1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn phát huy tính sáng tạo trong hoạt động tạo hình – vẽ theo đề tài - cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

18 5,5K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát huy tính sáng tạo trong hoạt động tạo hình - vẽ theo đề tài cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Tác giả Huỳnh Thị Mỹ Nga
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Nghiên cứu
Năm xuất bản 2010-2011
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Xuất phát từ những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Phát huy tính sáng tạo trong hoạt động tạo hình – vẽ theo đề tài - cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” để nghiên cứu.. - Tính khả thi của đề

Trang 1

Phần I

MỞ ĐẦU

I.Sự cần thiết và tính khả thi của đề tài:

- Hoạt động tạo hình là hoạt động nghệ thuật chiếm vị trí quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ ngay từ những năm đầu trong cuộc sống Thông qua hoạt động tạo hình, trẻ được khám phá những điều mới lạ, hấp dẫn, khám phá vẻ đẹp kỳ diệu của mọi vật xung quanh Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật được nảy sinh ngay từ tuổi thơ ấu Vì vậy giáo viên mầm non cần phải bồi dưỡng khả năng thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình, nhất là bồi dưỡng tính sáng tạo cho trẻ khi trẻ vẽ Khi vẽ trẻ sẽ được phát triển các chức năng tâm lý (như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh)

Từ đó trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng, sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp Vì vậy cần thiết phải bồi dưỡng khả năng sáng tạo cho trẻ, mà vẽ theo đề tài là loại tiết mà trẻ dễ sáng tạo nhất Xuất phát từ những lý

do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Phát huy tính sáng tạo trong hoạt động tạo

hình – vẽ theo đề tài - cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” để nghiên cứu.

- Tính khả thi của đề tài: đối với đề tài này, tôi thấy có thể áp dụng được tại tất cả các trường mầm non, mẫu giáo dân lập, tư thục…với điều kiện lớp học có

ti vi, đầu đĩa hoặc có máy vi tính để giúp trẻ phát triển tính sáng tạo khi vẽ và vẽ theo đề tài

II.Nhiệm vụ của đề tài:

-Sử dụng tranh ảnh cho trẻ quan sát qua màn hình ti vi để kích thích sự hứng thú của trẻ, phát huy tính sáng tạo trong hoạt động tạo hình – vẽ theo đề tài giúp phát triển, nâng cao khả năng vẽ, sáng tạo cho trẻ Để từ đó nâng cao hiệu quả của việc giáo dục nghệ thuật, thẩm mỹ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện hơn

- Nghiên cứu tâm lý của trẻ về khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình (vẽ theo đề tài)

Trang 2

- Nghiên cứu tìm ra biện pháp để phát huy tính sáng tạo trong vẽ theo đề tài cho trẻ

- Nghiên cứu, tìm tòi tài liệu, tranh trên mạng

- Nghiên cứu thực trạng của đề tài Tìm hiểu thực trạng trong việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ ở trường Mẫu giáo TT Tam Quan và ở lớp tôi đang dạy

- Tiến hành áp dụng một số biện pháp để phát huy tính sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ theo đề tài

*Nếu tìm ra biện pháp giúp trẻ phát huy tính sáng tạo khi vẽ theo đề tài thì

sẽ kích thích được cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ của trẻ Từ đó sẽ bồi dưỡng được khả năng vẽ, óc sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú, khả năng thẩm mỹ cho trẻ

III.Phương pháp tiến hành nghiên cứu đề tài:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: thu thập, đọc, phân tích tài liệu (sách, trên mạng) để xây dựng cơ sở, định hướng cho đề tài

- Phương pháp quan sát: trẻ thực hành trong giờ vẽ, giáo viên quan sát, nhận xét, phân tích thực trạng của lớp, nghiên cứu thực trạng trong các giờ vẽ của trẻ

- Phương pháp nghiên cứu hoạt động tạo hình của trẻ: thu thập sản phẩm của trẻ, xem xét, phân tích quá trình hoạt động vẽ của trẻ

- Trao đổi với các giáo viên trong trường về phương pháp dạy trẻ vẽ theo đề tài

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: đây là phương pháp dùng để kiểm nghiệm những biện pháp để phát huy tính sáng tạo cho trẻ khi vẽ theo đề tài Chọn trẻ 5-6 tuổi trong lớp (10 trẻ) chia làm hai nhóm (một nhóm đối chứng, một nhóm thực nghiệm Yêu cầu trẻ hai nhóm có số lượng, nhận thức, khả năng thực hiện tương đương nhau Thực nghiệm gồm 3 bước sau:

+ Thực nghiệm khảo sát: cho 3 bài tập vẽ theo đề tài Giáo viên quan sát trẻ hai nhóm thực hiện, phân tích kết quả

Trang 3

+ Thực nghiệm tác động: một nhóm đối chứng hoạt động tạo hình tự nhiên, một nhóm thực hiện lồng ghép các biện pháp nhằm phát huy tính sáng tạo trong

vẽ theo đề tài

+ Thực nghiệm kiểm chứng: qua các tiết vẽ theo đề tài trong giờ tạo hình và qua các bài tập chung cho cả hai nhóm Sau đó giáo viên nhận xét, phân tích, so sánh kết quả của hai nhóm và đưa ra kết luận cụ thể

+ Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: thống kê số liệu và tính phần trăm, nhằm sử dụng số liệu thu được vào phân tích kết quả nghiên cứu

IV.Cơ sở và thời gian thực hiện đề tài:

- Tôi thực hiện đề tài ở lớp tôi đang dạy với 10 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và chia thành hai nhóm, mỗi nhóm 5 cháu

- Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài từ tháng 10/2010 đến cuối tháng

3/2011

Phần II:

KẾT QUẢ

Trang 4

I.Mô tả tình trạng sự việc hiện tại:

1.Thực trạng từ trẻ:

- Một số cháu 5-6 tuổi trong lớp chưa qua các lớp nhà trẻ, mẫu giáo bé, nhỡ nên kỹ năng tô, vẽ chưa có Trẻ còn chưa mạnh dạn, tích cực trong hoạt động

- Trẻ còn chưa mạnh dạn phát huy tính sáng tạo, nhiều trẻ còn rập khuôn, theo mẫu của cô Sản phẩm tạo ra chưa có tính sáng tạo

2.Thực trạng từ phía giáo viên:

- Giáo viên còn mới nên chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy nói chung và kinh nghiệm tổ chức hoạt động tạo hình nói riêng

- Quá trình tổ chức còn nặng về kết quả sản phẩm, ít tạo điều kiện để trẻ phát huy tính sáng tạo

- Chưa tạo nhiều điều kiện để tạo cảm hứng cho trẻ khi vẽ để phát huy tính sáng tạo cho trẻ

- Chưa tận dụng được hết môi trường xung quanh để tạo cảm xúc cho trẻ

- Còn gặp nhiều khó khăn về thời gian, kinh nghiệm khi tìm kiếm tài liệu, tranh ảnh nghiên cứu đề tài

3.Thực trạng từ phía phụ huynh:

- Vì là điểm lớp nằm ở khu vực nông thôn nên đa số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc bồi dưỡng năng khiếu vẽ cho trẻ Mà chỉ chú ý đến việc trẻ có nhanh nhẹn, hiểu biết hay không Phụ huynh chưa hiểu hết việc phát triển thẩm

mỹ cũng là bước đầu trong việc hình thành nhân cách, phát triển toàn diện cho trẻ Vì vậy giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài này ở trẻ

4.Thực trạng từ cơ sở vật chất:

- Phòng học có diện tích còn hẹp, việc sắp xếp bàn ghế cho trẻ vẽ còn gặp nhiều khó khăn

Trang 5

- Môi trường cho trẻ hoạt động chưa được phong phú Đồ dùng đồ chơi còn chưa đa dạng, phong phú cho trẻ quan sát

*Tuy có những khó khăn, trở ngại trong việc nghiên cứu, áp dụng, triển khai

đề tài nhưng bên cạnh đó, khi nghiên cứu đề tài trên cũng có những thuận lợi:

+ Được tiếp thu những đổi mới trong giáo dục mầm non

+ Được sự ủng hộ, quan tâm, giúp đỡ của ban giám hiệu

+ Trao đổi với giáo viên trong trường để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong khi nghiên cứu đề tài

+ Lớp có ti vi, đầu đĩa hỗ trợ cho việc tiến hành đề tài

+ Có vài trẻ mạnh dạn, tích cực trong học tập, thích thú khi được vẽ

+ Có phụ huynh cũng quan tâm đến việc phát triển khả năng thẩm mỹ cho trẻ và ủng hộ

III.Mô tả nội dung, giải pháp mới:

1.Khảo sát thực nghiệm:

- Thực hiện khảo sát ở hai nhóm như nhau nhằm mục đích kiểm tra trình độ

vẽ theo đề tài của trẻ Tôi đã cho trẻ làm 3 bài tập vẽ theo đề tài:

- Kết quả khảo sát cho thấy: trẻ đều hoàn thành cả 3 bài tập trên, trẻ vẽ được nhưng kỹ năng vẽ còn yếu, đường nét còn chưa rõ, màu sắc chưa đẹp, và đặc biệt sản phẩm chưa có tính sáng tạo cao Trẻ chưa mạnh dạn sáng tạo, khả năng sáng tạo chưa có

2.Thực nghiệm tác động:

Trang 6

- Tôi đã dành thời gian rèn thêm kỹ năng vẽ cho trẻ còn yếu về kỹ năng để

kỹ năng của trẻ tương đương nhau để việc tiến hành thực nghiệm thuận lợi và cho kết quả chính xác hơn (Vì là đầu năm nên kỹ năng vẽ của trẻ còn yếu)

- Thực hiện tiến hành thực nghiệm tác động trong thời gian 2 tháng: chia trẻ 5-6 tuổi thành hai nhóm, mỗi nhóm 5 trẻ, trẻ đều phát triển bình thường và có trình độ đồng đều nhau

+ Nhóm 1: nhóm đối chứng Nhóm này sẽ hoạt động tạo hình tự nhiên, không chịu sự tác động

+ Nhóm 2: nhóm thực nghiệm tác động Nhóm này sẽ thực hiện lồng ghép các biện pháp nhằm phát triển tính sáng tạo trong vẽ theo đề tài

- Tôi đã cho hai nhóm thực hiện các bài tập sau:

5 Vẽ quà tặng chú bộ đội Nghề nghiệp – Ngày 22/12

7 Vẽ cảnh ngày Tết Thực vật quanh bé– Tết và mùa xuân

- Tôi đã tiến hành thực nghiệm tác động trong và ngoài giờ học Để tiến hành cho trẻ thực hành các bài tập trên, tôi đã chuẩn bị kỹ giáo án, tranh cho trẻ quan sát đẹp, không gian lớp học được trang trí phù hợp với từng đề tài

- Trước tiên, tôi đã chọn đề tài gần gũi với trẻ, đó là việc rất cần thiết Điều

đó giúp trẻ có hiểu biết về đề tài, có thể tưởng tượng lại những hình ảnh về những đề tài đó và có những sáng tạo để tạo ra sản phẩm đẹp và có tính sáng tạo

- Để trẻ vẽ đẹp và phát huy tính sáng tạo về màu sắc, tôi chuẩn bị vật liệu vẽ phong phú như sáp màu, bút lông, bút chì màu, bút kim tuyến nhiều màu sắc,

Trang 7

bút dạ, màu nước để kỹ năng dùng màu của trẻ đạt hiệu quả cao, trẻ biết cách pha màu, tạo cho tranh có nhiều màu sắc phong phú

- Tôi thực hiện đầy đủ các bước trong tiết tạo hình nhưng lúc cho trẻ xem tranh, đàm thoại tôi dùng phương tiện hỗ trợ là ti vi, đầu đĩa, đĩa, USB Để thực hiện thực nghiệm tác động, tôi đã thực hiện một số giải pháp sau:

a.Giải pháp 1: Cho trẻ xem tranh qua màn hình ti vi.

- Tôi không cho trẻ xem tranh, đàm thoại qua tranh vẽ mà các giáo viên khác vẫn làm Thay vào đó, trẻ được xem tranh mẫu qua màn hình ti vi Tôi đã tìm kiếm tranh mẫu trên mạng phù hợp với đề tài chép vào USB và chỉnh sửa hình ảnh cho phù hợp với kế hoạch giảng dạy và chép vào đĩa Sau đó cho trẻ xem tranh qua màn hình ti vi Trẻ được xem tranh từ toàn bức tranh, đến từng phần của tranh nhưng không đàm thoại

Ví dụ: Với đề tài tranh vẽ hoa tặng cô, tôi cho trẻ xem toàn bức tranh, sau đó

cho trẻ xem từng phần (cho trẻ xem hoa cánh tròn, xem hoa cánh dài, xem hai bông hoa còn lại có cánh hoa khác, tiếp tục xem nhụy hoa, xem lá cây, cành; xem lại toàn tranh, màu sắc của hoa lá, màu nền của tranh….)

- Trẻ hứng thú khi xem tranh nhưng khi vào thực hành vẽ thì trẻ còn gặp khó khăn vì không được hướng dẫn kỹ năng vẽ Kết quả không khả quan lắm, sản phẩm chưa có tính sáng tạo, chưa đạt yêu cầu mà tôi đề ra

- Kết quả khi thực hiện giải pháp này chỉ đạt 20% trẻ tham gia tích cực, có sáng tạo trong sản phẩm tạo hình

b.Giải pháp 2: Cho trẻ xem tranh qua màn hình ti vi, cô đọc lời dẫn qua

tranh.

- Tôi tiếp tục thực hiện giải pháp thứ hai: vẫn cho trẻ xem tranh mẫu qua màn hình ti vi, cho trẻ xem toàn tranh, từng phần tranh và cô dẫn lời khi trẻ xem tranh để trẻ hiểu thêm về kỹ năng vẽ tranh

Ví dụ: Với đề tài vẽ ngôi nhà của bé, cô dẫn lời tranh như sau:

Trang 8

+ Bé xem tranh vẽ cảnh gì nào?

+ Theo bé, ngôi nhà này được gọi là nhà gì? Có những phần nào? Nhìn xem mái nhà có dạng hình gì? Bé suy nghĩ xem mái nhà được vẽ bằng kỹ năng, đường nét gì?

+ Còn thân nhà có dạng hình gì? Đoán xem bạn nhỏ vẽ tranh này đã dùng kỹ năng, đường nét gì để vẽ thân nhà?

+ Bé hãy tự đếm xem ngôi nhà có mấy tầng?

+ Bé ơi! Trong tranh còn có gì nữa nào? Những hình đó được vẽ bằng những đường nét gì?

+ Ngôi nhà được tô bằng màu gì? Bé có nhận xét gì về bố cục, màu sắc của tranh?

- Kết quả trên sản phẩm của trẻ có khả quan hơn, sản phẩm tạo ra có tính sáng tạo nhưng chưa cao Tôi cảm thấy chưa hài lòng lắm về kết quả này Nhưng kết quả đạt được giúp tôi có động lực, hứng thú để tiếp tục nghiên cứu đề tài này và tìm ra giải pháp tốt nhất để phát huy tính sáng tạo trong khi trẻ vẽ theo

đề tài

- Kết quả khi thực hiện giải pháp này đạt 60% trẻ tích cực, có nhiều sáng tạo trong sản phẩm tạo hình

c.Giải pháp 3: Cho trẻ xem tranh qua màn hình ti vi kết hợp đàm thoại.

- Khi cho trẻ quan sát tranh, tôi đặt câu hỏi về kỹ năng, đường nét, màu sắc của tranh Sau đó, tôi cho trẻ tự đặt câu hỏi, nói lên những thắc mắc của trẻ về tranh để giáo viên biết và hướng dẫn trẻ thêm Nhưng phần đàm thoại tôi không đàm thoại kỹ nhằm để trẻ phát huy tính sáng tạo khi vẽ

Trang 9

Ví dụ: Với đề tài vẽ đàn gà nhà em, tôi vừa cho trẻ xem tranh, vừa đàm thoại

như sau:

+ Cô có tranh gì nào? Bé tưởng tượng xem trong tranh vẽ những con gà gì? + Chú gà có những bộ phận gì? Theo con để vẽ được con gà, ta dùng đường nét gì để vẽ?

+ Thân gà có những bộ phận gì? Mình gà có dạng hình gì?

+ Còn đầu gà có dạng hình gì? Có những bộ phận gì trên đầu gà?

+ Trong tranh còn có gì nữa?

+ Bé có nhận xét gì về bố cục và màu sắc tranh

* Trong khi đàm thoại, tôi cho trẻ đặt câu hỏi, nói lên những thắc mắc, những điều trẻ chưa hiểu về bức tranh và tôi giải thích hoặc mời trẻ khác giải thích

- Khi trẻ thực hành, tôi mở máy cho trẻ nghe những bài hát, bài thơ nói về đề tài với mục đích tạo cảm giác thoải mái, không bị căng thẳng, tạo hứng thú cho trẻ để phát huy tính sáng tạo qua những hình ảnh về đề tài trong những bài thơ, bài hát mà trẻ nghe

+Bài thơ: Gà mẹ đếm con, Gà nở, Đàn gà con, Thăm nhà bà…

+Bài hát: Đàn gà con, Đàn gà trong sân, Chú gà trống…

*Từ đó, trẻ vẽ đàn gà đang ăn với tư thế khác nhau, gà gáy, gà đứng trên mái

nhà, đống rơm, cành cây…Trẻ vẽ những hình ảnh mà tôi không thể nghĩ ra

- Ngoài ra, vào những ngày có giờ học vẽ, vào giờ đón trẻ, tôi còn cho trẻ xem phim hoạt hình có những hình ảnh liên quan đến đề tài trẻ sẽ vẽ vào ngày hôm đó Vì đối với trẻ không gì hấp dẫn trẻ bằng phim hoạt hình Những hình

Trang 10

ảnh trong phim hoạt hình vừa sống động, vừa ngộ nghĩnh và đáng yêu giúp trẻ sáng tạo hơn khi vẽ tranh

- Kết quả cho thấy sản phẩm của trẻ tạo ra đẹp, đường nét rõ, màu sắc phong phú và có tính sáng tạo cao Kết quả khi thực hiện giải pháp này đạt 80% trẻ tích cực, có nhiều sáng tạo trong sản phẩm tạo hình

*Sau mỗi lần trẻ thực hiện bài tập trong phần tác động thực nghiệm, tôi cho trẻ mang bài vẽ về nhà cho phụ huynh xem Phụ huynh thấy được những tiến bộ qua từng bài vẽ của trẻ, thấy trẻ có những sáng tạo mà họ không thể nghĩ rằng con họ có thể làm được Từ đó, phụ huynh tỏ ra quan tâm hơn về việc phát triển

kỹ năng vẽ, phát triển khả năng thẩm mỹ cho trẻ Phụ huynh có trao đổi về cách tiến hành dạy trẻ vẽ của giáo viên và giáo viên đã nhờ phụ huynh hướng dẫn trẻ thêm về một số hiểu biết để giúp trẻ vẽ tốt hơn Có phụ huynh còn ủng hộ thêm một số nguyên vật liệu khi vẽ như: màu vẽ, giấy vẽ,…và ủng hộ đĩa phim hoạt hình cho trẻ xem Có phụ huynh còn tham gia vào giờ học của trẻ và giúp giáo viên sắp xếp lớp học

3.Thực nghiệm kiểm chứng:

- Cho trẻ hai nhóm thực hiện 3 bài vẽ theo đề tài để kiểm chứng:

- Qua 3 bài tập, trẻ hai nhóm thực hiện và cho sản phẩm có sự chênh lệch nhau:

Trang 11

+ Nhóm 1 (nhóm đối chứng): sản phẩm về đường nét rõ, màu sắc ít phong phú; sản phẩm ít có tính sáng tạo Kết quả trên sản phẩm của trẻ đạt 20%

+ Nhóm 2 (nhóm thực nghiệm): kết quả sản phẩm về đường nét rõ ràng, màu sắc phong phú, đẹp, sản phẩm có tính sáng tạo cao Kết quả trên sản phẩm của trẻ đạt 80-100%

4.Kết quả:

Th.nghiệm kiểm chứng

Giải pháp 1

Giải pháp 2

Giải pháp

- Tôi đã nhận thấy những sáng tạo trong những bài vẽ của trẻ ở nhóm 2 khi được áp dụng những giải pháp kích thích tính sáng tạo cho trẻ khi vẽ Sản phẩm của trẻ về đường nét rõ ràng, bố cục hợp lý, cân đối; màu sắc đẹp, phong phú, tươi sáng; nội dung tranh phong phú, đa dạng, sản phẩm có tính nghệ thuật và sáng tạo cao

- Trẻ ở nhóm 1 (nhóm kiểm chứng) không được trải qua thực nghiệm tác động đã bị hạn chế về kỹ năng, tính sáng tạo khi vẽ, sản phẩm tạo ra chưa có tính sáng tạo cao

Trang 12

Phần III

KẾT LUẬN

I.Khái quát kết luận cục bộ:

- Qua nghiên cứu đề tài, tôi đã rút ra 1 số kết luận sau:

+ Là giáo viên mầm non, cần tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Tích cực tìm tòi những biện pháp để phát triển toàn diện cho trẻ (trong đó phát triển thẩm

mỹ cho trẻ góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện)

Ngày đăng: 21/12/2014, 19:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w