1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệp định Nông nghiệp WTO (AoA)

37 3,2K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 225,5 KB

Nội dung

Hiệp định Nông nghiệp WTO (AoA)

Trang 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AMS Tổng khối lượng hỗ trợ gộp

AoA Hiệp định Nông nghiệp

CAP Chính sách Nông nghiệp chung

Cairns Nhóm các nước xuất khẩu nông sản

EurepGAP Tiêu chuẩn về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của

Châu Âu GAP Tiêu chuẩn về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GATT Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại

HS Danh mục hài hòa hàng hóa

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế

OECD Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế

WTO Tổ chức Thương mại thế giới

Trang 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 1 : Tỷ lệ cắt giảm Tổng hỗ trợ gộp 12

Bảng 2 : Tỷ lệ cắt giảm Tổng hỗ trợ bóp méo thương mại 13

Bảng 3 : Những mặt hàng nông sản xuất – nhập khẩu chủ

yếu của Việt Nam

22

Bảng 4 : Cam kết cắt giảm thuế đối với một số sản phẩm

nông nghiệp của Việt Nam

32

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Nông nghiệp là một ngành phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố thiên nhiên nhưđất đai điều kiện khí hậu, môi trường … Đây cũng là lĩnh vực bị bóp méo thươngmại nhiều nhất trong thương mại toàn cầu Do đó, ngày nay, xu thế bảo hộ và trợcấp nông nghiệp tăng theo trình độ phát triển kinh tế Điều này đã gây nhiều ảnhhưởng tiêu cực như khuyến khích sản xuất trong nước quá mức, tác động tới giáthế giới, làm mất tính cạnh tranh dẫn tới thị trường nông sản thế giới bị bópméo… Các chuyên gia ước tính trung bình thuế quan về nông sản cao gấp 3 lầnnhững mặt hàng khác Do yêu cầu cấp thiết cần có một quy định chung cho thịtrường nông sản, hiệp định Nông nghiệp của WTO ra đời

Hiệp định Nông nghiệp WTO (AoA) là một văn bản quan trọng đầy đủ cáchọat động liên quan tới thương mại nông sản

Nhiều người đều biết sản xuất và thương mại nông sản tại nhiều nước thànhviên của WTO, nhất là các nước phát triển không chi mang tính kinh tế mà cònmang tính chính trị và xã hội Do đó, các nước này có xu hướng bảo hộ cao chosản xuất nông nghiệp trong nước Hiệp định Nông nghiệp WTO ràng buộc cácnước từng bước cam kết cắt giảm bảo hộ và làm cho thương mại nông sản côngbằng hơn Việt Nam là một nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới và có tới70% lực lượng lao động sống bằng nghề nông, vì vậy việc tìm hiểu thấu đáo cácnguyên tắc và quy định trong hiệp định Nông nghiệp WTO là hết sức cần thiết đểmột mặc xúc tiến tốt thương mại nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới và quantrọng hơn là để tránh bị áp đặt những biện pháp hạn chế khả năng tiệp cận thịtrường đối với hàng nông sản của ta

Trang 4

NỘI DUNG

I Hiệp định Nông nghiệp của GATT/WTO

1 Giới thiệu chung

Hiệp định về Nông nghiệp (Agreement on Agriculture, viết tắt là AoA) làmột trong các hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được ký kết tạiVòng đàm phán Uruguay và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1995, cũng làngày mà WTO chính thức đi vào hoạt động AoA tượng trưng cho sự chấm dứtmột thời kỳ mà các chính sách nông nghiệp được xây dựng độc lập với GATT

Mục tiêu của Hiệp định về Nông nghiệp là tiến hành cải cách trong lĩnh vựcnông nghiệp và xây dựng các chính sách nông nghiệp có định hướng thị trườngsâu rộng Hiệp định cũng nhằm nâng cao khả năng dự đoán trước các thay đổi vàđảm bảo an ninh lương thực cho các nước xuất khẩu cũng như nhập khẩu Mụctiêu trên xuất phát từ việc Nông sản là mặt hàng “nhạy cảm” trong thương mại dothương mại Nông sản đụng chạm đến lợi ích của một bộ phận đông đảo dân cưvốn có thu nhập thấp ở các nước phát triển và các nước đang phát triển Mỗi nướcđều có nhu cầu đảm bảo nguồn cung lương thực ổn định trong hoàn cảnh thế giớithường xuyên có biến động về thu hoạch và các nguy cơ nạn đói rình rập

Để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu trên, Hiệp định có đề cập đến 2 công

cụ chủ yếu nhằm cho phép các quốc gia hạn chế thỏa thuận mở cửa thị trường vàcắt giảm các hình thức trợ cấp cho hàng Nông sản mà các nước là thành viênWTO đã ký kết, bao gồm:

- Các biện pháp tại cửa khẩu để kiểm soát nhập khẩu nông sản

- Trợ cấp nông nghiệp (trợ cấp xuất khẩu và các loại trợ cấp trong nước đốivới nông nghiệp nhằm ổn định thu nhập và đời sống của người làm nông nghiệp)

Ngoài ra, khi nhắc đến mở cửa thị trường nông sản tức là việc giảm bớt các

“rào cản” về vật chất và thủ tục để hàng hóa nước ngoài có thể tiếp cận thị trườngnước nhập khẩu một cách thuận lợi Theo Hiệp định Nông nghiệp, việc mở cửa thị

Trang 5

trường nông sản đồng nghĩa với việc: Giảm thuế nhập khẩu (và không được tăngtrở lại), giảm và loại bỏ các rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu(như hạn ngạch, quy định giá nhập khẩu tối thiểu, các loại thuế-phí liên quan đếnviệc nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, các biện pháp mang tính hạn chế khác,…)

Hiệp định cho phép các chính phủ khuyến khích khu vực kinh tế nông thôn,nhưng nên thông qua các chính sách ít làm biến dạng thương mại Hiệp định còncho phép có sự linh động trong việc thực thi các cam kết của Hiệp định Các nướcđang phát triển không cần phải giảm bớt trợ cấp hay cắt giảm thuế quan nhiều nhưcác nước phát triển Họ cũng có thời gian chuyển tiếp dài hơn để thực hiện cáccam kết của mình Các nước kém phát triển hoàn toàn không phải thực hiện nhữngcam kết giống như của các nước phát triển và đang phát triển Hiệp định cũng cónhững điều khoản đặc biệt giải quyết mối quan tâm của các nước phải nhập khẩulương thực và các nước kém phát triển

2 Nội dung chính của AoA

2.1 Các khoản mục trong AoA

Hiệp định AoA gồm 13 phần, 21 điều khoản và 5 phụ lục

Phần I: Điều 1: Định nghĩa các thuật ngữ

Điều 2: Diện sản phẩm

Phần II: Điều 3: Xây dựng những nhượng bộ và cam kết

Phần III: Điều 4: Tiếp cận thị trường

Điều 5: Tự vệ đặc biệt

Phần IV: Điều 6: Cam kết về hỗ trợ trong nước

Điều 7: Các nguyên tắc chung về hỗ trợ trong nước

Phần V: Điều 8: Cam kết về cạnh tranh xuất khẩu

Điều 9: Cam kết về trợ cấp xuất khẩu

Điều 10: Ngăn chặn việc trốn tránh các cam kết về trợ cấp xuất khẩu Điều 11: Các sản phầm cấu thành

Trang 6

Phần VI: Điều 12: Các quy tắc về hạn chế và cấm xuất khẩu

Phần VII: Điều 13: Kiềm chế cần thiết

Phần VIII: Điều 14: Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật

Phần IX: Điều 15: Đối xử đặc biệt và khác biệt

Phần X: Điều 16: Các nước kém phát triển và đang phát triển nhập lương thựcchủ yếu

Phần XI: Điều 17: Ủy ban về Nông nghiệp

Điều 18: Rà soát việc thực hiện các cam kết

Điều 19: Tham vấn và giải quyết tranh chấp

Phần XII: Điều 20: Tiếp tục quá trình cải cách

Phần XIII: Điều 21: Điều khoản cuối cùng

Phụ lục

Phụ lục 1: Diện sản phẩm

Phụ lục 2: Hỗ trợ trong nước: cơ sở để miễn trừ cam kết cắt giảm

Phụ lục 3: Hỗ trợ trong nước: cách tình lượng hỗ trợ tính gộp

Phụ lục 4: Hỗ trợ trong nước: tính toán lượng hỗ trợ tương đương

Phụ lục 5: Đối xử đặc biệt theo khoản 2, điều 4

Trang 7

- Trợ cấp xuất khẩu: đưa ra các quy định và cam kết quản lý trợ cấpđối với hàng nông sản xuất khẩu hay những biện pháp tương tự khác khiếncho hàng nông sản xuất khẩu có tính cạnh tranh giả tạo trên thị trường quốctế.

II Hiệp định Nông nghiệp về trợ cấp nông sản

1 Đối tượng trợ cấp của Hiệp định Nông nghiệp

Trong WTO, hàng hoá được chia làm hai (02) nhóm chính: nông sản và phinông sản Nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghiệp là tất cả các sảnphẩm liệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và sản phẩm cá) và một số sản phẩmthuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS (Hệ thống hài hoà hoá mã sốthuế)

Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hànghoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:

- Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, độngvật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…;

- Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…;

- Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sảnphẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô…Tất cả các sản phẩm còn lại trong Hệ thống thuế mã HS gọi là sản phẩm phinông nghiệp (còn được gọi là sản phẩm công nghiệp)

Khác biệt trong khái niệm về hàng nông sản giữa WTO và Việt Nam

Theo sự phân chia có tính chất tương đối của Việt Nam, nông nghiệpthường được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi),thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp Các ngành công nghiệp chế biến nông lâmthuỷ sản lại được gộp vào lĩnh vực công nghiệp

Trang 8

Theo WTO thì nông sản lại bao gồm toàn bộ sản phẩm thuộc Chương 1 đến

24 (trừ cá và sản phẩm từ cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệthống thuế mã HS của Việt Nam và không bao gồm các sản phẩm thuộc lĩnh vựcthuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp

2 Tại sao WTO lại phải có một hiệp định riêng về hàng hóa nông sản?

Hàng nông sản vốn là nhóm mặt hàng nhạy cảm trong thương mại quốc tế

Vì vậy, không dễ đạt được thoả thuận về mở cửa thị trường và cắt giảm các hìnhthức trợ cấp cho loại hàng hoá này

Vậy tại sao nông sản lại được coi là loại hàng hoá “nhạy cảm” trong thươngmại quốc tế?

Có rất nhiều lý do về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội khiến chính sách đốivới thương mại hàng nông sản trở nên đặc biệt “bảo thủ” so với đối với các loạihàng hoá công nghiệp, trong đó lý do chủ yếu được nêu ra là:

Thứ nhất: Thương mại hàng nông sản đụng chạm đến lợi ích của

một bộ phận dân cư vốn có thu nhập không cao ở cả các nước phát triển vàcác nước đang phát triển;

Thứ hai: Mỗi nước đều có nhu cầu đảm bảo nguồn cung lương thực

ổn định trong hoàn cảnh thế giới thường xuyên có biến động về thu hoạch

và các nguy cơ nạn đói rình rập

Thứ ba: Là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, đặc biệt ở các nước

đang phát triển, và là lực lượng đáng kể tác động đến sự ổn định chính trị,

xã hội của từng quốc gia

Thứ tư: Các nước muốn thông qua nông nghiệp để bảo vệ những giá

trị không đếm được, ví dụ như: bảo vệ môi trường, bảo tồn cộng đồng vàcảnh quan nông thôn

Do vậy, hầu hết các nước dều có khuynh hướng bảo hộ nền sản xuất nôngnghiệp của nước mình bằng cách dựng các hàng rào thuế quan thật cao, đề ra

Trang 9

những tiêu chuẩn khắt khe, đồng thời tăng cường trợ cấp cho nông dân trongnước Vì lẽ đó mà nông sản trở thành loại hàng hóa gặp nhiều trở ngại trong nhấttrong thương mại quốc tế và là chủ đề của những cuộc tranh cãi quyết liệt tại cácdiễn đàn thương mại

Hiệp định AoA ra đời để cải cách thương mại nông sản và làm cho cácchính sách nông nghiệp có định hướng thị trường hơn Về dài hạn, Hiệp địnhnhằm nâng cao khả năng dự báo và an ninh cho các quốc gia nhập khẩu cũng nhưxuất khẩu

3 Các điều khoản về trợ cấp nông sản trong Hiệp định Nông nghiệp

a Hỗ trợ trong nước

Hỗ trợ trong nước bao gồm các khoản hỗ trợ và trợ cấp chính phủ cho nôngdân Biện pháp hỗ trợ trong nước bóp méo thương mại do các nước giàu áp dụngtác động tiêu cực đến lợi ích xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển dochúng khuyến khích sản xuất quá mức và làm mất giá nông sản trên thị trường thếgiới

Nhóm trợ cấp trong nước bao gồm:

Trợ cấp hộp màu xanh lá cây: (trợ cấp được phép) gồm các biện

pháp hỗ trợ không hoặc hầu như không gây bóp méo thương mại nên các nướcđược phép duy trì không giới hạn Đặc điểm của các biện pháp hỗ trợ thuộcHộp Xanh lá cây là do ngân sách chính phủ chi trả và không mang tính chất hỗtrợ giá

Trợ cấp “Hộp xanh lá cây” bao gồm các biện pháp trợ cấp thuộc một trong

05 nhóm xác định và phải đáp ứng đủ 03 điều kiện cụ thể như dưới đây:

Nhóm 1 - Trợ cấp cho các Dịch vụ chung Ví dụ: Trợ cấp cho nghiên cứu khoa

học; kiểm soát dịch bệnh; đào tạo; khuyến nông, tư vấn; kiểm tra sản phẩm vì mục

Trang 10

đích sức khoẻ con người; tiếp thị, thông tin thị trường, tư vấn; kết cấu hạ tầngnông nghiệp (điện, đường, thuỷ lợi…)

Nhóm 2 - Trợ cấp nhằm mục tiêu dự trữ an ninh lương thực quốc gia Khối

lượng lương thực dự trữ phải phù hợp với các tiêu chí định trước, việc thu mua để

dự trữ và thanh lý khi hết hạn dự trữ phải thực hiện theo giá thị trường

Nhóm 3 - Trợ cấp lương thực trong nước Tiêu chí để cho hưởng trợ cấp lương

thực phải rõ ràng, có liên quan đến mục tiêu dinh dưỡng

Nhóm 4 - Hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai Các khoản chi phí hỗ trợ nhằm phục hồi

sản xuất nông nghiệp cho những vùng bị thiên tai như giống, thuốc BVTV, thuốcthú y, san ủi lại đồng ruộng…

Nhóm 5 - Hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất Hỗ trợ thu nhập (không được gắn

với yêu cầu về sản xuất):

 Hỗ trợ tài chính của Nhà nước vào chương trình an toàn và bảo hiểmthu nhập cho nông dân (khi mất mùa hoặc mất giá);

 Hỗ trợ bù đắp thiệt hại do thiên tai gây ra;

 Hỗ trợ hưu trí cho người sản xuất nông nghiệp;

 Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu thông qua chương trình chuyển các nguồnlực (đất đai, vật nuôi…) khỏi mục đích sản xuất thương mại;

 Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu thông qua chương trình trợ cấp đầu tư (đầu

tư nhằm khắc phục các bất lợi về cơ cấu);

 Hỗ trợ theo các chương trình môi trường (bù đắp chi phí sản xuấtphải tăng thêm hoặc sản lượng giảm đi do thực hiện các yêu cầu vềmôi trường);

 Hỗ trợ theo các chương trình trợ giúp vùng (vùng có vị trí hoặc điềukiện bất lợi)

Các điều kiện sau:

Là các biện pháp không hoặc rất ít tác động bóp méo thương mại;

Trang 11

Thông qua chương trình do Chính phủ tài trợ (kể cả các khoản đáng raphải thu nhưng được để lại);

Không có tác dụng trợ giá cho người sản xuất

Trợ cấp hộp màu xanh da trời: gồm các khoản chi trả trực tiếp từ

ngân sách nhà nước mà gắn với sản xuất và thuộc các chương trình thu hẹpsản xuất nông nghiệp Các nước không phải cam kết cắt giảm các biện phápnày

Những hình thức trợ cấp trực tiếp cho người sản xuất trong chương trình hạnchế sản xuất nông nghiệp cũng được miễn trừ cam kết cắt giảm với các điều kiện:

 Những trợ cấp dựa trên diện tích hoặc năng suất cố định

 Trợ cấp tối đa bằng 85% hoặc ít hơn mức sản xuất cơ sở

 Trợ cấp trong chăn nuôi dựa trên số đầu con cố định

Đây là hình thức trợ cấp mà nhiều nước phát triển áp dụng trong chươngtrình hạn chế bớt sản xuất nông nghiệp Trong khi đó tất cả các nước đang pháttriển đều không có hình thức trợ cấp này Vì vậy, mặc nhiên, loại trợ cấp này đượcxem là dành cho các nước phát triển Tại vòng đàm phán Doha, các nước cũngđang yêu cầu phải giảm nhiều và tiến đến loại bỏ hình thức trợ cấp này

Trợ cấp hộp màu hổ phách:gồm các biện pháp hỗ trợ bị coi là gâybóp méo sản xuất và thương mại, vì thế các nước phải cam kết cắt giảm theomột lộ trình nhất định Các biện pháp được xếp vào Hộp Hổ phách có thể là hỗtrợ giá, trợ cấp gắn với sản xuất, tức là tất cả biện pháp hỗ trợ trong nước màkhông nằm trong Hộp Xanh lá cây và Xanh da trời Theo qui định của hiệpđịnh nông nghiệp, tổng mức hỗ trợ gộp AMS cho phép đối với nước đang pháttriển là 10% giá trị sản lượng của sản phẩm nếu là hỗ trợ cho sản phẩm cụ thể,

và là 10% giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước nếu là hỗ trợ không theo sảnphẩm cụ thể

Trang 12

Trên thực tế, hình thức trợ cấp “hộp hổ phách” thông dụng nhất ở các nước làcác chương trình thu mua nông sản của Chính phủ để can thiệp vào thị trường.Theo quy định tại Hiệp định Nông nghiệp, thành viên WTO vẫn có thể thựchiện các trợ cấp thuộc “hộp hổ phách” nhưng mức trợ cấp phải đảm bảo 1 trong 2điều kiện dưới đây:

 Trong mức tối thiểu (mức tối thiểu được tính bằng 5% trị giá sảnphẩm hoặc 5% tổng trị giá sản lượng ngành nông nghiệp đối với nướcphát triển và bằng 10% đối với nước đang phát triển);

 Không vượt mức trần cam kết (cam kết giảm tổng trị giá trợ cấp tínhgộp – AMS )

Với những loại trợ cấp “hộp hổ phách”, mặc dù điều kiện áp dụng khó khănnhưng là những trợ cấp trực tiếp và mang lại nhiều lợi ích cho nông dân và doanhnghiệp liên quan, vì thế doanh nghiệp cũng cần chú ý để đề xuất các cơ quan liênquan trong điều kiện có thể

b Trợ cấp về xuất khẩu

Trợ cấp xuất khẩu là các khoản chi trả của Chính phủ hoặc các khoản lợi tàichính có thể định lượng khác được cung cấp cho các nhà sản xuất trong nước hoặccác công ty xuất khẩu để hỗ trợ xuất khẩu hàng nông sản Đây là một biện pháptrực tiếp bóp méo thương mại nông sản Hoa Kỳ và EU là hai ví dụ điển hình vềtrợ cấp xuất khẩu

Điều 9, khoản 1 của Hiệp Định Nông nghiệp đã đưa ra các danh mục baogồm hầu hết các thực tiễn trợ cấp xuất khẩu phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp,điển hình như:

 Trợ cấp xuất khẩu trực tiếp đặc trưng đối với hoạt động xuất khẩu

Trang 13

 Bán các loại hàng nông sản tồn kho phi thương mai cho xuất khẩu vớigiá thấp hơn so với mức giá so sánh của các sản phẩm đó trong thịtrường nội địa.

 Các khoản trợ cấp tài chính cho sản xuất như các chương trình củaChính phủ có yêu cầu thu thuế trên các sản phẩm, sau đó được dùng

để trợ cấp xuất khẩu cho một phần nhất định của sản phẩm đó

 Các biện pháp giảm chí phí khác như trợ cấp giảm chí phí tiếp thị sảnphẩm cho xuất khẩu, biện pháp này có thể bao gồm các chí phí ví dụnhư nâng cấp và quản lý, vận chuyển quốc tế

 Trợ cấp vận tải trong nước chỉ được trợ cấp cho hàng xuất khẩu, nhưcác trợ cấp để vận chuyển hàng xuất khẩu tới điểm gửi hàng

 Các trợ cấp được gắn với sản phẩm thô và chế biến, cụ thể trợ cấp đốivới nông sản như bột mỳ, nguyên liệu để sản xuất bánh quy xuấtkhẩu

Về nguyên tắc, WTO nghiêm cấm các hình thức trợ cấp xuất khẩu Đối vớicác thành viên đang áp dụng trợ cấp xuất khẩu phải kê khai và cam kết cắt giảm cả

về giá trị trợ cấp và khối lượng nông sản được nhận trợ cấp Các nước phát triểnphải cam kết giảm ít nhất 36% ( riêng New Zeland bỏ hoàn toàn trợ cấp xuấtkhẩu), các nước đang phát triển phải cam kết giảm ít nhất 24%

Trang 14

III Tác động của Hiệp định nông nghiệp đối với các quốc gia

1 Tác động của Hiệp định nông nghiệp của WTO (AoA) về trợ cấp nông sản đối với EU và các nước phát triển khác

Mặc dù hiệp định nông nghiệp của WTO có hiệu lực từ năm 1995 nhưngcho đến giai đoạn 2000-2002 EU và các nước phát triển khác vẫn duy trì mức trợcấp nông nghiệp cao

Người sản xuất nông nghiệp ở các nước thành viên khối OECD nói riêng đãnhận được vào khoảng 230 tỷ USD trong hai năm 2000-2002, chiếm gần 46% giátrị sản lượng nông nghiệp tính theo giá thế giới, trong đó 63% số tiền hỗ trợ này

có được nhờ giá nông sản trong nước cao hơn giá thế giới do tác động của việcbảo hộ bằng thuế nhập khẩu, số 37% còn lại có được nhờ các khoản trợ cấp trựctiếp từ ngân sách chính phủ Trong khối EU, riêng hỗ trợ cho sản xuất thịt bò đãchiếm tới 84% giá trị sản xuất nông nghiệp toàn khối Hay như Nhật bản hỗ trợcho nông dân trồng lúa với mức tương đương 700% giá trị sản xuất nông nghiệpcủa nước này tính theo giá thế giới, khiến cho không nước nào có thể xuất khẩugạo vào Nhật bản Mức hỗ trợ ước tính mà người sản xuất đường ở các nướcOECD nhận được đã tăng từ 5,8 tỷ USD trong giai đoạn 1986-1988 lên tới 7,1 tỷUSD vào năm 2003

Trợ cấp xuất khẩu của các nước phát triển là một trong những nguyên nhânchủ yếu gây ra tình trạng rớt giá của nông sản trên thị trường thế giới những năm

1980 Vì thế, trong vòng Uruguay, các nước phát triển đã không thể lẩn tránh đượcyêu cầu phải cắt giảm trợ cấp xuất khẩu trực tiếp Hoa Kỳ đã chấm dứt chươngtrình trợ cấp xuất khẩu quy mô lớn đối với lúa mỳ kể từ khi kết thúc vòngUruguay, tuy nhiên vẫn duy trì mức độ trợ cấp xuất khẩu đáng kể đối với bột sữagầy Mặc dù EU đã tuân thủ đầy đủ cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu, nhưngkhối này vẫn đứng đầu thế giới về giá trị trợ cấp xuất khẩu; không những thế,

Trang 15

những biện pháp trợ cấp xuất khẩu trực tiếp trước đây lại được thay thế bằngnhững hình thức hỗ trợ trong nước thuộc diện miễn trừ.

Kể từ khi vòng đàm phán Doha có những dấu hiệu khởi sắc từ tháng 10 năm

2005 với việc Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Rob Portman đưa ra đề xuất về trợcấp nồng nghiệp Kế hoạch của Hoa Kỳ gồm hai giai đoạn Giai đoạn 1 diễn ratrong 5 năm với việc cắt giảm đáng kể các biện pháp hỗ trợ gây bóp méo thươngmại và thuế nhập khẩu, đồng thời bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu vào năm 2010 Giaiđoạn 2 cũng kéo dài trong 5 năm, tuy nhiên chỉ bắt đầu đúng 5 năm sau khi giaiđoạn 1 kết thúc, hướng tới mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ tất cả các biện pháp hỗ trợtrong nước và thuế quan gây bóp méo thương mại còn lại trong lĩnh vực nôngnghiệp Khoảng nghỉ 5 năm giữa hai giai đoạn được thiết kế để có điều kiện ràsoát lại các tác động của giai đoạn cải cách ban đầu nhằm có sự điều chỉnh thíchhợp cho giai đoạn thực hiện kế tiếp

Về hỗ trợ trong nước, Hoa Kỳ đề xuất cắt giảm 60% Tổng hỗ trợ gộp (TotalAMS) trong Hộp Hổ phách của nước này Đồng thời, để nhất quán với công thứccắt giảm theo từng lớp của khuôn khổ để xây dựng các nguyên tắc đàm phán trongnông nghiệp, Hoa Kỳ đưa ra kiến nghị cắt giảm dưới đây trong Hộp Hổ pháchnhằm tạo thế cân bằng bình đẳng hơn giữa hai nền kinh tế có trợ cấp lớn nhất thếgiới là Hoa Kỳ và EU (nghĩa là giảm mức độ chênh lệch về tổng hỗ trợ gộp giữahai bên từ tỷ lệ 4:1 xuống còn 2:1)

Bảng 1: Tỷ lệ cắt giảm Tổng hỗ trợ gộp

Mức AMS ràng buộc cuối cùng sau khi kết thúc giai đoạn

thực hiện theo quy định của Hiệp định Nông nghiệp

Trang 16

Việc cắt giảm Tổng mức hỗ trợ bóp méo thương mại (bao gồm mức Tổng

hỗ trợ gộp cam kết đạt được sau khi kết thúc lộ trình thực hiện theo Hiệp địnhNông nghiệp trước đây (Final Bound Total AMS), cộng với các hỗ trợ thuộcngưỡng cho phép trong Hộp Hổ phách và các hỗ trợ thuộc Hộp Xanh lơ trong giaiđoạn cơ sở nhất định) cũng được Hoa Kỳ đề xuất cụ thể như sau:

Bảng 2: Tỷ lệ cắt giảm Tổng hỗ trợ bóp méo thương mại

Tổng mức hỗ trợ bóp méo thương mại (tỷ USD) Tỷ lệ cắt giảm

> $60 ( có thể hiểu là đề cập tới EU) 75%

$10 - $60 ( có thể hiểu là đề cập tới Hoa Kỳ, Nhật Bản) 53%

Hoa Kỳ thậm chí còn đi xa hơn mức giới hạn tối đa 5% đối với hỗ trợ trongnước thuộc Hộp Xanh lơ mà Khuôn khổ đã nhất trí bằng việc đề xuất giới hạn trần

là 2,5% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp Đối với hỗ trợ trong nước cho sản phẩm

cụ thể lẫn không theo sản phẩm cụ thể thuộc ngưỡng hỗ trợ cho phép (deminimis), Hoa Kỳ kiến nghị cắt giảm 50% Ngoài ra, giai đoạn 1999-2001 đượcgợi ý chọn là giai đoạn cơ sở để đưa ra giới hạn tối đa đối với mức tổng hỗ trợ chosản phẩm cụ thể trong Hộp Hổ phách Hoa Kỳ cũng tán thành xóa bỏ nhanh chóngtrợ cấp xuất khẩu và đặt ra thời hạn hoàn thành cụ thể là năm 2010, đối với một sốsản phẩm cụ thể thì thậm chí lộ trình còn có thể phải đẩy nhanh hơn thế Với cáckhoản tín dụng xuất khẩu, nước này kiến nghị điều chỉnh các chương trình tíndụng của chính phủ trở về ngang với mặt bằng thị trường để tránh trở thành trợcấp xuất khẩu

EU đề xuất cắt giảm AMS căn cứ trên 3 cấp độ, trong đó EU chấp nhận vịtrí ở cấp độ cao nhất và sẽ phải cắt giảm nhiều nhất, còn Hoa Kỳ sẽ ở cấp độ thứhai và Nhật bản có thể đứng ở cấp độ thứ nhất hoặc thứ hai, tuỳ theo thảo luận cụthể EU cam kết cắt giảm tới 70% mức AMS và chấp nhận rằng Hoa Kỳ sẽ có mứccắt giảm thấp hơn, chỉ 60%, nhưng chỉ với điều kiện là Hoa Kỳ sẽ có những

Trang 17

nhượng bộ thích hợp trên những lĩnh vực khác Đối với những nước ở cấp độ thứ

ba, mức cắt giảm AMS dự kiến là 50% nhưng cũng có thể cao hơn nếu AMS củacác nước này khá cao so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp Phương pháp tiếpcận này cũng được đề xuất khi cắt giảm tổng mức hỗ trợ trong nước gây bóp méothương mại Các nước phát triển sẽ phải cắt giảm 80% hỗ trợ trong nước thuộcngưỡng cho phép (deminimis), kể cả hỗ trợ cho sản phẩm cụ thể hay không theosản phẩm cụ thể, từ mức 5% hiện tại mà Hiệp định Nông nghiệp cho phép EUcũng bày tỏ sự quan ngại về tương lai của Hộp Xanh lơ vì có thể những chính sách

hỗ trợ đặc biệt gây bóp méo thương mại chỉ đơn giản được các nước chuyển vàohộp này mà không hề có sự điều chỉnh hay thay đổi thực chất nào.Về trợ cấp xuấtkhẩu, EU nhất trí xóa bỏ vào thời điểm sẽ được thống nhất trong đàm phán toàn

bộ trợ cấp xuất khẩu, với điều kiện là tất cả các đối tác cũng cam kết và thực thicam kết tương tự

Chương trình cải cách Chính sách Nông nghiệp Chung (CommonAgriculture Policy - CAP) đang diễn ra của EU đã tách hầu hết hỗ trợ trong nướccủa khối này khỏi sản xuất, nghĩa là hỗ trợ được chi trả không phải để nông dânsản xuất hay canh tác, cũng phải để hỗ trợ giá cho các sản phẩm mà nông dân đãsản xuất ra Với cải cách này, 90% hỗ trợ nông nghiệp của EU đã được chuyểnsang Hộp Xanh lá cây Về trợ cấp xuất khẩu, EU tỏ ra sẵn sàng cải cách sâu rộnghơn nữa sau những bước cắt giảm đáng kể trong những năm qua (tuy rằng giá trịtrợ cấp vẫn còn khá lớn trong một số ngành như sản phẩm từ sữa, đường và thịtbò) Để đánh đối lại việc tăng cường thu hẹp trợ cấp xuất khẩu nông sản, EU đưa

ra điều kiện phải đàm phán để siết chặt quy định về viện trợ lương thực và về cácchương trình xúc tiến xuất khẩu của Hoa Kỳ

Thực chất, cả hai “ông lớn” này đều muốn tiếp tục duy trì sự linh hoạt đáng

kể mà hệ thống thương mại đa phương của WTO cho phép để hỗ trợ ngành nông

Trang 18

nghiệp nội địa cũng như vẫn muốn giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường nôngsản thế giới thông qua cách trợ cấp xuất khẩu.

2 Tác động của Hiệp định nông nghiệp của WTO (AoA) về trợ cấp nông sản tới nhóm Cairns (19 nước xuất khẩu nông sản)

Nhìn chung, Hiệp định nông nghiệp của WTO về xuất khẩu nông sản đãđem lại nhiều lợi ích cho nhóm Cairns thông qua việc mở rộng thị trường và tháo

bỏ các rào cản thương mại

Quy định thuế hóa các biện pháp phi thuế quan và giảm mức thuế quantrong hiệp định giúp tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho nhóm xuất khẩunông sản, thị trường được mở rộng hơn, và có thể xuất khẩu được nhiều hơn

Mặc dù không thể đạt được mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn mọi trợ cấp xuấtkhẩu đối với hàng nông sản như Cairns mong muốn , nhưng hiệp định cũng đã yêucầu các nước thành viên phải giảm dần mức trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trongnước

Do trong vòng đàm phán Uruguay, hiệp định là kết quả đàm phán tay đôigiữa Mỹ và các nước EU, vì vậy trong việc xuất khẩu nông sản vẫn chịu ảnhhưởng rất mạnh của những chính sách trợ cấp và bảo hộ nặng nề

Mặc dù đã có cắt giảm những mức trợ cấp trong nước và trợ cấp xuất khẩucủa các nước phát triển vẫn còn ở mức rất cao Tuy các nước phát triển cam kết sẽgiảm bảo hộ và trợ giúp trong nước, nhưng việc thực hiện cam kết này còn rất hạnchế Có rất nhiều vấn đề không minh bạch về thống kê và luật pháp của các nướcphát triển nhằm lý giải quá trình giảm mức độ trợ giúp Điều này thể hiện rõ nhiềunước phát triển, như các nước EU, Nhật bản, Hàn quốc, không muốn cải cáchmạnh mẽ hơn nữa chính sách nông nghiệp của mình

Vấn đề nóng bỏng nhất là đối với chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệptrong nước Nhiều nước, nhất là EU, Nhật bản, Hàn quốc, đã ủng hộ các chínhsách hỗ trợ nông nghiệp nhằm tạo dựng một nền nông nghiệp đa chức năng không

Ngày đăng: 29/03/2013, 08:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tỷ lệ cắt giảm Tổng hỗ trợ gộp - Hiệp định Nông nghiệp WTO (AoA)
Bảng 1 Tỷ lệ cắt giảm Tổng hỗ trợ gộp (Trang 15)
Bảng 3: Những mặt hàng nông sản xuất – nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam - Hiệp định Nông nghiệp WTO (AoA)
Bảng 3 Những mặt hàng nông sản xuất – nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam (Trang 24)
Bảng 4: Cam kết cắt giảm thuế một số sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam - Hiệp định Nông nghiệp WTO (AoA)
Bảng 4 Cam kết cắt giảm thuế một số sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w