1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đa dạng sinh học động vật không xương sống ở nước tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu tỉnh đồng nai

29 859 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 895,16 KB

Nội dung

Nghiên cứu đa dạng sinh học động vật không xương sống ở nước tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu tỉnh đồng naiNghiên cứu đa dạng sinh học động vật không xương sống ở nước tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu tỉnh đồng naiNghiên cứu đa dạng sinh học động vật không xương sống ở nước tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu tỉnh đồng nai

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Xuân Nam NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT KHÔNG XƢƠNG SỐNG Ở NƢỚC TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ DI TÍCH VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành: Thủy sinh vật học Mã số: 60 42 50 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội – 2014 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Xuân Quýnh PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại ……………………………………………… vào hồi giờ ngày tháng năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Luận án Động vật không xương sống (ĐVKXS) nước ngọt là nhóm sinh vật rất phong phú và đóng vai trò rất quan trọng trong các hệ sinh thái nước ngọt và trong đời sống của con người. Tại các thủy vực nước ngọt, ĐVKXS tham gia vào các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, là mắt xích quan trọng trong mạng lưới thức ăn của thủy vực và tạo sự cân bằng cho các thủy vực. Ngoài ra, nhiều loài còn là sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng nước ở các thủy vực. Việc điều tra, nghiên cứu, khai thác và sử dụng hợp lý, phát triển bền vững nguồn lợi ĐVKXS ở các thủy vực là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với con người cho hôm nay cũng như trong tương lai. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu ĐVKXS ở nước tại các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên. Khu Bảo tồn Thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai. Đặc trưng nổi bật về rừng tự nhiên trong khu vực, đó là hệ sinh thái rừng cây họ Dầu trên vùng địa hình đồi, bán bình nguyên. Đây còn là nơi cư trú của nhiều loài động vật rừng, trong đó có nhiều loài được xếp là quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng đã được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ IUCN. Khu hệ động, thực vật ở đây có quan hệ mật thiết với khu hệ động, thực vật rừng của Vườn Quốc gia Cát Tiên. Khu rừng này trong thời kỳ chiến tranh còn là nơi chịu nhiều ảnh hưởng của chất độc hoá học do quân đội Mỹ rải nhằm huỷ diệt con người và thiên nhiên. Nơi đây là vùng căn cứ cách mạng nổi tiếng, với nhiều di tích lịch sử trong các thời kỳ kháng chiến. Ngoài ra, rừng trong khu vực còn có chức năng rất quan trọng là phòng hộ trực tiếp cho hồ Trị An, góp phần tái tạo sự cân bằng sinh thái cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời là nơi có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái. 2 Từ những lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đa dạng sinh học động vật không xƣơng sống ở nƣớc tại khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai” Đây là một phần nội dung và kết quả nghiên cứu của 02 đề tài độc lập cấp nhà nước: “Đánh giá ảnh hưởng của chất độc hóa học đối với đa dạng sinh học và quá trình biến đổi các hệ sinh thái khu vực Mã Đà (Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương) và hồ Biên Hùng (thành phố Biên Hòa)”, mã số CT33.21 (2003- 2005) và "Nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin lên quá trình diễn thế các hệ sinh thái và sự biến đổi cấu trúc gen, protein của một số loài sinh vật tại khu vực Mã Đà”, mã số ĐTĐL2007G/46 (2008-2010) do PGS.TS. Nguyễn Xuân Quýnh làm chủ nhiệm mà tôi là thành viên tham gia thực hiện đề tài. Được sự đồng ý của Chủ nhiệm đề tài, tôi được phép sử dụng một phần số liệu, kết quả của đề tài, đi sâu nghiên cứu cấu trúc thành phần loài, biến động thành phần loài theo mùa, theo các dạng thủy vực và phân tích mối liên quan giữa các nhóm ĐVKXS ở nước với các yếu tố môi trường ở khu vực nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu hiện trạng ĐDSH ĐVKXS ở nước tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, sự biến động của chúng theo mùa, theo các dạng thủy vực. - Xác định mối liên quan giữa các nhóm ĐVKXS ở nước với các yếu tố môi trường. - Đề xuất định hướng bảo tồn và và phát triển bền vững ĐDSH ĐVKXS ở nước khu vực nghiên cứu. 3. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá tổng quan về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến khu vực nghiên cứu. - Nghiên cứu đặc điểm và cấu trúc thành phần loài ĐVKXS ở nước tại các thủy vực nghiên cứu. 3 - Nghiên cứu biến động thành phần loài ĐVKXS ở nước theo mùa và các dạng thủy vực. - Nghiên cứu biến động mật độ ĐVKXS ở nước theo mùa và các dạng thủy vực. - Đánh giá hiện trạng ĐDSH ĐVKXS ở nước tại các thủy vực nghiên cứu. - Đánh giá tính tương đồng giữa các điểm thu mẫu và mối tương quan giữa các nhóm ĐVKXS với các yếu tố môi trường. - Nghiên cứu đề xuất các định hướng bảo tồn và phát triển ĐDSH ĐVKXS ở nước tại khu vự nghiên cứu. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: ĐVKXS ở nước, bao gồm ĐVN và ĐVĐ, thủy vực nước đứng và thủy vực nước chảy tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. - Phạm vi nghiên cứu: Công tác khảo sát thực địa, thu thập vật mẫu được tiến hành trong hai giai đoạn từ 2003-2005 và 2008-2009 gồm 8 đợt thu mẫu, mỗi đợt từ 15-20 ngày, đại diện cho 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Thực hiện tại 12 thủy vực với 20 điểm thu mẫu thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Cung cấp một cách có hệ thống và đầy đủ nhất về thành phần loài, phân bố, đặc điểm cấu trúc thành phần loài, mức độ đa dạng sinh học ĐVKXS ở nước khu vực nghiên cứu và mối liên quan giữa điều kiện tự nhiên và môi trường đối với ĐVKXS ở nước khu vực nghiên cứu; - Là cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật; Phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững; Là số liệu khoa học phục vụ việc quan trắc chất lượng môi trường trong mạng lưới điểm quan trắc của tỉnh. 6. Những đóng góp mới của Luận án 4 - Cung cấp một cách có hệ thống và đầy đủ nhất về thành phần loài, số lượng, phân bố, đặc điểm cấu trúc thành phần loài, mức độ đa dạng sinh học của ĐVKXS ở nước Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai; - Cung cấp các dẫn liệu về biến động thành phần loài ĐVKXS theo mùa, theo các dạng thủy vực giai đoạn 2003-2005 và 2008-2009; - Cung cấp các dẫn liệu về mối liên quan giữa điều kiện tự nhiên và môi trường đối với ĐVKXS ở nước khu vực nghiên cứu; - Cung cấp các dẫn liệu khoa học phục vụ lập quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật; Phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững; Quan trắc chất lượng môi trường trong mạng lưới điểm quan trắc của tỉnh. 7. Cấu trúc của luận án Cấu trúc của Luận án gồm: 189 trang, 19 bảng, 39 hình được chia thành các phần sau: Mở đầu (3 trang), Chương 1 (tổng quan tài liệu: 26 trang), Chương 2 (Thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu: 8 trang), Chương 3 (kết quả nghiên cứu: 80 trang), Kết luận và kiến nghị (2 trang), Tài liệu tham khảo (15 trang) và phụ lục (55 trang). 5 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐVKXS NƢỚC NGỌT TRÊN THẾ GIỚI Thủy sinh học bao gồm thủy sinh học biển và thủy sinh học nước ngọt. Trong các tài liệu để lại của thời cổ Ai Cập, cổ Trung Quốc cũng như cổ La Mã, Hy Lạp để lại, đã thấy có những tư liệu về đời sống thủy sinh vật được con người sử dụng. Tuy nhiên, thủy sinh học chỉ thực sự trở thành khoa học từ giữa thế kỷ XIX. Giai đoạn đầu của hoạt động nghiên cứu thủy sinh học nước ngọt thực sự chỉ bắt đầu từ đầu thế kỷ XIX với những nghiên cứu về động vật giáp xác nhỏ trong nước hồ ở Đức, rồi đến những nghiên cứu ở Bắc Mỹ, Thụy Điển, Đan Mạch. Giai đoạn thứ hai của sự phát triển thủy sinh học nước ngọt bắt đầu từ đầu thế kỷ XX, bắt đầu đi vào nghiên cứu các vấn đề lý luận về chu trình vật chất trong thủy vực với sự tham gia của thủy sinh vật, năng suất sinh học của thủy vực, cơ chế, mối quan hệ và hệ quả của các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong thủy vực – được coi như một hệ sinh thái ở nước. Vào những năm cuối thế kỷ XX, trong khi phần lớn các nhóm ĐVKXS nước ngọt đã được quan tâm nghiên cứu như Thân mềm chân bụng (Gastropoda), Thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia), Giáp xác (Crustacea)… thì nhóm Côn trùng thủy sinh (Insecta) vẫn còn là đối tượng ít được chú ý đến. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã đi sâu vào nghiên cứu nhóm này. Đặc biệt, từ năm 2002 đến năm 2008, dự án “Đánh giá ĐDSH động vật nước ngọt” (FADA)” được thực hiện bởi 163 nhà khoa học trên thế giới như: Darren C. J. Y., Peter K. L. Ng., et al. (Crustacea: Decapoda: Brachyura), De Grave S., Cai Y., Anker A. (Crustacea: Decapoda: Caridea), De Moor F. C., Ivanov V. D. (Insecta: Trichoptera), Rudiger W., et al. (Insecta: Diptera), Vincent J. K. et al. (Insecta: Odonata), Helen M. Barber-James et al. (Insecta: Ephemeroptera), Polhemus J. T., Polhemus D. A. (Insecta: Heteroptera) với 6 sự tài trợ của nhiều tổ chức như: Tổ chức Bảo tồn ĐDSH (CBD), Viện nghiên cứu Quốc gia Pháp (CNRS) nhằm đánh giá tổng quan về mức độ ĐDSH ở bậc giống và loài động vật, thực vật trong các hệ sinh thái nước ngọt trên thế giới. Có thể thấy rằng, các nghiên cứu về ĐVKXS nước ngọt trên thế giới chủ yếu tập trung nghiên cứu về thành phần loài, phân loại học, địa động vật và đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài cũng như mối tương quan với môi trường. Các nghiên cứu tổng hợp về thành phần loài tại các vùng/vườn quốc gia/khu bảo tồn nhằm mục đích cung cấp dẫn liệu khoa học đầy đủ, làm cơ sở khoa học để hoạch định chính sách, bảo tồn và phát triển bền vững còn hạn chế. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐVKXS NƢỚC NGỌT Ở VIỆT NAM Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám: Các công trình nghiên cứu chính phải kể đến là Crosse và Fisher (1863), Fisher (1891), Fisher và Dautzenberg (1905, 1908), Morlet (1891), Bavay và Dautzenberg (1900-1901), Rolle (1904), Demange (1912), Hass (1910, 1924-1925, 1929), Prashad (1928)… Martens (1902). Giai đoạn sau cách mạng tháng Tám hay giai đoạn hiện đại: Những công trình nghiên cứu tiêu biểu là: Đặng Ngọc Thanh (1967, 1980), Đặng Ngọc Thanh và Phạm Văn Miên (1965-1976), Thái Trần Bái (1975), Hoàng Quốc Trương (1960, 1963) và Shirota (1963-1966), Darren C. J. Yeo và Nguyễn Xuân Quýnh (1999), Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải (2002), Nguyễn Văn Vịnh (2003), Nguyễn Xuân Quýnh và cộng sự (2004), Nguyễn Văn Vịnh và cộng sự (2005), Hồ Thanh Hải, Lê Hùng Anh, Đặng Ngọc Thanh (2005), Nguyễn Huy Chiến (2007), Trần Anh Đức (2008), Hoàng Ngọc Khắc (2010), Nguyễn Quang Huy (2010), Trần Đức Lương (2012) Từ năm 2000 đến nay, rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về ĐVKXS ở nước tại Việt Nam, không những nghiên cứu về phân loại học mà còn nhiều nghiên cứu ứng dụng, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học công nghệ, góp phần bảo tồn, phát triển bền vững ĐDSH và kinh tế xã hội. 7 1.3. ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG ĐẾN SỰ SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐVKXS Đặc điểm cơ bản nhất của thủy sinh vật là chúng sống trong môi trường nước. Điều kiện sống của thủy vực ngoài ảnh hưởng đến đặc trưng thành phần loài ĐVKXS, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhóm động vật này thông qua tác động của các yếu tố môi trường. Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên sự sinh trưởng và phát triển của ĐVKXS. Trong đó, có thể kể đến các công trình nghiên cứu về thức ăn, nhiệt độ, độ pH, muối và các chất hòa tan, độ trong Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu đã đưa ra nhận định các yếu tố này đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển và phân bố của ĐVKXS ở nước. Chƣơng 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 2.1.1. Thời gian nghiên cứu Luận án được thực hiện từ năm 2010 đến năm 2013. Tiến hành phân tích bổ sung vật mẫu, tính toán, xử lý số liệu. Đánh giá tính tương đồng giữa các điểm thu mẫu, phân tích mối tương quan giữa các nhóm ĐVKXS với môi trường. Xác định các tác động ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và đa dạng sinh học ĐVKXS ở nước và Đề xuất các định hướng bảo tồn và phát triển ĐDSH ĐVKXS ở nước. Công tác khảo sát thực địa, thu thập vật mẫu được tiến hành trong hai giai đoạn từ 2003-2005 và 2008-2010 gồm 8 đợt thu mẫu, mỗi đợt từ 15-20 ngày, đại diện cho 2 mùa: mùa mưa và mùa khô (bảng 2.1). Bảng 2.1. Kế hoạch khảo sát thực địa, thu thập vật mẫu Đợt Tháng/năm Mùa Đợt Tháng/năm Mùa 1 4/2003 Khô 5 4/2008 Khô 2 11/2003 Mưa 6 10-11/2008 Mưa 3 5/2004 Khô 7 4/2009 Khô 4 11/2004 Mưa 8 11/2009 Mưa 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 8 Được thực hiện tại 12 thủy vực với 20 điểm thu mẫu thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Các điểm thu mẫu được ký hiệu từ S1 đến S20, cụ thể như sau: (hình 2.1) Hình 2.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu (Chú thích : Điểm thu mẫu) - Thủy vực nước chảy: + Sông Mã Đà: điểm S1, S2, S3 + Suối Đakin: điểm S4 [...]... các loài ngoại lai xâm hại 24 KẾT LUẬN Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo sát và phân tích vật mẫu thu được tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai trong thời gian từ năm 2003- 2005 và 2008- 2010, chúng tôi có một số kết luận như sau: 1 Thành phần loài ĐVKXS tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu gồm 308 loài ĐVKXS ở nước thuộc 107 họ, 26 bộ, 9 lớp (Monogononta, Gastropoda,... (tính đa dạng phong phú) ở các đợt 2, 4, 6, 8 và có giá trị >3,5 (tính đa dạng rất phong phú) tại đợt 7 Chỉ số H’ cao nhất là 3,01 (đa dạng sinh học tốt và rất tốt) ở đợt 7, các đợt còn lại, giá trị H’ đều trong khoảng từ 1-3 (đa dạng sinh học khá) Tại các thủy vực nước đứng, giá trị chỉ số d và H’ đều cao nhất ở đợt 7, tương ứng với các giá trị 3,15 (tính đa dạng phong phú) và 2,78 (đa dạng sinh học. .. vực nghiên cứu, tổng hợp, kế thừa các số liệu đã công bố về khu vực nghiên cứu Tổng hợp số liệu về các di tích lịch sử qua các thời kỳ, gắn với khu vực nghiên cứu 3.1.3 Sơ lƣợc về một số thủy vực tại khu vực nghiên cứu Thống kê và mô tả đặc điểm các thủy vực tại khu vực nghiên cứu Làm rõ sự biến động thủy lý hóa học theo mùa và theo thời gian Cung cấp các dẫn liệu về môi trường tại khu vực nghiên cứu. .. vực nước chảy Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ đa dạng sinh học ĐVN vào mùa mưa cao hơn so với mùa khô, thủy vực nước đứng cao hơn so với thủy vực nước chảy 3.2.5.2 Động vật đáy Kết quả tính toán chỉ số d và H’ ĐVĐ được thể hiện qua hình 3.26 Trong đó, giá trị chỉ số d và chỉ số H’ ĐVĐ trung bình của các đợt nghiên cứu là 2,6 – dạng II (tính đa dạng phong phú) và 2,22 (đa dạng sinh học trung... Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, xác định những tác động ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và đa dạng sinh học ĐVKXS ở nước, luận án đã đề xuất 5 nhóm giải pháp định hướng bảo tồn và phát triển ĐDSH ĐVKXS ở nước, bao gồm: Tuyên truyền, giáo dục bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH, thích ứng với BĐKH; Hạn chế bồi lắng thủy vực; Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng; Phát triển du lịch sinh thái;... ĐVKXS ở nƣớc tại các thủy vực nghiên cứu vào mùa mƣa 16 Như vậy, số lượng loài ĐVKXS mùa khô cao hơn so với mùa mưa ở cả hai nhóm ĐVĐ và ĐVN Kết quả này là hợp lý, phù hợp với đặc điểm điều kiện tự nhiên, chế độ thủy văn của khu vực nghiên cứu Vào mùa mưa, khu hệ thủy sinh vật tại các thủy vực nước chảy dễ dàng bị cuốn trôi do nước dâng lên cao tạo thành lũ Vào mùa khô, sinh cảnh sống ít bị tác động. .. thủy vực tại khu vực nghiên cứu 3.2.5.1 Động vật nổi Chỉ số d và H’ của ĐVN có sự khác biệt giữa các điểm thu mẫu và các đợt nghiên cứu Chỉ số d trung bình là 1,95, đạt giá trị cao nhất ở đợt 3 và thấp nhất ở đợt 2 Giá trị chỉ số d của các đợt 1, 2, 4, 5, 7 đều ở dạng III (trong khoảng 1,6-2,5: tính đa dạng tương đối tốt), của đợt 3, đợt 6 và đợt 8 ở dạng II (trong khoảng 2,6-3,5: tính đa dạng phong... QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 SƠ LƢỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1.1 Sơ lƣợc về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Nội dung phần này trình bày tổng quan về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thời tiết, thủy văn, thổ nhưỡng và đặc điểm kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu 10 3.1.2 Rừng và đa dạng sinh học Đi sâu phân tích đặc điểm tài nguyên động, thực vật tại khu. .. ĐỊNH HƢỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐDSH ĐVKXS Ở NƢỚC 3.4.1 Những tác động ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái và đa dạng sinh học ĐVKXS ở nƣớc 3.4.1.1 Chiến tranh hóa học của đế quốc Mỹ Tổng hợp số liệu từ năm 1968 đến 2011 về di n biến rừng để phân tích và chứng minh chiến tranh hóa học do đế quốc Mỹ gây ra đã để lại hậu quả rất nặng nền cho khu vực Mã Đà 3.4.1.2 Biến đổi khí hậu BĐKH đã, đang và sẽ làm... sinh học trung bình khá) Giá trị d cao nhất là 3,77 (tính đa dạng rất phong phú) ở đợt 7 và thấp nhất là 2,00 (tính đa dạng tương đối tốt) ở đợt 1 và đợt 5 Giá trị chỉ số H’ đều trong khoảng 1-3 (đa dạng sinh học khá) cao nhất là 2,95 ở đợt 7 và thấp nhất là 1,79 vào đợt 2 Bảng 3.12 Chỉ số d và H’ ĐVĐ tại các dạng thủy vực theo các đợt nghiên cứu Thủy vực nƣớc chảy Thủy vực nƣớc đứng Đợt thu mẫu d H' . kháng chiến. Ngo i ra, rừng trong khu vực còn có chức năng rất quan trọng là phòng hộ trực tiếp cho hồ Trị An, góp phần tái tạo sự cân bằng sinh thái cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng. Trần Đức Lương (2012) Từ năm 2000 đến nay, rất nhiều tác giả trong và ngo i nước quan tâm nghiên cứu về ĐVKXS ở nước tại Việt Nam, không những nghiên cứu về phân loại học mà còn nhiều nghiên cứu. mắt xích quan trọng trong mạng lưới thức ăn của thủy vực và tạo sự cân bằng cho các thủy vực. Ngo i ra, nhiều loài còn là sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng nước ở các thủy vực. Việc

Ngày đăng: 06/01/2015, 08:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w