1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT THỬ CÁ RÔ ĐỒNG(Anabas testudineus) TOÀN CÁI

44 1,7K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 10,1 MB

Nội dung

Cá rô đồng (Anabas testudineus) là cá sống nước ngọt, sống ở vùng nhiệt đới, phân bố tự nhiên ở các nước: Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan Miến Điện, Ấn Độ, Philippin v.v…Ở Việt Nam cá rô đồng sống được ở các vùng đồng bằng Nam Bộ, Bắc Bộ, cá sống ở các loại hình thuỷ vực sông kênh rạch ,ao, hồ, đầm, ruộng.Cá rô đồng có kích thước nhỏ nhưng giá trị dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon nên được người dân ưa chuộng vói các món ăn như: cá rô kho tộ.vv…Hiện nay do khai thác quá mức, khai thác bằng nhiều ngư cụ khác nhau, xung điện hay khai thác hết cá có ở ngoài tự nhiên dù lớn hay nhỏ hay khai thác mọi thời điểm tăng trưởng của cá mà không lưu ý đến việc nuôi. Việc sử dụng thuốc trừ sâu rất độc hại cho nên cá ngoài tự nhiên càng giảm sút khan hiếm cạn kiệt.

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG

SỞ KHOA HỌC VA CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI CẤP TỈNH

NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT THỬ CÁ RÔ

ĐỒNG(Anabas testudineus) TOÀN CÁI

CƠ QUAN CHỦ TRÌ: TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP HẬU GIANG

Chủ nhiệm đề tài: Th.S PHAN VAN KỲ

Hậu Giang- 2009

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ

NGOÀI NƯỚC

Cá rô đồng (Anabas testudineus) là cá sống nước ngọt, sống ở vùng nhiệt

đới, phân bố tự nhiên ở các nước: Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia,Thái Lan Miến Điện, Ấn Độ, Philippin v.v…

Trang 2

Ở Việt Nam cá rô đồng sống được ở các vùng đồng bằng Nam Bộ, Bắc Bộ,

cá sống ở các loại hình thuỷ vực sông kênh rạch ,ao, hồ, đầm, ruộng

Cá rô đồng có kích thước nhỏ nhưng giá trị dinh dưỡng cao, thịt thơm ngonnên được người dân ưa chuộng vói các món ăn như: cá rô kho tộ.vv…

Hiện nay do khai thác quá mức, khai thác bằng nhiều ngư cụ khác nhau,xung điện hay khai thác hết cá có ở ngoài tự nhiên dù lớn hay nhỏ hay khai thácmọi thời điểm tăng trưởng của cá mà không lưu ý đến việc nuôi Việc sử dụngthuốc trừ sâu rất độc hại cho nên cá ngoài tự nhiên càng giảm sút khan hiếm cạnkiệt

Nhiều hộ nông dân đều chú ý đến việc nuôi cá rô đồng, với các hìnhthức:Thâm canh, bán thâm canh và đã có hiệu quả khả quan, đã tạo ra phong tràonuôi cá rô rầm rộ trong nhân dân, dẫn đến thiếu cá giống trầm trọng Từ đó một sốnhà chuyên môn thuỷ sản đã nghiên cứu cho cá rô đồng sinh sản nhân tạo đã đạtđược kết quả tốt

Nhưng khâu nuôi cá rô đồng thương phẩm đang gặp trở ngại do sự sinhtrưởng khác nhau:

-Chênh lệch khá lớn giữa cá rô đồng đực và cái (cá rô đồng cái lớn hơn đực).-Sản lượng không cao, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận

Để khắc phục và nâng cao chất lương, sản lượng nuôi một số nơi đã nghĩ racách: Chọn nuôi cá giống đến cá lứa và loại bỏ cá nhỏ (cho là cá đực), chọn nhữngcon cá lớn (cho là cá cái) nuôi tiếp (chọn bằng cảm quan).Điều này chỉ áp dụng trênqui mô nhỏ

Trong đàn cá giống tự nhiên có 50% cá đực và 50% cá cái, nếu ta chuyểnđược 50% cá đực trở thành cá cái hoặc thậm chí ít nhất chỉ chuyển được sang cái25% thì sản lượng cá thịt thương phẩm tăng lên 25% - 50% ( nghĩa là lợi nhuậncũng tăng lên tương ứng ) đây là điều mong muốn của người nuôi

Cho nên việc tạo ra đàn cá giống rô đồng toàn cái là mục tiêu của phong tràonuôi cá rô thương phẩm hiện nay, khi đạt được sẽ mang lại hiệu quả rất lớn chongành thuỷ sản cũng như thu nhập của người nuôi

Trung Tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang thực hiện đề tài khoa học

“Nghiên cứu và sản xuất thử cá rô đồng ( Anabas testudineus) toàn cái” trong thời

gian 2 năm: từ tháng 5/2004 đến tháng 6/2006 theo nội dung và các phương pháp:

-Tạo ra cá đực mang nhiễm sắc thể XX gọi là con đực giả ( neomale) làm cá

bố bằng cách cho cá bố mẹ sinh sản bình thường, cho cá bột thế hệ F1 ăn hoặcngâm trong dung dịch có chứa Hormon 17;Methyl testosterone(MT) như làm với

cá rô phi Trong đó, ta có những con cá đực bình thường vốn đã mang nhiễm sắcthể giới tính XY và những con cá đực được biến đổi từ cá cái mang nhiễm sắc thể

XX ta gọi là đực giả

-Bước tiếp theo là phát hiện ra con đực giả: dùng đàn cá đực này (đực bìnhthường và đực giả) phối lại với những con cái bình thường ( phối từng cặp riêng),

Trang 3

kiểm tra thế hệ đàn con Nếu đàn con nào đạt gần 100% con cái thì con bố là đựcgiả mang nhiễm sắc thể XX

-Dùng Estrogen nhân tạo là Diethylstilbestrol (DES) cho ăn hoặc ngâm đểchuyển trực tiếp thành cá cái

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.Một số đặc điểm sinh học:

2.1 Phân loại:

Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương(1993) cá rô đồng thuộc:

Trang 4

Lớp cá xương:Osteichthyes

Bộ cá vược: Perciformes

Bộ phụ:Percoidei

Họ: Anabantidea Giống: Anabas

Loài: Anabas testudineus

Tên địa phương: Cá rô dồng

2.2.Hình Thái:

Hình 2 1:cá rô đồng

Cá rô đồng có hình bầu dục dẹp hai bên, đầu lớn rộng, mõm ngắn, miệnggiữa hơi cận trên, răng nhỏ nhọn, mỗi bên đầu có hai lổ mũi, nắp mang cứng, cạnhsau xương nắp mang có nhiều gai nhỏ tạo thành răng cưa giúp cá di chuyển tốt trêncạn, gai vây cứng và chắc,góc vây đuôi có đốm đen tròn, vẫy được phủ toàn thân

2.3 Phân Bố:

Cá có vùng phân bố rộng: Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào Camphuchia,Miến Điện, Thái Lan, Ấn Độ, Philippines, Châu Phi, các quần dảo giữa Ấn Độ vàChâu Úc

Rô đồng là cá loài nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Còn ở miền Nam ViệtNam cá rô đồng rất phổ biến Đặc biệt cá sống ở các thuỷ vục như:sông rạch, ao,

hồ, mương, vườn, ruộng, trũng, đầm lầy… Ngoài ra cá có thể sống ở các cửa sônglớn, Miền núi gặp rất ít.vv…(Nguyễn Thành Trung,2001)

Trong điều kiện nhân tạo, cá rô sống được trong bể xi măng, ao mương códiện tích nhỏ, ngoài ra nếu cá ở nơi mát và bề mặt cơ thể được giữ ẩm, cá có thểsống được ngoài không khí trong nhiều giờ nhờ có cơ quan hô hấp phụ (mêlộ) Đây

là ưu thế trong việc vận chuyển và nuôi với mật độ cao trong ao

Trang 5

2.4.Dinh Dưỡng:

Cá rô đồng là cá ăn tạp thiên về động vật, chúng có cấu tạo ống tiêu hoá như

sau: miệng rộng có răng nhỏ nhọn, răng cửa to hơn hai bên, lược mang có dạng hình que, ngắn và thưa, thực quản ngắn nối liền với dạ dầy, dạ dầy hình túi váchdầy, ruột to, ngắn, vách dầy và xếp gấp khúc (Nguyễn Thành Trung, 1998)

Rô đồng là loại cá dữ, ăn tạp nhưng nghiên về động vật Tính dữ được thểhiện khi trong đàn có cá chết những con sống sẽ tấn công ăn thịt con chết, hoặctrong giai đoạn cá giống khi thiếu thức ăn những con cá lớn sẽ ăn cá nhỏ, đây làmột trong những nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sống của cá(Nguyễn Thành Trung,2001)

Theo Đoàn Khắc Độ(2008): Mỗi giai đoạn phát triển, cá ăn các loại thức ănkhác nhau:

-Giai đoạn còn nhỏ: cá thích ăn các loại động vật phù du, mùn bã hữu cơ.-Giai đoạn lớn hơn cho đến tuổi trưởng thành: cá ăn các loại động vật phù

du, mùn bã hữu cơ; các loại thực vật như lúa mầm, hạt cỏ lá bèo, lá rong; các loạiđộng vật như cá con, tôm, tép, giun, nòng nọc, các loại sâu bọ

Cá rô đồng thuộc loài cá dữ,ăn tạp,thức ăn của chúng là loài động vật khôngxương sống thuỷ sinh, hay các loài côn trùng bay trên không khí đến các loài rongSpyrogyra, Characea… và các loại thức ăn như hạt thóc, tấm, cá tạp, hay các phếphẩm của các nhà máy chế biến thuỷ sản và phụ phẩm nông nghiệp trong xoangmiệng cá có rất nhiều răng, nhờ răng này mà cá có thể nghiền những loài thức ăn có

vỏ cứng (Trưong Thủ Khoa & Trần Thị Thu Hương, 1993)

2.5 Sinh trưởng:

Cá rô có tốc độ sinh trưởng tương đối chậm, ở giai đoạn từ cá bột lên cáhương thì cá đạt trọng lượng khoảng 0,92-1,4g/con Ở cá giống thì trọng lượngkhoảng 2,2-3,6g/con (Trần thị Trang, 2001).Đối với cá thịt sau 6 tháng nuôi cá đạttrọng lượng từ 60-100g/con (Nguyễn Thành Trung, 2001)

Theo Đoàn Khắc Độ(2008):các giai đoạn phát triển của cá con sáu khi nởđến lúc trưởng thành như sau:

-Sau khi nở, cá sống nhờ túi noãn hoàng, chưa ăn được thức ăn bên ngoài.-Sau khoảng 60 giờ nở, cá ăn các loại động vật phù du có kích thước nhỏ.-Bản tính thích ăn các loại động vật của cá bắt đầu thể hiện từ ngày tuổi thứ

8 – 10 Do đó, trong giai đoạn nầy cần cung cấp đầy đủ thức ăn để cá phát triển tốt

và hạn chế tỷ lệ cá chết Lưu ý phải chọn loại thức ăn nổi hoặc lơ lửng trong nước

để cá dễ ăn Không chọn thức ăn chìm, vì giai đoạn này cá chưa hình thành tập tínhsục đáy ao để tìm thức ăn

-Sau 10 ngày tuổi, cá đạt kích cỡ khoảng 0,57-0,76 cm

-Sau khoảng 17 ngày tuổi, cá đạt kích cỡ khoảng 0,96-1,2cm

-Sau 20 ngày tuổi, cơ quan hô hấp trên mang cá đã hình thành và có thể ngoilên mặt nước đớp khí

Trang 6

-Tốc độ tăng trưởng của cá phụ thuộc vào điều kiện ao nuôi, chế độ ăn vàchăm sóc Sau 5-6 tháng, cá đạt kích cỡ thương phẩm trung bình 50-100gam/con.

2.6 Sơ lược về sinh sản:

Theo Đoàn Khắc Độ(2008):

-Khi cá bước vào tuổi thành thục, ta dễ dàng phân biệt được và cái:

+Cá đực có thân hình thon dài, kích thước nhỏ hơn cá cái Khi tuổi thànhthục đã chín muồi và cá sắp bước vào thời kỳ sinh sản, ta vuốt nhẹ phần dưới bụng

cá từ vây ngực đến vây hậu môn sẽ thấy tinh dịch màu trắng chảy ra

vĩ độ thấp, nhiệt độ cao và chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất lớn tới tuổi thànhthục nhanh hơn và hệ số thành thục cao hơn; nhưng những loài cá ăn tạp và phiêusinh thì ảnh hưởng của dinh dưỡng không rỏ ràng như những loài cá ăn mồi sống

và phổ thức ăn hẹp (Nguyễn Văn Kiểm,1999)

-Cá rô đồng thành thục sau 10 tháng tuổi với trọng lượng 50-60g/con(Nguyễn Ngọc Phúc, 2000)

-Kích thước cá thành thục 12,02 -20,96cm đối với cá đực và 10,32-20,89cmđối với cá cái (Nguyễn Thành Trung, 1998)

2.6.2.Mùa vụ sinh sản:

-Cá bắt đầu thành thục từ tháng 2 và kéo dài đến tháng 9 đối với cá ngoài tựnhiên Tỉ lệ thành thục cao nhất vào tháng 6 tháng 7 đối với cá nuôi vỗ, mùa vụsinh sản có thể kéo dài đến tháng 11

-Cá rô đồng là loài cá đẻ nhiều lần trong năm,có tập tính lội ngược dòng đitìm bể đẻ, cá đẻ trứng trôi nổi, không giữ và ấp trứng (Nguyễn Thành Trung,1998)

Theo Phạm Văn Khánh (1999), các giai đoạn thành thục của cá qua cáctháng trong năm như sau:

Bảng 2 1: Tỷ lệ phần trăm giai đoạn thành thục của cá rô đồng trong năm

hoá

Trang 7

2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

81,4 40,1 15,3

20 86,5 100 100

18,6 59,9 65,8 51,3 8,5

20 5

18,9 48,7 61,5 87,4 47,2 20,5

10 5,1 40 40,1

20 7,5 12,8 19,4 8,5

2.6.3.Sức sinh sản:

Theo Phạm Văn Khánh (1999),sức sinh sản cá rô đồng phụ thuộc rất nhiều

về trọng lượng cơ thể cá và được thể hiện qua bảng 2.2:

Bảng 2.2: Sức sinh sản tuyệt đối của cá rô đồng

(trứng)

1 2 3 4 5

43 48,5 57,4 66,5 77,5

72000 91000 90800 120700 118000

2.6.4 Một số hoạt chất kích thích cá rô đồng sinh sản:

-HCG (Human Chorionic Gonadotropin): Có tên tiếng Việt là kích dục tốmàng đệm hoặc kích dục tố nhau thai Morozova (1936) đã thành công khi dùng

nước tiểu phụ nữ có thai để gây rụng trứng cho cá Percapluviaatilis.

-Não thuỳ cá :

Thường dùng ở dang não tươi và não khô, đây là loại kích dục tố khi tiêmcho cá ít xảy ra phản ứng phụ Liều lượng sử dụng thay đổi theo sự thành thục của

cá cho và cá nhận não, đơn vị tính mg/kg cá cái (Nguyễn Tường Anh, 1999)

Việc định liều lượng não cho cá bố mẹ các loài phụ thuộc vào nhiều yếu tốnhư: Chất lượng hoạt tính của não thuỳ, tình trạng thành thục của cá bố mẹ (mức

độ thành thục, hệ số thành thục), các điều kiện của môi trường…( Nguyễn TườngAnh, 1999)

Nguyễn Ngọc Phúc (2000) sử dụng não thuỳ kích thích sinh sản cá rô đồng

và đạt kết quả như sau:

Bảng 2 3: Kết quả sử dụng não thuỳ kích thích ở cá rô đồng

Trang 8

Liều lượng Sức sinh

sản (Trứng/kg)

Tỷ lệ thụ tinh (%)

Tỷ lệ đẻ (%)

Tỷ lệ nở (%)

Thời gian hiệu ứng

Liều lượng LHRHa: Phạm Văn Khánh và Nguyễn Ngọc Phúc dùng cho cá rôđồng sinh sản:

Bảng 2 4: Liều lượng LHRHa cho cá rô đồng

Phạm Văn Khánh

16,6%

2.7 Kỹ thuật ương cá con:

-Tất cả cá con mới nở ở giai đoạn đầu đều có tính ăn rất hẹp và thức ăn chủyếu là sinh vật phù du Đối với cá có tính ăn tạp thiên về động vật thì lượng thức ăn

tự nhiên tương đối đầy đủ, nếu không tỷ lệ sống và khả năng thích ứng với môitrường thường thấp Do đó tất cả những thay đổi của môi trường điều ảnh hưởngxấu đến cá nuôi (Nguyễn Văn Kiểm, 1999)

-Theo Phạm Văn Khánh(1999), Nguyễn Ngọc Phúc (2000), ở giai đoạn ươngnuôi ngoài thức ăn động vật, thực vật…có thể cho cá ăn: bột đậu nành, Bột cá,động vật phù du, cám Đặc biệt ngày đầu cho cá ăn lòng đỏ trứng gà và sau đâynhững nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Phúc(2000), khi ương nuôi cá rô đồng trên bểximăng

+Mật độ ương: 3000 con/m2

+Khẩu phần ăn:

3 ngày đầu: lòng đỏ trứng gà Cho ăn 100-120% trọng lượng thân

3-10 ngày: lòng đỏ trứng gà, trứng nước 50-70 trọng lượng thân

Sau 10 ngày cho ăn trứng nước, Trùng chỉ, cám, bột cá, 10-30% trọng lượngthân

Sau 30 ngày ương cá đạt trọng lượng 0,484g tỷ lệ sống 8,35%

2.8 Tình hình nghiên cứu cá rô đồng trên thế giới, Việt Nam và tóm tắt một số tài liệu tham khảo để làm cơ sở cho sản xuất cá rô đồng toàn cái :

Hiện nay trên thế giới và Việt nam đã biết cách chuyển đổi giới tính của cá

rô phi ra toàn đực bằng phương pháp cho ăn hormon và phương pháp di truyền

Trang 9

Tại Thái lan, Pongthana đã cho sinh sản cá mè vinh toàn cái bằng phươngpháp dùng hormon.

Ở Việt Nam có rất nhiều tác giả sử dụng hormon steroid trong sinh sản cá vàchuyển đổi giới tính cá như Nguyễn Tường Anh, Phạm văn Khánh, Thái ThanhBình…

Như vậy, sử dụng hormon trong ngành nuôi trồng thủy sản ở thế giới và Việtnam rất phổ biến và là hướng tích cực sẽ mang lại niều hiệu quả

Những dữ liệu khoa học của các tác giả đã áp dụng trên các loài các : Rô phi,

mè vinh, bảy màu, cá xiêm… cho ta kinh nghiệm để làm cơ sở áp dụng vào việcsinh sản cá rô đồng toàn cái

2.8.1 Nghiên cứu về cá rô đồng:

Một số tác giả trên thế giới nghiên cứư về cá rô đồng chủ yếu về phân loại ,định danh, đặc điểm sinh học

-Ở Việt Nam về sinh sản nhân tạo có các công trình của:

+Nguyễn Thành Trung (1998) sinh sản nhân tạo cá rô đồng

+Phạm Văn Khánh (1999) sinh sản nhân tạo và ương nuôi thịt cá rô đồngthương phẩm

2.8.2 Sử dụng các công trình khác để nghiên cứu cá rô đồng:

-Theo Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Dương Dũng, Trần Mai Thiên ( 1997 ).Nghiên cứu về công nghệ tạo cá siêu đực (YY) dùng trong sản xuất hàng loạt quầnđàn cá đơn tính đực(XY) Cá siêu đực dòng Egypt- Swansea Khi sinh sản với cácái cùng dòng cho thế hệ con có tỷ lệ từ 74-100% (trung bình 96,9%), sinh trưởngtốt cá sinh trưởng nhanh hơn so với cá chuyển tính bằng hormon và cá thường

-Ở Thái Lan cá siêu đực phát triển thành công trên dòng Egypt- AIT và trêncon lai dòng Egypt-Swansea với Egypt- AIT, tuy nhiên tỷ lệ giới tính ở thế hệ concủa chúng khi sinh sản với cá cái của hai dòng này là không ổn định (Tuấn và ctv1997)

Cùng một dòng cá trong các điều kiện nuôi ở Thái Lan, không nhận thấy về

sự sai khác về tốc độ tăng trưởng giữa cá chuyển giới tính bằng hormon và quầnđàn đơn tính từ con siêu đực (Tuấn 1997)

-Công nghệ tạo cá siêu đực tại Việt Nam từ đầu năm 1997

-Có nhiều giải pháp khác nhau để tạo quần đàn cá rô phi đơn tính đực ( Mair

& Little 1991, trích qua Tuấn và ctv, 1997) đó là dựa vào khác biệt hình thái bênngoài để tránh nuôi riêng cá đực hay tạo quần đàn đơn tính bằng lai hai loài thuộcgiống Oreochromis, tạo con đơn tính bằng xử lý Hormon

-Cơ sở khoa học tạo cá siêu đực nghiên cứu về di truyền điều khiển giới tính

ở cá rô phi đã được tiến hành, kết quả nghiên cứu cho thấy cá rô phi Oreochromisniloticus, giới tính điều khiển bởi cơ chế di truyền một yếu tố bộ nhiễm sắc thể /genđiều khiển giới tính cá cái là đồng giao tử XX, còn cá đực là dị giao tử XY (Mair

và ctv 1991,trích qua Tuấn và ctv, 1997)

Trang 10

- Cơ chế di truyền điều khiển giới tính: Mair(1998), Scort(1998), Mair và ctv(1991) (trích qua Tuấn và ctv, 1997 ), nghiên cứu di truyền điều khiển giới tính ở

cá O niloticus dòng Egypt-Swansea Tuấn và ctv(1997) nghiên cứu trên dòng

Egypt- AIT,kết quả nghiên cứu làm cơ sở lý thuyết phát triển kỹ thuật siêu đực trêncác dòng cá này

-Nghiên cứu chuyển tính cá rô phi Oreochromis niloticus bằng phương pháp

ngâm trong dung dịch Hormon 17;Methyl testosterone(MT) Theo Lê Văn Thắng,Phạm Anh Tuấn, Trường trung học thuỷ sản IV viện nghiên cứu NTTS I về giaiđoạn, tuổi thành thục, nồng độ và thời gian tắm (MT)

+Xác định nồng độ (ppm) Hormon (MT) và sơ bộ xác định độ tuổi cá tiếnhành ngâm có hiệu quả Cá ở 3 nhóm tuổi 9;17 và 25 ngày sau khi nở đưa vàongâm MT ở hai mức nồng độ, 5ppm và 10ppm với thời gian ngâm 6-9 ngày

+Xác định tuổi: Bắt đầu ngâm trong hormon MT 5ppm, cá đưa vào xử lý MT

ở độ tuổi 9-24 ngày sau nở Thời gian ngâm MT đồng nhất là 3 ngày

+Cá độ tuổi 17 ngày sau nở ngâm trong dung dịch MT 5ppm thời gian baonhiêu ngày để đạt tỷ lệ cao nhất các thí nghiệm khác nhau ở thời gian ngâm là17+n (n:số ngày ngâm từ 2-9)

-Kết thúc thí nghiệm lô xử lý Hormon MT bằng phương pháp ngâm có tỷ lệsống đạt từ 48-82,5% Tuy nhiên các lô thí nghiệm có thời gian ngâm khác nhau

Tỷ lệ sống không như nhau Tỷ lệ sống đạt cao nhất ở lô thí nghiệm có thời gianngâm 3-4 ngày 5ppm(17-19);5ppm(17-20) và đạt 78-87%, trung bình đạt từ 79,5-82,5% Tỷ lệ sống ở các lô thí nghiệm với thời gian ngâm Hormon 7,8,9 ngày đạt

tỷ lệ thấp Tỷ lệ xử lý MT bằng cho ăn(84,5%) cao hơn xử lý tắm MT

2.8.3 Tóm tắt một số tài liệu tham khảo chính:

-Sử dụng sách “Hướng dẫn nghiên cứu cá” của Pradin (1963)(Phạm ThịHương Giang dịch năm 1973) đây là sách cơ bản nghiên cứu về cá

-“ Sách một số vấn đề nội tiết học sinh sản cá” (1999) của Nguyễn TườngAnh Sách giới thiệu và hướng dẫn cơ bản về sinh sản nhân tạo cá, đặc biệt đề cậpđến quá trình chín và rụng trứng ở cá, một số vấn đề kỹ thuật ứng dụng trong sinhsản nhan tạo cá, quan trọng nhất là hướng dẫn ứng dụng hormon sinh dục trong ditruyền học thực nghiệm cá: giới tính và kiểm soát giới tính ở cá…

-Những bài báo của Pongthana et al.(1995,1999) về sản xuất giống cá mèvinh đơn tính cái ( Aquaculture 135: 267-276 & Aquaculture173:247-256 )

-Các công trình nghiên cứu về cá rô phi siêu đực nêu trên

-Ngoài ra còn sử dụng tài liệu như: cá bảy màu, cá xiêm của các tác giả:Nguyễn Dương Dũng; Lê Thị Bình; Lâm Minh Trí; Trịnh Quốc Trọng ) Tuyển tậpbáo cáo khoa học tại hội thảo khoa học toàn quốc về nuôi trồng thuỷ sản (29-30/09/1998), viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, Bắc Ninh(2000)

Trang 11

2.9 Sự hình thành giới tính ở động vật có vú và cơ chế tác động của MT(Methyltestosteron):Theo Nguyễn Tường Anh(1999)

SỰ HÌNH THÀNH GIỚI TÍNH Ở ĐỘNG VẬT CÓ VÚ Định đoạt giới tính Biệt hóa tuyến sinh dục

(Sex determination) (Sex differentiation)

2.10.Một số phương pháp điều khiển giới tính:

2.10.1.Phương pháp mẫu sinh:

- Ta chỉ tính quá trình này vào thời điểm thụ tinh Tinh dịch được chiếu xạ(tia X, tia cực tím) nên tinh trùng bị những tổn thương trên các nhiễm sắc thể dẫnđến đột biến gây chết nhưng vẫn còn khả năng xăm nhập vào tế bào trứng, kíchthích sự phát triển sau đó Theo Nguyễn Tường Anh (1999) đề cập đến 3 trườnghợp của mẫu sinh nhân tạo

- Trường hợp 1: Các nhiễm sắc thể của tinh trùng bị chiếu xạ không có khả

năng tạo pronucleus đực và dần dần bị tiêu biến Trong khi đó thì giảm phân ỏ tếbào trứng diễn ra bình thường và kết thúc bằng sự hình thành pronucleus cái Sau

đó pronucleus chuyển sang phân cắt lần I Kết quả là hình thành hai tế bào đơn bội

Đó cũng chính là phân bào đầu tiên của cái phôi đơn bội không bình thường Phôinày phát triển rồi nỏ thành những cá bột dị hình, chất ngay sau khi nở

- Trường hợp II: Trong điều kiện bình thường với tần số dưới 1% ở tế bào

trứng có sự phong tỏa giảm phân II Do thể cực thứ II không bị đẩy ra màpronucleus có số nhiễm sắc thể lưỡng bội (gọi là sự lưỡng bội hóa nhân cái).Pronucleus lưỡng bội trở thành nhân của phôi phân bào đầu tiên, phôi lưỡng bội cósức sống tốt

Nhiễm sắc thể Y

ống Wolf

Tế bào Leydig

Tế bào Sertoli

ống Muller

Tinh sào và

hệ sinh dục đực

Buồng trứng

và hệ sinh dục cái Mầm TSD

Trang 12

- Trường hợp III: Cũng bằng sốc nhiệt hoặc sốc áp suất thủy tĩnh người ta

phong tỏa sự nguyên phân đầu tiên của quá trình phân cắt hợp tử Kết quả là cácnhiễm sắc thể của bộ nhiễm sắc thể đơn bội tách khỏi nhau nhưng vẫn ở trong mộtnhân để dẫn đến sự hình thành nhân lưỡng bội Nguyên nhân ngay sau đó tạo ra haiphôi bào lưỡng bội bình thường Bằng cách này người ta đã tạo được những cá mẫu

sinh lưỡng bội ở loài cá cảnh Danio rerio

- Có thể thấy trong đa số trường hợp của mẫu sinh nhân tạo, thế hệ conthường gồm toàn cái Nhưng người ta dùng mẫu sinh nhân tạo như một thủ thuậttrong chọn giống hơn là để tạo thế hệ con gồm toàn cái

2.10.2.Phương pháp dùng hormon:

- Dùng Estrogen nhân tạo (mà cụ thể là Diethylstilbestrol) cái hóa trực tiếp

Có thể tiến hành việc cái hóa bằng cách ngâm trong dung dịch hay cho ănDiethylstilbestrol (DES) Tuy nhiên giá của DES đắt khoảng 4.500.000 đ/5g Vì thếhiệu quả kinh tế của phương pháp này do đó bị hạn chế

- Ngoài ra DES bị nghi ngờ là có thể gây ung thư khi sử dụng Trong khiphương pháp dùng DES lại tác động trực tiếp cho ngay đàn cá cái dùng làm thựcphẩm, nếu người dân tiêu thụ đàn cá này thì có thể rất nguy hiểm so với phươngpháp kết hợp giữa hormon và di truyền

2.10.3.Phương pháp kết hợp hormon và di truyền:

- Tạo cá đực giả neomale XX bằng mẫu sinh nhân tạo hay đực hóa cá có bộnhiễm sắc thể giới tinh XX bằng Methyltestosteron (MT)

- Theo lý thuyết:

♂♂XX x ♀♀XX

 100% XX

- Đại bộ phận những cá này sau đó sẽ chuyển thành cá cái Phương pháp nàykinh tế hơn hai phương pháp trên do chi phí thấp

- Giá thành MT khoảng 1,5 triệu /5g

2.11.Xác định tỷ lệ đực trong quần đàn:

-Theo Nguyễn Tường Anh (1998): cá xử lý của mỗi giai đoạn theo từng côngthức thí nghiệm đều được giữ lại 300-500 cá thể và nuôi riêng rẻ trong những giaicước có cở mắt 0,001m với kích thước0,9 x 0,9x 0,9 (m) bằng thức ăn ương cá

Trang 13

hương bình thường( không có Hormon), thời gian nuôi tối thiểu là 45 ngày tuổi thìtiến hành mổ để xác định tỷ lệ đực trong quần đàn.

-Thuốc nhuộm được dùng trong quá trình xác định giới tính là (CarminAcetat ) Cách pha như sau: Đưa 5gam Carmin vào bình, sau đó đổ tiếp 100ml Acidacetic 50% và đậy miệng bình lại đun sôi cho đế khi tan hết Carmin để nguội vàlọc qua giấy lọc là ta có được thuốc nhuộm

-Cá được mổ và lấy tuyến sinh dục của từng cá thể, đưa vào giọt thuốcnhuộm đã nhỏ sẳn trên lam kính sạch ( Mổi lam kính có thể nhỏ 5-6 giọt ) Sau 5-7phút lam kính được ép bởi lam kính sạch khác, thấm sạch thuốc nhuộm còn dư, laokhô và quan sát trên kính hiển vi với từng cá thể ( mẫu), ở vật kính 10 và thị kính10

+Các mẫu có các chấm nhỏ đều nhau bắt màu đỏ đó là cá thể đực

+Các mẫu có vòng tròn tương đối lớn không đều nhau Có màu hồng đó là cáthể cái, mỗi giai đoạn mổ ít nhất 100 cá thể

2.12 Cơ sở lý thuyết tạo ra cá rô đồng toàn cái:

Dựa trên các nghiên cứu về cá rô đồng , chuyển giới tính cá rô phi…Qua cáctài liệu tham khảo được chúng tôi đưa ra các phương pháp tạo ra cá rô đồng toàncái như sau:

Cá bình thường cho đẻ theo phương pháp bán nhân tạo, ta dùng cá bột đó để

* Sơ đồ tạo cá đực XX bằng cách đực hoá đàn cá từ nhỏ và xét nghiệm bộ nhiễm sắc thể giới tính cá bố thông qua thế hệ con của nó:

Cá con SSNT

Trang 14

X X

X

*Sơ đồ tạo cá đực XX bằng mẫu sinh nhân tạo và Androgen:

Trang 15

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Nội Dung:

-Cái hoá cá con bằng Estrogen Diethylstilbestrol (DES):

+Cho cá bột ăn thức ăn hoặc ngâm cá bột trong dung dịch có chứa DES

-Tạo cá đực XX (neomale) làm cá bố:

100%XX

♂♂XX Dùng để SX Toàn cái

♀♀XX

Cá cái

mẫu sinh

Trang 16

+Cho cá sinh sản bình thường, dùng cá bột nầy cho ăn hoặc ngâm trong dungdịch có chứa MT để cho cá chuyển sang đực (gần như làm với cá rô phi) Trong đó

ta có những con đực mang nhiễm sắc thể XX

-Kiểm tra thế hệ đàn con:

+Nếu đàn con nào đạt gần 100% cái thì con bố là đực giả (neomale)

+Dùng cá này để làm đàn cá bố phối với con cái bình thường để cho ra đàn

- Chất kích thích sinh sản: LHRH-a và Dom

- Steroid sinh học: 17α Methyltestosterone

- Hóa chất DES.

- Hóa chất: thuốc nhuộm carmin và một số hóa chất khác

- Cá rô đồng bố mẹ được thu mua từ các trại cá thịt, sau đó đem về nuôi vỗ,trọng lượng đạt 60-100g/con

-Thức ăn (28%-38% đạm) Là loại thức ăn từ cá bột lên giống

-8 bể 500 lít, 3 bể xi măng (3mx6mx2m)và 27 thùng nhựa 70 lít, 12 thaunhựa 6 lít, 4 gièo (0,5mx1mx0,8m) để cho công đoạn cho đẻ, ương và xử lý thuốc

-kính hiển vi để quan sát các giai đoạn phát triển của cá và các mẫu nhuộmcủa dải tuyến sinh dục khi khảo sát tỷ lệ đực của cá

-1cân điện tử(Sartorius), 1 cân kỹ thuật (loại 100g) và 1 cân đồng hồ (loại5kg) để cân trọng lượng cá và thức ăn

-Hệ thống sục khí bình thường sử dụng điện của mạng nhưng khi có sự cốcúp điện thì có bộ phận tự động chuyển sang sử dụng điện bình ắc qui

3.3 Phương Pháp Bố Trí Thí Nghiệm:Các thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên 3.3.1.Nuôi vỗ cá bố mẹ:

- Bể nuôi vỗ được thiết kế chủ động cấp thoát nước vì thức ăn có nguồn gốcđộng vật chiếm tỷ lệ cao nên môi trường ao nuôi dễ bị nhiễm bẩn, bể nuôi đượcthay nước định kỳ 7-10 ngày/lần, mỗi lần thay ½ lượng nước

- Trước khi nuôi vỗ, bể được cải tạo bằng các biện pháp như: bơm cạn nước,bắt hết cá tạp, quét sạch lớp bùn đáy, phơi bể rồi cho nước mới vào bể

- Sau ba tháng nuôi vỗ, cá có thể thành thục và sinh sản nhân tạo được

3.3.2.Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ:

Do cá có ngoại hình giống nhau và có kích thước nhỏ nên không thể thămtrứng như nhiều loại cá khác, chủ yếu dựa vào sự phát triển của tuyến sinh dục thểhiện bởi những đặc điểm và các dấu hiệu ngoại hình như:

- Chọn cá mập, khỏe, không dị hình, có trọng lượng 50-100g/con

Trang 17

- Cá đực: mình thon dài, dùng tay vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục có sẹ màu trắngđặc chảy ra Nếu sẹ chảy ra lẫn nước loãng hoặc không có sẹ chảy ra là cá không

đủ tiêu chuẩn cho sinh sản nhân tạo

- Liều lượng tiêm:

+ Cá cái: LHRH-a tiêm 66 μg/kg

Trang 18

Dom tiêm 10mg/kg+ Cá đực: Liều tiêm cá đực bằng ½ liều cá cái

- Vị trí tiêm: tiêm vào phần xoang cơ thể, xuyên qua gốc vi ngực hoặc phần

cơ ở gần vi lưng

- Số liều tiêm: tiêm một liều.

- Thời điểm tiêm: Tùy thuộc vào việc chọn thời gian cho cá sinh sản; nếu

muốn cho cá đẻ vào ban ngày, tiêm vào buổi sáng (6-7 giờ, thời gian hiệu ứng là 8giờ kể từ lúc tiêm thuốc); cho cá đẻ vào ban đêm, tiêm thuốc kich thích sinh sảnvào buổi chiều hoặc tối (18-20 giờ, thời gian hiệu ứng là 8 giờ kể từ lúc tiêmthuốc)

Bố trí cho cá đẻ: Sau khi tiêm chất kích thích sinh sản, xong thả cá vào bể

đã vệ sinh và cho nước sạch vào

Tỉ lệ đực cái của cá bố mẹ: Bố trí nhiều cặp cá bố mẹ trong cùng một bể tỷ

lệ đực cái là 3/2

Mật độ: Thả chung 3-4 kg/m2 nước

Các dấu hiệu nhận biết cá sinh sản hay không: Khi thả cá vào bể đẻ nếu sau2-3 giờ cá rượt đuổi nhau, mặt nước gợn sóng là dấu hiệu cá sẽ đẻ, lúc này cần theodõi xem cá có nhảy ra ngoài hay không do những con chưa sẵn sàng tham gia sinhsản phải bắt thả trở lại; ngược lại cá không rượt đuổi, nằm yên một chỗ, đây là dấuhiệu cá sẽ không đẻ

Thời gian hiệu ứng:

- Với nhiệt độ 26-280C, chúng tôi khảo sát thấy cá đẻ sau khi tiêm chất kíchthích sinh sản 2-12 giờ

- Dấu hiệu cá đẻ xong: khi thấy cá không còn rượt đuổi bắt cặp, cá bơi phântán, lúc này tiến hành thu trứng đem đi ấp

3.3.4 Ấp trứng:

Bể ấp: Do điều kiện nơi làm việc không thể bố trí trên ao có giăng gièo nên

chúng tôi chỉ ấp trong bể có dung tích 500 lít, bể ấp trứng được vệ sinh sạch sẽ, đặtnơi thoáng mát để dễ chăm sóc và quản lý Cá sinh sản xong, dùng vợt bằng lướimùng vớt trứng chuyển qua bể khác có nước sạch để ấp (ấp có sục khí)

Nước sử dụng:

- Nước sông hoặc nước máy đều phải lắng 24 giờ mới sử dụng được, vì nếu

sử dụng trực tiếp nước sông thì phù sa ảnh hưởng đến hô hấp của phôi, nước máy

có chất sát trùng làm chết phôi

Trang 19

- Ở đây, nước được sử dụng để ấp cũng như để ương cá là loại nước đã qua

xử lý Nước được xử lý như sau:

+ Bơm nước máy vào bể để lắng 24 giờ

+ Khử trùng bằng formol với nồng độ 100ppm và thuốc tím KMnO4 vớinồng độ 4ppm, để yên trong 3-4 ngày cho tới khi nước chuyển từ đỏ tím sang nướctrong

Thời gian phát triển phôi:

- Trong điều kiện nhiệt độ 26,6-290C sau 17,3 giờ cá nở

- Ba ngày sau khi nở, cá được chuyển đi ương trong bể xi măng, bể nhựa 500lít hoặc thùng nhựa 70 lít tùy theo từng nghiệm thức khi xử lý với MT

*Các chỉ tiêu được theo dõi trong quá trình ấp trứng:

Thời điểm xác định trứng đã thụ tinh: có hai thời điểm

- Vào lúc phôi (trứng đã thụ tinh) đang phân cắt và có từ 2-8 phân bào Ởtrứng thụ tinh, các phôi ở giai đoạn này bằng nhau Ở trứng không thụ tinh thì có sựphân cắt giả và các “phôi bào” không đều nhau

- Vào lúc phôi ở giai đoạn phôi vị hóa, đĩa phôi phát triển tràn xuống xíchđạo của noãn cầu Ở thời điểm này, những trứng đã thụ tinh có hình thái như trên

và trong suốt, còn trứng không thụ tinh thì đã chết và đục

3.3.5.1.Đực hóa cá rô đồng: Chúng tôi tiến hành bố trí ngẫu nhiên cả hai thí

nghiệm là:

Thí nghiệm 1: cho cá bột ăn thức ăn có trộn MT, cho ăn từ ngày tuổi thứ 4 –

ngày tuổi thứ 21( cho ăn 17 ngày)

Trang 20

Thí nghiệm 2: ngâm cá bột trong dung dịch MT

Bảng 3.1 CÁC NGHIỆM THỨC ĐƯỢC BỐ TRÍ ĐỰC HÓA

xử lý

Thời khoảng

xử lý

Nơi bố trí

Mật độ

cá bột (con) NN-9* Ngâm

MT

3,5mg/lít nước nuôi cá

9 ngày tuổi

4 giờ Thùng 70 lít 100

NN’-9 Ngâm

MT

2,0mg/lít nước nuôi cá

9 ngày tuổi

4 giờ Thùng 70 lít 100

NN-13 Ngâm

MT

3,5mg/lít nước nuôi cá

13 ngày tuổi

4 giờ Thùng 70 lít 100

NN’-13 Ngâm

MT

2,0mg/lít nước nuôi cá

13 ngày tuổi

4 giờ Thùng 70 lít 100

ND-9 Ngâm

MT

3,5mg/lít nước nuôi cá

9 ngày tuổi

4 ngày Thùng 70 lít 100

ND’-9 Ngâm

MT

2,0mg/lít nước nuôi cá

9 ngày tuổi

4 ngày Thùng 70 lít 100

ND-13 Ngâm

MT

3,5mg/lít nước nuôi cá

13 ngày tuổi

4 ngày Thùng 70 lít 100

ND’-13 Ngâm

MT

2,0mg/lít nước nuôi cá

13 ngày tuổi

4 ngày Thùng 70 lít 100

NNx-9 Ngâm

MT

3,5mg/lít nước nuôi cá

9 ngày tuổi

9 ngày tuổi

13 ngày tuổi

13 ngày tuổi

_ _ Thùng 70 lít 100

A Cho ăn

MT

60mg/kg thức ăn

4 ngày tuổi

17 ngày

Bể xi măng 10.000

A’ Cho ăn

MT

40mg/kg thức ăn

4 ngày tuổi

17 ngày

Bể xi măng 10.000

Các số sau gạch nối là số ngày tuổi của cá lúc xử lý

Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần và có cả đối chứng tức là không có xử lý

MT.

Phương pháp ngâm MT vào trong nước nuôi cá với thiết bị ương là thùng nhựa 70lít:

Trang 21

Hình 3.3: Ngâm cá trong thao,thùng nhựa có trộn MT

Phương pháp ngâm MT vào trong nước nuôi cá với thiết bị ương là giai chứa

cỡ 0,5m x 1m x 0,8m đặt trong bể xi măng:

Hình 3.4: Ngâm cá trong gièo lưới đặt trong bể xi măng có trộn MT

Tạo thức ăn bình thường cho cá ngâm trong dung dịch MT như sau:

- Lòng đỏ trứng gà, vịt đã luộc chín: cho ăn 7 ngày đầu tiên với liều lượng 3trứng + 100g sữa bột đậu nành/10.000 cá bột/ngày; mỗi ngày cho ăn 3 lần

Trang 22

- Cám mịn + bột cá xay mịn: cho ăn từ ngày thứ 8-30 theo tỉ lệ 60% bột cá

và 40% cám mịn (Theo tài liệu của Nguyễn Thành Trung(1998), khẩu phần10g/bể/ngày, mỗi ngày cho ăn ba lần, sau đó tăng dần hoặc giảm theo sự phát triểncủa màu nước)

- Cách cho ăn: thức ăn nhân tạo được nấu chín và hòa tan trong nước và rảiđều lên mặt bể

Tự tạo thức ăn cho cá có trộn MT như sau:

Thức ăn ngày thứ 4-10: gồm có bột đậu nành và lòng đỏ trứng được luộcchín và nghiền nhuyễn sau đó dùng Methyltestosteron theo nồng độ định sẳn phavới 200ml cồn lắc đều sau đó phun đều vào thức ăn Liều lượng 3 trứng + 100g sữabột đậu nành/10.000 cá bột/ngày; mỗi ngày cho ăn 3 lần

Thức ăn ngày thứ 11-21: Thức ăn viên nghiền mịn trộn với MT định sẳn phavới cồn phun đều vào thức ăn

Từ ngày 22 trở đi cho ăn thức ăn bình thường Khẩu phần 10g/bể/ngày, mỗingày cho ăn ba lần, sau đó tăng dần hoặc giảm theo sự phát triển của màu nước)

- Cách cho ăn: thức ăn nhân tạo được nấu chín và hòa tan trong nước và rảiđều lên mặt bể

Hình 3.5:Thức ăn chế biến được trộn MT

Ngày đăng: 25/12/2014, 22:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2.Lê Thị Bình (1998), Kết quả bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của 17 Methyl- testosterone lên cá bảy màu (Poeciliasp), Tuyển tập báo cáo khoa học tại hôi thảo khoa học toàn quốc về nuôi trồng thuỷ sản (29-30/91998),Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, Bắc Ninh-2000, Trang 372-377 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 17 Methyl-testosterone
Tác giả: Lê Thị Bình
Năm: 1998
3.Lê VănThắng, Phạm Anh Tuấn (1998),Nghiên cứu chuyển giới tính cá rô phi O. Niloticus bằng phương pháp ngâm trong dung dịch hor mon 17- Methyltestosterone.Tuyển tập báo cáo khoa học tại hôi thảo khoa học toàn quốc về nuôi trồng thuỷ sản (29-30/91998),Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, Bắc Ninh-2000, Trang 114-123 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 17-Methyltestosterone
Tác giả: Lê VănThắng, Phạm Anh Tuấn
Năm: 1998
8.Nguyễn Tường Anh (1999), Một số vấn đề nội tiết học sinh sản cá,NXB Nông Nghiệp, Hà Nội,238 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề nội tiết học sinh sản cá
Tác giả: Nguyễn Tường Anh
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 1999
13.Trịnh Quốc Trọng, Nguyễn Tường Anh (1998), Thử nghiệm đực hoá cá Xiêm (Bettasplendns, Regan) bằng cách ngâm trong nước có pha 17 Methyl- testosterone, Tuyển tập báo cáo khoa học tại hôi thảo khoa học toàn quốc về nuôi trồng thuỷ sản (29-30/91998),Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, Bắc Ninh-2000,Trang 405-410 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 17 Methyl-testosterone
Tác giả: Trịnh Quốc Trọng, Nguyễn Tường Anh
Năm: 1998
15.Baroiller J.F., Guiguen Y., Fostier A. (1999). Endocrine and environmental aspects of sex differentiation in fish. Cell. Mol. Life Sci.55:910-931 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cell. Mol. Life Sci
Tác giả: Baroiller J.F., Guiguen Y., Fostier A
Năm: 1999
16.Pongthana N., Penman D.J., Baoprasertkul P., Hussain M.G., Islam M.S., Powell S.F., Mac Andrew B.(1999) Monosex female production in the silver barb (Puntius gonionotus, Bleeker). Aquaculture 173:247-256 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Puntius gonionotus", Bleeker). "Aquaculture
1..Lâm Minh Trí,Nguyễn Tường Anh (1998). Tạo cá bảy màu Poecilia reticulata cái có bộ nhiểm sắc thể giới tính XY và nhận dạng cá bảy màu siêu đực YY, Tuyển tập báo cáo khoa học tại hôi thảo khoa học toàn quốc về nuôi trồng thuỷ sản (29-30/91998),Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, Bắc Ninh- 2000, Trang 400-404 Khác
4. Nguyễn Dương Dũng, Nguyễn Thị An và ctv (1998), Ứng dụng công Nghệ sản xuất cá giống rô phi toàn đực,Tuyển tập báo cáo khoa học tại hôi thảo khoa học toàn quốc về nuôi trồng thuỷ sản (29-30/91998),Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, Bắc Ninh-2000,Trang 104-113 Khác
5.Nguyễn Ngọc Phúc (2000), Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá rô đồng. Luận văn tốt nghiệp đại học, ĐHCT Khác
6.Nguyễn Thành Trung (1998). Một số đặc điểm sinh học sinh sản và kỹ thuật sản xuất giống cá rô đồng. Luận văn Thạc sĩ ngành nuôi trồng thuỷ sản. Trường Đại Học Thuỷ Sản Nha Trang Khác
7.Nguyễn Thành Trung (2001). Kỹ Thuật nuôi cá rô đồng. Hội nghề cá Việt Nam, Trung tâm dạỵ nghề và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thuỷ sản Đồng Bằng Sông Cửu Long Khác
9. Nguyễn Tường Anh (1999),Vấn đề điều khiển giới tính ở động vật và sinh con trai hay con gái theo ý muốn. NXB Trẻ, 147 trang Khác
10.Nguyễn Văn Kiễm (1999), Kỹ thuật sinh sản nhân tạo một số loài cá nuôi ở Đồng Bằng Sông Cưu Long. Đại Học Cần Thơ Khác
11. Phạm Văn Khánh (1999) sinh sản nhân tạo và ương nuôi thịt cá rô đồng thương phẩm.NXB Nông Nghiệp Khác
12.Trần Thị Trang (2001), Sinh sản nhân tạo cá rô đồng. Luận văn tốt nghiệp Đại Học Cần Thơ Khác
14. Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương (1993), Định loại cá nước ngọt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, khoa thuỷ sản ĐHCT Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w