Đề xuất chương trình củng cố kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phương tiện đáp ứng yêu cầu công tác phổ biến giáo dục pháp luật thống kê
Trang 1BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỔNG CỤC THỐNG KÊ
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHUYÊN ĐỀ:
ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH CỦNG CỐ KIỆN TOÀN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THỐNG KÊ; ĐẦU TƯ CƠ
SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THỐNG KÊ; XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, GIẢI PHÁP VÀ
TỔ CHỨC THỰC HIỆN THUỘC ĐỀ TÀI :
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN,
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THỐNG KÊ
Người thực hiện: ThS Nguyễn Đình Khuyến Chủ nhiệm đề tài: CN Ngô Thị Kim Dung
Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Thống kê
Hà Nội, tháng 10/2012
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được Đảng ta xác định là một bộ phận công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc quản lý và tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Đối với hệ thống thống kê tập trung phấn đấu đến hết năm 2015, bảo đảm các cơ quan Thống kê được trang bị trang thiết bị, phương tiện làm việc đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với đặc thù hoạt động thống kê (trong
đó có hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật) nhằm mục tiêu tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động thống kê theo yêu cầu Chính phủ và mục tiêu của Đề
án 312
Chuyên đề “Đề xuất Chương trình củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê; Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê; xây dựng kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện” là một chuyên đề của đề tài “Nghiên cứu xây dựng Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê” Chuyên đề tập trung giải quyết những nội dung sau:
- Đề xuất nội dung củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê; Xây dựng kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện
- Đề xuất nội dung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê giai đoạn 2012-2015; xây dựng kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện
Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả chuyên đề rất mong được sự góp ý kiến của bạn đọc Trân trọng cảm ơn./
Trang 3NỘI DUNG
I Đề xuất nội dung trình củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê; Xây dựng kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện
1 Mục tiêu
Đến hết năm 2020, củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng của đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn pháp lý, kỹ năng và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Cụ thể:
a) Tổ chức, con người:
- Củng cố tổ chức, bộ máy và cán bộ của Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi đua - Khen thưởng, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu đổi mới, phát triển của Ngành
- Đến năm 2020, bố trí được cán bộ chuyên trách làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê tại Cục Thống kê
- Củng cố, kiện toàn mạng lưới báo cáo viên tuyên truyền viên pháp luật của Ngành, từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là mạng lưới công tác viên thống
Trang 4- Phối hợp thực hiện các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật với các chương trình giáo dục lý luận chính trị của các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị, xã hội Đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, chuyên môn pháp lý, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê theo những hình thức, biện pháp phù hợp với năng lực, trình độ của từng đối tượng, đặc điểm về kinh tế - xã hội của vùng, miền và yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương
- Biên soạn, phát hành thường xuyên tài liệu nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật dưới các hình thức phù hợp, dễ hiểu như sách các loại, băng đĩa, mở chuyên trang, chuyên mục nghiên cứu, trao đổi lý luận, kinh nghiệm về phổ biến, giáo dục pháp luật
- Kiểm định, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực sau khi đào tạo, bồi dưỡng để tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực trong thời gian tới
- Quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo, bồi dưỡng
- Bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi đua - Khen thưởng để thực hiện quản lý, hướng dẫn người người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Kiện toàn đội ngũ cán bộ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng chuyên nghiệp hơn, có trình độ cao, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật giỏi
Trang 5- Hình thành mạng lưới báo cáo viên pháp luật thống kê theo ngành dọc trên cơ sở rà soát, đánh giá đội ngũ báo cáo viên pháp luật toàn Ngành
3.2 Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn lý luận chính trị, chuyên môn pháp lý và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Các hoạt động quản lý, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng
- Dự báo nhu cầu đào tạo: tổ chức khảo sát, đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê; đánh giá
và dự báo nhu cầu của nguồn nhân lực phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực; dự báo bổ sung nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê
b) Các hoạt động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn pháp lý, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê
- Nâng cao trình độ lý luận chính trị:
+ Đưa đội ngũ cán bộ chuyên về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê là đối tượng thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
lý luận chính trị tại các trường chính trị theo định kỳ 6 tháng, 1 năm;
+ Xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị giữa Tổng cục Thống kê về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với Bộ Tư pháp
- Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;
Lồng ghép với các hoạt động tập huấn điều tra thống kê, nghiệp vụ thống
kê tại cơ quan, đơn vị, tổ chức bảo đảm việc bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả, tiết kiệm
3.3 Xây dựng, hoàn thiện nguồn tài liệu nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê
- Cải tiến nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật thống
kê thống nhất toàn Ngành Đa dạng hóa mô hình, phương pháp bồi dưỡng theo
Trang 6hướng gắn lý thuyết với thực tế, chủ động, tích cực, kết hợp kiến thức, kỹ năng
và thái độ; đào tạo theo phương pháp nghiên cứu tình huống, trao đổi kinh nghiệm, giải quyết vấn đề thực tiễn;
- Biên soạn các loại tài liệu dưới các hình thức phù hợp để bồi dưỡng chuyên môn pháp lý, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật có chất lượng
4 Tổ chức thực hiện
4.1 Phương pháp thực
a) Tổ chức chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm, từ đó triển khai nhân rộng; b) Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện chế độ thông tin giữa Trung ương và địa phương trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê; định kỳ đánh giá kết quả thực hiện việc nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê;
4.2 Phân công trách nhiệm
a) Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi đua - Khen thưởng
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện phổ biến giáo dục, pháp luật thống kê, kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phổ biến giáo dục pháp luật thống kê
- Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Phương pháp chế độ Thống kê và Công nghệ thông tin, các Cục Thống kê thực hiện việc rà soát nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, hàng năm; xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng kế hoạch và tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật
b) Vụ Tổ chức cán bộ
Phối hợp với Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi đua - Khen thưởng rà soát, khảo sát để có biện pháp, hướng dẫn củng cố, kiện toàn nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
c) Vụ Kế hoạch tài chính
Trang 7Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi đua - Khen thưởng xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí nhà nước triển khai công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật thống
kê cũng như công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê
II Đề xuất nội dung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê; xây dựng
kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện
1 Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc ngành Thống kê
Năm 1995, ngành Thống kê chuyển về quản lý ngành dọc, thống nhất từ Trung ương tới cấp huyện, phương tiện làm việc của Ngành được mua sắm chủ yếu lấy từ định mức chi thường xuyên trong ngân sách quản lý hành chính Trên cơ sở Chỉ thị số 28/CT/TTg ngày 19/8/1998 về việc “tăng cường
và hiện đại hóa công tác thống kê” và Quyết định số 10/NĐ ngày 21/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển ngành Thống kê Việt Nam đến năm 2010, Tổng cục Thống kê đã xây dựng Đề án “Tăng cường
cơ sở vật chất, điều kiện làm việc ngành Thống kê từ năm 2004 đến năm 2010”
Mục tiêu của Đề án tăng cưởng cơ sở vật chất giai đoạn 2004-2010 Tổng cục Thống kê chủ yếu đầu tư vào nâng cấp mạng LAN tại trụ sở Tổng cục và trang bị máy chủ và lắp đặt hệ thống mạng LAN, trang bị máy tính cho các đơn vị trong Ngành
Từ năm 2005 Tổng cục Thống kê được sự quan tâm của Bộ Tài chính, Bộ
Kế hoạch và đầu tư hàng năm đã cấp bổ sung kinh phí ngoài định mức chi thường xuyên để ngành Thống kê mua sắm thêm các phương tiện làm việc Thực trạng phương tiện làm việc của ngành Thống kê được thể hiện rõ nét qua
số liệu kiểm kê ngày 31/7/2010 và báo cáo tăng, giảm năm 2010 của các đơn
vị trong Ngành như sau:
a Xe ô tô các loại
Toàn ngành Thống kê tính đến 31/12/2010 có 148 ô tô các loại, trong đó:
Trang 8- 148 chiếc với nguyên giá 2.892.708 triệu đồng
- Trong 148 chiếc, có 36 chiếc đã sử dụng trên 12 năm (trước năm 1999), chiếm 24% (giá trị còn lại là 13%); 9 chiếc sử dụng 12 năm (năm 2000), chiếm 6% (giá trị còn lại là 21%);13 chiếc sự dụng 11 năm, chiếm 9%; 15 chiếc sủ dụng 10 năm, chiếm 10%; số xe trang bị từ năm 2003 đến năm 2004
là 29 chiếc, chiếm 33% nhưng số này đều có giá trị còn lại dưới 50% nguyên; (Biểu 02 - Hiện trạng ô tô toàn ngành)
Biểu 02: Hiện trạng phương tiện đi lại (xe ô tô)
STT Năm bắt đầu sử
dụng
Ô tô
Nguyên giá (triệu đồng)
Giá trị còn lại (triệu đồng)
Cơ cấu giá trị còn lại
và nguyên giá
Số lượng Cơ cấu
Hiện toàn ngành có 128 máy Photocopy, trong đó Cơ quan Tổng cục có
26 chiếc (Văn phòng Tổng cục 6 chiếc, 13 chiếc/16 đơn vị, 7 chiếc/7 đơn vị sự nghiệp ); Cơ quan Cục Thống kê 109 chiếc; Các Chi cục Thống kê hiện chưa
được trang bị máy PhotoCopy (Chi tiết xem phụ lục 03)
c Máy vi tính
Trang 9- Máy vi tính để bản, máy xách tay: Toàn ngành Thống kê hiện có 5567
máy trong đó: 367 máy cấu hình PIII trở xuống và 5200 máy có cấu hình PIV trở lên Trong số 5567 máy PIV trở lên có 640 máy hỏng không sử dụng được
và 779 máy được trang bị giai đoạn 2001-2005, 1.946 máy được trang bị giai đoạn 2006-2007, 1.041 máy được trang bị giai đoạn 2008-2009, 1.801 máy
được trang bị năm 2010 (Dự án hiện đại hóa) (Phục lục 04- Hiện trạng máy vi tính toàn ngành)
- Máy Chủ, trang thiết bị phòng mạng: Toàn ngành có 70 mạng cục bộ
(Mạng LAN) Gồm 01 mạng ở trụ sở chính của Tổng cục Thống kê, 03 mạng máy tính ở 3 trung tâm tin học, 01 mạng máy tính ở Viện khoa học thống kê,
02 mạng máy tính ở 2 trường Cao đẳng và Trung cấp thống kê, gần 63 mạng ở các Cục thống kê tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương Đối với các Cục Thống kê do chưa được đầu tư đồng bộ và hệ thống máy chủ cũ nên ở nhiều Cục Thống kê hệ thống mạng vẫn chưa hoạt động tốt Số lượng máy chủ theo
báo cáo tính đến 31/7/2010 toàn ngành có 146 máy chủ Trong đó, ở Tổng cục (gồm cơ quan Tổng cục, 3 trung tâm tin học) là 40 máy, Cục Thống kê các tỉnh là 106 máy Số máy chủ ở Tổng cục nhìn chung sử dụng tốt do mới được
trang bị năm 2009 để phục vụ xử lý Tổng điều tra dân số và nhà ở Còn lại 7 máy chủ sử dụng ở Trung tâm tích hợp dữ liệu đã quá cũ (được sử dụng từ năm
2003, 2004) cần thay thế Có 12 Cục thống kê có 01 máy chủ, số Cục Thống kê còn lại đa số có 02 máy Trong số máy của các Cục Thống kê có 25 máy chủ được trang bị từ năm 1997 đến năm 2000 đã quá cũ hầu như không sử dụng, 36 máy chủ được trang bị từ 2006, 11 máy được trang bị năm 2007-2008 Về cấu hình các máy chủ được trang bị từ 2000 về trước có cấu hình PII 400, PIII 500,
từ 2001 đến 2006 phổ biến là PIII 1.0GHz, Zeon 3.0GHz, từ 2007-2008 phổ biến là Zeon 3.2GHz, HP ML 370
d Thiết bị âm thanh
- Số lượng hiện có 70 bộ (loa, đài, tăng âm…), Chủ yếu trang bị tại cơ
quan TCTK và Cơ quan Cục Thống kê
- Tổng nguyên giá 1.516 Triệu đồng
Trang 10e Máy Chiếu
- Số lượng hiện có là 73 máy chiếu; chủ yếu trang bị tại cơ quan TCTK và
cơ quan Cục Thống kê (63 máy do dự án Vụ Dân số trang bị năm 2009)
f Bộ lưu điện
- Số lượng hiện có: 363 bộ
- Tổng nguyên giá: 662 triệu đồng
g Máy phát điện
- Số lượng hiện có: 7 chiếc
- Tổng nguyên giá: 177 triệu đồng
h Điều hòa
- Số lượng hiện có: 1.113 chiếc
- Tổng nguyên giá: 9.502 triệu đồng
i Đồ gỗ các loại
Tổng nguyên giá: 96.101.523 triệu đồng, Gồm:
- Bàn ghế phòng họp, hội trường
- Bàn ghế phòng làm việc của cán bộ công chức
- Giá, tủ đựng tài liệu hồ sơ lưu trữ
2 Đề xuất đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật
2.1 Nguyên tắc
- Việc xây dựng và triển khai đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật phải dựa trên các tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và nằm trong nguồn kinh phí đảm bảo cho ngành Thống kê phát triển theo Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê;
- Bảo đảm thực hiện yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù hoạt động của các cơ quan Thống kê để xây dựng định mức trang bị; bám sát chiến lược, quy hoạch phát triển của Ngành đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 để xây dựng một lộ trình thực hiện phù hợp