1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Giáo án văn lớp 12 chuẩn

103 1,9K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 792 KB

Nội dung

Trường THPT Yên Thành 3 GV: Thái Thị Thùy Linh Ngày soạn:06/01/2013 Tiết thứ: 55-56 VỢ CHỒNG A PHỦ (Tô Hoài) A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh hiểu được: 1. Kiến thức: -Cuộc sống cực nhọc, tăm tối và quá trình đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc vùng lên tự giải phóng khỏi cách áp bức, kìm kẹp của bọn chúa đất thống trị cấu kết với thực dân. -Giá trị nhân đạo của tác phẩm trong việc khẳng định sức sống tiềm tàng của con người lao động. -Những đóng góp của nhà văn trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật, sự tinh tế trong việc diễn tả cuộc sống nội tâm, sở trường quan sát, miêu tả những nét riêng về phong tục, tập quán và lối sông của người H'mông, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ. 2. Kỹ năng: Củng cố nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. 3. Tư tưởng: Đồng cảm, trân trọng những số phận bị chà đạp và sức sống mãnh liệt của con người. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Tô Hoài thuộc thế hệ nhà văn cầm bút từ trước Cách mạng Năm 1952, ông đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Với thế mạnh của một nhà văn phong tục, Tô Hoài đã nhanh chóng nắm bắt được hiện thực cuộc sống đồng bào các dân tộc: Thái, Mường, H'mông …và ông đã viết liền một hơi 3 tác phẩm gộp lại thành tập "Truyện Tây Bắc" dày dặn trong đó tiêu biểu nhất là Vợ chồng A Phủ. b. Triển khai bài dạy: Hoạt động thầy và tròs Nội dung kiến thức Học sinh tìm hiểu Tiểu dẫn:. Hãy nêu những nét chính về tác giả Tô Hoài? Giáo viên giới thiệu thêm về tập Truyện Tây Bắc gồm 3 truyện ngắn -Giáo viên giới thiệu sơ lược nội dung cốt truyện I. Vài nét chung. 1. Tiểu dẫn. a. Tác giả: Tên khai sinh: Nguyễn Sen. - Sinh năm: 1920. -Quê nội ở Thanh Oai- Hà Đông. -Viết văn từ trước Cách mạng - sáng tác với nhiều thể loại Số lượng tác phẩm đạt kỷ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại. - 1996: Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. Giáo án Ngữ văn 12 – Cơ bản Trang 1 Trường THPT Yên Thành 3 GV: Thái Thị Thùy Linh -Đọc, tóm tắt -Nhân vật Mị được giới thiệu như thế nào? Có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả? -Tác giả thường để cho nhân vật xuất hiện trong những không gian như thế nào trong gia đình thống lý? Giáo viên bình chi tiết này. -Hành động, vẻ ngoài của Mị được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết nào? -Em có nhận xét gì về cuộc đời của Mị? Nêu những thủ pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng để khắc hoạ cuộc đời nhân vật? *Giáo viên bình: Khát vọng hạnh phúc có thể bị vùi lấp nhưng không hề tiêu tan - ẩn đằng sau sự im lặng là cả một khát vọng sống cực kỳ mãnh liệt - chi tiết nào thể hiện điều đó? -Yếu tố nào làm sống lại khát vọng sống trong Mị? Chi tiết Mị xắn mỡ bỏ vào đĩa đèn có ý nghĩa gì? Cảm - Một số tác phẩm tiêu biểu: Dế Mèn phiêu lưu ký (1941), O chuột (1942), Truyện Tây Bắc (1953)… b. Tác phẩm: In trong tập "Truyện Tây Bắc"- Giải nhất Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955. II. Đọc - hiểu văn bản. 1. Đọc. 2. Tìm hiểu văn bản. a. Nhân vật Mị: * Cuộc đời làm dâu gạt nợ: -Thời gian: "Đã mấy năm", nhưng "từ năm nào cô không nhớ …" →không còn ý thức về thời gian, không còn ý thức về cuộc đời làm dâu gạt nợ. -Không gian: tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa… khe suối… + Căn buồng kín mít. ⇒Không gian hẹp, cố định, quen thuộc, tăm tối, gợi cuộc đời tù hãm, bế tắc, luẩn quẩn… - Hành động, dáng vẻ bên ngoài: + Cúi mặt, buồn rười rượi, đêm nào cũng khóc … + Trốn về nhà, định tự tử … + Cúi mặt, không nghĩ ngợi … vùi vào làm việc cả ngày và đêm. -Suy nghĩ: Tưởng mình là con trâu, con ngựa nghĩ rằng "mình sẽ ngồi trong cá lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi…". + Ngày Tết: chẳng buồn đi chơi… → Nghệ thuật miêu tả sinh động, cách giới thiệu khéo léo, hấp dẫn, nghệ thuật tả thực, tương phản (giữa nhà thống lý giàu có với cô con dâu luôn cúi mặtkhông gian căn guồng chật hẹp với không gian thoáng rộng bên ngoài). ⇒Cuộc đời làm dâu gạt nợ là cuộc đời tôi tớ. Mị sông tăm tối, nhẫn nhục trong nỗi khổ vật chất thể xác, tinh thần…không hy vọng có sự đổi thay. *Sức sống tiềm tàng: - Thời con gái: Vốn là một cô gái trẻ đẹp, có tài thổi sáo, có nhiều người say mê - có tình yêu đẹp. - Khi xuân về: +Nghe - nhẩm thầm-hát. + Lén uống rượu-lòng sống về ngày trước. + Thấy phơi phới - đột nhiên vui sướng. + Muốn đi chơi (nhắc 3 lần). ⇒Khát vọng sống trỗi dậy Giáo án Ngữ văn 12 – Cơ bản Trang 2 Trường THPT Yên Thành 3 GV: Thái Thị Thùy Linh giác của Mị khi bị trói? -Sức sống mãnh liệt của Mị được thể hiện rõ nhất qua chi tiết nào? -Nhận xét chung về cuộc đời của Mị? - Em hãy rút ra cách tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự? - Nhân vật A Phủ được khắc hoạ qua những chi tiết nào? Nhận xét gì về cuộc đời và số phận? -Bị A Sử trói đứng: + Như không biết mình bị trói. + Vẫn nghe tiếng sáo … +Vùng đi - sợ chết. ⇒Khát vọng sống vô cùng mãnh liệt. Khi cởi trói cho A Phủ: + Lúc đầu: vô cảm " A Phủ có chết đó cũng thế thôi ". + Thấy nước mắt của A Phủ: thương mình, thương người. → Mị cởi trói cho A Phủ - giải phóng cho A Phủ là giải phóng cho chính mình. ⇒Hành động có ý nghĩa quyết định cuộc đời Mị-là kết quả tất yếu của sức sống vốn tiềm tàng trong tâm hồn người phụ nữ tưởng suốt đời cam chịu làm nô lệ. ⇒ Cuộc đời Mị là cuộc đời nô lệ điển hình của người phụ nữ dưới chế độ cũ. Nghệ thuật: phân tích tâm lí tài tình. Bài tập: Rút ra cách đọc hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự? Rút kinh nghiệm: b. Nhân vật A Phủ. * Cuộc đời: - Lúc nhỏ: Mồ côi, sống lang thang →Bị bắt bán - bỏ trốn. - Lớn lên: Biết làm nhiều việc. Khoẻ mạnh, không thể lấy nổi vợ vì nghèo. +Dám đánh con quan →Bị phạt vạ → làm tôi tớ cho nhà thống lý. + Bị hổ ăn mất bò → Bị cởi trói, bị bỏ đói… * Sức sống mãnh liệt: - Bị trói: Nhay đứt 2 vòng dây mây quật sức vùng chạy → Khát khao sống mãnh liệt. ⇒Cuộc đời A Phủ cũng là một cuộc đời nô lệ điển hình. Giáo án Ngữ văn 12 – Cơ bản Trang 3 Trường THPT Yên Thành 3 GV: Thái Thị Thùy Linh -Cảnh xử kiện được diễn ra trong không gian, thời gian như thế nào? - Cha con thống lý đại diện cho ai? - Nêu những thành công về mặt nghệ thuật của tác phẩm? Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? 3. Cảnh xử kiện: -Diễn ra trong khói thuốc phiện mù mịt tuôn ra từ các lỗ cửa sổ như khói bếp … - Người đánh, người quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong một lượt đánh, kể chửi lại hút. Cứ thế từ trưa đến hết đêm - A Phủ gan góc quỳ chịu đòn chỉ im lặng như tượng đá… - Cảnh cho vay tiền: Kỳ quặc…Biểu hiện đậm nét sự tàn ác dã man của bọn thống trị miền núi. ⇒Hủ tục và pháp luật nằm trọn trong tay bọn chúa đất nên kết quả: A Phủ trở thành con ở trừ nợ đời đời kiếp kiếp cho nhà thống lý Pá Tra. ⇒ Cha con thống lý Pá Tra điển hình cho giai cấp thống trị phong kiến miền núi ở Tây Bắc nước ta trước Cách mạng. Nghệ thuật: tả thực. Giá trị hiện thực. 4. Vài nét nghệ thuật: + Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí: nhân vật sinh động, có cá tính đậm nét (Với Mị, tác giả ít miêu tả hành động, dùng thủ pháp lặp lại có chủ ý một số nét chân dung gây ắn tượng sâu đậm, đặc biệt tác giả miêu tả dòng ý nghĩ, tâm tư, nhiều khi là tiềm thức chập chờn…Với A Phủ, tác giả chủ yếu khắc hoạ qua hành động, công việc, những đối thoại giản đơn). + Nghệ thuật miêu tả phong tục tập quán của Tô Hoài rất đặc sắc với những nét riêng (cảnh xử kiện, không khí lễ hội mùa xuân, những trò chơi dân gian, tục cướp vợ, cảnh cắt máu ăn thề,…). + Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên miền núi với những chi tiết, hình ảnh thấm đượm chất thơ. + Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn. + Ngôn ngữ tinh tế, mang đậm màu sắc miền núi. IV. Tổng kết. Qua việc miêu tả cuộc đời, số phận của Mị và A Phủ, nhà văn đã làm sống lại quãng đời tăm tối, cơ cực của người dân miền núi dưới ách thống trị dã man của bọn chúa đất phong kiến, đồng thời khẳng định sức sống tiềm tàng, mãnh liệt không gì huỷ Giáo án Ngữ văn 12 – Cơ bản Trang 4 Trường THPT Yên Thành 3 GV: Thái Thị Thùy Linh diệt được của kiếp nô lệ, khẳng định chỉ có sự vùng dậy của chính họ, được ánh sáng Cách mạng soi đường đến một cuộc đời tươi sáng. Đó chính là giá trị hiện thực sâu sắc, giá trị nhân dạo lớn lao, tiến bộ của Vợ chồng A Phủ. Những giá trị này đã giúp cho Tô Hoài, tác phẩm của Tô Hoài đứng vững trước thử thách của thời gian và được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích. 4. Củng cố: Nắm: Những nét chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 5. Dặn dò: Tiết sau học Tiếng Việt. 6. Rút kinh nghiệm: Giáo án Ngữ văn 12 – Cơ bản Trang 5 Trường THPT Yên Thành 3 GV: Thái Thị Thùy Linh Ngày soạn: Tiết thứ: 57 NHÂN VẬT GIAO TIẾP A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Nắm vững đặc điểm và vài trò trong hoạt động giao tiếpcùng tác động chi phối lời giao tiếp của các nhân vật giao tiếp. -Có kĩ năng nói hoặc viết thích hợp với vai giao tiếp trong từng ngữ cảnh nhất định. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động giao tiếp bao gồm những quá trình gì? Ngữ cảnh bao gồm những nhân tố nào? Nhân tó nào là quan trọng nhất? 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp giữ vai trò quan trọng nhất. Vậy những đặc điểm nào của nhân vật giao tiếp chi phối hoạt động giao tiếp? Nhân vật giao tiếp cần lựa chọn chiến lược giao tiếp như thế nào để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về điều đó. b. Triển khai bài dạy: Hoạt động thầy và trò Nội dung kiến thức -Hoạt động 1: Tố chức phân tích ngữ liệu. Bài tập 1: Anh (chị) đọc ngữ liệu 1 Sgk và thực hiện các yêu câu sau: a. Hoạt động giao tiếp trên có những nhân vật giao tiếp nào? Những nhân vật đó có những đặc điểm như thế nào về lứa tuổi, giới tính, tầng lớp xã hội? b. Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời ra sao? Lượt lời đầu tiên của "Thị" hướng tới ai? I. Phân tích các ngữ liệu. 1. Ngữ liệu 1. a. Hoạt động giao tiếp trên có những nhân vật giao tiếp là: Tràng, mấy cô gái và "thị". Những nhân vật đó có đặc điểm: -Về lứa tuổi: Họ đều là những người trẻ tuổi. -Về giới tính: Tràng là namcòn lại là nữ. -Về tầng lớp xã hội: Học đều là những người dân lao động nghèo đói. b. Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời như sau: -Lúc đầu: Hắn (Tràng) là người nói, mấy co gái là người nghe. -Tiếp theo: Mấy cô gái là người nói Tràng và "thị" là người nghe. -Tiếp theo: "Thị" là người nói, Tràng (là chủ yếu), và mấy cô gái là người nghe. Giáo án Ngữ văn 12 – Cơ bản Trang 6 Trường THPT Yên Thành 3 GV: Thái Thị Thùy Linh c. Các nhân vật giao tiếp trên có bình đẳng về vị thế xã hội không? d. Các nhân vật giao tiếp trên có quan hệ xa lạ hay thân mật khi bắt đầu cuộc giao tiếp? e. Những đặc điểm về vị thế xã hội, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,…chi phối lời nói của nhân vật như thế nào? Giáo viên hướng dẫn, gợi ý và tổ chức. Học sinh thảo luận và phát biểu tự do. Giáo viên nhận xét và khẳng định những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến sai. Bài tập 2: Đọc đoạn trích và trả lời những câu hỏi Sgk. Giáo viên hướng dẫn, gợi ý và tổ chức. Học sinh thảo luận và phát biểu tự do. Giáo viên nhận xét và khẳng định những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến sai. -Tiếp theo: Tràng là người nói, "Thị" là người nghe, -Cuối cùng: "Thị" là người nói, Tràng là người nghe. c. Các nhân vật giao tiếp trên bình đẳng về vị thế xã hội (họ đều là những người dân lao động cùng cảnh ngộ). d. khi bắt đàu cuộc giao tiếp, các nhân vật giao tiếp trên có quan hệ hoàn toàn xa lạ. e. Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân- sơ, lứa tuổi, giới tính, nhề nghiệp,…chi phối lời nói của nhân vật khi giao tiếp. Ban đầu chưa quen nên chỉ là trêu đùa thăm dò. Dần dần, khi đã quen học mạnh dạn hơn. Vì cùng lứa tuổi, bình đẳng về vị thế xã hội, lại cùng cảnh ngộ nên cac nhân vật giao tiếp tỏ ra rất suồng sã. 2. Ngữ liệu 2. a. Các nhân vật giao tiếp trong đoạn văn: Bá Kiến, mấy bà vợ Bá Kiến, dân làng và Chí Phèo. -Bá Kiến nói với một người nghe trong trường hợp quay sang nói vơi Chí Phèo. Còn lại, khi nói với mấy bà vợ, với dân làng, với Lí CườngBá Kiến nói cho nhiều người nghe (trong đó có cả Chỉ Phèo). b. Vị thế xã hội của Bá Kiến với từng người nghe: -Với mấy bà vợ-Bá Kiến là chồng (chủ gia đình) nên "quát". -Với dân làng-Bá Kiến là cụ lớn, thuộc từng lớp trênlời nói có vẻ tôn trọng (các ông, các bà) nhưng thực chất là đuổi (về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại thế này?). -Với Chí Phèo-Bá Kiến vừa là ông chủ cũ, vừa là kẻ đã đẩy Chí Phèo vào tù, kẻ mà lúc này Chí Phèo đến "ăn vạ". Bá Kiến vừa thăm dò, vừa dỗ dành, vừa có vẻ đề cao, coi trọng. -Với Lí Cường-Bá Kiến là cha, cụ quát con những thực chất là để xoa dịu Chí Phèo. c. Đối với Chí Phèo, Bá Kiến thực hiện nhiều chiến lược giao tiếp: -Đuổi mọi người về để cô lập Chí Phèo. -Dùng lời nói ngọt nhạt để vuốt ve, mơn trớn Chí Phèo. -Nâng vị thế Chí Phèo lên ngang hàng mình để xoa Giáo án Ngữ văn 12 – Cơ bản Trang 7 Trường THPT Yên Thành 3 GV: Thái Thị Thùy Linh - Hoạt động 2: Tổ chức rút ra nhận xét. Bài tập: Từ việc tìm hiểu các ngữ liệu trên, anh (chị) rút ra những nhận xét gì về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp? Giáo viên nêu câu hỏi và gợi ý Học sinh thảo luận và trả lời. Giáo viên nhận xét và tóm tắt những nội dung cơ bản. dịu Chí. d. Với chiến lược giao tiếp như trên, Bá Kiến đã đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp. Những người nghe trong cuộc đối thoại với Bá Kiến đều răm rắp nghe theo lời Bá Kiến. Đến như Chí Phèo, hung hãn thế mà cuối cùng cũng bị khuất phục. II. Nhận xét về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp. 1. Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói hoặc người nghe. Dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổ vai luân phiên với nhau. Vai người nghe có thời gồm nhiều người, có trường hợp người nghe không hồi đáp người nói. 2. Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp cùng với những đặc điểm khác biệt (tuổi, giới tính, ghề nghiệp, vốn sống, văn hoá, môi trường xã hội), chi phối lời nói (nội dung và hình thức ngôn ngữ). 3. Trong giao tiếpcác nhân vật giao tiếp tuỳ ngữ cảnh mà lựa chọn chiến lược giao tiếp phù hợp để đạt được mục đích và hiệu quả. 4. Củng cố: Nắm: -Ghi nhớ Sgk. 5. Dặn dò: -Chuẩn bị các bài tập trong phần luyện tập ở tiết học tiếp theo để đến lớp tiếp thu bài tốt hơn. -Tiết sau học Tiếng Việt. Tiết thứ: 58-59 VIẾT BÀI SỐ 5: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Vận dụng được các tri thức, kỹ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề văn học. -Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề văn học. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: -Thực hành. C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên : Soạn giáo án- Ra đề và đáp án. * Học sinh : Soạn bài. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: Giáo án Ngữ văn 12 – Cơ bản Trang 8 Trường THPT Yên Thành 3 GV: Thái Thị Thùy Linh 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: b. Triển khai bài dạy: Hoạt động thầy và trò Nội dung kiến thức Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt cho việc viết bài. Học sinh tái hiện lại kiến thức đã học. Giáo viên ghi đề bài lên bảng. Nêu một số yêu cầu trong khi làm bài: tự giác, độc lập, không dùng tài liệu, không nhìn bài bạn. Giáo viên giám sát quá trình làm bài của học sinh. -Thu bài. I. Một số đề bài: 1. Anh chị hiểu thế nào về ý kiến sau đây của nhà thơ Xuân Diệu: "Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời thơ còn là thơ nữa". 2. Bình luận ý kiến sau của Nam Cao: "Một tác phẩm thật có giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi, giới hạn, phải là tác phẩm chung cho tất cả loài người. Nó phải chứa đựng một ấi gì lớn laomạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho con người ngày càng người hơn" (Nam Cao-Đời thừa) II. Gợi ý: 1. Bài viết cần có các luận điểm sau: - Thơ là hiện thực cuộc đời. - Thơ là cuộc đời. - Mối quan hệ giữa thơ và hiện thực với hiện thực cuộc đời. - Thơ còn là thơ nữa, Tức là thơ còn có những đặc trưng riêng của cảm xúc, hình tượng, ngôn ngữ, nhạc điệu … 2. Bài viết cần có các luận điểm sau: - Tác phẩm văn học vượt lên trên tất cả không gian, thời gian. -" Một tác phẩm văn học có giá trị …" → Đây là giá trị nội dung và tác động tinh thần, tác động giáo dục của tác phẩm văn học. ………… 4. Củng cố - Dặn dò: Tiết sau học Tiếng Việt. Ngày soạn: Tiết thứ: 60 NHÂN VẬT GIAO TIẾP Giáo án Ngữ văn 12 – Cơ bản Trang 9 Trường THPT Yên Thành 3 GV: Thái Thị Thùy Linh (Tiếp theo) A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Rèn luyện lĩ năng phân tích mối quan hệ của các nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp. -Phân tích chiến lược giao tiếp để đạt mục đích và hiệu quả giao tiếp của các nhân vật giao tiếp. - Có ý thức vận dụng trong giao tiếp hàng ngày. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Các em có nhận xét gì về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp? 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Trong tiết học trướcchúng ta đã tìm hiểu về nhân vật giao tiếp, đặc biệt đi sâu tìm hiểu quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp cùng với những đặc điểm khác biệt tuổi, giớ tính, ghề nghiệp, vốn sống, văn hoá, môi trường xã hội), chi phối lời nói (nội dung và hình thức ngôn ngữ) của nhân vật giao tiếp, tìm hiểu về chiến kược giao tiếp phù hợp để đạt mục đích và hiệu quả giao tiếp. Tiết học này chủ yếu dành thời gian luyện tập để rèn luyện kĩ năng phân tích và vận dụng. b. Triển khai bài dạy: Hoạt động thầy và trò Nội dung kiến thức -Hoạt động 1: Tổ chức luyện tập Bài tập 1: Phân tích sự chi phối của vị thế xã hội ở các nhân vật đơi với lời nói của họ trong đoạn trích (mục 1-Sgk)-Học sinh đọc doạn trích. Giáo viên gợi ý, hướng dẫn phân tích. Học sinh thảo luận, trình bày. Giáo viên nhận xét, nhấn mạnh những điểm cơ bản. -Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tínhvăn hoá…của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người ở đoạn trích. Học sinh đọc đoạn trích. Giáo viên gợi ý, hướng dẫn phân tích. III. Luyện tập. 1. Bài tập 1: Anh Mịch Ông Lí Vị thế xã hội Kẻ dưới-nạn nhân bị bắt đi xem đá bóng. Bề trên-thừa lệnh quan bắt người đi xem đá bóng. Lời nói Van xinnhún nhường (gọi ông, lạy). Hách dịch, quát nạt (xưng hô mày tao, quát, âu lệnh). 2. Bài tập 2: Đoạn trích gồn các nhân vật giao tiếp: -Viên đội sếp Tây. -Đám đông. -Quan Toàn quyền Pháp. Mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội nghề nghiệp giới tính, văn hoá của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người: Giáo án Ngữ văn 12 – Cơ bản Trang 10 [...]... ghệ thuật xây dựng hình tượng trong tác phẩm -Giáo dục các em niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước và thái độ căm thù giặc sâu sắc B PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: -Đọc diễn cảm -Giảng bình, nêu vấn đề C CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên : Soạn giáo án Giáo án Ngữ văn 12 – Cơ bản Trang 17 Trường THPT Yên Thành 3 * Học sinh : Soạn bài D TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1 Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2 Kiểm tra bài cũ: 3 Nội... Minh Châu những câu văn (đoạn văn) mang cách nói hàm ý và phân tích -Tập viết câu văn (đoạn văn) chứa cách nói hàm ý -Tiết sau học Đọc văn "Mùa lá rụng trong vườn" -Ngày soạn: Tiết thứ: 73 ĐỌC THÊM MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN Giáo án Ngữ văn 12 – Cơ bản Trang 32 Trường THPT Yên Thành 3 GV: Thái Thị Thùy Linh (Trích) Ma Văn Kháng) A MỤC TIÊU: Giúp... Hà Nội" -Nhận ra một số đặc điểm nổi bật của phong cách văn xuôi Nguyễn Khải: giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật B PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Giáo án Ngữ văn 12 – Cơ bản Trang 35 Trường THPT Yên Thành 3 GV: Thái Thị Thùy Linh C CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên : Soạn giáo án * Học sinh : Soạn bài D TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1 Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2 Kiểm tra bài cũ: Suy nghĩ của anh... cố và nâng cao tri thức về văn nghị luận văn học -Hiểu và biết cách làm bài văn ghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi B PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: C CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên : Soạn giáo án * Học sinh : Soạn bài D TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1 Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2 Kiểm tra bài cũ: Anh (chị) hãy nêu những nhận xét của mình về đặc điểm của tác phẩm văn xuôi (truyện)? 3 Nội dung bài mới:... tính cách, tài nghệ của nhân vật Năm Hên Giáo án Ngữ văn 12 – Cơ bản Trang 20 Trường THPT Yên Thành 3 GV: Thái Thị Thùy Linh - Chú ý những đặc điểm kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ đậm đà màu sắc Nam Bộ của Sơn Nam B PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: -Nêu vấn đề Gợi mở C CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên : Soạn giáo án * Học sinh : Soạn bài D TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1 Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2 Kiểm tra bài cũ: Tóm... trồng đay nên tháng 3 năm 1945 nạn đói khủng khiếp đã xảy ra Chỉ trong vòng vài tháng, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói Giáo án Ngữ văn 12 – Cơ bản Trang 12 Trường THPT Yên Thành 3 -Hoạt động 2: Tổ chức đọc hiểu văn bản tác phẩm Bài tập 1: Đọc và tóm tắt truyện Học sinh đọc và tóm tắt tác phẩm Bài tập 2: Dựa vào nội dung truyện, hãy giải thích nhan đề Vợ nhặt? Giáo viên gợi... dò: Tiết sau học Làm văn "Trả bài số 5" Tiết thứ: 69 TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 5 A MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Nhận ra ưu và nhược trong bài viết của mình cả về kiến thức lẫn kỷ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề văn học -Rèn luyện kỷ năng phân tích đề, lập dàn ý B PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: C CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên : Soạn giáo án- Chấm bài * Học... -Phát vấn-Gợi mở-Nêu vấn đề C CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên : Soạn giáo án * Học sinh : Soạn bài D TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1 Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2 Kiểm tra bài cũ: Thiên nhiên và con người của vùng rừng U Minh Hạ qua những trang viết của nhà văn Sơn Nam? 3 Nội dung bài mới: a Đặt vấn đề: b Triển khai bài dạy: Hoạt động thầy và trò Nội dung kiến thức I Vài nét chung Giáo viên hướng dẫn học sinh... phát biểu Bài tập 5: Từ hai bài tập trênanh (chị) hãy rút ra cách làm bà văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi Học sinh phát biểu Giáo viên Giáo án Ngữ văn 12 – Cơ bản GV: Thái Thị Thùy Linh Nội dung kiến thức I Cách viết bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi 1 Gợi ý các bước làm đề ở bài tập 1 Tìm hiểu đề, định hướng bài viết +Phân tích truyện ngẵn Tinh thần thể dục... truyện rất sáng tạo của một cây bút viết truyện đầy bản lĩnh và tài hoa B PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: C CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên : Soạn giáo án * Học sinh : Soạn bài D TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1 Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2 Kiểm tra bài cũ: Hãy tóm tắt và nêu chủ đề truyện "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Đình Thi 3 Nội dung bài mới: a Đặt vấn đề: -"Nguyễn Minh Châu thuộc trong số những nhà văn mở . viết bài văn nghị luận về một vấn đề văn học. -Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề văn học. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: -Thực hành. C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên : Soạn giáo án- Ra. đay nên tháng 3 năm 1945 nạn đói khủng khiếp đã xảy ra. Chỉ trong vòng vài tháng, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói. Giáo án Ngữ văn 12 – Cơ bản Trang 12 Trường THPT. học. -Hiểu và biết cách làm bài văn ghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. D.

Ngày đăng: 26/12/2014, 13:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w