Trường THCS Hoài Hương – Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Địa lí - Năm học: 2011-2012 Giaùo vieân: Văn Ngọc Minh Trang-1- KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở MỘT SỐ BÀI ĐỊA LÍ THCS A. MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề 1. Thực trạng của vấn đề - Hiện nay phần lớn giáo viên chưa áp dụng nhiều các kĩ thuật dạy học (KTDH), chưa mạnh dạn, còn ngại sử dụng. - Trong quá trình sử dụng các KTDH tích cực giáo viên còn nhiều lúng lúng, chưa biết áp dụng như thế nào cho có hiệu quả. - Một số KTDH khó áp dụng do đặc điểm về cơ sở vật chất (phòng học có nhiều bàn ghế học sinh khó di chuyển, bàn học nhỏ) và học sinh có số lượng đông (từ 40 đến 45 học sinh/lớp), hoặc các KTDH khi áp dụng thực tế ở đơn vị thì có một số nhược điểm 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới. Giúp cho GV bộ môn Địa lí có thể áp dụng được một số KTDH tích cực ở một số bài Địa lí 8, 9 dễ dàng và có hiệu quả ở đơn vị mình 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài này đề cập đến một số kinh nghiệm áp dụng KTDH khăn trải bàn, KTDH các mảnh ghép trong một bài Địa lí lớp 8, 9. II. Phương pháp tiến hành 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài. - Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đang được ngành giáo dục quan tâm hàng đầu. Việc áp dụng các KTDH cũng đã được thực hiện trong các trường học, tuy nhiên chưa có hiệu quả - Sử dụng tốt các KTDH phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp. - Các biện pháp tiến hành: + Bản thân thường xuyên áp dụng các KTDH tích cực trong giảng dạy. Khi áp dụng các KTDH, thấy có một số nhược điểm, không phù hợp với tình hình thực tế ở đơn vị, nên bản thân tự khắc phục các nhược điểm đó. + Lựa chọn một số bài học Địa lí 8, 9 có thể áp dụng được các KTDH tích cực sao cho có hiệu quả - Thời gian tạo ra giải pháp: Học kì II của năm học 2009 – 2010, năm học 2010 - 2011 và năm 2011-2012. B. NỘI DUNG I. Mục tiêu Khắc phục một số nhược điểm của một số KTDH để áp dụng cho phù hợp với tình hình thực tế giảng dạy của đơn vị mình II. Mô tả giải pháp của đề tài 1. Thuyết minh tính mới 1.1 Về kĩ thuật khăn trải bàn: - Theo các đợt tập huấn về kĩ thuật dạy học, thì kĩ thuật khăn trải bàn được thực hiện như sau: Trường THCS Hoài Hương – Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Địa lí - Năm học: 2011-2012 Giaùo vieân: Văn Ngọc Minh Trang-2- Chia giấy A0, hoặc giấy rôki thành phần chính giữa và phần xung quanh (4 hoặc 6 phần phụ thuộc số thành viên – có minh họa). Các thành viên viết ý tưởng của mình vào phần xung quanh, sau đó tiến hành thảo luận tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa của khăn trải bàn. Minh họa bằng hình vẽ sau đây: Tuy nhiên có hạn chế: Do bàn học nhỏ và số lượng thành viên nhiều nên việc ghi ý tưởng của mình trên các phần là rất khó khăn (các thành viên ghi cùng một lúc không được, chữ viết xấu, mất nhiều thời gian cho việc ghi chép) - Giải pháp đưa ra (điểm mới, điểm sáng tạo): GV cắt rời khăn trải bàn thành các phần xung quanh và phần chính giữa, rồi cho cá nhân tự viết ý tưởng của mình trên các phần đó, sau đó gộp các phần rời đó lại và tiến hành thảo luận, viết ý tưởng chung vào phần chính giữa. Minh họa bằng hình vẽ sau đây: Ưu điểm: Rất tiện cho việc học sinh ghi chép, thực hiện nhanh, chữ viết rõ ràng hơn - Theo kinh nghiệm của bản thân thì kĩ thuật này áp dụng cho các bài học mà theo chuẩn kiến thức kĩ năng là trình bày và giải thích, hoặc nêu và giải thích một vấn đề nào đó, … sau đây dẫn chứng: *Đối với Địa lí 8: Áp dụng một số bài: -Bài 2. Khí hậu châu Á: Có thể sử dụng câu hỏi thảo luận: Khí hậu châu Á có đặc điểm gì? Vì sao? -Bài 3. Sông ngòi và cảnh quan châu Á: Có thể sử dụng câu hỏi thảo luận: Nêu đặc điểm chế độ nước của các hệ thống sông lớn ở châu Á. Giải thích vì sao có đặc điểm như vậy? *Đối với Địa lí 9: -Bài 2 – Dân số và sự gia tăng dân số: Có thể sử dụng câu hỏi thảo luận: Trình bày một số đặc điểm dân số nước ta; nguyên nhân và hậu quả 1 2 3 4 0 Ý tưởng cá nhân Ý tưởng chung Ý tưởng cá nhân Ý tưởng cá nhân Ý tưởng cá nhân Trường THCS Hoài Hương – Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Địa lí - Năm học: 2011-2012 Giaùo vieân: Văn Ngọc Minh Trang-3- 1.2 Về kĩ thuật các "mảnh ghép" - Cách chia nhóm mới bằng giấy màu: (chia nhóm mới để thảo luận ở vòng 1) +Vòng 1: Các nhóm cùng một màu thảo luận +Vòng 2: Các nhóm khác màu thảo luận Tuy nhiên có hạn chế: GV phải thường xuyên chuẩn bị nhiều giấy màu, mất thời gian phân chia màu sắc, HS lúng túng khi tìm nhóm có cùng màu sắc, số lượng HS giỏi, khá không đồng đều giữa các nhóm mới, …. - Giải pháp đưa ra (điểm mới, điểm sáng tạo): GV chia nhóm mới bằng cách điểm số: GV điểm số thứ tự cho từng thành viên của nhóm cũ (nhóm 6 em) theo bảng minh họa sau: N1 mới N2 mới N3 mới N4 mới N5 mới N6 mới N1 cũ An - 1* Bình - 2 Thu - 3 Tâm - 4 Nhất - 5 Loan - 6 N2 cũ Như - 1 Nhung - 2* Tính - 3 Trung - 4 Kiều - 5 Hoa - 6 N3 cũ Tân - 1 Ty - 2 Thật - 3* Thanh - 4 Trọng - 5 Toàn - 6 N4 cũ Tây - 1 Bích - 2 Mai - 3 Nam - 4* Vũ - 5 Vy - 6 N5 cũ Liêu - 1 Thoa - 2 Ngọc - 3 Thuần- 4 Thư - 5* Kiệt - 6 N6 cũ Phi - 1 Minh - 2 Lan - 3 Anh - 4 Bảo - 5 Nhật - 6* (N1, N2 là nhóm; An là tên HS; 1,2 là các số mà GV trực tiếp điểm số; * là nhóm trưởng) Chú ý: Nếu nhóm có 7 hoặc 8 em thì các em thứ 7, 8 được điểm thành số 1, 2 hoặc 3, 4, … Ưu điểm: GV dễ chia, không mất thời gian; còn HS thì dễ nhớ nhóm mới của mình, HS di chuyển đến nhóm mới nhanh hơn. - Theo kinh nghiệm của bản thân thì kĩ thuật này áp dụng cho các bài học mà theo chuẩn kiến thức kĩ năng là: Trình bày đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các khu vực của châu Á (Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á), hoặc về trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của các vùng kinh tế ở nước ta *Đối với Địa 8: Đơn cử như bài 9 – Khu vực Tây Nam Á: +Vòng 1: Mỗi nhóm mới thực hiện nhiệm vụ khác nhau, tìm hiểu một trong các đặc điểm: Vị trí, địa hình, khí hậu, tài nguyên khoáng sản, dân cư, kinh tế, chính trị có đặc điểm như thế nào? +Vòng 2: Các nhóm cũ thực hiện nhiệm vụ mới giống nhau là: Trình bày đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các khu vực này. *Đối với Địa 9. Đơn cử như bài 20 – Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: +Vòng 1: Mỗi nhóm mới thực hiện nhiệm vụ khác nhau, tìm hiểu một trong các đặc điểm về đất, rừng, khí hậu, sông ngòi, biển, … có những thuận lợi và khó khăn gì? Xanh Xanh Xanh Đỏ Đỏ Đỏ Vàng Vàng Vàng Xanh Đỏ Vàng Xanh Đỏ Vàng Xanh Đỏ Vàng Trường THCS Hoài Hương – Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Địa lí - Năm học: 2011-2012 Giaùo vieân: Văn Ngọc Minh Trang-4- +Vòng 2: Các nhóm cũ thực hiện nhiệm vụ mới giống nhau là: Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bài soạn minh họa: Bài 35. (Tiết 40) VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Áp dụng KTDH các mảnh ghép) I. Mục tiêu bài học. Sau bài học, HS cần : 1. Kiến thức . -Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội. -Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác động của chúng đối với phát triển kinh tế-xã hội. -Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế của vùng. 2. Kỹ năng - Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ (lược đồ). - Phân tích bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của vùng. *Các KNS cơ bản được giáo dục: - Tư duy: + Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ/ bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, bảng thống kê và bài viết về tình hình phát triển các ngành kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long. + Phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với sự phát triển các ngành kinh tế với nhau ở Đồng bằng sông Cửu Long. - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/thảo luận, lắng nghe /phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác và làm việc nhóm. - Làm chủ bản thân: Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm. 3. Thái độ. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên. . -Bản đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long (1) -Phương án tổ chức lớp học: cá nhân, nhóm. *Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: Động não, thảo luận nhóm/kĩ thuật các mảnh ghép. 2. Chuẩn bị của học sinh. -Đọc trước bài mới. Atlat Địa Lí Việt Nam. -Ôn tập trước về đặc điểm tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long (đã học lớp 8) III. Hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức . (1’) Điểm danh HS trong lớp 2. Kiểm tra bài cũ. (không) 3. Bài mới (1’) Trường THCS Hoài Hương – Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Địa lí - Năm học: 2011-2012 Giaùo vieân: Văn Ngọc Minh Trang-5- -Giới thiệu bài mới: Hôm nay ta tìm hiểu vùng kinh tế tiếp theo, đó là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng này có những đặc điểm gì về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. -Tiến trình bài dạy: Tl Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 5’ 20’ *HĐ1. Vị trí, giới hạn lãnh thổ Trực quan, đàm thoại gợi mở. -H TB : Xác định ranh giới và vị trí địa lí vùng Đồng bằng sông Cửu Long -H kh : Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng. => Chuẩn xác và ghi bảng. *HĐ2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên GV chia lớp th ành 6 nhóm mới, giao nội dung, thời gian thảo luận: -Đất, rừng: Có những thuận lợi, khó khăn gì? Biện pháp khắc phục? -Khí hậu, nguồn nước: Có những thuận lợi, khó khăn gì? Biện pháp khắc phục? *HĐ1. Cá nhân. Q/sát (1), H35.1, Atlat -Vị trí: Bắc giáp Campuchia, tây nam giáp vịnh Thái Lan, đông nam giáp Biển Đông, đông bắc giáp Đông Nam Bộ -Ý nghĩa vị trí địa lí: Thuận lợi phát triển kinh tế trên đất liền và trên biển, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công. *HĐ2. Áp dụng kĩ thuật dạy học các mảnh ghép Dựa nội dung sgk, H35.1, H35.2, bản đồ (1), Atlát Địa lí Việt Nam: *Vòng 1: Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ khác nhau Nhóm 1, 2 -Đất: có diện tích gần 4 triệu ha, đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha, đất phèn đất mặn là 2,5 triệu ha -Rừng: rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn Nhóm 3,4 -Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào -Nguồn nước dồi dào (từ sông Mê Công, hệ thống kênh rạch, vùng nước mặn, nước lợ ven cửa sông và ven biển) I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ. -Nằm ở phía tây vùng Đông Nam Bộ; phía bắc giáp Campuchia, tây nam giáp vịnh Thái Lan, đông nam giáp Biển Đông. -Ý nghĩa: thuận lợi cho giao lưu trên đất liền và biển với các vùng, các nước trong khu vực và trên thế giới. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Trường THCS Hoài Hương – Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Địa lí - Năm học: 2011-2012 Giaùo vieân: Văn Ngọc Minh Trang-6- 12’ -Biển và hải đảo: Có những thuận lợi, khó khăn gì? Biện pháp khắc phục? -Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác động của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội? ->Sau đó cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả => Chuẩn xác và ghi bảng (tổng hợp các kiến thức rồi ghi bảng) -Xác định trên bản đồ (1) các loại đất chính. *HĐ3. Dân cư, xã hội. Trình bày được đặc điểm dân cư, xã h ội và tác động của chúng tới với việc phát triển kinh tế của vùng => Chuẩn xác và ghi bảng. Nhóm 5,6 -Biển và hải đảo: nguồn hải sản phong phú, vùng biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn, nhiều đảo và quần đảo thuận lợi cho khai thác hải sản. *Vòng 2: Các nhóm cũ thực hiện nhiệm vụ giống nhau: -Các nhóm cũ trên cơ sở các thành viên nhóm mới đã tìm hiểu xong, tiến hành thảo luận tổng hợp lại thành nội dung hoàn chỉnh. (Hoàn thành theo nội dung bảng phụ - phần phụ lục). ->Đại diện các nhóm cũ lên trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung. -Các loại đất: phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, các loại đất khác và nơi phân bố. *HĐ3. Cặp Dựa nội dung sgk, bảng 35.1: -Dân cư: Là vùng đông dân, người dân cần cù - kinh nghiệm sản xuất hàng hóa; thị trường tiêu thụ lớn; nhiều dân tộc khác nhau (Kinh, Hoa, Chăm) -Tuy nhiên trình độ dân trí thấp; (Nội dung bảng phụ lục) II. Đặc điểm dân cư, xã hội - Đặc điểm: đông dân; ngoài người Kinh, còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa. -Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa; thị trường tiêu thụ lớn. -Khó khăn: mặt bằng dân trí chưa cao (năm 1999 đạt 88,1%, cả nước 90,3%) Trường THCS Hoài Hương – Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Địa lí - Năm học: 2011-2012 Giaùo vieân: Văn Ngọc Minh Trang-7- 5’ *HĐ4. Củng cố. -Nêu ý nghĩa việc cải tạo đất phèn, đất mặn Đồng bằng sông Cửu Long. -Hướng dẫn về nhà: Tại sao phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở Đồng bằng sông Cửu Long? +Dựa vào số liệu về trình độ dân trí và tỉ lệ dân số đô thị so cả nước để trả lời *HĐ4. Cá nhân -Vì hai loại đất này chiếm diện tích lớn. Hai loại đất này có thể sản xuất nông nghiệp nhưng phải cải tạo như thau chua, rửa mặn … -Theo dõi về nhà hoàn thành. 4. Dặn dò. (1’) -Xem trước bài 36. -Tìm hiểu đặc điểm phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long: về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ Phụ luc Ảnh hưởng tới kinh tế – xã hội Yếu tố tự nhiên Thuận lợi Khó khăn Giải pháp Đất -Đất: có diện tích gần 4 triệu ha, đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha, đất phèn đất mặn là 2,5 triệu ha Diện tích đất phèn, đ ất mặn lớn Thau chua rửa mặn, … Rừng Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn Nguy cơ cháy rừng cao Chống cháy rừng Khí hậu Nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào Mùa khô kéo dài, thiếu nước Thủy lợi Nguồn nước Dồi dào (từ sông Mê Công, hệ thống kênh rạch, vùng nước mặn, nước lợ ven cửa sông và ven biển) Lũ ngập trên diện rộng Sống chung với lũ Biển và hải đảo Nguồn hải sản phong phú, vùng biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn, nhiều đảo và quần đảo thuận lợi cho khai thác hải sản. Nguồn lợi hải sản cạn kiệt, Khai thác hợp lí IV. Rút kinh nghiệm – bổ sung Trường THCS Hoài Hương – Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Địa lí - Năm học: 2011-2012 Giaùo vieân: Văn Ngọc Minh Trang-8- 2. Khả năng áp dụng - Thời gian áp dụng có hiệu quả: năm học 2010 – 2011, 2011 - 2012 - Một số điểm mới mà đề tài đưa ra, có khả năng thay thế cho một số nhược điểm của một số KTDH. - Đề tài này có tính khả thi cao. Mọi GV có thể áp dụng được các KTDH này dễ dàng. 3. Lợi ích kinh tế- xã hội - Sử dụng tốt các KTDH giúp cho GV không làm việc nhiều trong các tiết dạy; học sinh thì hứng thú học tập hơn, tiếp thu kiến thức nhanh hơn, hoàn thiện khả năng giao tiếp - Khi có sự đổi mới các KTDH và thường xuyên áp dụng, thì hiệu quả mang lại cao, tác động tích cực đến quá trình giáo dục, được thể hiện như sau: -Về giờ dạy: +Nhiều thầy cô bộ môn Địa lí ở trường, phòng và sở giáo dục – đào tạo có dự giờ một số tiết, mà tôi có áp dụng các KTDH cũng rất tâm đắc và đánh giá rất cao về giờ dạy. +Học sinh đều tỏ ra rất hứng thú, sôi nổi trong hoạt động, (đặc biệt là những học sinh từ trung bình trở xuống cũng hoạt động tích cực). Số lượng HS đăng kí thi HSG môn Địa cấp trường ngày càng nhiều và dẫn đầu trong các môn - Về chất lượng bộ môn: Chất lượng này đã tính trung bình cho các lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy từ giữa năm 2009 – 2010, 2010 - 2011, 2011 – 2012 Tỉ lệ HS (%) Khối/lớp Khá – giỏi Từ trung bình trở lên Ghi chú 8 60 – 70 95 - 97 Không có kém 9 65 - 70 95 - 97 Không có kém - Về HSG bộ môn Địa lí các cấp mà bản thân tôi trực tiếp giảng dạy và bồi dưỡng: Huyện Cấp thi Năm học Lớp 8 Lớp 9 Tỉnh (lớp 9) 2009 - 2010 1 giải I, 1 giải III, 1 giải KK 1 giải II, 2 giải III, 2 giải KK 1 giải I, 2 giải II 2010-2011 1 giải II, 2 giải III, 1 giải KK 1 giải II, 1giải KK 1 giải KK 2011-2012 Thời điểm chưa thi 2 giải III, 1 giải KK 1 giải III C. KẾT LUẬN 1. Qua giảng dạy, tôi nhận thấy muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả bộ môn, thì giáo viên phải tiến hành đổi mới PPDH, mà đề tài này là một kinh nghiệm nhỏ 2. Việc thực hiện các KTDH không quá khó khăn hay mất nhiều thời gian nhưng lại có kết quả rất cao. Qua đó khắc sâu kiến thức và rèn luyện được những kĩ năng cơ bản cho các em, đồng thời tạo thêm niềm hứng thú, động lực kích thích các em thêm yêu thích bộ môn. 3. Đề xuất, kiến nghị: a/Đối với giáo viên: Để áp dụng các KTDH có hiệu quả, theo tôi GV lưu ý một số yêu cầu như sau: Trường THCS Hoài Hương – Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Địa lí - Năm học: 2011-2012 Giaùo vieân: Văn Ngọc Minh Trang-9- - Cần nghiên cứu kĩ về cách thực hiện các KTDH: quy trình, dạng bài áp dụng được. - Giáo viên phải thường xuyên vận dụng các KTDH. Có như vậy thì HS mới quen và thành thạo được các yêu cầu mà GV đưa ra. b/Đối với học sinh: Cần có sự chuẩn bị trước: tham khảo tài liệu, chuẩn bị vật dụng cần thiết do giáo viên yêu cầu, hướng dẫn. *Mặc dù đề tài này mới chỉ áp dụng một số KTDH ở một số bài Địa lí 8,9; thực hiện trong phạm vi nhỏ của đơn vị trường mình, trong thời gian ngắn, nhưng đã thu được kết quả tốt. Tuy nhiên đó chỉ là kinh nghiệm nhỏ của bản thân, không thể tránh được những thiếu sót, rất mong đồng nghiệp và quý thầy cô đóng góp ý kiến để tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài (đề tài có thể áp dụng nhiều KTDH cho nhiều bài Địa lí ở tất cả các khối lớp). Xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan: Đây là đề tài do tự tay tôi viết với kinh nghiệm nhiều năm của bản thân. Tôi không sao chép nguyên bản của người khác, không lấy các sáng kiến kinh nghiệm có từ mạng Internet. Nếu sai sự thật, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn Hoài Hương, ngày 25 tháng 03 năm 2012 Giáo viên thực hiện Văn Ngọc Minh Ý kiến của Hội đồng khoa học trường THCS Hoài Hương Trường THCS Hoài Hương – Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Địa lí - Năm học: 2011-2012 Giaùo vieân: Văn Ngọc Minh Trang-10- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS, môn Địa lí – NXB Giáo dục - Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học – Môn Địa lí THCS – NXB Giáo dục - Tài liệu tập huấn về một số phương pháp dạy học tích cực. - Tài liệu tập huấn đổi mới kiếm tra đánh giá Địa lí THCS - Tư liệu dạy học Địa lí lớp 8,9. - Giáo dục kĩ năng sống trong môn Địa lí ở trường THCS – NXB Giáo dục - Sách giáo khoa, sách giáo viên và chuẩn kiến thức kĩ năng Địa lí 8,9 – NXBGD. . Trường THCS Hoài Hương – Sáng kiến kinh nghiệm – Môn Địa lí - Năm học: 2011-2012 Giaùo vieân: Văn Ngọc Minh Trang-1- KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở MỘT SỐ BÀI ĐỊA LÍ THCS. Địa lí có thể áp dụng được một số KTDH tích cực ở một số bài Địa lí 8, 9 dễ dàng và có hiệu quả ở đơn vị mình 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài này đề cập đến một số kinh nghiệm áp dụng. cho giáo viên THCS, môn Địa lí – NXB Giáo dục - Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học – Môn Địa lí THCS – NXB Giáo dục - Tài liệu tập huấn về một số phương pháp dạy học tích cực. - Tài