Hiệu quả Chi phí (đ/con)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT THỬ CÁ RÔ ĐỒNG(Anabas testudineus) TOÀN CÁI (Trang 37)

Chi phí (đ/con)

Khả năng sản xuất Số lượng nhiều Số lượng ít

Sự so sánh ở bảng 3.9 cho thấy hiệu quả của phương pháp cho ăn hormon cao hơn phương pháp ngâm MT. Trước tiên là về nồng độ hormon sử dụng, phương pháp cho ăn cần từ 40-60mgMT/kg thức ăn và cho ăn 21 ngày đầu, còn phương pháp ngâm MT thì lượng hormon sử dụng sẽ gia tăng theo cùng với lượng nước ngâm trong khi nếu ngâm với dung tích nước càng thấp thì hiệu quả càng kém và sức sống của cá củng giảm. Phương pháp cho ăn hormon tác động với một lượng nhỏ và tác động trong thời gian dài, còn phương pháp ngâm thì tác động trong thời gian ngắn, việc di dòi cá từ môi trường nuôi bình thường sang nước ngâm thuốc sau đó lại đưa trở lại môi trường bình thường dễ dẫn đến cá bị sốc về mặt sinh lý. Tỷ lệ đực đạt ở hai phương pháp không chênh lệch nhau nhiều, tuy nhiên ở phương pháp cho ăn thì yêu cầu kỹ thuật không phức tạp mà lại có khả năng sản xuất với số lượng lớn. Việc có thể vừa giảm chi phí thuốc mà lại không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp làm cho phương pháp cho ăn đạt hiệu quả cao hơn và có thể dễ dàng chuyển giao cho bất cứ hộ nuôi cá nào nhằm giúp cho nghề nuôi cá nước ngọt của Việt Nam thêm một bước phát triển mới.

Bảng 3.10.KIỂM TRA GIỚI TÍNH ĐÀN CÁ CON F2 THÍ NGHIỆM (%)

Số TT cá bố Số cácon mỗ Tỉ lệ cá cái đạt(%) Số TT cá bố Số cácon mỗ Tỉ lệ cá cái đạt(%) Số TT cá bố Số cácon mỗ Tỉ lệ cá cái đạt(%) 1 54 22,22 21 76 96,05 41 51 45,09 2 63 44,44 22 56 85,71 42 43 62,79 3 39 76,92 23 39 92,30 43 39 92,30 4 75 93,33 24 32 56,25 44 42 83,33 5 25 56,00 25 24 45,83 45 37 78,37 6 76 68,42 26 19 89,47 46 41 51,21 7 32 53,12 27 53 30,18 47 37 94,59 8 68 88,23 28 32 90,62 48 45 48,88 9 45 95,55 29 65 32,30 49 67 43,28 10 67 95,38 30 45 91,11 50 72 43,05 11 69 78,26 31 74 95,94 51 38 42,10 12 56 91,07 32 33 67,74 52 56 55,35 13 51 62,74 33 45 35,55 53 49 48,97 14 64 48,43 34 59 20,33 54 53 41,50 15 39 64,10 35 43 39,53 55 22 40,90 16 56 46,42 36 47 31,91 56 42 45,23 17 73 45,20 37 53 41,50 57 28 92,85 18 64 54,68 38 34 35,29 58 37 62,16 19 31 48,38 39 42 21,42 59 45 46,66 20 29 48,27 40 51 31,37 60 56 75,00

Số liệu bảng 3.10 cho ta thấy kết quả tỷ lệ cá cái đạt được ở đàn cá con của đàn cá bố F1 đã xử lý đực hóa bằng hormon MT.Kiểm tra giới tính đàn cá con này để xác định con đực giả và dùng con đực giả này sản xuất cá rô đồng toàn cái

Về lý thuyết khi phối cá mẹ có bộ nhiểm sắc thể XX với cá đực giả mang bộ nhiểm sắc thể XX thì cho ra 100% cá mang nhiểm sắc thể XX và giới tính phải là cá cái.Tuy nhiên trong đàn cá con không đạt được 100% cá cái. Số đàn cá cái dao động từ 21,42% - 96,05%. Trong bảng 14 ta có thể xét và phân ra 2 nhóm:

Nhóm 1 có tỷ lệ cá cái từ 75% trở lên có 20 đàn ( 20 con cá bố). Nhóm 1 có tỷ lệ cá cái dưới 75% có 40 đàn( 40 con cá bố).

Trong sản xuất ta có thể chọn đàn cá 75% cái để nuôi thương phẩm sẽ đạt hiệu quả hơn nuôi tự nhiên.

Tỷ lệ cái rô đồng trong thí nghiệm chưa đạt được 100% có thể tác động là do các yếu tố môi trường, trong đó có nhiệt độ ương.

Nguyễn Tường Anh (1999); Baroiller et al.., (1999) đã chứng minh nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự hình thành giới tính của cá và bò sát là những động vật biến nhiệt.

Một điều đáng cho ta chú ý trong sự hình thành giới tính của cá khi Pongthana et al..,(1999) thí nghiệm cho cá mè vinh: dùng 1con cá được cho là đực giả mang bộ nhiểm sắc thể XX phôi với 2 con cái khác nhau cho ra tỷ lệ cá cái cũng khác nhau rất nhiều (97,3% và 37,1%).

Như vậy ta có thể thấy sự hình thành giới tính của cá rô đồng ngoài yếu tố di truyền ra còn có yếu tố môi trường nữa; mà yếu tố môi trường thì chỉ tác động lên kiểu hình chứ không tác động lên kiểu gen( nghĩa là thay đôi cơ quan sinh dục chớ không thay đổi nhiểm sắc thể).

Nhưng để có xác suất con đực giả cao hơn chúng tôi chọn những con cá đực F1 có đàn con cái trên 90% làm cá bố để tạo ra đàn cá con nuôi thương phẩm sau này.

Bảng 3.11.Kết quả thí nghiệm cái hóa cá rô đồng

Lô TN Số cá bột TN (con) Mật độ (con/lít) Số cá thu được (con) Tỷ lệ sống (%) Tỷ lệ cá cái đạt (%) NN-9 140 2 0 0 0 NN’-9 140 2 9 6,42 55,55 NN-13 140 2 3 2,14 33,33 NN’-13 140 2 12 8,57 75,00 ND-9 140 2 0 0 0 ND’-9 140 2 0 0 0 ND-13 140 2 0 0 0 ND’-13 140 2 2 1,42 50,00 ĐC 140 2 32 22,85 43,75

Bảng 3.11 cho thấy kết quả cái hoá cá rô đồng bằng DES đạt cao nhất là 75% là ở nghiệm thức ngâm ngắn ngày ở cá giai đoạn 13 ngày tuổi. Đáng chú ý là trong nghiệm thức ngâm dài ngày thì cá chết hoàn toàn.

Ở nghiệm thức đối chứng tỷ lệ cá cái đạt 43,75% điều này có cơ sở chứng tỏ trong tự nhiên cá đực luôn luôn cao hơn cá cái ( trong khi giả thuyết đưa ra là 50% cá đực và 50% cá cái).

Theo đề cương thì cái hoá cá rô đồng bằng DES có nhiều nghiệm thức. Nhưng sau khi đã làm các nghiệm thức trên thì chúng tôi biết được chất DES đã bị Bộ Thuỷ Sản cấm sử dụng trong sản xuất giống thuỷ sản, chúng tôi có trình bày với sở Khoa học & Công nghệ Hậu Giang trong đợt kiểm tra. Sở Khoa học & Công nghệ HG đã đồng ý cho ngưng và có gọi ý là có thể tìm chất thay thế. Sau khi tham khảo tài liệu về dược học các chất tương tự DES như Estradiol(Chất quan trọng nhất trong nhóm nội tiết tố sinh dục nữ, ảnh hưởng trực tiếp lên chức năng sinh dục và phát triển tuyến vú.) đều được khuyên nên sử dụng cẩn thận có thể gây ung thư. Theo chúng tôi nghĩ vì là nghiệm thức cái hoá trực tiếp có thể thuốc còn tồn lưu trong cơ thể cá và là không phải nghiệm thức chủ yếu nên chúng tôi đã không bố trí thí nghiệm nữa.

Bảng 3.12.Bố trí thí nghiệm nuôi cá thương phẩm tại Trung Tâm (ao xi măng)

Loại cá rô đồng thí nghiệm

Mật độ

(con/m2) (% đạm)Thức ăn Thờigian nuôi ( tháng)

Chỉ tiêu theo dõi Tỷ lệ sống (%) Trọng lương (gam/con) Trung bình Dao động Toàn cái 30 22 4 31,52 58,82±4,31 49,15-62,50 75% cá cái 30 22 4 34,02 52,55±9,67 42,20-63,70 Đối chứng 30 22 4 33,61 51,60±8,03 42,50-61,50

Qua bảng 3.12 tỷ lệ cá sống của 3 lô nuôi đều gần nhau từ 31,52 -34,02 chênh lệch không nhiều, có nghĩa là đàn cá phát triển bình thường. Trọng lượng cá thì đàn cá 75% cái và lô đối chứng tương đương nhau trong khi đó thì đàn cá toàn cái có trọng lượng cao hơn và đáng chú ý là dao động trong đàn cá của đàn cá toàn cái không cao (49,15 – 62,5) trong khi đàn cá 75% và đối chứng chênh lệch nhiều (42,2-63,7 và 42,5- 61.5) điều này chứng tỏ đàn cá toàn cái phát triển đồng đều hơn.

Bảng 3.13:Bố trí thí nghiệm nuôi cá thương phẩm mô hình lớn (ao đất)

Loại cá rô đồng thí nghiệm

Mật độ

(con/m2) (% đạm)Thức ăn Thờigian nuôi ( tháng)

Chỉ tiêu theo dõi Tỷ lệ sống (%) Trọng lương (gam/con) Trung bình Dao động Toàn cái 30 22 4 27,05 52,63±2,44 46,60-54,20 75% cá cái 30 22 4 29,93 47,61±4,52 40,40-52,60 Đối chứng 30 22 4 29,23 48,02±5,13 39,20-53,20

Qua bảng 3.13 ta thấy khi đem ra nuôi ở mô hình lớn thì đàn cá cũng phát triển bình thường và cho kết quả trọng lượng trung bình cao hơn 2 lô kia (75% và đối chứng) và đặc biệt là dao động không cao chứng tỏ đàn cá toàn cái phát triển tốt hơn.

Đáng chú ý là tỷ lệ sống của đàn cá toàn cái thấp hơn đàn cá 75% và đối chứng ở 2 mô hình nuôi ( ao xi măng và ao đất) , điều này cho chúng tôi suy nghĩ là giới tính cá có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống: cá cái có tỷ lệ sống thấp hơn cá đực.

Hình 3.14.cá nuôi trong bể xi măng

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤTKết luận: Kết luận:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT THỬ CÁ RÔ ĐỒNG(Anabas testudineus) TOÀN CÁI (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w