1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Giáo án văn lớp 7 chuẩn

11 965 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 134,5 KB

Nội dung

Hiểu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. Biết sử dụng đúng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để phục vụ yêu cầu biểu đạt.Lưu ý: Học sinh đã học về dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy ở Tiểu học.

Tuần 31 – tiết 121: DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY A– MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Hiểu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. - Biết sử dụng đúng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để phục vụ yêu cầu biểu đạt. Lưu ý: Học sinh đã học về dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy ở Tiểu học. 1. Kiến thức Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong văn bản. 2. Kĩ năng - Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản. - Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy. B – CHUẨN BỊ: 1. GV: Soạn bài, máy chiếu. 2. HS: Đọc, tìm hiểu về công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Ca Huế có nguồn gốc như thế nào? - Nêu đặc điểm của ca Huế ? - Tại sao nói nghe ca Huế là thú vui tao nhã ? 3. Bài mới: 35’ Giới thiệu bài: Trong khi viết, ta thường dùng các dấu câu như: dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy để ngắt ý, đánh dấu kết thúc ý, câu… Bên cạnh các dấu này ta còn dùng các dấu khác như: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy … Vậy 2 dấu này có tác dụng như thế nào? Hoạt động của GV và Hs Ghi bảng GV ghi vd lên bảng. HS đọc vd ?Dấu chấm lửng trong vd trên dùng để làm gì? một tấm thiếp thì quá nhỏ so với dung lượng của một cuốn tiểu thuyết ?Vậy em nhận thấy những công dụng nào của dấu chấm lửng qua các vd trên? (H đọc ghi nhớ sgk/122) GV ghi vd lên bảng. HS đọc vd ? Phân tích cấu tạo của vd a? Cho biết câu đó gồm có mấy vế? Trong câu dùng các loại dấu câu gì? (2 vế. 3 dấu câu: phẩy, chấm, chấm phẩy) ? Việc dùng dấu chấm phẩy trong câu này có tác dụng gì? (Vế 2 dùng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận đồng chức.) I. Dấu chấm lửng: 10’ Vd: (sgk/121) a) cho biết còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê b) biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ c) làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ “bưu thiếp” *) Ghi nhớ: (sgk/122) II. Dấu chấm phẩy: 10’ vd (sgk/122) a) Cốm / không phải thức quà của người vội; C V ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. V → đánh dấu ranh giới giữa 2 vế của một 103 ? Dấu chấm phẩy trong câu b dùng để làm gì? (Nhằm giúp người đọc hiểu được các bộ phận,các tầng bậc ý trong khi liệt kê. Thảo luận 2 phút: Ta có thể thay đổi dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được hay không? Vì sao? GV chốt: Không được. Vì trong một phép liệt kê phức tạp như vậy. Tác giả tổng kết những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới thể hiện trong 9 mối quan hệ (9 liệt kê) và dùng dấu chấm phẩy đánh dấu ranh giới các mối quan hệ này. Sau đó tác giả mới dùng dấu phẩy để ngăn cách các thành phần đồng chức trong nội bộ các mối quan hệ (dùng dấu phẩy trong bộ phận mỗi liệt kê). Cách dùng dấu chấm câu như vậy giúp người đọc hiểu được các tầng bậc khi liệt kê, tránh được sự hiểu nhầm có thể xảy ra. Chẳng hạn, nếu tác giả chỉ dùng toàn dấu phẩy thay cho dấu chấm phẩy khi liệt kê thì có thể có người bóp méo nội dung: hiểu ăn bám và lười biếng cũng là những đặc điểm của con người mới. ?Từ 2 vd trên em hãy rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm phẩy? (H đọc ghi nhớ sgk/122) Gọi HS đọc bài tập 1 (sgk/123). Hướng dẫn HS trả lời miệng Gọi H đọc bài tập 2 sgk/123. Hướng dẫn H trả lời miệng Cho H phân tích cấu tạo câu (câu ghép phức tạp, trong nội bộ mỗi vế có dấu phẩy từ đó rút ra công dụng) Gọi H đọc yêu cầu bài tập. Chia nhóm cho H thảo luận. Cử đại diện trình bày. G nhận xét Nhóm 1, 2: Dùng dấu chấm lửng Nhóm 3, 4: Dùng dấu chấm phẩy Cho H đọc lại 2 đoạn trong bài “Ca Huế” sgk câu ghép có cấu tạo phức tạp b) ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp *) Ghi nhớ: (sgk/122) III. Luyện tập: 15’ BT1/123: Công dụng của dấu chấm lửng: a) Biểu thị lời nói bị ngắc ngứ, đứt quãng do sợ hãi, lúng túng b) Biểu thị câu nói bị bỏ dở c) Biểu thị sự liên kết chưa đầy đủ BT2/123: Công dụng của dấu chấm phẩy: Dùng để ngăn cách các vế của những câu ghép có cấu tạo phức tạp. BT3/123: Viết đoạn văn: 4. Củng cố : 2’ Đọc lại ghi nhớ 5. Hướng dẫn về nhà : 2’ - Học thuộc ghi nhớ sgk/122. - Soạn bài “Văn bản đề nghị” theo hướng dẫn sgk/124-126 ………………………………………………………. 104 Tuần 31 – Tiết 122. VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: Đặc điểm của văn bản đề nghị : hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu , nội dung và cách làm loại văn bản này. 2. Kĩ năng: - Nhận biết văn bản đề nghị. - Viết văn bản đề nghị đúng quy cách. - Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị. * Kĩ năng sống: - Phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm , tầm quan trọng của văn bản đề nghị. - Giao tiếp, ứng xử với người khác hiệu quả bằng văn bản đề nghị 3. Thái độ: Có ý thức khi viết văn bản đề nghị. B. CHUẨN BỊ: - GV: Soạn bài, máy chiếu. - HS:Bài soạn,SGK, C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Nêu công dụng của dấu chấm lửng? Đặt một câu có dấu chấm lửng. - Nêu công dụng của dấu chấm phẩy? Đặt một câu có dấu chấm phẩy. Dấu chấm phẩy trong vd sau có tác dụng gì? “Nó lấy đầu nén đất của tổ nhiều lần cho chắc rồi san bằng; không thể nhận ra tổ dế ở chõ nào nữa”. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Sau khi đã học khái niệm về các văn bản hành chính ở tiết trước, hôm nay các em sẽ được tìm hiểu đặc điểm của loại văn bản đề nghị để có thể làm tốt loại văn bản này. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Bước 1: Cho H tự rút ra nhận xét H đọc 2 văn bản sgk/124-125 ? Hai văn bản trên đã đề nghị điều gì? ? Từ 2 văn bản trên em hãy cho biết khi nào thì làm văn bản đề nghị? (H đọc ghi nhớ sgk/126 ý 1) ? Em hãy nêu nhận xét nội dung và hình thức của 2 văn bản đó? (Ngắn gọn, rõ ràng, nêu được các mục: ai đề nghị? đề nghị ai? đề nghị điều gì?) ? Hãy nêu một số tình huống trong sinh hoạt và trong học tập ở trường lớp mà em thấy cần thiết phải viết giấy đề nghị? (Đề nghị BGH nhà trường cho thay bóng đèn bị hư của lớp.) I. Đặc điểm của văn bản đề nghị: 10’ 1. Ví dụ: văn bản (sgk/124-125) 2. Nhận xét: - Đề nghị cô giáo chủ nhiệm cho sơn lại bảng đen của lớp. - Đề nghị giải quyết việc lấn chiếm trái phép của một số hộ dân gây hậu quả xấu về vệ sinh môi trường trong khu tập thể. → khi xuất hiện nhu cầu, quyền lợi chính đáng của cá nhân hoặc tập thể. 105 Gọi H đọc 4 tình huống sgk/125 ? Em hãy xác định các kiểu văn bản phải viết cho từng tình huống vừa nêu? Cho đọc thầm lại 2 văn bản trên. ? Hãy nhận xét xem các mục trong văn bản đề nghị trên được trình bày theo thứ tự nào? (Quốc hiệu, ngày và nơi làm giấy đề nghị, gởi ai, ai gởi, đề nghị điều gì, đề nghị để làm gì.) ? Cả 2 văn bản đó có điểm gì giống và khác nhau? (Giống: cách trình bày các đề mục. Khác: nội dung đề nghị.) ? Vậy từ đó em rút ra những phần nào là quan trọng trong cả 2 văn bản trên? ? Từ 2 văn bản trên em hãy rút ra cách làm một văn bản đề nghị? ? Theo em tên văn bản đề nghị thường được viết như thế nào? ? Các mục trong văn bản đề nghị được trình bày ra sao? ? Tên người, tổ chức đề nghị, nơi nhận và nội dung đề nghị là những mục cần chú ý như thế nào? Gọi H đọc ghi nhớ sgk/126 - GV hướng dẫn HS luyện tập Gọi H đọc bài tập 1 sgk/127. H trao đổi thảo luận rồi rút ra nhận *) Phân biệt các tình huống: a) Viết văn bản đề nghị cho tập thể lớp đi xem bộ phim có liên quan đến nội dung học tập. b) Viết văn bản tường trình việc mất xe đạp. c) Viết văn bản đề nghị GVCN hoặc G toán bố trí buổi học phụ đạo. d) Viết văn bản kiểm điểm cá nhân vì đã phạm lỗi trong giờ học. II. Cách làm văn bản đề nghị: 15’ 1. Các phần quan trọng trong văn bản đề nghị: - Ai đề nghị? - Đề nghị ai? - Đề nghị điều gì? - Đề nghị để làm gì? 2. Dàn mục một văn bản đề nghị: - Quốc hiệu và tiêu ngữ. - Địa điểm làm giấy đề nghị và ngày tháng. - Tên văn bản - Nơi nhận đề nghị. - Người (tổ chức) đề nghị. - Nêu sự việc, lí do, ý kiến cần đề nghị với nơi nhận. - Kí tên 3. Lưu ý: - Tên văn bản viết in hoa, khổ chữ to. - Các mục trong văn bản : + Khoảng cách các phần 2-3 dòng. + Không viết sát lề giấy. + Không để những khoảng trống quá lớn. - Đầy đủ, rõ ràng. *) Ghi nhớ: sgk/126 III. Luyện tập: 10’ 106 xét trả lời miệng ?HS trao đổi, tự rút ra các lỗi thường gặp? Bài 1/127 - Giống: lí do viết đơn và lí do viết văn bản đề nghị đều là những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng. - Khác: a) nguyện vọng cá nhân b) nhu cầu của một tập thể Bài 2/127: Các lỗi thường mắc 4. Củng cố: 2’ - Khi nào ta làm văn bản đề nghị? - Nêu cách làm một văn bản đề nghị. - Cần lưu ý những điều gì khi viết văn bản . 5. Hướng dẫn về nhà: 2’ - Học thuộc lòng ghi nhớ sgk/126. - Thuộc dàn mục của văn bản đề nghị. - Chuẩn bị bài “Ôn tập văn học” theo hướng dẫn sgk/127-129. + Học lại các ghi nhớ. + Hệ thống lại tất cả các văn bản đã học. + Tập hệ thống kiến thức bằng sơ đồ. Tuần 31 – Tiết 123. ÔN TẬP VĂN HỌC I – MỤC TIÊU BÀI HỌC: Nắm được hệ thống văn bản, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của các tác phẩm đã học, về đặc trưng thể loại của các văn bản, những quan niệm về văn chương, về sự giàu đẹp của tiếng Việt trong các văn bản thuộc chương trình Ngữ văn lớp 7. 1. Kiến thức - Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc – hiểu văn bản như ca dao, dân ca, tục ngữ, thơ trữ tình, thơ Đường luật, thơ lục bát, thơ song thất lục bát; phép tương phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật. - Sơ giản về thể loại thơ Đường luật. - Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại ở từng văn bản. 2. Kĩ năng - Hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức về các văn bản đã học. - So sánh, ghi nhớ, học thuộc lòng các văn bản tiêu biểu. - Đọc – hiểu các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ngắn. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Hệ thống các văn bản. 2. HS: Ôn lại các kiến thức đã học. III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp : 1’ Thứ ……ngày……………, Lớp 7B: 38, vắng:………………… 2. Kiểm tra bài cũ : 5’ Nêu đặc điểm của văn bản đề nghị? Cách làm văn bản đề nghị? 3. Bài mới : 35’ 107 GV kiểm tra phần chuẩn bị của H. Yêu cầu các cán bộ học tập báo cáo kết quả chuẩn bị của các bạn trong tổ. G kiểm tra xác suất 4 - 5 H, nhận xét. * Câu 1: HS lập bảng theo yêu cầu HỌC KÌ I HỌC KÌ II 1. Cổng trường mở ra 2. Mẹ tôi 3. Cuộc chia tay của những con búp bê 4. Những câu hát về tình cảm gia đình. 5. Những câu hát về TY, QH, ĐN, con người. 6. Những câu hát than thân 7. Những câu hát châm biếm 8. Nam quốc Sơn Hà 9. Tụng giá hoàn kinh sư 10. Thiên trường vãn vọng 11. Côn Sơn ca 12. Chinh phụ ngâm khúc (trích) 13. Bánh trôi nước 14. Qua Đèo Ngang 15. Bạn đến chơi nhà 16. Vọng Lư Sơn bộc bố 17. Tĩnh dạ tứ 18. Mao ốc vị thu phong sở phá ca 19. Nguyên tiêu 20. Cảnh khuya 21. Tiếng gà trưa 22. Một thứ quà của lùa non 23. Sài Gòn tôi yêu 24. Mùa xuân của tôi 25. Tục ngữ về thiên nhiên và LĐSX 26. Tục ngữ về con người và xã hội 27. Tinh thần yêu nước của ND ta 28. Sự giàu đẹp của tiếng Việt 29. Đức tính giản dị của Bác Hồ 30. Ý nghĩa văn chương 31. Sống chết mặc bay 32. Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu 33. Ca Huế trên sông Hương 34. Quan âm Thị Kính Tổng cộng: 34 tác phẩm * Câu 2: Dựa vào chú thích dấu (*) để nhớ lại định nghĩa một số khái niệm về thể loại văn học và biện pháp NT đã học: Khái niệm Định nghĩa – Bản chất 1. Ca dao- dân ca - Thơ ca dân gian, những bài thơ - bài hát trữ tình dân gian do quần chúng ND sáng tác - biểu diễn và truỳên miệng từ đời này qua đời khác. - Ca dao là phần lời đã tước bỏ đi những tiếng đệm lát, đưa hơi dân ca là lời bài hát dân gian 2. Tục ngữ - Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của ND về mọi mặt được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. 3. Thơ trữ tình - Một thể loại văn học phản ánh cuộc sống bằng cảm xúc trực tiếp của người sáng tác. Văn bản thơ trữ tình thường có vần điệu, ngôn ngữ cô đọng, mang tính cách điệu cao. 4. Thơ trữ tình trung đại VN - Đường luật (thất ngôn, ngũ ngôn, bát cú, tứ tuyệt, lục bát, song thất lục bát, ngâm khúc, 4 tiếng ) - Những thể thơ thuần túy Việt Nam: lục bát, 4 tiếng - Những thể thơ học tập của người Trung Quốc: Đường luật 5. Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật - 7 tiếng /câu, 4 câu/bài, 28 tiếng /bài - Kết cấu: C1: khai, câu 2: Thừa, câu 3: chuyển, câu 4: hợp - Nhịp 4 / 3 hoặc 2 / 2 / 3 108 6. Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật - 5 tiếng /câu, 4 câu/bài, 20 tiếng /bài - Nhịp 3 / 2 hoặc 2 / 3 - Có thể gieo vần trắc 7. Thơ thất ngôn bát cú - 7 tiếng /câu, 8 câu/ bài, 56 tiếng/ bài - Kết cấu: Câu 1, 2: đề, câu 2-4: thực, câu 5-6: luận, câu 7-8: kết - Hai câu 3-4 và 5-6 phải đối nnhau từng câu, từng vế. 8. Thơ lục bát - Thể thơ dân tộc cổ truyền bắt nguồn từ ca dao - dân ca. - Kết cấu theo từng cặp: Trên 6 tiếng, dưới 8 tiếng. 9. Thơ song thất lục bát. - Kết hợp có sáng tạo giữa thể thơ thất ngôn Đường luật và thơ lục bát - Mỗi khổ 4 câu: 2 câu 7 tiếng, tiếng 1 cặp 6-8 - Thích hợp với thể ngâm khúc hay diễn ca dài. 10. Truyện ngắn hiện đại - Có thể ngắn, dài - Cách kể chuyện linh hoạt, không gò bó, không hoàn toàn tuân theo thứ tự thời gian, thay đổi ngôi kể, nhịp văn nhanh, kết thúc đột ngột. 11.Phép tương phản nghệ thuật - Là sự đối lập các hình ảnh, chi tiết, nhân vật trái ngược nhau, để tô đậm, nhấn mạnh một đối tượng hoặc cả hai. 12. Phép tăng cấp trong NT. - Thường đi cùng với tương phản. - Cùng với quá trình hoạt động, nói năng, tăng dần cường độ, tốc độ, mức độ, chất lượng, số lượng, màu sắc, âm thanh * Câu 3: Những tình cảm, thái độ thể hiện trong các bài ca dao - dân ca đã học: - HS trình bày -> Giáo viên nhận xét, sửa chữa. * Câu 4: Những kinh nghiệm của nhân dân được thể hiện trong tục ngữ: 1. Kinh nghiệm về thiên nhiên thời tiết. - Thời gian tháng năm và tháng mười; dự đoán nắng, mưa, bão, giông, lụt, 2. Kinh nghiệm về lao động sản xuất nông nghiệp - Đất đai quý hiếm; vị trí các nghề: làm ruộng, nuôi cá, làm vườn; kinh nghiệm cấy lúa, làm đất, trồng trọt, chăn nuôi, 3. Kinh nghiệm về con người xã hội - Xem tướng người; học tập thầy bạn; tình thương người; lòng biết ơn; đoàn kết là sức mạnh, ? Nêu những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong bài thơ, đoạn thơ? - HS trình bày, HS khác nhận xét -> GV kết luận. * Câu 5: a) Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc (thơ Đường) đã học. - Lòng yêu nước và tự hào dân tộc; - Ý chí bất khuất, kiên quyết đánh bại mọi quân xâm lược; - Thân dân - yêu dân, mong dân được khỏi khổ, no ấm, nhớ quê, mong về quê, ngỡ ngàng khi trở về, nhớ mẹ, nhớ thương bà, - Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên: Đêm trăng xuân, cảnh khuya, thác hùng vĩ, đèo vắng, - Ca ngợi tình bạn chân thành 109 4. Củng cố: 2’ Nhắc lại kiển thức cơ bản. Hướng dẫn về nhà: 2’ - Ôn tập tiếp, các câu còn lại - Ôn tập kiến thức kỹ hơn. Học thuộc lòng một số đoạn thơ văn hay trong các văn bản đã học. - Chuẩn bị bài tiếp theo. Tiết 124 ÔN TẬP VĂN HỌC A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại từng văn bản. 2. Kĩ năng: - Hệ thống hoá, khái quát kiến thức về các văn bản đã học. - So sánh, ghi nhớ, học thuộc lòng các văn bản tiêu biểu. - Đọc – hiểu các văn bản miêu tả, biểu cảm,nghị luận ngắn. 3. Thái độ: B Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Soạn bài, máy chiếu. 2. Học sinh: Soạn bài, trả lời các câu hỏi SGK. C. . Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức:1’ Ngày: Lớp 7B Sĩ số 38: Vắng :… 2. Kiểm tra bài cũ: ( Lồng ghép trong giờ ôn tập) 3. Bài mới: 40’ * Câu 6: GV yêu cầu HS lập theo bảng thống kê dưới đây. - Giá trị chủ yếu về tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi đã học. TT TP – TG Giá trị tư tưởng Giá trị nghệ thuật 1 Cổng trường mở ra (Lí lan) - Lòng mẹ thương con vô bờ, ước mong con học giỏi nên người trong đêm trước ngày khai giảng lần đầu tiên của đời con. Phương thức tự sự kết hợp với phương thức biểu cảm và miêu tả. NT miêu tả tâm lí tinh tế. 2 Mẹ tôi (Ét-môn-đô-đờ Ami-xi) - Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó. Phương thức tự sự kết hợp với phương thức biểu cảm và miêu tả. 3 Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài) - Tình cảm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng; - Người lớn, các bậc cha mẹ hãy vì con cái mà cố gắng có thể tránh những cuộc chia ly - li dị. Phương thức tự sự kết hợp với phương thức biểu cảm và miêu tả. 110 4 Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn) Lên án tên quan phủ vô trách nhiệm gây lên tội ác khi làm nhiệm vụ hộ đê; cảm thông với những thống khổ của nhân dân vì vỡ đê. Dùng phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. 5 Một thứ quà của Cốm - Ca ngợi và miêu tả vẻ đẹp và giá trị của một thứ quà quê đặc sản mà quen thuộc Việt Nam. Liệt kê, so sánh … 6 Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương) - Tình cảm sâu đậm của tác giả đối với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế về thành phố này. - Bút kí, kể, tả, giới thiệu và biểu cảm kết hợp khá khéo léo, nhịp nhàng; - Lời văn giản dị, dùng đúng mức các từ ngữ địa phương. 8 Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) - Vẻ đẹp độc đáo của mùa xuân miền Bắc và Hà Nội qua nỗi sầu xa xứ của một người Hà Nội - Hồi ức trữ tình, lời văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu chất thơ, nhẹ êm và cảm động ngọt ngào. 9 Ca Huế trên sông Hương (HàÁnh Minh) Giới thiệu ca Huế - một sinh hoạt và thú vui văn hoá rất tao nhã ở đất cố đô. Phép tu từ liệt kê, miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất trữ tình. ? Trình bày những nội dung chính của bài “ Ý nghĩa văn chương” ( nêu dẫn chứng cụ thể) ? Câu 8: Ý nghĩa văn ch ương (Hoài Thanh): 1. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và thương muôn vật, muôn loài: Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung Chính là nguồn gốc cảm hứng của Nguyễn Du khi ông viết “Đoạn trường tân thanh”. Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều. (Tố Hữu) - Chinh phụ ngâm khúc là lòng thương nhớ, mong mỏi chờ đợi người chồng đi chinh chiến xa của người chinh phụ: Thiên địa phong trần, hồng nhan đa truân - Ca dao - dân ca trữ tình, thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói cảm thông đối với thân phận của người phụ nữ - Tình yêu thương chim chóc là cảm hứng của bài “Lao xao”, thương quý cây tre, thương quý con người Việt Nam là nguồn gốc của bài thuyết minh “Cây tre Việt Nam” và bài thơ “Tre Việt Nam” 2. Văn chương sáng tạo ra sự sống, sáng tạo ra những thế giới khác 111 ? Tác dụng của việc học Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp? - HS đọc, ghi những Hán Việt cần nhớ. - Thế giới làng quê trong ca dao, thế giới truyện Kiều với biết bao cảnh ngộ khác nhau: mơ màng, thanh nhã, dữ dội, nhơ bẩn - Thế giới loài vật trong “Dế mèn phiêu lưu ký” vừa quen vừa lạ thật hấp dẫn cũng như truyện cổ tích diệukì của An-đec- xan. 3. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có: - Ta chưa già để hiểu hết được cảm xúc bẽ bàng và buồn tê tái của ông khi lũ con trẻ ở làng quê coi ông như khách lạ, cũng chưa có dịp xa nhà, xa quê lâu để cùng Lý Bạch “cúi đầu”, “ngẩng đầu” ta cũng không phải sống trong cảnh nghèo túng quẫn bách như Đỗ Phủ để mơ “một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian”, trong tiếng thở dài vặt trong đêm mưa dầm gió thốc Thế nhưng ta vẫn có thể đồng cảm cùng chia sẻ những tâm trạng, những nỗi niềm, có khi nghiến răng chợn mắt, có khi ấm ức khôn nguôi, lại có khi vui mừng hoan hỉ, mơ màng, tưởng tượng, giá mà đấy chính là giá trị, là ý nghĩa đích thực cao quý và đẹp đẽ vô bờ mà văn học chân chính đem lại cho ta. - Đọc văn chương ta mới càng thấm thía câu: Ngoài trời còn có trời (Thiên ngoại hữu thiên, không có gì đẹp bằng con người) 4. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng: Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa. 9- Tác dụng của việc học Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp: - Phân tích tác dụng của việc học Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp: Hiểu kĩ từng phân môn hơn trong mối liên quan chặt chẽ và đồng bộ giữa văn học, tiếng Việt và Tập làm văn. Nói và viết đỡ lúng túng hơn, ứng dụng ngay những kiến thức, kĩ năng của phân môn này để học tập phân môn kia. - Ví dụ: kĩ năng trình bày dẫn chứng trong VB nghị luận chứng minh qua văn bản chứng minh mẫu mực “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. + NT tương phản - tăng cấp trong kể chuyện của Phạm Duy Tốn (Sống chết mặc bay) + NT tả tâm trạng, cảm xúc kết hợp với tả cảnh thiên nhiên trong văn của Thạch Lam, Nguyễn Tâm, Vũ Bằng 10- Đọc bảng tra cứu các yếu tố HV: 4. Củng cố: 2’ ? Nhắc lại kiến thức đã học. 5. Hướng dẫn về nhà : 112 [...]...- Ôn lại các kiến thức đã ôn tập - Nắm chắc giá trị nghệ thuật, nội dung của những tác phẩm đó - Chuẩn bị bài: Dấu gạch ngang BGH duyệt: 113 . /bài - Nhịp 3 / 2 hoặc 2 / 3 - Có thể gieo vần trắc 7. Thơ thất ngôn bát cú - 7 tiếng /câu, 8 câu/ bài, 56 tiếng/ bài - Kết cấu: Câu 1, 2: đề, câu 2-4 : thực, câu 5-6 : luận, câu 7- 8: kết - Hai. Tên văn bản - Nơi nhận đề nghị. - Người (tổ chức) đề nghị. - Nêu sự việc, lí do, ý kiến cần đề nghị với nơi nhận. - Kí tên 3. Lưu ý: - Tên văn bản viết in hoa, khổ chữ to. - Các mục trong văn. trong văn bản đề nghị: - Ai đề nghị? - Đề nghị ai? - Đề nghị điều gì? - Đề nghị để làm gì? 2. Dàn mục một văn bản đề nghị: - Quốc hiệu và tiêu ngữ. - Địa điểm làm giấy đề nghị và ngày tháng. -

Ngày đăng: 26/06/2014, 21:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w