1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Linh hoạt, sáng tạo trong dạy “quan hệ từ” cho học sinh lớp 5 trường tiểu học

33 2,5K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Trước thực trạng nêu trên, là một GV nhiều năm liền được phân công giảngdạy lớp 5 tôi thường xuyên trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu các giải pháp nhằm khắcphục những khó khăn, tồn tại, yếu

Trang 1

LINH HOẠT, SÁNG TẠO TRONG DẠY “QUAN HỆ TỪ” CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC

A ĐẶT VẤN ĐỀ:

Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho họcsinh những kĩ năng cơ bản ban đầu về nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếptrong môi trường hoạt động của lứa tuổi Để thực hiện được mục tiêu này, mỗiphân môn trong môn Tiếng Việt đều có nhiệm vụ quan trọng trong việc hình thànhkiến thức, phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt để giao tiếp và làm phươngtiện học tập

Luyện từ và câu ở Tiểu học là phân môn mang tính công cụ nhằm huy độngvốn từ, mở rộng vốn từ làm cho học sinh hiểu nghĩa từ và tác dụng của chúng trongcâu, tạo lập câu,…Có sử dụng từ chính xác, viết câu đúng ngữ pháp thì người đọc,người nghe mới hiểu được nội dung văn bản Muốn viết câu trong văn bản đúng vàhay ngoài việc dùng từ chính xác chúng ta cần phải biết liên kết từ, liên kết câu,liên kết các ý lại với nhau Đó chính là nhiệm vụ rất quan trọng và khó khăn củaphân môn Luyện từ và câu nói chung và việc dạy Quan hệ từ nói riêng

Lâu nay, việc học từ ngữ nói chung và học từ loại nói riêng là một phầnnhiệm vụ rất khó khăn đối với học sinh Tiểu học Bởi vì ranh giới để phân biệt từ,dấu hiệu để nhận diện các từ do nhiều lúc không rõ ràng Việc nhận diện các thực

từ như: danh từ, động từ, tính từ đã khó; việc nhận biết các hư từ ( quan hệ từ, phótừ,…) lại càng khó hơn Bởi thế mà khi dạy quan hệ từ cho học sinh lớp 5, giáoviên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức, hướng dẫn, gợi mở để giúp các emnắm được những kiến thức sơ giản ban đầu về quan hệ từ Chính vì dạy quan hệ từ

là một nội dung khó trong phân môn LT&C ở Tiểu học nên đã từ lâu bản thân tôiluôn băn khoăn, trăn trở, tìm tòi các biện pháp để giúp học sinh tiếp thu nội dung

quan hệ từ (QHT) một cách nhẹ nhàng, hiệu quả hơn Nhờ Linh hoạt sáng tạo trong dạy “Quan hệ từ”, tôi đã gặt hái được những thành công nhất định trong

việc dạy môn Tiếng Việt và dạy học nói chung

Trang 2

được một số thủ thuật dạy QHT, biết khắc phục những khó khăn vướng mắc mà

HS thường xuyên mắc phải như: sử dụng nhầm QHT, xác định sai QHT, …

b Tồn tại:

Nhận thức của một số giáo viên về quan hệ từ còn hạn chế, chưa thấy đượctầm quan trọng của nó trong đặt câu, viết văn bản Nhiều GV chưa yêu thích mônTiếng Việt vì bộ môn này có nhiều phân môn, mỗi phân môn có cái khó riêng Đặcbiệt, ngữ pháp tiếng Việt rất phức tạp, khó hiểu Có lúc ở tài liệu này thì viết thếnày còn tài liệu khác lại viết kiểu khác; hoặc ở bậc Tiểu học thì dùng khái niệmkhác với bậc học trên Từ đó giáo viên rất e ngại, lúng túng, khó khăn, thiếu hàohứng trong việc dạy Tiếng Việt, kết quả giảng dạy chưa cao so với các môn họckhác

Một số GV kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, còn lúng túng trong việc lựachọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy QHT hầu hết các giáo viêncòn rập khuôn theo sách giáo khoa mà chưa có sự tìm tòi, sáng tạo, linh hoạt

Nhiều giáo viên chưa biết kết hợp dạy lồng ghép QHT vào các phân mônkhác, bộ môn khác cũng như trong thực tế cuộc sống, chưa biết khơi dậy sự hứngthú học Tiếng Việt nói chung và QHT nói riêng cho học sinh

em sử dụng chưa có hiệu quả, có khi còn nói chuyện, làm việc riêng nên khôngnắm vững bài học, sau một thời gian ngắn là quên ngay các tác dụng, cách sử dụngQHT Do HS chưa nắm vững kiến thức của mỗi bài học cho nên trong nói và viếtcác em chưa biết sử dụng QHT hay sử dụng QHT không phù hợp với văn cảnh Cóthể nói đây là tình trạng chung của học sinh Tiểu học hiện nay

3 Về phía phụ huynh:

Một số phụ huynh mặc dù rất quan tâm tới việc học của con cái nhưng do

sự hiểu biết còn hạn chế nên chưa định hướng đúng đắn cho việc học tập của con

Trang 3

em Do xu thế của xã hội hiện nay viêc “học lệch” khá phổ biến phụ huynh thườngđộng viên con em tập trung vào các môn khoa học tự nhiên và xem nhẹ các mônkhoa học xã hội Một số người chỉ quan tâm đầu tư, ép buộc con mình học Toán,học Ngoại ngữ mà không chú trọng tới môn Tiếng Việt Cũng có những phụ huynhcoi trọng, quan tâm tới việc học Tiếng Việt của con em mình nhưng thiếu phươngpháp hướng dẫn con học môn Tiếng Việt, nhất là phân môn Luyện từ và câu.

4 Về môi trường giáo dục:

Lâu nay, ngành GD&ĐT đã phát động và tổ chức nhiều cuộc thi sôi nổi trênmạng Internet và ở các trường học như: Giải Toán, thi Tiếng Anh, Toán tuổi thơ ,

…nhằm kích thích sự hứng thú học tập phát huy trí tuệ của HS Nhưng theo tôi cáccuộc thi vẫn tập trung chủ yếu vào môn toán và Tiếng Anh, còn các cuộc thi phục

vụ cho môn Tiếng Việt Như: “Văn hay - Chữ tốt”, “Nói lời hay - Viết chữ đẹp”chưa được tổ chức thường xuyên vì thế chưa có tác dụng động viên HS hứng thúhọc môn Tiếng Việt

Trước thực trạng nêu trên, là một GV nhiều năm liền được phân công giảngdạy lớp 5 tôi thường xuyên trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu các giải pháp nhằm khắcphục những khó khăn, tồn tại, yếu kém tác động đến chất lượng học môn TiếngViệt của HS nhất là trong phân môn Luyện từ và câu, cụ thể là phần Quan hệ từ.Sau đây tôi xin nêu ra các giải pháp tôi đã giúp HS hứng thú hơn trong việc học tậpmôn Tiếng Việt, từ đó chiếm lĩnh tri thức một cách dễ dàng hơn, chất lượng mônhọc được nâng lên rõ rệt và góp phần nâng cao chất lượng các môn học khác Sauđây là một số giải pháp mà tôi đã nghiên cứu thành công trong việc dạy học phầnQuan hệ từ ở lớp 5 trường Tiểu học

II CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Giải pháp 1: Giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của Quan hệ từ:

Để dạy tốt QHT trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5 thì người giáoviên phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của QHT đó là giúp các em học tốthơn bộ môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác và còn giúp cho các em biếtcách giao tiếp, cư xử với mọi người trong cuộc sống hàng ngày lịch sự nhã nhặn

hơn Giáo viên cần nhận thức được Quan hệ từ như là “chất keo dính” nối kết các

từ ngữ, câu văn, đoạn văn lại với nhau một cách chặt chẽ hơn có ý nghĩa hơn

“Chất keo dính” này nó còn góp phần làm cho linh hồn của đoạn văn đoạn thơ trởnên bay bổng, mượt mà hơn; nội dung bài văn trở thành một chỉnh thể thống nhấtkhông thể tách rời được Nói cách khác để có một bài văn hay, một câu nói rõ ràng,súc tích, dễ hiểu thì phải biết cách sử dụng QHT Chúng ta có thể hiểu các từ ngữkhác như là “những viên gạch” còn QHT là “vôi vữa, xi măng” để gắn kết các từ

đó lại với nhau để tạo nên một “bức tường” hoàn chỉnh, chắc chắn, đẹp đẽ,…để từ

đó GV có định hướng đúng đắn trong việc dạy học môn Tiếng Việt cũng như dạynội dung QHT cho HS lớp 5 ngay từ những kiến thức sơ giản đầu tiên của nó

Trang 4

Giải pháp 2: Linh hoạt sáng tạo khi sử dụng các kỹ thuật, các phương pháp dạy QHT:

2.1 Sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ:

Đây là phương pháp rất quan trọng trong quá trình dạy học Tiếng Việt nóichung và dạy quan hệ từ nói riêng

Phương pháp phân tích ngôn ngữ là phương pháp học sinh dưới sự chỉ dẫncủa thầy giáo vạch ra những hiện tượng ngôn ngữ nhất định từ các tài liệu chotrước, quy các hiện tượng đó vào một phạm trù nhất định và chỉ rõ đặc trưng củachúng Như vậy, thực chất của phương pháp này là từ việc quan sát, phân tích cáchiện tượng ngôn ngữ theo các chủ đề nhất định và tìm ra những dấu hiệu đặc trưngcủa các hiện tượng ấy Phương pháp phân tích phát hiện được tiến hành như sau:

Phân tích – phát hiện:

Trên cơ sở các tài liệu mẫu, thầy giáo sử dụng các câu hỏi định hướng họcsinh quan sát, so sánh đối chiếu và rút ra quy tắc mới Thao tác này thường được

áp dụng trong quá trình hình thành quy tắc, khái niệm mới của bài học

Ngoài ra còn có các thao tác: phân tích - chứng minh; phân tích - phán đoán

và phân tích - tổng hợp

Giáo viên có thể vận dụng phương pháp này vào việc dạy các dạng bài tập

về Quan hệ từ trong phân môn luyện từ và câu Sau đây tôi xin trình bày cách sửdụng phương pháp phân tích ngôn ngữ vào dạy hai loại bài tập cơ bản của Quan hệtừ: Bài tập Hình thành kiến thức và bài tập luyện tập, thực hành

a Đối với loại bài tập “Hình thành kiến thức.”

Cách tiến hành:

- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ, phát phiếu bài tập và phổ biến hình

thức tổ chức hoạt động

- Bước 2 : Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình tìm hiểu ngữ liệu.

- Cá nhân tự đọc và tìm hiểu và hoàn thành các yêu cầu của cá nhân trênphiếu bài tập của mình

- Nhóm trưởng điều khiển các thành viên trong nhóm trao đổi thảo luậnnhững nội dung đã ghi ở trong phiếu bài tập

- Nhóm rút ra kết luận nội dung mình vừa tìm hiểu được

- Bước 3 : Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.

- Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung

-Bước 4 : Giáo viên tổ chức cho học sinh rút ra kết luận, bài học.

Ví dụ 1 : Tiết Luyện từ và câu (tuần 11, TV5, trang 109, 110)

Đọc và hoàn thành các bài tập dưới đây :

Trang 5

Bài 1 : Từ in đậm trong các câu dưới đây được dùng để làm gì ?

a Rừng say ngây và ấm nóng Ma Văn Kháng

b Tiếng hót dìu dặt của Hoạ Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc

tưng bừng ca ngợi núi sông đang đổi mới

Võ Quảng

c Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào Nhưng

cành mai uyển chuyển hơn cành đào

Theo mùa xuân và phong tục Việt Nam

Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ và phổ biến hình thức tổ chức hoạt động Bước 2: Phân tích ngữ liệu:

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc:

Cá nhân đọc và hoàn thành bài tập 1:

PHIẾU BÀI TẬP BÀI 1:

in đậm

Tác dụng của từ in đậm

a.Rừng say ngây và ấm nóng.

b.Tiếng hót dìu dặt của Hoạ Mi giục các

loài chim dạo lên khúc nhạc tưng bừng ca

ngợi núi sông đang đổi mới

c Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không

đơm đặc như hoa đào Nhưng cành mai

uyển chuyển hơn cành đào

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận để kiểm tra việc hoàn thànhbài tập của từng cá nhân:

Từ in đậm trong câu văn ở ví dụ trên dùng để tả các đặc điểm, tính chất, hoạtđộng, của các sự vật hay nối các từ ngữ tả các đặc điểm, tính chất của sự vật?(Dùng để nối các từ ngữ tả đặc điểm, tính chất, của các sự vật )

Bước 3: Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung

Bước 4: GV tổ chức cho HS tổng hợp và thống nhất các ý kiến, rút ra kết luận: QHT là từ dùng để nối các từ ngữ, các câu đứng sau và trước nó.

Để giúp HS bước đầu hiểu được ý nghĩa QHT tôi cho HS làm bài tập sau:

Bài 2: Gạch chân dưới các quan hệ từ trong các câu sau và nêu ỹ nghĩa của

các câu sau ? Nhờ vào đâu mà các câu sau có ý nghĩa khác nhau:

a Anh nói rồi tôi nói

Trang 6

b Anh nói và tôi nói.

c Anh nói nhưng tôi không nói

d Anh nói còn tôi lắng nghe

Phiếu bài tập Bài 2:

a Anh nói rồi tôi nói

b Anh nói và tôi nói

c Anh nói nhưng tôi không nói

d Anh nói còn tôi nghe

Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ và phổ biến hình thức tổ chức hoạt động Bước 2: Phân tích ngữ liệu:

- Cá nhân tự hoàn thành bài tập váo phiếu bài tập trên

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận để kiểm tra việc hoàn thànhbài tập của từng cá nhân:

Dự kiến kết quả bài tập 2:

a Anh nói rồi tôi nói rồi Hai người không nói cùng

một lượt, người nói trướcngười nói sau

b Anh nói và tôi nói Cả hai người nói cùng một

lượt

c Anh nói nhưng tôi không nói nhưng Chỉ có người thứ nhất nói,

người thứ hai không nói

d Anh nói còn tôi nghe còn Người thứ nhất nói, người

thứ hai nghe

Nhờ vào đâu mà các câu trên có ý nghĩa khác nhau?( nhờ vào QHT trongcác câu trên)

Bước 3 : Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung

Bước 4 : GV tổ chức cho HS tổng hợp và thống nhất các ý kiến, rút ra kết

Để giúp HS hiểu được thấu đáo hơn ý nghĩa của QHT và sử dụng được QHTtrong nói và viết tôi cho HS làm bài tập sau:

Bài 3: Hình thành kiến thức về một số quan hệ từ: rồi, và, của

Trang 7

Nêu tác dụng của các từ in đậm trong các câu sau :

Giai đoạn 1: Các nhóm chuyên sâu hoàn thành nhiệm vụ của mình

Nhóm 1: a Nêu tác dụng của quan hệ từ “ rồi ” trong các câu dưới đây:

- Vườn cây đâm chồi nảy lộc rồi vườn cây ra hoa.

- Em học thuộc lý thuyết rồi em mới làm bài tập.

- Các em quét nhà sạch sẽ rồi mới lau chùi bàn ghế.

- Con ăn cơm xong rồi mới uống nước con nhé!

Áp dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ để hình thành kiến thức :

Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ và phổ biến hình thức tổ chức hoạt động Bước 2: Phân tích ngữ liệu:

- Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm mình tìm hiểu đặc trưng chung của các từ

đứng trước và sau QHT rồi

+ Cá nhân hoàn thành nội dung phiếu bài tập sau:

PHIẾU BÀI TẬP NHÓM: Đánh dấu vào ô trống em chọn:

ra theo thứ tựtrước sau

Các HĐ đódiễn ra cùngmột lúc

- Vườn cây đâm chồi nảy

lộc rồi vườn cây ra hoa.

Đâm chồi nảy lộc,

ra hoa

- Em học thuộc lý thuyết

rồi em mới làm bài tập.

Học thuộc lý thuyết,thực hành

- Các em quét nhà sạch sẽ

rồi mới lau chùi bàn ghế. Quét nhà, lau chùi

bàn ghế

- Con ăn cơm xong rồi

mới uống nước con nhé!

Ăn cơm, uống nước

+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận thống nhất ý kiến

Nêu các hoạt động trong từng câu trên? ( đầm chồi nảy lộc ; học lý thuyết làm bài tập ; quét nhà - lau chùi bàn ghế ; ăn cơm - uống nước)

-Các hoạt động này diễn ra cùng đồng thời một lúc hay các hoạt động đó diễn

ra theo thứ tự trước sau ? ( Diễn ra theo thứ tự trước sau)

Để nối các từ ngữ chỉ các hoạt động đó người ta đã dùng quan hệ từ nào?(dùng quan hệ từ “rồi”)

Trang 8

Từ rồi thường dùng để nối các từ ngữ có mối quan hệ gì với nhau?( Các từngữ đó chỉ các hoạt động, các đặc điểm diễn ra theo thứ tự trước sau)

Bước 3: Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung.

- Hoa hồng và hoa huệ đều thơm.

- Lan học giỏi và hát hay.

- Mây bay và gió thổi.

* Cá nhân đọc và hoàn thành bài tập sau:

Phiếu bài tập nhóm 2:

Ví dụ QHT "và" nối

các từ ngữnào?

Các từ ngữ được

QHT"và" nối chỉ

các đặc điểm, hoạtđộng diễn ra theothứ tự trước sau:

Các từ ngữ được

QHT "và" nối chỉ

các đặc điểm, hoạtđộng diễn ra cùngmột lúc:

- Rừng say ngây và ấm

nóng

Hoa hồng và hoa huệ

đều thơm

Lan học giỏi và hát hay.

- Mây bay và gió thổi.

* Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận và tìm ra kết luận

Những từ trước và sau từ “và” có quan hệ gì với nhau?( Là các từ có cùngchức vụ ngữ pháp hay là các từ chỉ các đặc điểm của cùng một sự vật hay các sựviệc cùng diễn ra một lúc)

Vậy quan hệ từ “và” nó dùng để nối các từ ngữ cùng chỉ đặc điểm hay chỉ các hoạt động của sự vật diễn ra cùng một lúc.

Nhóm 3: c nêu tác dụng của Quan hệ từ “của”:

Trang 9

- Tiếng hót dìu dặt của Hoạ Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc

tưng bừng ca ngợi núi sông đang đổi mới

- Mùi hương ngọt lựng của thảo quả lan toả cả khu rừng.

- Tôi rất thích tiết trời ấm áp của mùa xuân.

* Cá nhân đọc và hoàn thành bài tập sau:

- Tiếng hót dìu dặt của

Hoạ Mi giục các loài

chim dạo lên những khúc

- Tôi rất thích tiết trời ấm

áp của mùa xuân.

* Nhóm trưởng điều khiển các thành viên trong nhóm thảo luận thống nhất ýkiến và rút ra kết luận:

Tiếng hót dìu dặt là đặc điểm tiếng hót của ai? (Hoạ Mi) Vậy tiếng hót dìu dặt là đặc điểm tiếng hót của loài chim nào?

Mùi hương ngọt lựng là đặc điểm của loại quả nào? (quả thảo quả)

Tiết trời ấm áp là đặc điểm tiết trời mùa nào? (mùa xuân)

Để nối đặc điểm, tính chất,… của sự vật với sự vật người ta dùng quan hệ từnào? (Quan hệ từ “của”)

Quan hệ từ “của”dùng để nối các từ chỉ đặc điểm của sự vật với bản thân

sự vật đó hay nói cách khác đây là QHT biểu thị mối quan hệ sở hữu.

Giai đoạn 2: Nhóm mảnh ghép

Mỗi nhóm chuyên sâu lúc đầu cả 6 em cùng nghiên cứu 1 nội dung, bây giờsang giai đoạn 2 mỗi nhóm cúng có 6 em nhưng có 2 thành viên cùng nhóm ở giaiđoạn 1( Nhóm chuyên sâu) tức là mỗi nhóm có 6 em trong đó có 2 em thuộc cùngmột nhóm chuyên sâu lúc đầu Nhiệm vụ của các em trong giai đoạn này là dùngphương pháp phân tích ngôn ngữ để hướng dẫn các bạn còn lại biết được tác dụngcủa QHT mà mình đã được tìm hiểu ở giai đoạn 1 Đồng thời các em phải chú ý

Trang 10

lắng nghe những ý kiến mà các thành viên trong nhóm mới đưa ra để phân tíchtổng hợp tìm ra kết luận hay nhất cho nhóm mới.

Nêu tác dụng của các từ in đậm: của, và, rồi:

Vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu được ở nhóm chuyên sâu lúc đầu để giúp

đỡ hướng dẫn cho những thành viên trong nhóm mình hiểu được tác dụng của quan

hệ từ mình đã được tìm hiểu trước (có thể lấy ví dụ lúc trước hoặc lấy ví dụ khác)

a QHT của

- Tiếng hót dìu dặt của Hoạ Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc

tưng bừng ca ngợi núi sông đang đổi mới

- Mùi hương ngọt lựng của thảo quả lan toả cả khu rừng.

- Tôi rất thích tiết trời ấm áp của mùa xuân.

Từ đứng sau từ của chỉ sự vật hay chỉ đặc điểm của sự vật?

Từ đứng trước từ của chỉ sự vật hay đặc điểm của sự vật?

Các từ đứng trước và sau từ của có mối quan hệ gì?

Nếu bỏ từ “của” thì câu văn đó có hay không, có thành câu không?

b.QHT và:

- Rừng say ngây và ấm nóng.

- Hoa hồng và hoa huệ đều thơm.

- Lan học giỏi và hát hay.

- Mây bay và gió thổi.

Các từ đứng sau và đứng trước từ và chỉ các hoạt động diễn ra như thế nào? Các từ đứng trước và sau từ và có điểm gì chung?

Trong các câu đó có thể thay từ và bằng ngữ khác hay dấu câu gì hay bỏ nó

đi được không?

c QHT rồi:

- Vườn cây đâm chồi nảy lộc rồi vườn cây ra hoa.

- Em học thuộc lý thuyết rồi em mới làm bài tập.

- Các em quét nhà sạch sẽ rồi mới lau chùi bàn ghế.

- Con ăn cơm xong rồi mới uống nước con nhé!

Các từ được từ rồi nối lại là những từ nào?

Các từ được từ rồi nối lại chỉ các hoạt động diễn ra như thế nào?

Chúng ta có thể bỏ từ rồi được không? Hay có thể thay từ “rồi” bằng từ ngữ

khác được không?

Trang 11

QHT rồi có tác dụng nối những từ ngữ có đặc điểm gì?( QHT “rồi” có tác

dụng nối các từ ngữ chỉ các hoạt động, các đặc điểm diễn ra theo thứ tự trước sau)

Sau khi các nhóm đã hoàn thành xong giai đoạn 2 GV tổ chức cho các nhómbáo cáo kết quả của nhóm mình đúc rút được để cả lớp nhận xét thống nhất và rút

ra kết luận chung

Giáo viên kết luận chốt kiến thức các em vừa tìm hiểu được:

Vậy quan hệ từ “và” nó dùng để nối các từ ngữ cùng chức vụ ngữ pháp hay nối các từ cùng chỉ đặc điểm hay chỉ các hoạt động của cùng một sự vật.

Quan hệ từ “của”dùng để nối các từ chỉ đặc điểm của sự vật với bản thân

sự vật đó hay nói cách khác đây là QHT biểu thị mối quan hệ sở hữu.

Quan hệ từ “rồi” thường dùng để nối các từ ngữ chỉ các hoạt động, các đặc điểm,… diễn ra theo thứ tự trước sau.

* Tương tự chúng ta có thể dùng các kỹ thuật dạy khác như: Kỹ thuật trình bày một phút, kỹ thuật khăn trải bàn để tổ chức các hoạt động học tập giúp HS hình thành kiến thức QHT hoặc, nhưng, như, trên; các cặp QHT vì…nên, nếu… thì, tuy… nhưng;….

Quan hệ từ “hoặc”:

- Vào chủ nhật hàng tuần tôi về thăm bà ngoại hoặc bà ngoại lên tôi.

- Các em về nhà làm đề một hoặc đề hai.

- Tôi ngồi xe máy hoặc chị tôi ngồi xe máy.

Trong các câu trên các sự việc trước và sau từ hoặc được thực hiện cả hai sựviệc hay chỉ được thực hiện một sự việc?(Chỉ được lựa chọn thực hiện một sự việc)

Để nối các sự việc ấy lại người ta dùng QHT nào? ( hoặc)

Vậy QHT “hoặc” nối các từ ngữ có mối quan hệ gì với nhau? ( QHT “hoặc”

nối các từ ngữ có mối quan hệ lựa chọn - chỉ được lựa chọn một trong hai sự việc ởtrong câu )

Quan hệ từ “nhưng (mà)”

- Trời rét đậm nhưng (mà) cây cối vẫn xanh tốt.

- Tôi tìm mãi nhưng (mà) không thấy quyển sách ấy đâu cả.

- Mẹ bảo mãi nhưng (mà) con không nghe.

- Tôi học mãi nhưng (mà) không thuộc.

Các sự việc sau và trước từ nhưng (mà) có mối quan hệ gì với nhau? ( các

sự việc này có mối quan hệ tương phản (đối lập) nhau

Trang 12

Nếu những từ ngữ đứng trước QHT nhưng (mà) nêu sự việc tốt, thuận,… thì những từ ngữ đứng sau QHT nhưng (mà) nêu sự việc xấu, nghịch, hoặc

ngược lại

Vậy khi nối các sự việc có mối quan hệ tương phản đối lập nhau ta dùng quan hệ từ “nhưng (mà)”

Quan hệ từ “như”:

- Trời nắng như đổ lửa.

- Mưa như trút nước.

- Nói như tát nước và mặt.

- Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

- Hàng khuy áo thẳng tắp như hàng quân đang duyệt binh.

Tương tự các quan hệ từ trên từ “như”: Các từ ngữ đứng sau và trước từ như có mối quan hệ gì với nhau? (Những từ ngữ đứng sau làm rõ đặc điểm của sự

vật được nêu ở trước từ “như”, là vật được so sánh với sự vật đứng trước từ “như”)

Quan hệ từ “trên”:

- Chú chuồn chuồn nước đậu trên một cành lộc vừng

- Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.

- Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, tung bọt trắng xoá.

Chú chuồn chuồn đậu ở đâu? (Trên cành lộc vừng)

Màu vàng ở vị trí nào? ( Trên lưng)

Sóng nhè nhẹ liếm nơi nào? ( Trên bãi cát)

Để nối các sự vật “chuồn chuồn”, “màu vàng”, “sóng” với vị trí hoạt độngcủa sự vật đó ta dùng quan hệ từ nào?( Quan hệ từ “trên”)

Vậy quan hệ từ “trên” có tác dụng nối các sự vật với vị trí diễn ra các hoạt động hay nối sự vật với vị trí chỉ đặc điểm của sự vật đó.

* Cặp quan hệ từ:

Các cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ nguyên nhân - kết quả:

- Vì trời mưa nên đường lầy lội.

- Bởi tôi ăn uống điều độ nên tôi chóng lớn lắm.

- Do tôi chủ quan khi làm bài nên bài kiểm tra của tôi bị điểm kém.

- Nhờ tôi chăm học nên tôi thi đậu học sinh giỏi.

- Tại tôi lười học nên tôi phải ở lại lớp.

- Tại vì rét đậm rét hại kéo dài cho nên lúa trên đồng bị chết gần hết.

Trang 13

- Lúa gạo quý vì nó phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được Vàng cũng quý vì

nó rất đắt và hiếm

- Cả nhà vui mừng vì tôi học rất giỏi.

Trời mưa là nguyên nhân của đường lầy lội Ngược lại đường lầy lội là dođâu?

Đường lầy lội là kết quả của trời mưa

Để nối nguyên nhân trời mưa với kết quả đường lầy lội người ta dùng cặp

quan hệ từ nào? (Dùng cặp quan hệ từ Vì - nên) Nếu không có cặp QHT Vì - nên

việc xác định những từ ngữ nào là nguyên nhân, những từ ngữ nào là kết quả có dễdàng không? Mối quan hệ nguyên nhân - kết quả có chặt chẽ như trước nữakhông?

Các vế câu có quan hệ từ Vì, bởi, do, nhờ, tại, tại vì,…nêu nguyên nhân hay kết quả của sự việc ? Các vế câu có QHT nên, mà,… làm rõ nội dung gì của sự

vệc trong câu?

(Các vế câu có QHT: Vì, bởi, tại, nhờ, do, tại vì,…làm rõ nguyên nhân của

sự việc trong câu, thường đứng trước những từ ngữ nêu nguyên nhân Còn các vế

câu có quan hệ từ nên, mà,… làm rõ kết quả của sự việc và các QHT này thường

đứng trước các từ ngữ nêu kết quả trong câu đó

Thông thường vế câu nêu nguyên nhân thường đứng trước bộ phận kết quả.Khi muốn nhấn mạnh kết quả thì chúng ta làm thế nào? Khi đó cách diễn đạtcâu đó có gì thay đổi? ( Muốn nhấn mạnh kết quả chúng ta đưa vế nêu kết quả lênđầu câu khi đó QHT đi kèm với vế kết quả bị lược bỏ)

Các cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ “giả thiết - kết quả”

- Nếu ngày mai trời mưa thì chúng ta không đi cắm trại.

- Hễ cóc kêu thì trời mưa.

GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi sau để tìm hiểu tác dụng của cặp quan

hệ từ nêu “giả thiết - kết quả” cũng như tác dụng của câu văn nêu giả thiết kết quả

H Chúng ta không đi cắm trại là kết quả của giả thiết nào?

H Giả thiết ngày mai trời mưa đã diễn ra chưa? Nếu giả thiết này không

diễn ra thì kết quả có phải là : “chúng ta không đi cắm trại nữa không”?

H Khi đọc câu văn này các em hiểu ngày mai trời nắng thì các em làm gì?Còn trời mưa thì các em sẽ làm gì?

H Hiểu được hai cách như vậy là nhờ vào đâu?

H Nếu câu văn chỉ viết: “Ngày mai trời mưa, chúng ta không đi cắm trại” thì có được hiểu theo hai cách như thế không? Mối liên kết giữa các vế câu

đó có chặt chẽ như khi sử dụng cặp quan hệ từ “nếu- thì” không?

Trang 14

Như vậy các cặp quan hệ từ : “nếu - thì”, “hễ - thì”, dùng để nối các vế câu

có mối quan hệ giả thiết - kết quả Nhờ có các cặp quan hệ từ này mà mối quan hệgiữa các vế câu trở nên chặt chẽ hơn, rõ ràng hơn, câu văn trở nên sinh động hơn

Các cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ “tương phản”

- Tuy thời tiết rét đậm rét hại kéo dài nhưng cây lúa trên đồng vẫn tươi tốt.

- Mặc dù nhà ở xa trường nhưng Hoàng không bao giờ đi học muộn.

Thời tiết rét đậm rét hại thì thường cây cối có phát triển tươi tốt không? Rét

mà cây cối vẫn tươi tốt điều đó có mâu thuẩn với sự phát triển của cây cối khi thờitiết xấu không?

Nội dung vế câu này tương phản với nhau (một vế nêu sự việc xấu còn một

vế câu nêu sự việc tốt) và chúng được nối với nhau bằng cặp QHT nhưng)

nào?(Tuy-Vậy để nối các vế câu có quan hệ tương phản đối lập nhau, mâu thuẩn nhau ngoài dùng QHT nhưng, mà, chúng ta còn dùng cặp QHT: tuy - nhưng, mặc dù - nhưng,

b Đối với loại bài tập luyện tập, thực hành:

Bài 1: Tìm quan hệ từ trong đoạn trích dưới đây và cho biết QHT đó nối

những từ ngữ nào trong câu:

A Cháng đeo cày Cái cày của người Hmông to, nặng, bắp cày bằng gỗ tốtmàu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở Trông anh hùng dũng nhưmột chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận

Bước1 : Nhóm trưởng điều khiển các thành viên trong nhóm xác định rõ yêu

cầu của bài tập

- Tìm quan hệ từ

- Các quan hệ từ đó nối những từ ngữ nào trong câu

Bước 2: Cá nhân HS nhớ lại các đặc điểm của các quan hệ từ đã học

Bước 3: Cá nhân HS tiến hành làm việc ghi kết quả vào phiếu bài tập.

Bước 4: Các nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng thảo luận trong

nhóm thống nhất ý kiến

Bước 5: Các nhóm thống nhất và kết luận.

Bước 6: Kiểm tra kiến thức:

PHIẾU BÀI TẬP : Gạch hai gạch dưới quan hệ từ và một gạch dưới những

từ được các quan hệ từ đó nối lại

A Cháng đeo cày Cái cày của người Hmông to, nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở.Trông anh hùng dũng như

một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận

Trang 15

Khi các nhóm thảo luận GV đến các nhóm hỏi để kiểm tra xem các em cónắm vững kiến thức không :

H Đoạn văn trên có mấy câu ? Câu nào có sử dụng quan hệ từ ? QHT nàodùng để nối những từ nào? Nếu bỏ các quan hệ từ đó thì các câu trên có thành câunữa không? Mối quan hệ giữa các câu, các ý có chặt chẽ như trước nữa không ?

Hướng dẫn tương tự với các bài tập luyện tập sau:

Bài 2: Điền quan hệ từ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ chấm các câu sau:

( của, bằng, mà, và, hay, còn, nhưng)

- Các em đã hoàn thành bài tập Toán … bài tập Tiếng Việt chưa?

- Chiếc xe nổ máy ….lướt nhanh trên đường

- Tôi rất yêu chiếc cặp làm…… da của bố mua tặng tôi

- Cây đa … làng tôi rất cổ kính

- Anh hát … tôi hát?

- Nó học hành ngày càng tấn tới… tôi thì ngày một kém đi

- Tôi đọc mãi …… chẳng thuộc

- Quyển sách này … tôi

Cho HS thảo luận nhóm tìm quan hệ từ cần điền thích hợp, sau đó HS trìnhbày, nhận xét và kết luận từ nào điền vào là thích hợp nhất GV bổ sung sửa chữakết luận của HS: Cần nhấn mạnh cho HS biết nếu không điền QHT thích hợp vàocác dòng trên thì các dòng đó đã thành câu hoàn chỉnh chưa? Nội dung thông báocủa câu có hợp lý không?

Bài 3: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm

Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng … lưng chúlấp lánh Bốn cái cánh mỏng…… giấy bóng Cái đầu tròn … hai con mắt longlanh …….thuỷ tinh Thân chú nhỏ…….thon vàng…… màu vàng…….nắng mùathu Chú đậu ……cành lộc vừng ngã dài … mặt hồ Bốn cánh khẽ rung rung ……còn đang phân vân

Chú bay lên cao hơn …xa hơn Dưới tầm cánh chú bây giờ là luỹ tre xanh rìrào trong gió, là bờ ao … những khóm khoai nước rung rinh Rồi những cảnhtuyệt đẹp…… đất nước đang hiện ra: cánh đồng … những đàn trâu thung thănggặm cỏ ; dòng sông …… những đoàn thuyền ngược xuôi Còn ….tầng cao cánhchú là đàn cò đang bay, là trời xanh trong ….cao vút

Bài 4: Viết một đoạn văn miêu tả cảnh ( người, cây cối, con vật, đồ vật,…)

có sử dụng các quan hệ từ và gạch chân dưới các quan hệ từ đó

Khi chữa bài ngoài nhận xét về bố cục, nội dung, cách dùng từ ngữ gợi tả,gợi cảm ở trong đoạn văn; GV cần lưu ý, nhấn mạnh, khắc sâu sự liên kết các câu

Trang 16

văn là nhờ sử dụng QHT Như vậy nhờ sử dụng QHT trong đoạn văn đã làm cho nội dung đoạn văn hay hơn, các ý trong đoạn được “kết dính” với nhau chặt chẽ hơn

2.2 Sử dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu:

Đây là một phương pháp quan trọng trong việc học quan hệ từ Phương pháp này thường được sử dụng trong việc tạo ra những câu văn có sử dụng quan hệ từ

mà nội dung các ý trong câu có mối quan hệ chặt chẽ

Khi mới hình thành được khái niệm, kiến thức để củng cố các kiến thức vừa được

hình thành tôi áp dụng phương pháp Rèn luyện theo mẫu

Phương pháp này tôi tiến hành theo các bước sau đây:

- Cung cấp mẫu lời nói hoặc hành động lời nói

- Hướng dẫn học sinh phân tích mẫu theo 1 số yêu cầu

- Học sinh mô phỏng mẫu để tạo lời nói của mình

- Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm

Ví dụ : Sử dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu để cho học sinh đặt câu có sử

dụng quan hệ từ

- Em về nhà và……….……

- Em về nhà rồi……… …

- Em về nhà còn……… ….

- Em về nhà hoặc……….

- Em về nhà nhưng……… …

- Em về nhà mà………

- Em về nhà hay………

Cho HS điền vào phiếu bài tập sau đó gắn phiếu bài tập lên bảng cho HS nhận xét, câu đúng câu sai, bình chọn câu hay

Ví dụ: Đặt câu có các quan hệ từ: và, rồi, bằng, nhưng, còn, hay,…

Để đa dạng hoá các phương pháp dạy học dưới nhiều hình thức khác nhau

tôi đã tổ chức cho HS tiếp thu kiến thức dưới hình thức “Học mà chơi - Chơi mà học” Trò chơi: “Ai đúng”, “Ai nhanh”, “Ai hay!”

Khi tổ chức chữa bài cho HS GV cần chú ý chấm cả 3 tiêu chí: Đúng, nhanh, hay, nhưng khuyến khích cho những em HS kém hơn yêu cầu mức độ thấp hơn đúng là được Với cách làm này không ngoài mục đích huy động tối đa sự nỗ lực phấn đấu của các em; không em nào cảm thấy tự ty hay nhàm chán nội dung học tập

2.3 Sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp.

Ngày đăng: 25/12/2014, 23:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w