệm vụ tuyển dụng lao động, sắp xếp, bố trí lao động, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, xây dựng các

Trang 12

quy chế về tuyển dụng, phân bổ tiền lương, tiền thưởng, thực hiện các chính sách đối với lao động, lập chiến lược dài hạn về quản lý cán bộ cũng như về hành chính.

 Phòng kế toán: có chức năng quản lý toàn bộ nguồn tài chính của công ty, cân đối các nguồn vốn, theo dõi và hạch toán kinh tế toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích hoạt động kinh tế, tính toán hiệu quả và thực hiện các chỉ tiêu giao nộp Ngân sách, chịu trách nhiệm trước Phó Tổng Giám Đốc Tài Chính về toàn bộ công tác kế toán, thống kê và quản lý tài chính

 Phòng kinh doanh: có chức năng đàm phán hợp đồng kinh doanh, theo dõi việc thực hiện các hợp đồng đã được ký kết, thực hiện việc xuất khẩu ủy thác, đảm bảo việc đối ngoại và tìm thị trường ở nước ngoài, hoạch định các chiến lược Marketing và tổ chức thực hiện các hoạt động Marketing, quản lý việc tiêu thụ nội địa, theo dõi hoạt động tiêu thụ của các cửa hàng và các đại lý

 Phòng thiết kế và truyền thông: gọi tắt là DCS, bộ phận chuyên phụ trách phát triển các sản phẩm thời trang dành cho thị trường trong nước và hướng tới thị trường nước ngoài

 Phòng kỹ thuật công nghệ và cơ điện: có trách nhiệm kiểm soát hệ thống kỹ thuật, thiết kế chuyền sản xuất, giải quyết các vấn đề về kỹ thuật sản phẩm, tính toán và quyết định các thông số kỹ thuật của sản phẩm, giải quyết các thắc mắc về kỹ thuật của công ty, kết hợp với phòng kinh doanh đàm phán với khách hàng để nắm rõ yêu cầu về kỹ thuật và đề ra hướng giải quyết, may mẫu cho khách hàng duyệt và thống kê chương trình sản xuất, cân đối, kiểm tra nguyên phụ liệu, hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân khi có sự thay đổi mẫu mã sản phẩm

 Phòng kế hoạch điều độ: có nhiệm vụ ký kết và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng gia công, xin giấy phép xuất nhập khẩu, lập định mức cho

Trang 13

từng sản phẩm, duyệt hàng mẫu, thanh lý hợp đồng Dựa trên các hợp đồng của phòng kinh doanh, phòng này phân bổ cho các xí nghiệp sản xuất sao cho đảm bảo đúng tiến độ giao hàng.

 Phòng cung tiêu: có nhiệm vụ cung cấp các nguyên phụ liệu, nhiên liệu cho từng xí nghiệp theo kế hoạch của phòng kế hoạch điều độ Giám sát việc sử dụng nguyên phụ liệu, điều hành hệ thống kho, kết hợp với phòng kinh doanh đưa sản phẩm đến các cửa hàng, đại lý tiêu thụ, trực tiếp điều hành trạm vận tải hơn 20 xe

 Phòng đảm bảo chất lượng(QA): Phòng này có nhiệm vụ tổ chức xây dựng và duy trì hệ thống chất lượng ISO 9002 tổ chức đào tạo kỵ năng áp dụng đánh giá QMS và kỹ năng kiểm tra chất lượng sản phẩm Tổ chức mạng lưới kiểm soát quá trình sản xuất, kiểm tra toàn bộ nguyên phụ liệu nhập kho

 Phòng đoàn thể: xây dựng và tổ chức các hoạt động đoàn thể cho toàn công ty

 Phòng đời sống: chăm lo việc ăn ở cùng những sinh hoạt khác cho công nhân viên

 Phòng y tế: chăm lo sức khoẻ cho công nhân viên

 Phòng KCS: có chức năng kiểm tra chất lượng sản xuất ra, kịp thời phát hiện và giải quyết các vướng mắc của sản phẩm để điều chỉnh sản xuất, đảm bảo uy tín chất lượng sản phẩm của công ty

 Bộ phận bảo vệ: có nhiệm vụ giám sát việc ra vào công ty, bảo đảm an ninh cho toàn công ty

 Bộ phận kế hoạch đầu tư -xây dựng: có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động của các công ty liên doanh, xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị, máy móc và xây dựng mới trong công ty

Trang 14

 Văn phòng công ty: tổ chức việc quản lý hành chánh, văn thư, tổ chức đội bảo vệ của công ty, giám định sức khoẻ cho công tác tuyển dụng, tổ chứ bếp ăn tập thể cho cán bộ công nhân viên.

 Hệ thống kho: là nơi lưu trữ và quản lý vải, nguyên phụ liệu của toàn công ty

Trang 15

Bảng 2.4: Tổng doanh thu công ty may Việt Tiến qua các năm.

Đvt: USD

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003233,167,812 256,484,593 355,889,645 521,671,775

Chênh lệch

(so năm trước)

-Số tuyệt đối

-Số tương đối 100%

23,316,781110%

99,405,052138.76%

165,782,130146.58%Tổng doanh thu

(Nguồn: Tài liệu công ty Việt Tiến)

Tổng doanh thu của công ty qua các năm đều tăng lên đáng kể, nhất là doanh thu năm 2003 Tổng doanh thu năm 2001 cao hơn năm 2000 là 23,316,781USD, tức tăng 10% Sang năm 2002, tổng doanh thu cũng tiếp tục tăng 38.76% so với năm 2001, thể hiện bằng con số là 99,405,052USD và năm 2003 thì doanh thu tăng khá cao, hơn 46.58% so với doanh thu năm 2002

Tình hình kinh doanh hàng tự doanh của công ty cũng rất có nhiều triển vọng Qua các năm, nhờ công tác nghiên cứu thị trường và tiếp thị sản phẩm của mình, công ty ký kết nhiều hợp đồng với khách hàng hơn, nhờ đó mà doanh thu hàng xuất khẩu tăng lên Ở thị trường nội địa, sản phẩm của công ty may Việt Tiến ngày càng được khách hàng trong nước ưa chuộng – cả về chất lượng lẫn mẫu mã hàng hóa – làm sản lượng bán ra của công ty tăng qua các năm, góp phần làm tăng doanh thu hàng tự doanh Sản phẩm bán chủ yếu tại thị trường Việt Nam của công ty chủ yếu là áo Chemisse Hiện tại sản phẩm này đang được người tiêu dùng trong nước biết đến và ưa chuộng nhờ chất lượng và mẫu mã hơn hẳn, cộng với giá cả phù hợp với thu nhập của người dân Công ty đã biết sản xuất nhiều loại sản phẩm với chất lượng và mức giá khác nhau cho khách hàng lựa chọn theo sở thích và thu nhập của họ

Tất cả những con số ở trên đều cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty đang có dấu hiệu rất tốt Trong đó, điều đáng mừng là doanh thu hàng FOB của

Trang 16

công ty đang có dấu hiệu tăng nhanh, so với tốc độ tăng của doanh thu gia công Nếu có thể duy trì và nâng cao tốc độ này, sẽ là một bước tiến lớn lao trong hoạt động kinh doanh của công ty may Việt Tiến

2.1.4 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty may Việt TiếnĐể có được kết luận chính xác về hiệu quả hoạt động kinh doanh của một công ty không thể chỉ dựa vào doanh thu qua các năm tăng hay giảm, mà phải phân tích nhiều khía cạnh:

- Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh

- Phân tích chung toàn bộ chi phí

- Phân tích chung lợi nhuận của doanh nghiệp

a Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh của công ty may Việt Tiến

Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh là nhằm đánh giá tổng quát tình hình bán hàng của doanh nghiệp trong kì kinh doanh

Bảng 2.5: Phân tích kết quả hoạt động

Đvt: USD

(Nguồn: Phòng kế toán_ công ty Việt Tiến)

- Mức tăng/giảm doanh thu: ∆M= M1-M0=521,671,775-355,889,645

do giá cả, vì gia công hàng may mặc thường giá cả rất khó tăng lên Trong môi

Trang 17

trường cạnh tranh như hiện nay giá gia công luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp rất quan tâm Tuy nhiên, doanh thu còn bao gồm một phần chi phí chiếm tỷ trọng tương đối lớn Như vậy, nếu doanh thu tăng mà phần chi phí cũng tăng theo thì tình hình kinh doanh của đơn vị chưa chắc là đã tốt Do đó, để đánh giá chính xác tình hình thực hiện doanh thu nói chung cần liên hệ với chi phí Chi phí mà chúng ta liên hệ là toàn bộ chi phí của doanh nghiệp được phân bổ cho hàng bán ra Lúc này:

- Mức tăng doanh thu có liên hệ với chi phí sẽ là:

= 103%

Như vậy, nếu có liên hệ với chi phí thì doanh thu năm 2003 của công ty chỉ tăng 15,652,004.45USD, và tốc độ tăng chỉ khoảng 3%

b Phân tích chung tình hình chi phí

Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí của doanh nghiệp là đánh giá tổng quát tình hình biến động chi phí kỳ này so với kỳ khác, năm này so với năm khác

Bảng 2.6: Phân tích tình hình chi phí năm 2002-2003

Trang 18

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003Tỷ suất chi phí:

Pcp= Tcp

M

(Nguồn: Phòng kế toán_công ty Việt Tiến)

- Xác định mức chênh lệch chi phí:

Nhưng để đánh giá chính xác chi phí, cần so sánh với sự thay đổi của doanh thu bán hàng:

∆Tcp = Tcp1-Tcp0*M1/M0

=456,257,456 - (320,891,225*511,671,775 / 355,889,645)

= -5,096,182.647 (USD)Khi có sự so sánh với doanh thu bán hàng, ta thấy chi phí của công ty năm

2003 so với năm 2002 thật ra là giảm chứ không phải tăng như đã xem xét ở phần trên Tức là chi phí tăng lên là do sản lượng, nhưng bù lại doanh thu cũng tăng theo để bù đắp chi phí, và làm cho tỷ suất chi phí giảm xuống, chứng tỏ công ty đã sử dụng chi phí hiệu quả hơn

c Phân tích chung lợi nhuận của doanh nghiệp

Trang 19

Bảng 2.7: Phân tích lợi nhuận năm 2002-2003

(Nguồn: Phòng kế toán_công ty Việt Tiến)

- Mức tăng / giảm lợi nhuận:

 Như vậy nếu so sánh giữa hai năm (2003/2002) thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty may Việt Tiến là rất tốt: doanh thu tăng, nhưng chi phí được sử dụng hiệu quả, góp phần đem lại nhiều lợi nhuận hơn

2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

2.2.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU

Hai năm trở lại đây, ngành dệt may Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể Năng lực sản xuất sợi từ 1 triệu cọc lên 1.5 triệu cọc Năng lực sản xuất vải từ 400 triệu m2 lên 600 triệu m2 Năng lực sản xuất may công nghiệp từ 500 triệu

Trang 20

sản phẩm lên 600 triệu sản phẩm Xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đã tăng trưởng từ 1,75 tỷ USD năm 2000 lên 2,75 tỷ USD năm 2002 tăng 62%, kim ngạch xuất khẩu năm 2003 đạt 3,6 tỷ USD tăng 130,8% so với năm 2002 và đang hướng tới chỉ tiêu 4,5 tỷ USD của năm 2005

Song, có rất nhiều khó khăn trong năm 2004 mà các doanh nghiệp phải cố gắng vượt qua để thực hiện mục tiêu này Sỡ dĩ như vậy là vì năm nay không có

"đòn bẩy" nào đáng kể tạo ra sự đột phá cho hoạt động xuất khẩu Bối cảnh

2004 đang đặt ra không ít thức thách đối với hoạt động xuất khẩu như vụ kiện bán phá giá tôm vào thị trương Mỹ, việc EU mỡ rộng thêm 10 thành viên từ tháng 5/2004 Trong khi đó, các biện pháp khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam tuy nhiều nhưng chưa thực sự đi vào chiều sâu, có nơi còn chưa thông suốt và chưa nhất quán Năm 2003 tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đạt con số kỷ lục với tỷ lệ 20%, đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc Đạt được kỷ lục này là do đột phá của việc thực thi Hiệp Định Thương Mại Việt - Mỹ (BTA) Tuy nhiên, chỉ tiêu kim ngạch 4 tỷ USD năm 2004 khó có thể đạt được bởi lượng Quota sang Mỹ, thị trường lớn nhất, thấp hơn năm ngoái Mặt khác, các doanh nghiệp không thể vay hạn ngạch 2005 để dùng cho năm nay, bởi Hiệp Định Dệt May ký với Mỹ chỉ có hiệu lực hai năm 2003 và 2004 Thực sự ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn

2.2.2 PHÂN TÍCH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU

Bảng 2.8: Phân tích kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2000-2003

Đvt: USD

Kim ngạch XK(USD) 65,183,794 86,225,794 120,108,850 230,324,263

Trang 21

Chênh lệch:

-Tuyệt đối:

-Tương đối:

21,042,030132,28%

33,883,056139,29%

110,215,413191,76%

(Nguồn: Tài liệu công ty Việt Tiến)

Nhìn chung hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian qua tương đối

ổn định và tăng tương đối đều qua các năm Năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 86,225,794USD, tăng 21,042,030USD tương ứng tăng 32,28% Năm 2002 và 2003 tổng kim ngạch vẫn tiếp tục tăng cao Cụ thể là năm 2002 tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty là 120,108,850USD, tăng 33,883,056USD

tương ứng tăng 39,29% Sang năm 2003 con số tổng kim ngạch xuất khẩu đã lên đến 230,324,263USD đạt 191,76%

Nhìn số liệu của bản phân tích trên, ta có thể nhận thấy rằng: cả 3 năm hoạt động doanh số xuất khẩu vẫn tăng cao, nhưng năm 2001 có tốc độ tăng thấp nhất (giảm so với kế hoạch) Nguyên nhân chủ yếu là do những biến động chính trị-xã hội trên thế giới như: khủng bố 11/9 tại Mỹ kéo theo khủng hoảng kinh tế của một số nước trên thế giới…đã tác động làm giảm khối lượng hàng xuất khẩu cũng như làm giá gia công hàng may mặc giảm sút nhiều, kéo theo sự sụt giảm doanh thu

Trang 22

2.2.3 PHÂN TÍCH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU HÀNG HÓA

Mặt hàng xuất khẩu chính của công ty may Việt Tiến bao gồm:

1 Chemisse nam / nữ / trẻ em 6 Sản phẩm thời trang nam / nữ

2 Quần âu nam / nữ / trẻ em 7 Veston nam / nữ / trẻ em

3 Quần kaki nam / nữ 8 Hàng len các loại

4 Quần short nam / nữ / trẻ em 9 Hàng thun các loại

5 Jacket nam / nữ / trẻ em 10 Đồng phục học sinh

Bảng 2.9: So sánh tình hình XK theo cơ cấu hàng hóa năm 2001-2003

Đvt: USD

 Aùo chemisse: là mặt hàng chủ lực chiếm tỷ trọng cao, trên 50% về sản lượng xuất khẩu của công ty may Việt Tiến Tuy nhiên, tỷ trọng về giá trị của mặt hàng này chỉ chiếm trên 30% giá trị của hàng xuất khẩu, đơn giản là vì giá trung bình của áo chemisse thấp hơn so với các mặt hàng khác trong cơ cấu Hàng năm sản lượng áo chemisse của công ty may Việt Tiến đều tăng lên, góp phần vào sự gia tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty Năm 2001 doanh thu mặt hàng này đạt 5,268,254USD, qua năm 2002 doanh thu mặt hàng này vượt

Mặt hàng

STT Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Trang 23

2001 là 861,030USD tăng 16% Sang năm 2003 số lượng doanh thu tăng vọt lên đến 9,506,438USD tăng 55% so với cùng kỳ năm trước Riêng thị trường Mỹ, năm

2003 kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, cụ thể số liệu như sau: chemisse đạt 5,284,310USD

chiếm 55,59%, quần tây đạt 2,369,826USD chiếm 43,15%, jacket đạt 3,765,491USD

chiếm 66,75% Đây là một tỉ trọng khá cao, kết quả này là sự làm ăn tốt đẹp giữa khách hàng Mỹ và công ty may Việt Tiến

Mặt hàng này hầu như có mặt ở tất cả các thị trường có quan hệ làm ăn với công ty Hầu hết các khách hàng biết đến công ty là nhờ họ biết về sản phẩm có chất lượng tốt, được may trên nền vải tốt mẫu mã đẹp Vì vậy có thể dự đoán được nhu cầu áo chemisse của khách hàng sẽ gia tăng trong tương lai, nếu

như sản phẩm này vẫn giữ được tình trạng như khách hàng đã ưa chuộng

 Quần: tăng đều qua các năm về sản lượng và giá trị hàng xuất khẩu Tỷ trọng của mặt hàng này xếp thứ ba trong cơ cấu hàng xuất khẩu và luôn đứng ở

vị trí này trong ba năm (2001-2003) Đặc biệt sang năm 2003, mặt hàng này tăng nhanh chóng cả về số lượng cũng như trị giá, chiếm 30% sản lượng và 20% trị giá trong cơ cấu sản phẩm của công ty Mặt hàng này cũng góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm của công ty (trung bình trên 15% tổng kim ngạch của các mặt hàng)

Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Trang 24

 Jacket: là mặt hàng đứng thứ hai trong sản lượng xuất khẩu của công ty may Việt Tiến Đây là mặt hàng có giá trị cao, góp phần làm cho kim ngạch xuất khẩu của công ty cũng rất cao.Tuy sản lượng áo jacket thấp hơn nhiều so với mặt hàng chemisse, nhưng tỷ trọng về giá trị của mặt hàng này luôn đứng đầu trong cơ cấu hàng xuất khẩu Vì là mặt hàng có giá trị cao cho nên áo jacket đòi hỏi nhiều yêu cầu và phức tạp hơn những mặt hàng khác Có thể nói đây cũng là mặt hàng quan trọng của công ty, đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn mà không đòi hỏi phải xuất nhiều sản phẩm, bởi đơn giá của nó quá cao Vì vậy, nếu có thể gia tăng sản lượng của mặt hàng này thì giá trị xuất khẩu của công ty sẽ tăng lên nhanh chóng hơn, công ty có thể thu lợi nhiều hơn

 Aùo thun: là mặt hàng đứng thứ 5 trong bảng có sản lượng và giá trị tăng đều qua các năm sau khi khai thác thị trường Mỹ, tuy kim ngạch ít nhưng cũng góp phần tăng doanh số của công ty và góp mặt vào cơ cấu mặt hàng thêm phong phú

 Váy và áo len: váy nữ chủ yếu xuất sang thị trường Mỹ, áo len xuất sang thị trường EU đơn giá trung bình của mặt hàng này khá cao, sản lượng xuất khẩu hàng năm vẫn tăng, dẫn đến giá trị xuất khẩu của mặt hàng này tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu công ty

 Veston: là sản phẩm mới được công ty đưa vào sản xuất những năm gần đây nên doanh số chưa cao mặc dù kim ngach xuất khẩu đều tăng qua mỗi năm Nếu năm 2002 kim ngạch đạt 210,254USD tăng 44% so với năm 2001, thì qua năm

2003 doanh số tăng mạnh đạt 384,910USD tăng 83% so với năm 2002 Tình hình này quả là rất tốt cho sản phẩm may mặc, kể cả mặt hàng có giá cao như veston, sẽ giúp công ty nâng cao doanh số và tỷ trọng mặt hàng này trong tương lai

 Các mặt hàng khác: bao gồm quần áo thể thao, đồ bảo hộ lao động, quần áo trẻ em, quần short,… Tuy tỷ trọng còn thấp về sản lượng lẫn giá trị xuất khẩu nhưng tỷ trọng này đã tăng dần qua các năm Đặc biệt, năm 2003 các mặt hàng

Ngày đăng: 29/03/2013, 09:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. 1 :  Hệ thống công ty liên doanh trong nước - Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mĩ tại công ty may Việt Tiến
Bảng 2. 1 : Hệ thống công ty liên doanh trong nước (Trang 3)
Bảng 2.7: Phân tích lợi nhuận năm 2002-2003 - Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mĩ tại công ty may Việt Tiến
Bảng 2.7 Phân tích lợi nhuận năm 2002-2003 (Trang 19)
Bảng 2.9: So sánh tình hình XK theo cơ cấu hàng hóa năm  2001-2003 - Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mĩ tại công ty may Việt Tiến
Bảng 2.9 So sánh tình hình XK theo cơ cấu hàng hóa năm 2001-2003 (Trang 22)
Bảng 2.11: Hạn ngạch xuất vào thị trường Mỹ năm 2004 - Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mĩ tại công ty may Việt Tiến
Bảng 2.11 Hạn ngạch xuất vào thị trường Mỹ năm 2004 (Trang 28)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w