1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sở lý luận nghiệp vụ của việc xây dựng chương trình phổ biến giáo dục pháp luật thống kê

18 465 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 298,68 KB

Nội dung

Cơ sở lý luận nghiệp vụ của việc xây dựng chương trình phổ biến giáo dục pháp luật thống kê với các nội dụng nghiên cứu như :Nội dung phổ biến giáo dục pháp luật thống kê. Cơ sở lý luận nghiệp vụ của việc xây dựng chương trình phổ biến giáo dục pháp luật thống kê;

Trang 1

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN ĐỀ:

CƠ SỞ LÝ LUẬN, NGHIỆP VỤ CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

THỐNG KÊ

THUỘC ĐỀ TÀI :

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN,

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THỐNG KÊ

Người thực hiện: CN Ngô Thị Kim Dung Chủ nhiệm đề tài: CN Ngô Thị Kim Dung

Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Thống kê

Hà Nội, tháng 6/2010

Hà Nội, 06 - 2006

Trang 2

1

LỜI MỞ ĐẦU

Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội Vai trò này bắt nguồn từ vai trò và giá trị xã hội của pháp luật Một trong những vai trò cơ bản của pháp luật trong đời sống nhà

nước, đời sống xã hội là: pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường

quyền lực nhà nước Một nguyên lý đã được khẳng định là nhà nước không thể

tồn tại thiếu pháp luật và pháp luật không thể phát huy hiệu lực của mình nếu không có sức mạnh của bộ máy nhà nước Thông qua quyền lực nhà nước, pháp luật mới có thể phát huy tác dụng trong đời sống xã hội, phát huy vai trò quản lý nhà nước, quản lý xã hội Hệ thống pháp luật là “con đường”, là cái “khung pháp lý” do Nhà nước vạch ra để mọi tổ chức, mọi công dân dựa vào đó mà tổ chức, hoạt động và phát triển Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần đem lại cho mọi người có trí thức pháp luật, xây dựng tình cảm pháp luật đúng đắn và có hành vi hợp pháp, biết sử dụng pháp luật làm phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã hội Thông qua phổ biến, giáo dục pháp luật, các quy phạm, các chuẩn mực pháp luật từ những quy định "khô khan" trên các văn bản pháp luật đã thấm dần vào nhận thức và được thể hiện qua hành vi xử sự của mỗi công dân để bước vào đời sống xã hội Phổ biến, giáo dục pháp luật là kênh dẫn pháp luật đến với xã hội, với đời sống hàng ngày của mỗi công dân, tạo nên môi trường sống cho pháp luật Trong môi trường này pháp luật từng bước được bổ sung, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội…Xây dựng Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật thống kê nói riêng là một hoạt động nhằm phổ biến, giáo dục pháp luật đến mọi đối tượng Đối với ngành Thống kê việc xây dựng Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê được xây dựng dựa trên những cơ sở lý luận, nghiệp vụ nhất định và cũng xuất phát từ nội tại của ngành Thống kê

Chuyên đề “Cơ sở lý luận, nghiệp vụ của việc xây dựng Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê” là một chuyên đề thuộc đề tài “Nghiên cứu,

Trang 3

2

xây dựng Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê” sẽ tập trung nghiên cứu những nội dung sau:

- Nội dung phổ biến giáo dục pháp luật thống kê

- Cơ sở lý luận, nghiệp vụ của việc xây dựng chương trình phổ biến giáo dục pháp luật thống kê

Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả chuyên đề rất mong được sự góp ý kiến của bạn đọc

Trân trọng cảm ơn./

Trang 4

3

NỘI DUNG

I Nội dung phổ biến giáo dục pháp luật thống kê

1 Phổ biến, giáo dục pháp luật là gì?

Từ điển Tiếng Việt, “phổ biến” là hoạt động làm cho đông đảo người biết đến bằng cách truyền đạt trực tiếp hoặc thông qua hình thức nào đó Còn “giáo dục” là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần có được

Về khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật, theo “Sổ tay hướng dẫn nghiệp

phổ biến, giáo dục pháp luật là một từ ghép

hai từ phổ biến pháp luật và giáo dục pháp luật Về khái niệm phổ biến pháp luật có hai nghĩa: (i) nghĩa hẹp: là giới thiệu tinh thần văn bản pháp luật

cho đối tượng của nó; (ii) nghĩa rộng: Là truyền bá pháp luật cho mọi tầng lớp

nhân dân trên cả nước Khái niệm giáo dục pháp luật được hiểu là một khái

niệm rộng bao gồm cả quá trình nâng cao tri thức pháp luật cho đối tượng và bằng mọi cách (thuyết phục, nêu gương, ám thị…) hình thành tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng

Cả cụm từ phổ biến, giáo dục pháp luật có hai nghĩa:

(i) Nghĩa hẹp: Là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng

(ii) Nghĩa rộng: Là công tác, lĩnh vực, ngạch (theo nghĩa thông thường mà không phải nghĩa trong pháp luật về cán bộ, công chức) phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm tất cả các công đoạn phục vụ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Định hướng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Lập chương

ngữ và văn hoá Việt Nam

2

đoạn II”, Hà Nội, 2002.

Trang 5

4

trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; Áp dụng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; Triển khai chương trình kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; Kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, rút kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ lý luận…về phổ biến, giáo dục pháp luật

Thực tiễn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và qua các tài liệu nghiên cứu như báo cáo, đề tài, sách nghiệp vụ về công tác này từ trước đến nay thì phổ biến, giáo dục pháp luật - một khâu của hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật - được hiểu theo nghĩa chung nhất là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định nhằm mục đích hình thành ở đối tượng được tác động tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành

Xét trên mối quan hệ thực tiễn cũng như yêu cầu, mục đích chung của công tác này, có thể thấy hai khái niệm phổ biến pháp luật và giáo dục pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Xét về bản chất của từng hoạt động, thì mục đích của hoạt động phổ biến là để giáo dục pháp luật Như vậy, có thể coi đây là các mức độ, công đoạn tiếp nối nhau, gắn liền với nhau trong quá trình truyền đạt nội dung pháp luật đến các đối tượng cụ thể nhằm nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho họ Khi phân tách hai khái niệm này, việc xác định các chủ thể thực hiện, cách thức thực hiện các hoạt động sẽ khó tách bạch mà có sự trùng lắp, vì hoạt động giáo dục pháp luật không giới hạn chỉ là việc giáo dục pháp luật trong nhà trường với các chủ thể và đối tượng cụ thể

2 Vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, thể hiện ở những điểm sau:

- Thứ nhất, phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội Vai trò này bắt nguồn từ vai trò

và giá trị xã hội của pháp luật Một trong những vai trò cơ bản của pháp luật trong đời sống nhà nước, đời sống xã hội là: pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng

cố và tăng cường quyền lực nhà nước Một nguyên lý đã được khẳng định là nhà

Trang 6

5

nước không thể tồn tại thiếu pháp luật và pháp luật không thể phát huy hiệu lực của mình nếu không có sức mạnh của bộ máy nhà nước Thông qua quyền lực nhà nước, pháp luật mới có thể phát huy tác dụng trong đời sống xã hội, phát huy vai trò quản lý Nhà nước, quản lý xã hội Hệ thống pháp luật là “con đường”, là cái “khung pháp lý” do Nhà nước vạch ra để mọi tổ chức, mọi công dân dựa vào đó mà tổ chức, hoạt động và phát triển Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần đem lại cho mọi người có trí thức pháp luật, xây dựng tình cảm pháp luật đúng đắn và có hành vi hợp pháp, biết sử dụng pháp luật làm phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã hội

- Thứ hai, phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê góp phần nâng cao ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý của mọi thành viên trong xã hội trong đó có học sinh, sinh viên Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề củng cố, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang là một vấn đề cấp thiết Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, thực hiện Nhà nước quản lý bằng pháp luật,

mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, Đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định: “điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế

xã hội chủ nghĩa, nâng cao dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của nhân dân” Để củng cố và tăng cường pháp chế đòi hỏi phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ trong đó có việc nâng cao trình độ văn hoá pháp lý, xây dựng ý thức pháp luật ở mỗi người dân Chỉ khi nào trong xã hội mọi công dân đều có ý thức pháp luật, luôn tuân thủ pháp luật và có hành vi phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của hệ thống pháp luật, mới có thể thực hiện quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật và điều này chỉ có thể hình thành và thực hiện được trên cơ sở tiến hành giáo dục pháp luật

3 Nội hàm phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê

Phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê bao gồm việc phổ biến, giáo dục những nội dung sau:

Trang 7

6

- Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành

- Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế liên quan đến công tác thống kê

- Các quy định của pháp luật về thống kê

- Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật

4 Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê

Phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê được thực hiện thông qua các hình thức chủ yếu sau:

- Phổ biến pháp luật thống kê trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật thống kê; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật thống kê

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư

- Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật thống kê

- Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các

cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý

- Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở

Trang 8

7

- Lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê trong điều tra thống kê

và báo cáo thống kê

- Thông qua chương trình giáo dục pháp luật thống kê của ngành Thống kê

- Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê đem lại hiệu quả

II Cơ sở lý luận, nghiệp vụ của việc xây dựng Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật thống kê

Xây dựng Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật thống kê được dựa trên những cơ sở lý luận và nghiệp vụ sau:

1 Chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Xuất phát từ yêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đưa giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật thống kê nói riêng vào cuộc sống Các Nghị quyết quan trọng của Đảng từ Nghị quyết số 14/TU ngày 11/01/1979 về cải cách giáo dục đến các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, VI, VII đều đã thể hiện nhất quán chủ trương đó và nhấn mạnh vai trò của phổ biến giáo dục pháp luật trong quá trình xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ

V, khẳng định: “Các cấp uỷ Đảng, các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể phải

thường xuyên giải thích pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, đưa việc giáo dục pháp luật vào các trường học, các cấp học, xây dựng ý thức sống có pháp luật và tôn trọng pháp luật”

Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII nhấn mạnh: “Coi

trọng công tác giáo dục tuyên truyền, giải thích pháp luật, đưa việc dạy pháp luật vào hệ thống các trường của đảng, của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học) của các đoàn thể nhân dân Cán bộ quản lý các cấp từ trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về

Trang 9

8

pháp luật, cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân”

“Điều quan trọng để phát huy dân chủ là xây đựng và hoàn chỉnh hệ thống

pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân Thường xuyên giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật trong nhân

Đồng chí Đỗ Mười - Nguyên Tổng bí thư ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt nam tại phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá X cũng chỉ rõ:

“Việc ban hành pháp luật là quan trọng, song điều quan trọng hơn nữa là

phải giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thực thi pháp luật”

Để đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nhằm “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp” theo tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-TƯ ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm

công tác tư pháp trong thời gian tới, góp phần vào việc thực hiện “phát huy dân

chủ, tăng cường pháp chế; giữ vững bản chất Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; bảo đảm và tôn trọng quyền dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân”,

ngày 09/12/2003 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân

Ngày 07/12/1982 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ban hành Chỉ thị 315/CT về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật Chỉ thị số 300/CT ngày 22/10/1987 về một số công tác trước mắt nhằm tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật Đây là những văn bản quan

3

- 1991.

Trang 10

9

trọng tạo tiền đề triển khai thực hiện đưa giáo dục pháp luật vào trường học và phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên, đồng thời yêu cầu các ngành các cấp có trách nhiệm phối hợp chung trong công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung Hiến pháp năm 1980 Chỉ thị số 300/CT yêu cầu:

“Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng rãi trong nhân dân theo Chỉ thị số 315/CT ngày 07/12/1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nhằm thống nhất ý chí và hành động, nâng cao ý thức pháp luật, tính tự giác tôn trọng pháp luật, đấu tranh và phòng ngừa vi phạm pháp luật”

Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 một lần nữa vấn đề giáo dục ý thức công dân, giáo dục pháp luật lại được nhắc lại và nhấn mạnh trong Hiến pháp Điều 31, Hiến pháp năm 1992 quy định:

“Nhà nước ta tạo điều kiện để công dân phát triển toàn diện, giáo dục ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật ”

2 Yêu cầu nâng cao dân trí pháp lý, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Từ khi chủ trương "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật" được nêu thành một nguyên tắc (nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp) thì phổ biến, giáo dục pháp luật trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội và được xã hội ngày càng quan tâm Phổ biến, giáo dục pháp luật được coi là một trong những việc làm quan trọng có ý nghĩa đặc biệt trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền

Thông qua phổ biến, giáo dục pháp luật, các quy phạm, các chuẩn mực pháp luật từ những quy định "khô khan" trên các văn bản pháp luật đã thấm dần vào nhận thức và được thể hiện qua hành vi xử sự của mỗi công dân để bước vào đời sống xã hội

Phổ biến, giáo dục pháp luật là kênh dẫn pháp luật đến với xã hội, với đời sống hàng ngày của mỗi công dân, tạo nên môi trường sống cho pháp luật

Ngày đăng: 25/12/2014, 10:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Luật Thống kê số 04/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Khác
2. Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20/6/2012 Khác
3. Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 02/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê Khác
4. Quyết định số 1803/QĐ-TTg ngày 18/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030 Khác
5. Quyết định số 1075/QĐ-BKHĐT ngày 26/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc phê duyệt chương trình ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông của hệ thống thống kê Nhà nước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Khác
6. Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia Khác
8. Báo cáo tổng kết năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011 của Vụ Phương pháp chế độ Thống kê và Công nghệ thông tin Khác
9. Báo cáo tình hình tuyên truyền, phổ biến pháp luật thống kê ngày 14/10/2008 Khác
10. Báo cáo tổng kết thi hành Luật Thống kê và các văn bản có liên quan năm 2011 Khác
11. Báo cáo tình hình triển khai 01 năm thực hiện Luật Thống kê Khác
13. Kỷ yếu Dự án VIE/98/001 về Tăng cường năng lực pháp luật tại Việt Nam - giai đoạn II”, Hà Nội, 2002 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w