Các giải pháp kiến nghị

Một phần của tài liệu Hiệp định Nông nghiệp WTO (AoA) (Trang 28 - 35)

Trước hết, WTO yêu cầu việc trợ cấp phải có chương trình cụ thể, tiêu chí rõ ràng. Trong đó, Việt Nam lại thường xử lý theo tình huống và ứng phó ngắn hạn với thị trường, không đảm bảo tính minh bạch. Bên cạnh đó, WTO quy định hỗ trợ trực tiếp cho nông dân nhưng do số nông dân đông, không có sự quản lý cụ thể nên nhà nước thường hỗ trợ thông qua doanh nghiệp. Nông dân chỉ là người hưởng lợi gián tiếp. Đây chính là những điểm cần sửa đổi để trợ cấp của chúng ta trở nên hợp lý hơn.

Theo ông Antonia Cordella, chuyên gia của Mutrap 2, để những chính sách mới có lợi cho nông dân và nông nghiệp, cần các biện pháp hướng về mở rộng tiếp cận thị trường, cải thiện hệ thống tiếp thị và quan trọng hơn cả là hệ thống

thông tin thị trường. “Khi người nông dân chỉ biết quan tâm đến phát triển sản phẩm và phó thác khâu phân phối, tiếp thị cho người môi giới, trung gian thì việc cần làm đối với cơ quan quản lý là phải cung cấp thông tin thị trường càng nhiều càng tốt” - ông Cordella nói.

Hầu hết các chính sách hỗ trợ trong nước đều thuộc chính sách hộp xanh và hộp phát triển ( là các chính sách WTO cho phép các nước đang phát triển được phép áp dụng), vì vậy có thể tiếp tục duy trì và bên cạnh đó là đẩy mạnh những chính sách “Hộp xanh mới”. Một vài chính sách “Hộp xanh lá cây” mới có thể áp dụng cho Việt Nam:

- Tăng cường phạm vi và việc áp dụng các dịch vụ tư vấn (áp dụng GAP) - Huấn luyện cho nhà chế biến (GMP) - Cải thiện các công cụ tiếp thị. - Nâng cao hiệu quả các kênh phân phối

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng SPS và cải tiến chất lượng - Thực hiện khả năng truy tìm nguồn gốc

- Đẩy mạnh các dịch vụ tẩy trùng, thanh tra

- Đẩy mạnh các chính sách nhằm gia tăng giá trị cho các sản phẩm của nông dân - Đẩy mạnh việc tập hợp các thửa ruộng nhỏ lẻ thành các trang trại lớn (cả trang trại gia đình).

- Bổ sung khối lượng thức ăn chăn nuôi để tăng sản lượng (ví dụ sữa, trứng) và chất lượng (ví dụ thịt bò).

(Nguồn: Antonio Cordella, Hội thảo Rà soát các nghĩa vụ của Việt Nam đối với Hiệp định Nông nghiệp và đề xuất chính sách phù hợp với quy định của WTO, 4/2007).

Trong bối cảnh hội nhập, xu hướng thặng dư thương mại giảm được dự báo sẽ diễn ra gay gắt. Theo ông Antonio Berenguer, Tham tán Thương mại, Phái đoàn Uỷ ban Châu Âu tại Việt Nam, Việt Nam cần xây dựng các chính sách nhằm:

• Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản xuất trong nước bằng cách cắt giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng

• Tập trung nhiều hơn vào những chủ trang trại tư nhân

• Tập trung vào xúc tiến thương mại và cung cấp thông tin tới nông dân

• Nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng, sức khoẻ cây trồng vật nuôi.

• Là thành viên của WTO, các chính sách hỗ trợ sẽ chuyển từ biện pháp “hộp đỏ” sang các “hộp xanh”, vì vậy Việt Nam cần nhắm vào các loại hàng hoá mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, và áp dụng các biện pháp “hộp xanh mới”.

Bên cạnh những nỗ lực trong nước VN cần phải vượt qua những rào cản phi thuế quan tại thị trường của các quốc gia. Nhất là khi VN là thành viên của WTO thì rào cản thuế quan đối với sản phẩm nông nghiệp sẽ thuận lợi vì các nước thành viên có nghĩa vụ phải giảm thuế nhập khẩu đối với hàng nông sản của chúng ta. Nhưng chúng ta phải nỗ lực phấn đấu để vượt qua những rào cản phi thuế quan. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng nông sản xuất khẩu phải hiểu rõ hệ thống rào cản phi thuế quan của từng thị trường để điều chỉnh sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng và thỏa mãn những tiêu chuẩn của đối tác. Không vì lợi trước mắt mà gây tổn hại lâu dài cho chính bản thân doanh nghiệp và cả những doanh nghiệp trong cùng ngành.

Mặc dù VN là một nước nhiệt đới, cây trái quanh năm nhưng do thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu nguyên liệu trong nước nên thời gian qua chúng ta đã nhập khẩu nhiều loại nông phẩm như: bông, rau quả, sữa, cà phê, thịt gia súc và gia cầm, đậu nành, dầu thực vật vv… Nông phẩm nhập khẩu có ưu thế về chất lượng, giá cả, mẫu mã vv.. Do vậy có lợi thế cạnh tranh đối với nông phẩm sản xuất trong nước kém về chất lượng và giá cả chưa hợp lý. Chính điều này buộc chính phủ VN phải có những biện pháp bảo hộ hợp lý. Năm 1999 Quỹ hỗ trợ phát triển được thành lập nhằm hỗ trợ thực hiện các dự án kinh tế quan trọng và phát triển các

vùng có điều kiện khó khăn nhằm tạo điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản trong nước. Quỹ hỗ trợ phát triển nhằm khuyến khích mở rộng sản xuất xuất khẩu hàng hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa VN trên thị trường quốc tế. chính phủ thực hiện hỗ trợ lãi suất khi doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để mua hàng hóa xuất khẩu. Những mặt hàng xuất khẩu bị lỗ hay cạnh tranh kém hoặc bị rủi ro thì chính phủ can thiệp bằng biện pháp thuế nhằm nâng đỡ doanh nghiệp. Ngoài ra chính phủ còn hỗ trợ tài chính để doanh nghiệp xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, thưởng xuất khẩu. Sự hỗ trợ cho nông sản của chúng ta tập trung vào các hình thức:

+ Hỗ trợ dạng hộp xanh lá cây. Dựa trên quy định của Hiệp định nông nghiệp của WTO chúng ta thực hiện hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo các nhóm:

Thứ nhất, dịch vụ chung, phù hợp với quy định của WTO chính phủ VN cung cấp dịch vụ và phúc lợi cho nông nghiệp dưới các hình thức: (1) Nghiên cứu khoa học: chính phủ VN cấp kinh phí cho các Viện nghiên cứu thực hiện các đề tài khoa học có liên quan đền nông nghiệp như: giống cây trồng và gia súc, kỹ thuật canh tác, nghiên cứu kinh tế vv..; (2) Đào tạo: Nhà nước cấp kinh phí cho các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề để đào tạo cán bộ kỹ thuật, kinh tế, công nhân lành nghề phục vụ sản xuất nông nghiệp; (3) Công tác khuyến nông: Một hệ thống khuyến nông từ Trung ương đến làng bản được thành lập. Nhà nước cấp kinh phí để hệ thống khuyến nông họat động, nhiều cán bộ khuyến nông hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác khuyến nông được Nhà nước hỗ trợ.

Thứ hai, dự trữ công vì mục đích an ninh lương thực; chính phủ VN thực hiện một số chương trình dự trữ quốc gia như: lúa gạo, giống lúa, ngô, rau, thuốc bảo vệ thực vật vv…

một số chương trình hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp cho các vùng khó khăn về sản xuất nông nghiệp (vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai vv…).

Thứ tư, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu; chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua các hình thức ưu đãi thuế, đầu tư, tín dụng của chính phủ.

+ Hỗ trợ dạng hộp xanh da trời. VN áp dụng biện pháp phi thuế quan thuộc dạng này bằng các “Chương trình phát triển”. Dạng hỗ trợ này của Chính phủ bao gồm: (1) Trợ cấp đầu tư của chính phủ, hiện nay trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của VN đang có phong trào chuyển dịch mô hình sản xuất từ hộ nông nghiệp sang kinh tế trang trại. Chính phủ VN đã thực hiện trợ cấp đầu tư phát triển dưới hình thức hỗ trợ tài chính, cho vay với lãi suất ưu đãi để phát triển kinh tế trang trại. Bên cạnh đó với những khoản nợ xấu chính phủ có thể thực hiện khoanh nợ hoặc xóa nợ. (2) Trợ cấp đầu vào cho người sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp. Chính phủ VN thành lập hệ thống ngân hàng người nghèo nhằm cung cấp vốn ưu đãi cho người nghèo để họ có khả năng phát triển sản xuất. Khi người nghèo gặp khó khăn trong việc thanh toán vốn vay thì Chính phủ có thể cấp bù chênh lệch lãi suất, khoanh nợ, xóa nợ. Hiện nay người nghèo vay từ Ngân hàng phục vụ người nghèo lãi suất là 5,4%/năm cho khu vực vùng núi cao, hải đảo và 6,0%/năm cho các vùng còn lại thấp rất nhiều so với lãi suất vay vốn tại các ngân hàng thương mại. (3) Trợ cấp dành cho sản xuất nhằm khuyến khích các hộ nông dân từ bỏ cây thuốc phiện chuyển sang sản phẩm nông nghiệp khác với các hình thức hỗ trợ giống cây trồng và gia súc.

Ngày 7.11.2006 VN chính thức là thành viên thứ 150 của đại gia đình WTO với xuất phát điểm GDP năm 2005 đạt 52,4 tỷ USD (1% GDP thế giới) và kim ngạch xuất khẩu là 32,4 tỷ USD (0,3% tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới). Việc tham gia WTO tạo những cơ hội cho VN thâm nhập thị trường nông sản thế giới

với kim ngạch 548 tỷ USD/năm. Song chúng ta cũng sẽ phải chia sẻ thị trường nội địa 82 triệu dân trong điều kiện cạnh tranh công bằng. Trong lĩnh vực nông nghiệp các cam kết của chính phủ VN khi gia nhập WTO là: Bỏ trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản, hỗ trợ nông sản nội địa sẽ chỉ được duy trì ở mức tối đa 10% giá trị sản lượng như các nước đang phát triển khác trong WTO và mức cam kết cắt giảm bình quân đối với sản phẩm nông nghiệp là từ 25,2% xuống còn 21%. Một số sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu được chính phủ VN cam kết cắt giảm thuế biểu hiện trong bảng sau:

Bảng 4: Cam kết cắt giảm thuế một số sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam

TT Mặt hàng Cam kết với WTO

Thuế suất khi

gia nhập (%) Thuế suất cuối cùng(%) Thời hạn thực hiện (năm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Thịt bò Thịt heo

Sữa nguyên liệu Sữa thành phẩm Thịt chế biến

Bánh kẹo (thuế suất BQ) Bia Rượu Thuốc lá điếu Xì gà Thức ăn gia súc Bột mì 20 30 20 30 40 34,4 65 65 150 150 10 20 14 15 18 25 22 25,3 35 45-50 135 100 7 15 5 - 2 5 5 3-5 5 5-6 3 5 2 3

1314 14 15 16 17 18 19 Cam Chuối Đậu các loại Đường tinh luyện Hạt điều Khoai tây Thịt cừu, dê 40 40 30 100 40 20 10 20 25 20 85 25 10 7 5 5 3 5 5 5 3 Nguồn: www.mof.gov.vn

Những cam kết trên đây thể hiện rõ quyết tâm hội nhập của chính phủ VN song cũng là thách thức, khó khăn rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp trong nước - nơi là nguồn sống của trên 75% dân số và cũng là nơi tạo việc làm cho khoảng 70% lao động.

KẾT LUẬN

Sự ra đời của Hiệp định Nông nghiệp của WTO - một văn bản quan trọng đầy đủ các họat động liên quan tới thương mại nông sản - đã đưa tới sự cạnh tranh công bằng hơn giữa các quốc gia về sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Các nước đã có những động thái tích cực trong cam kết về cắt giảm thuế, các hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu. Nỗ lực của các quốc gia để đi tới việc thực hiện đúng những điều khoản trong Hiệp định đang mở ra những hướng đi lạc quan hơn cho một thị trường nông sản công bằng, minh bạch.

Qua quá trình thực hiện bài tiểu luận về “Quy định trong Hiệp định Nông nghiệp của GATT/WTO về trợ cấp nông sản”, chúng em đã có thêm nhiều những kiến thức, những hiểu biết hữu ích về Hiệp định Nông nghiệp của GATT/WTO. Tuy nhiên, bài tiểu luận này cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô để chúng em hoàn thiện hơn nữa bài tiểu luận này.

Một phần của tài liệu Hiệp định Nông nghiệp WTO (AoA) (Trang 28 - 35)