Hiệp định nông nghiệp trong khuôn khổ wto

70 449 0
Hiệp định nông nghiệp trong khuôn khổ wto

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TR NGă IăH CăC NăTH KHOAăLU T  LU NăV NăT TăNGHI P C ăNHÂNăLU T Niênăkhóa:ă2011 - 2015 HI Pă NHăNỌNGăNGHI PăTRONGă KHUỌNăKH ăWTO Gi ngăviênăh ngăd n: Th yăD ngăV năH c Sinhăviênăth căhi n: Nguy năThanhăThúy MSSV: 5115848 L p:ăLu tăt ăphápă1ăậ K37 C năTh ,ăthángă12 n mă2014 TR NGă IăH CăC NăTH KHOAăLU T  LU NăV NăT TăNGHI P C ăNHÂNăLU T Niênăkhóa:ă2011 - 2015 HI Pă NHăNỌNGăNGHI PăTRONGă KHUỌNăKH ăWTO Gi ngăviênăh ngăd n: Th yăD ngăV năH c Sinhăviênăth căhi n: Nguy năThanhăThúy MSSV: 5115848 L p:ăLu tăt ăphápă1ăậ K37 C năTh ,ăthángă12 n mă2014 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ................................................................................................................................... ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ LỜI CẢM ƠN Trên thực tế, không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian, từ khi bắt đầu học tập ở Trường Đại học Cần Thơ tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Trước tiên, tôi xin gửi lời cám ơn đến quý thầy cô ở Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập ở trường. Những kiến thức sâu sắc, cũng như kinh nghiệm của Thầy Cô chính là tiền đề giúp tôi đạt được những thành công và kinh nghiệm quý báu sau này. Trong học kỳ này, Khoa Luật đã tổ chức cho tôi làm luận văn tốt nghiệp ra trường, với sự hướng dẫn của Thầy Dương Văn Học. Trong thời gian qua Thầy đã quan tâm, giúp đỡ, chỉ dẫn cho luận văn của tôi rất nhiều. Có được bản luận văn tốt nghiệp cuối khóa này, cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ to lớn và quý báu của Thầy rất nhiều. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất tôi xin gửi đến Thầy. Xin cám ơn Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi làm việc trên khoa để tiến hành tốt luận văn này. Tôi cũng chân thành cám ơn, Trung tâm Học liệu Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi mượn tài liệu để nghiên cứu viết luận văn tốt nghiệp này. Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn bên tôi, cổ vũ và động viên tôi những lúc khó khăn để có thể vượt qua và hoàn thành tốt luận văn này. Cuối cùng, tôi kính chúc các đơn vị, quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp của mình. Do thời gian có hạn và khả năng của tác giả còn hạn chế nên việc cập nhật, phân tích thông tin trong luận văn khó tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự thông cảm, đóng góp, phê bình của quý Thầy Cô để tôi có thêm thông tin phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến lĩnh vực này. Xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT WTO Tổ chức Thương mại Thế giới GATT Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại 1947 IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế WB Ngân hàng Thế giới ITO Tổ chức Thương mại Quốc tế DSU Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp TPRM Cơ chế rà soát chính sách thương mại MFN Tối huệ quốc GATT 1994 Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại 1994 NT Đãi ngộ quốc gia GATS Hiệp định Chung về Thương mại dịch vụ TRIPS Hiệp định về các Khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ SPS Các biện pháp kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm DSB Cơ quan giải quyết tranh chấp EU Liên minh châu Âu Nhóm Cairns Nhóm các nước xuất khẩu nông sản Total AMS Tổng hỗ trợ tính gộp SSG Biện pháp tự vệ đặc biệt PS-AMS Hỗ trợ cho sản phẩm cụ thể NPS-AMS Hỗ trợ không cho sản phẩm cụ thể FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc TRQ Hạn ngạch thuế quan đối với nông sản S&D Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm CIEM Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương GDP Tổng sản phẩm quốc nội FDI Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) VÀ HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP TRONG WTO ............................................4 1.1 Khái quát chung về Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) .................................. 4 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của WTO ....................................................4 1.1.2 Mục tiêu và chức năng của WTO ....................................................................5 1.1.3 Nguyên tắc hoạt động của WTO ......................................................................6 1.1.3.1 Nguyên tắc không phân biệt đối xử ...........................................................6 1.1.3.2 Nguyên tắc mở cửa thị trường ...................................................................7 1.1.3.3 Nguyên tắc cạnh tranh công bằng .............................................................7 1.1.3.4 Nguyên tắc có thể dự đoán trước ..............................................................8 1.1.3.5 Nguyên tắc dành ưu đãi cho các nước đang phát triển .............................8 1.1.4 Cơ cấu tổ chức của WTO .................................................................................9 1.2 Vấn đề nông nghiệp trong quá trình đàm phán của GATT/WTO ...................... 9 1.2.1 Sự cần thiết phải đưa nông nghiệp vào trong khuôn khổ của GATT/WTO ... .........................................................................................................................10 1.2.2 Vấn đề nông nghiệp trong vòng đàm phán Uruguay ...................................11 1.3 Khái quát về Hiệp định Nông nghiệp.................................................................... 13 1.3.1 Mục tiêu của Hiệp định Nông nghiệp ...........................................................13 1.3.2 Các nguyên tắc trong Hiệp định Nông nghiệp .............................................13 1.3.2.1 Nguyên tắc mở cửa thị trường trong nông nghiệp ..................................13 1.3.2.2 Nguyên tắc trợ cấp trong nông nghiệp ....................................................15 1.3.2.3 Nguyên tắc ưu tiên cho các nước đang phát triển, kém phát triển..........15 1.3.3 Vai trò của Hiệp định Nông nghiệp ..............................................................15 1.3.4 Các nội dung chính của Hiệp định Nông nghiệp .........................................16 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP TRONG WTO ..................18 2.1 Đối tượng được áp dụng ......................................................................................... 18 2.2 Những quy định về mở cửa thị trường ................................................................. 18 2.2.1 Thuế quan hóa và hạn ngạch thuế quan ......................................................19 2.2.1.1 Thuế quan hóa .........................................................................................19 2.2.1.2 Hạn ngạch thuế quan ...............................................................................21 2.2.2 Quy định về Biện pháp tự vệ đặc biệt ............................................................23 2.3 Quy định về hỗ trợ trong nước .............................................................................. 24 2.3.1 Trợ cấp hộp màu xanh lá cây ........................................................................25 2.3.2 Trợ cấp hộp màu xanh lơ ...............................................................................27 2.3.3 Trợ cấp hộp màu hổ phách ............................................................................28 2.4 Quy định về trợ cấp xuất khẩu ............................................................................. 29 2.5 Những quy định ưu tiên cho các nước đang phát triển trong trợ cấp nông nghiệp ................................................................................................................................ 31 2.5.1 Tiếp cận thị trường .........................................................................................31 2.5.2 Hỗ trợ trong nước ...........................................................................................32 2.5.3 Trợ cấp xuất khẩu. .........................................................................................34 2.5.4 Điều khoản đặc biệt dành cho các nước đang phát triển nhập khẩu lương thực chủ yếu và các nước kém phát triển.................................................................35 CHƯƠNG 3 VIỆT NAM VÀ HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP TRONG WTO ...........37 3.1 Những cam kết đối với thương mại hàng nông sản của Việt Nam trong WTO37 3.1.1 Cam kết mở cửa thị trường nông sản của Việt Nam trong WTO ................37 3.1.1.1 Cam kết về biện pháp thuế quan đối với hàng hóa nông sản của Việt Nam trong WTO ......................................................................................................37 3.1.1.2 Cam kết về các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa nông sản của Việt Nam trong WTO ..............................................................................................38 3.1.2 Cam kết về trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam trong WTO .........................41 3.2 Tình hình nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO và những giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông sản ở Việt Nam trong tương lai ..................................42 3.2.1 Tình hình nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO .................................42 3.2.1.1 Thuận lợi đối với nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO .................42 3.2.1.2 Thách thức đối với nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO ..............45 3.2.2 Những giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông sản ở Việt Nam trong tương lai .....................................................................................................................49 3.2.2.1 Đối với Nhà nước ....................................................................................49 3.2.2.2 Đối với doanh nghiệp ..............................................................................52 KẾT LUẬN .......................................................................................................................55 Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là xu hướng tất yếu và đang diễn ra với nhịp độ ngày càng nhanh chóng. Nước ta cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Trong những năm qua, Việt Nam đã từng bước chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực thể hiện thông qua việc gia nhập vào các Tổ chức kinh tế thế giới và khu vực, trong đó không thể không kể đến Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). WTO là một Tổ chức Thương mại không chỉ điều tiết thương mại hàng hóa quốc tế, mà còn điều tiết hoạt động của cả hàng nông sản vốn là trường hợp ngoại lệ của GATT, không được điều chỉnh trong bất cứ Hiệp định đa phương nào. Nông nghiệp là một lĩnh vực nhạy cảm, bởi nó ảnh hưởng đến hàng tỷ nông dân và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Sự ra đời của Hiệp định Nông nghiệp, là một bước đột phá căn bản từ đây quy tắc điều chỉnh thương mại nông nghiệp, sẽ vào khuôn khổ các quy tắc áp dụng cho thương mại thế giới. Đây là công cụ tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa nông sản quốc tế. Với vai trò trên Hiệp định Nông nghiệp xoay quanh ba vấn đề chính đó là cắt giảm hổ trợ cho các nhà sản xuất trong nước, giảm trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp và tăng cường mở của thị trường nhập khẩu. Với tư cách là thành viên của WTO, Việt Nam phải tự thích nghi và điều chỉnh hệ thống chính sách, pháp luật của nước mình cho phù hợp với pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Để có thể hiểu biết sâu sắc hơn các quy định trong Hiệp định Nông nghiệp, trên cơ sở đó vận dụng vào thực tiễn quản lý đối với nền kinh tế trong nước và hoạt động chuyên ngành, đưa ra các giải pháp nhằm sửa đổi, bổ sung những thiếu sót trong hệ thống pháp luật, đồng thời lại đem lại hiệu quả cao cho sự phát triển nông nghiệp của quốc gia, thì Việt Nam rất cần có một nghiên cứu nghiêm túc về những quy định trong Hiệp định Nông nghiệp. Mặt khác, với dân số hơn 90 triệu dân là một nước nông nghiệp, người dân chủ yếu sống ở nông thôn, làm nghề trồng trọt chăn nuôi, đồng thời Việt Nam là một nước đang phát triển với nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, nông nghiệp lại là một lĩnh vực rất nhạy cảm đối với các tác động của quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Bởi khi các rào cản thế quan trong nông nghiệp bị cắt giảm thì quá trình tự do hóa thương mại tăng, nền nông nghiệp Việt Nam với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, tư liệu sản xuất lạc hậu sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường. Chính vì thế, các quốc gia đang phát triển như Việt Nam cần tiến hành nghiên cứu thật kỉ lưỡng, đưa ra những chính sách, pháp luật trong nước theo hướng phù hợp với Hiệp định Nông nghiệp, nhưng cũng nhằm bảo vệ được thị trường nông sản trong nước, GVHD: Dương Văn Học 1 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời cũng đảm bảo quyền lợi của nguời nông dân trong quá trình hội nhập. Xuất phát từ nhu cầu trên, tác giả chọn đề tài “Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Luận văn này được nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu rõ cơ chế pháp lý cho thương mại hàng nông sản - Hiệp định Nông nghiệp, đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước và xúc tiến tốt thương mại xuất khẩu nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới trong thời gian tới. Để thực hiện được mục đích trên, tác giả tiến hành nghiên cứu khái quát về WTO, những quy định cụ thể trong Hiệp định Nông nghiệp, những cam kết của Việt Nam đối với thương mại nông sản trong WTO và tình hình nông sản Việt Nam hậu WTO để có cách đánh giá vấn đề một cách khách quan và toàn diện. 3. Phạm vi nghiên cứu Do thời gian có hạn nên tác giả chỉ tập trung vào phân tích các vấn đề sau: - Về mặt thời gian: Nghiên cứu thực tiễn sản xuất nông sản nước ta từ sau khi gia nhập WTO (ngày 11 - 1 - 2007) đến năm 2014, qua đó kiến nghị những giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất nông sản của nước ta trong tương lai. - Về mặt nội dung: Phân tích nội dung chính của Hiệp định Nông nghiệp đó là: vấn đề mở cửa thị trường nông sản, những quy định về hổ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu cho nhà sản xuất nông sản. Đồng thời, cũng nghiên cứu cam kết về nông nghiệp của Việt Nam khi gia nhập WTO và tình hình nông sản Việt Nam hậu WTO. 4. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn dịch, quy nạp để minh chứng cho những luận điểm được nêu ra trong luận văn. - Các thông tin, số liệu sẽ được tổng hợp từ nhiều nguồn tin cậy để làm cơ sở nghiên cứu, chứng minh cho các luận điểm của luận văn. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Hiệp định Nông nghiệp của WTO. Ở chương này, tác giả trình bày về lịch sử hình thành WTO, các vấn đề chủ yếu của WTO (những mục tiêu, nguyên tắc cơ bản và cơ cấu tổ chức của WTO) và những vấn đề lý luận chung của Hiệp định Nông nghiệp đó là: Vấn đề nông nghiệp trong quá trình đàm phán thành lập Hiệp định Nông nghiệp, mục tiêu, nguyên tắc và vai trò của Hiệp định trong thương mại thế giới. GVHD: Dương Văn Học 2 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO Chương 2: Nội dung của Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO. Đây là chương phân tích nội dung chủ yếu trong Hiệp định Nông nghiệp. Mặc dù cách hành văn khá phức tạp, nhưng nhìn chung Hiệp định nông nghiệp đề cập tới ba lĩnh vực chính đó là: Mở của thị trường nông nghiệp (thuế quan hóa các biện pháp phi thuế quan, ràng buộc thuế quan và cắt giảm thuế đối với các mặt hàng nông sản); quy định về các khoản trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nước đối với nông sản. Ngoài ra, Hiệp định còn có những quy định ưu tiên dành cho các nước đang phát triển, các nước kém phát triển và các nước nhập khẩu lương thực chủ yếu. Chương 3: Việt Nam và Hiệp định Nông nghiệp. Đây là chương cuối cùng của luận văn. Ở chương này chủ yếu xoay quanh ba nội dung chính đó là: Cam kết về thương mại hàng nông sản của Việt Nam trong WTO, tình hình nông sản Việt Nam hậu WTO qua đó đề ra những giải pháp một mặt nhằm khắc phục những hạn chế của nông nghiệp Việt Nam, mặt khác tận dụng tối đa lợi ích gia nhập WTO trong thời gian tới. GVHD: Dương Văn Học 3 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) VÀ HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP TRONG WTO 1.1 Khái quát chung về Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của WTO WTO là tên viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization), được thành lập ngày 01/01/1995, kế thừa và mở rộng phạm vi điều chỉnh về thương mại quốc tế của GATT - Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1947. GATT ra đời vào năm 1947, thời gian đó trào lưu hình thành hàng loạt cơ chế đa phương điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi nổi, điển hình là Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày nay. Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thương mại quốc tế, 23 nước sáng lập GATT đã cùng một số nước khác tham gia Hội nghị về thương mại và việc làm và dự thảo Hiến chương La Havana để thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là một tổ chức chuyên môn về thương mại quốc tế của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, các nước này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý những biện pháp bảo hộ đang áp dụng trong thương mại quốc tế từ đầu thập niên 30, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hóa thương mại, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nước thành viên. Hàng loạt các cuộc đàm phán thương mại đầu tiên đã mở đường cho 45.000 nhượng bộ thuế quan, liên quan đến khoản 1/5 thương mại thế giới. 23 nước cũng đã chấp nhận một số quy định thương mại tại dự thảo Hiến chương ITO. Toàn bộ những quy định thương mại và nhượng bộ thuế quan đã tạo thành Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1947), có hiệu lực từ tháng 1 năm 1948, trong khi đó Hiến chương thành lập ITO vẫn nằm trên bàn đàm phán. Mặc dù Hiến chương ITO đã được thông qua tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc làm ở Havana năm 1948, song nó lại không được nghị viện một số nước phê chuẩn, điều này đồng nghĩa với việc ITO không thể trở thành hiện thực. Từ năm 1948 đến năm 1994, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan.1 Mặc dù đã đạt được những thành công lớn, nhưng đến cuối những năm 80 đầu năm 90, trước những biến chuyển của tình hình thương mại quốc tế và sự phát triển của 1 Bộ tài chính, Lịch sử hình thành của WTO, http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1371620/1371622/1371629/WTO%20l%C3%A0%20g%C3%A C?p_page_id=45546274&pers_id=45917765&item_id=45926025&p_details=1, [Truy cập ngày 18-7-2014]. GVHD: Dương Văn Học 4 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO khoa học - kỹ thuật, GATT bắt đầu tỏ ra có những bất cập, không theo kịp tình hình.2 Cụ thể, GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập trung xây dựng các hiệp định hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, về thương mại hàng nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Với phạm vi của hệ thống thương mại đa phương được mở rộng, nên GATT vốn chỉ là một thỏa thuận có nội dung hạn chế và tập trung ở thương mại hàng hóa đã tỏ ra không còn thích hợp. Do đó, ngày 15/04/1994, tại Marrakesh (Maroc), các bên đã kết thúc Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp GATT. WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc.3 Hiện nay tính đến ngày 26 tháng 6 năm 2014 WTO có 160 thành viên.4 Thành viên của WTO là các quốc gia (ví dụ Hoa Kỳ, Việt Nam…) hoặc các vùng lãnh thổ hải quan (ví dụ EU, Đài Loan, Hồng Kông…).5 1.1.2 Mục tiêu và chức năng của WTO Mục tiêu của WTO được nêu ra ở lời nói đầu của Hiệp định Marrakesh về thành lập WTO. Các mục tiêu đó được kế thừa các mục tiêu của GATT và được phát triển, bổ sung trong điều kiện mới về kinh tế và thương mại thế giới. Các mục tiêu đó bao gồm: Phát triển sản xuất và thương mại; Sử dụng tối ưu nguồn lực của thế giới gắn liền với việc bảo đảm sự phát triển bền vững, bảo vệ và duy trì môi trường; Xây dựng một cơ chế thương mại đa phương chặt chẽ, ổn định và khả thi và phải thực hiện các mục tiêu trên theo cách thức phù hợp với nhu cầu cũng như mối quan tâm của các thành viên có trình độ phát triển khác nhau, bảo đảm cho các nước đang phát triển đặc biệt là các nước kém phát triển được duy trì tỷ phần tăng trưởng trong thương mại quốc tế.6 Cũng theo như Hiệp định Marrakesh về thành lập WTO, tổ chức này có năm chức năng cơ bản như sau: - Thống nhất quản lý, điều hành việc thực hiện Hiệp định Marrakesh cũng như các hiệp định và thỏa thuận thương mại đa phương, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý và thực hiện các Hiệp định Thương mại nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ. 2 TrungtamWTO, Giới thiệu về Tổ chức Thương mại thế giới và quá trình gia nhập của Việt Nam, http://www.trungtamwto.vn/wto/nghien-cuu-tranh-luan/gioi-thieu-ve-chuc-thuong-mai-gioi-va-qua-trinh-gia-nhapcua-viet-nam, [Truy cập ngày 18-7-2014]. 3 Tài liệu đã dẫn, footnote số 1, tr.4. 4 World Trade Organization, Members and Observerst, http://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/org6_e.htm, [Truy cập ngày 26-8-2014]. 5 TrungtamWTO, Giới thiệu ngắn gọn về WTO, http://www.trungtamwto.vn/wto/gioi-thieu-wto/gioi-thieu-ngan-gonve-wto, [Truy cập ngày 18-7-2014]. 6 Bộ Công thương, Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của Tổ chức Thương mại thế giới trong hệ thống thương mại đa phương, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 2007, tr. 58,59. GVHD: Dương Văn Học 5 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO - Tạo diễn đàn đàm phán giữa các thành viên về các mối quan hệ thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO, đồng thời tạo ra những khuôn khổ chung cho việc thực hiện các kết quả phán đạt được hay do Hội nghị Bộ trưởng WTO quyết định. - Điều hành Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU) và Cơ chế rà soát chính sách thương mại (TPRM). - Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như IMF và WB trong việc hoạch định những chính sách và dự báo về xu hướng phát triển tương lai của nền kinh tế toàn cầu.7 1.1.3 Nguyên tắc hoạt động của WTO WTO hoạt động dựa trên một bộ các luật lệ và quy tắc tương đối phức tạp, bao gồm nhiều hiệp định, phụ lục, quyết định và giải thích khác nhau điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực thương mại quốc tế. Tuy vậy, tất cả các văn bản đó đều được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc pháp lý nền tảng, đó là các nguyên tắc dưới đây: 1.1.3.1 Nguyên tắc không phân biệt đối xử Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) Tối huệ quốc (MFN - Most favoured nation), là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO, nó được thể hiện ngay tại Ðiều I của Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994). MFN có nghĩa là dành sự ưu đãi như nhau cho mọi đối tác. Điều đó có nghĩa là, nếu một nước thành viên dành cho sản phẩm từ bất kỳ nước thành viên nào mức thuế quan thấp hay bất kỳ một ưu đãi nào khác, thì cũng phải dành mức thuế quan thấp hoặc ưu đãi đó cho sản phẩm tương tự của tất cả các quốc gia thành viên khác một cách ngay lập tức và vô điều kiện. Mặc dù được coi là “hòn đá tảng” trong hệ thống thương mại đa phương, GATT và WTO vẫn quy định một số ngoại lệ (exception) và miễn trừ (waiver) đối với nguyên tắc MFN.8 Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) Đãi ngộ quốc gia (NT - National Treatment) được quy định tại Ðiều III Hiệp định GATT 1994, Ðiều 17 Hiệp định Chung về Thương mại dịch vụ (GATS) và Điều 3 Hiệp định về các Khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). NT có nghĩa là đối xử bình đẳng giữa trong nước và ngoài nước. Nguyên tắc NT yêu cầu một nước phải đối xử bình đẳng và công bằng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá tương tự sản xuất trong nước, điều đó chỉ ra rằng bất kỳ một sản phẩm nhập khẩu nào, sau khi đã qua biên giới (đã trả xong thuế hải quan và các chi phí khác tại cửa khẩu) sẽ được hưởng 7 Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới, Điều III. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước CHXHCN VN, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ChiTietVeToChucQuocTe?diplomac yOrgId=125, [Truy cập ngày 12-6-2014]. 8 GVHD: Dương Văn Học 6 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO sự đối xử không kém ưu đãi hơn sản phẩm tương tự sản xuất trong nước.9 Nguyên tắc NT chỉ được áp dụng khi một sản phẩm, dịch vụ hay một yếu tố sở hữu trí tuệ đã gia nhập vào thị trường. Do vậy việc đánh thuế nhập khẩu không vi phạm nguyên tắc này ngay cả khi không có một loại thuế tương đương nào đánh vào sản phẩm nôi địa.10 Cũng giống như MFN, NT cũng có những ngoại lệ nhất định. 1.1.3.2 Nguyên tắc mở cửa thị trường Nguyên tắc “mở cửa thị trường” hay còn gọi là “tiếp cận thị trường” (market access) thực chất là mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nước ngoài vào. Trong thương mại đa phương, khi tất cả các bên tham gia đều chấp nhận mở cửa thị trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở cửa. Về mặt chính trị, “mở cửa thị trường” thể hiện nguyên tắc tự do hóa thương mại của WTO hay nói một cách cụ thể là tiến đến xóa bỏ rào cản thuế quan hay phi thuế quan (cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu…) thông qua con đường đàm phán, về mặt pháp lý, “mở cửa thị trường” thể hiện nghĩa vụ có tính chất ràng buộc thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường mà nước này đã chấp thuận khi đàm phán gia nhập WTO.11 Mở cửa thị trường đem lại rất nhiều lợi ích nhưng nó phải có một điều chỉnh nhất định. Các Hiệp định của WTO cho phép các quốc gia thành viên từng bước thay đổi chính sách của mình, thông qua lộ trình tự do hóa từng bước. Các nước đang phát triển được hưởng một thời gian dài trong việc thực hiện nghĩa vụ.12 1.1.3.3 Nguyên tắc cạnh tranh công bằng Cạnh tranh công bằng (fair competition) thể hiện nguyên tắc “tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau”.13 Những quy định liên quan đến nguyên tắc không phân biệt đối xử (MFN và NT) đều nhằm mục tiêu đảm bảo những điều kiện thương mại bình đẳng, cũng như những quy định về việc bán phá giá (xuất khẩu với giá thấp hơn giá thành sản phẩm nhằm chiếm thị phần) và vấn đề trợ cấp. Đối với các vấn đề phức tạp như thế này, các quy định WTO giúp xác định trường hợp nào là cạnh tranh bình đẳng, trường hợp nào là không bình đẳng, cũng như những biện pháp trả đũa mà 9 Bộ ngoại giao Việt Nam, Lịch sử ra đời, mục tiêu, nguyên tắc pháp lý, cơ cấu tổ chức và các hiệp định cơ bản của WTO, http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr091019080134/nr091019085342/nr091019085619/nr091029021808/ns0910 29022045, [Truy cập ngày 11-6-2014]. 10 Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, Tìm hiểu Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Nxb Lao động, Hà Nội, 2006, tr.25. 11 Tài liệu đã dẫn ở footnote số 9. 12 Ủy ban Quốc tế về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới những điều cần biết, Nxb Lao động, Hà Nội, 2006, tr.15. 13 Tài liệu đã dẫn ở footnote số 9. GVHD: Dương Văn Học 7 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO chính quyền một nước có thể sử dụng – bằng cách thu thuế bổ sung để bù đắp những tổn thất do biện pháp thương mại không lành mạnh gây ra.14 1.1.3.4 Nguyên tắc có thể dự đoán trước Hệ thống thương mại đa phương cụ thể hóa những nổ lực của chính phủ các quốc gia thành viên, nhằm tạo một môi trường thương mại ổn định, bền vững và dễ dự đoán. Đối với WTO, các nước thành viên thỏa thuận mở cửa thị trường hàng hóa hay dịch vụ thì họ đã thực hiện ràng buộc các cam kết. Trong khía cạnh hàng hóa các ràng buộc này thể hiện ở chổ ấn định mức thuế tối đa cho phép. Tuy nhiên, trên thực tế đôi lúc các nước lại thay đổi các cam kết như áp mức thuế nhập khẩu thấp hơn mức thuế cam kết, vấn đề này thường diễn ra ở các nước đang phát triển. Còn đối với các nước phát triển mức thuế áp dụng thực tế và mức thuế cam kết ràng buộc thường tương đương với nhau. WTO cũng rất nổ lực trong việc sử dụng các biện pháp nhằm tăng tính minh bạch và ổn định. Ví dụ, WTO có thể hạn chế việc sử dụng hạn ngạch và các biện pháp hạn chế định lượng nhập khẩu, bởi khi quản lý hạn ngạch thì sẽ khó dự đoán trước được. Nhiều Hiệp định của WTO yêu cầu chỉnh phủ các nước công bố hay thông báo cho WTO những giải pháp và biện pháp được thông qua. Việc WTO thường xuyên rà soát chính sách thương mại cũng là một biện pháp làm tăng tính minh bạch của các cam kết mà quốc gia ký kết.15 1.1.3.5 Nguyên tắc dành ưu đãi cho các nước đang phát triển WTO đã góp phần to lớn vào quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hơn 3/4 các nước đang phát triển và các nước kém phát triển là thành viên của WTO, họ cần có một thời gian để thực hiện linh động các Hiệp định của WTO. Chính vì điều đó, WTO đã dành cho họ những chính sách thương mại thuận lợi và ưu đãi hơn các thành viên là các nước phát triển, với mục tiêu đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của họ vào hệ thống thương mại đa phương. Thực hiện nguyên tắc này, WTO dành cho các nước đang phát triển, các nền kinh tế chuyển đổi những linh hoạt và ưu đãi nhất định trong việc thực thi các hiệp định để họ thích nghi dần với điều kiện chuyển đổi, đồng thời chú ý đến trợ giúp kỹ thuật cho các nước này. Chương trình Doha hiện nay, cũng rất quan tâm tới những khó khăn mà các nước đang phát triển gặp phải trong quá trình thực thi các Hiệp định được ký kết ở vòng Uruguay.16 14 Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh Tế Quốc tế, Tìm hiểu Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hà Nội 2006, tr.28. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới những điều cần biết, Nxb Lao động, Hà Nội, 2006, tr.15. 16 Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới những điều cần biết, Nxb Lao động, Hà Nội, 2006, tr.16, 17. 15 GVHD: Dương Văn Học 8 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO 1.1.4 Cơ cấu tổ chức của WTO Cơ cấu tổ chức của WTO bao gồm (xếp theo thứ tự thẩm quyền từ cao xuống thấp): Hội nghị Bộ trưởng: Bao gồm các Bộ trưởng Thương mại – Kinh tế đại diện cho tất cả các nước thành viên. Họp 2 năm 1 lần để quyết định các vấn đề quan trọng của WTO; Đại hội đồng: Bao gồm đại diện tất cả các thành viên, thực hiện chức năng của Hội nghị Bộ trưởng trong khoảng giữa hai kỳ hội nghị của cơ quan này. Đại hội đồng cũng đóng vai trò là Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) và Cơ quan rà soát các chính sách thương mại; Các Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Các vấn đề Sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại, Các Uỷ ban, Nhóm công tác: Là các cơ quan được thành lập để hỗ trợ hoạt động của Đại hội đồng trong từng lĩnh vực, tất cả các thành viên WTO đều có thể cử đại diện tham gia các cơ quan này; Ban Thư ký: Ban Thư ký bao gồm Tổng Giám đốc WTO, 03 Phó Tổng Giám đốc và các Vụ, Ban giúp việc với khoảng 500 nhân viên, làm việc độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ chính phủ nào.17 Quá trình thông qua quyết định của WTO: Về cơ bản, các quyết định trong WTO được thông qua bằng cơ chế đồng thuận. Có nghĩa là chỉ khi không một nước nào bỏ phiếu chống thì một quyết định hay quy định mới được xem là “được thông qua”. Tuy nhiên, WTO còn có những quy định cụ thể cho việc ra quyết định ở những trường hợp đặc biệt khác.18 1.2 Vấn đề nông nghiệp trong quá trình đàm phán của GATT/WTO Nông nghiệp là một lĩnh vực quan trọng và gây nhiều tranh cãi trong vòng đàm phán Uruguay (1986-1994), bởi để đạt được một Hiệp định đa phương về nông nghiệp, thì điều cần quan tâm đó là sự tương quan của những nhóm nước khác nhau xuất phát từ lợi ích của mỗi nước. Đó là những nước xuất khẩu, nhập khẩu và các nước trung gian là những nước tự túc được lương thực và tùy theo hoàn cảnh có thể trở thành những nước xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Việc tiến hành vòng đàm phán Urgoay từ tháng 9 năm 1986 đã đưa ra cơ hội cho các nước nông nghiệp thúc đẩy cải tổ thương mại nông nghiệp toàn cầu. Ngay từ khi khởi đầu vòng đàm phán, các Bộ trưởng đã cam kết mạnh mẽ cả tự do hóa nông nghệp lẫn đưa ra các nguyên tắc mới trong việc sử dụng trợ cấp trong nước và hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, do những quan điểm mâu thuẫn nhau nên vấn đề về nông nghiệp trong vòng đàm phán Uruguay tiến triển chậm chạp. 17 TrungtamWTO, Giới thiệu ngắn gọn về WTO, http://www.trungtamwto.vn/wto/gioi-thieu-wto/gioi-thieu-ngangon-ve-wto, [Truy cập ngày 18-7-2014]. 18 Tài liệu đã dẫn ở footnote số 17. GVHD: Dương Văn Học 9 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO 1.2.1 Sự cần thiết phải đưa nông nghiệp vào trong khuôn khổ của GATT/WTO Từ khi GATT được thành lập, nông nghiệp là một trong những lĩnh vực làm giảm tính pháp lý của GATT bởi hơn 40 năm đối với GATT, lĩnh vực này được đối xử như là một ngoại lệ (áp dụng những nguyên tắc không phù hợp với GATT). Các vấn đề liên quan đến buôn bán nông sản đều được tranh cãi trong khuôn khổ của GATT và chính là nguyên nhân làm kéo dài cuộc thương lượng ở những năm 80, rồi đến vòng đàm phán Uruguay đã không kết thúc theo dự định. Hơn nữa, trước vòng đàm phán Uruguay các cuộc đàm phán trước cũng đã bỏ qua vấn đề này. Việc gắn vấn đề này vào vòng đàm phán Uruguay đã là những nổ lực rất lớn của các nước, bởi vấn đề này gây rất nhiều tranh cãi chủ yếu giữa các nước phát triển. Còn các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước xuất khẩu hàng nông sản, sự tranh cãi này rất dễ hiểu, bởi nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các nước đó, trong khi đó nông sản chỉ chiếm 1/10 giá trị buôn bán trên thê giới do sự trợ cấp nông nghiệp của các nước phát triển làm cho giá nông sản xuống rất thấp. Trước những năm 1950, khi các nước phát triển còn là những nước nông nghiệp có thu nhập thấp, họ đánh thuế nhập khẩu hàng nông sản rất cao so với các hàng hóa khác. Nhưng sau đó, cùng với quá trình công nghiệp hóa thu nhập quốc dân theo đầu người tăng lên, chính sách nông nghiệp được thay đổi theo hướng có lợi cho nhà sản xuất nông nghiệp với chính sách ưu đãi hỗ trợ trong nước của chính phủ. Do được chính phủ hỗ trợ, nên sản xuất trong nước ngày càng tăng. Vào những năm 70, các nước Châu Âu từ những nước phải nhập khẩu đã trở thành những nước xuất khẩu lương thực. Sản xuất trong nước những năm 70, 80 của thế kỷ XX đã dư thừa đáng kể. Để khắc phục tình hình dư thừa trên chính phủ các nước đã tiến hành trợ cấp xuất khẩu. Vì vậy, giá hàng nông sản đã giảm xuống mức thấp nhất vào năm 1987. Còn về phía các nước xuất khẩu châu Á - Thái Bình Dương, nhằm cố gắng bảo hộ ngành sản xuất nông nghiệp trong nước đã phải áp dụng các biện pháp thu thuế hết sức phức tạp để khỏi việc nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp trên với giá thấp. Thêm vào đó, xuất khẩu hàng nông sản của họ đã bị ảnh hưởng bởi giá rất thấp trên thị trường thế giới. Nhằm chống lại sự bóp méo giá cả trên thị trường nông sản thế giới, ngay từ khi bắt đầu vòng đàm phán Uruguay các nước đã nhận thấy vấn đề trợ cấp không thể nào tiếp diễn và cần phải ngồi lại với nhau đàm phán trong vòng đàm phán Uruguay.19 Một lí do khác nữa, đó là hàng nông sản vốn là nhóm mặt hàng nhạy cảm trong thương mại quốc tế. Vì vậy, không dễ đạt được thoả thuận về mở cửa thị trường và cắt giảm các hình thức trợ cấp cho loại hàng hoá này. Có rất nhiều lý do để giải thích cho vấn đề này, trong đó các lý do chủ yếu được nêu ra là: Thương mại hàng nông sản sử dụng nhiều lao động, trong đó phần lớn là nông dân do đó đụng chạm đến lợi ích của một 19 Nguyễn Anh Tuấn, Giáo trình Tổ chức Thương mại thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr. 57-60. GVHD: Dương Văn Học 10 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO bộ phận dân cư vốn có thu nhập thấp ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển, đây là lực lượng đáng kể tác động đến sự ổn định chính trị - xã hội của từng quốc gia; Mặt khác, mỗi nước đều có nhu cầu đảm bảo nguồn cung lương thực ổn định trong hoàn cảnh thế giới thường xuyên có biến động về thu hoạch và các nguy cơ nạn đói rình rập, bởi những sản phẩm nông nghiệp chịu tác động rất nhiều từ thiên nhiên, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng.20 Do đó, các nước cố gắng đảm bảo tự túc lương thực để không phải phụ thuộc vào nước khác vấn đề về lương thực và muốn thông qua Hiệp định về nông nghiệp để bảo vệ những giá trị lớn hơn đó là bảo vệ môi trường, bảo tồn cộng đồng, cảnh quan nông thôn.21 1.2.2 Vấn đề nông nghiệp trong vòng đàm phán Uruguay Vòng đàm phán Uruguay được bắt đầu vào tháng 9 năm 1986 bởi Tuyên bố Punta del Este, các mục tiêu đàm phán của Vòng đàm phán đã được đặt ra. Trong đó, các mục tiêu liên quan đến nông nghiệp với được mô tả như sau:“Thiết lập một hệ thống thương mại nông nghiệp công bằng, định hướng thị trường và quá trình cải cách cần được tiến hành thông qua việc đàm phán cam kết về trợ cấp và bảo hộ, tiến hành thiết lập những luật lệ và quy tắc chặt chẽ và thực thi có hiệu quả hơn GATT”. Trong vòng đàm phán này, các nước không chỉ tập trung trong vấn đề tiếp cận thị trường và trợ cấp xuất khẩu, mà còn về một loạt các vấn đề về chính sách nông nghiệp trong nước. Các thành viên chính trong nhóm đàm phán nông nghiệp trong vòng đàm phán Uruguay là Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhóm Cairns22. Sau đây là các quan điểm khác nhau của các thành viên về cải cách thương mại hàng nông sản. EU phản ứng tiêu cực đối với việc tự do hóa lĩnh vực nông nghiệp, nhưng quan tâm đến việc đạt được một sự thỏa thuận khả thi và hiệu quả hơn GATT, qua đó nhằm giảm thiểu va chạm thương mại trong tương lai giữa nó và Hoa Kỳ. EU đề nghị quá trình tự do hóa nông nghiệp được tiến hành theo giai đoạn và tùy theo thị trường của từng loại nông sản khác nhau. Ngược lại, Mỹ và Nhóm Cairns ủng hộ quá trình tự do hóa nông nghiệp. Họ cho rằng chính các chính sách trợ cấp xuất khẩu, hỗ trợ nội địa, hạn chế nhập khẩu là những chương trình làm bóp méo thương mại. Mỹ đề nghị xóa bỏ toàn bộ trợ cấp nông nghiệp và chính sách nhập khẩu trong 10 năm đi đôi với chương trình tiêu chuẩn sức khỏe và vệ sinh dịch tễ. 20 TrungtamWTO, Hiệp định Nông nghiệp, http://www.trungtamwto.vn/wto/hiep-dinh-nong-nghiep, [Truy cập ngày 22-6-2014]. 21 Bộ Công Thương, Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của Tổ chức Thương mại thế giới trong hệ thống thương mại đa phương, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 2007, tr.124. 22 Nhóm được thành lập tại Cairns, Australia vào năm 1986. Thành viên của nhóm gồm các nước xuất khẩu nông sản trong WTO. Hiện nay thành viên của nhóm bao gồm: Argentina, Australia, Bolivia, Brazil, Canada, Chile, Colombia, Costa Rica, Guatemala, Indonesia, Malaysia, New Zealand, Pakistan, Paraguay, Philippines, South Africa, Thái Lan và Uruguay. GVHD: Dương Văn Học 11 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO Các nước đang phát triển bên ngoài của Nhóm Cairns, cũng đã có một quan tâm mạnh mẽ trong các cuộc đàm phán, mặc dù ảnh hưởng của họ trong quá trình đàm phán là tương đối nhỏ. Các nước đang phát triển đã tập trung vào nhu cầu của họ đối xử đặc biệt và khác biệt trong các cuộc đàm phán. Họ nhấn mạnh, thực tế là nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước của họ. Do đó, những quy định mới trong nông nghiệp, không nên ức chế tăng trưởng nông nghiệp bằng cách đặt các ràng buộc quá nhiều vào chính sách hỗ trợ của chính phủ. Các nước đang phát triển cho rằng tầm quan trọng của việc cắt giảm hỗ trợ và bảo hộ ảnh hưởng đến họ, nên nghĩa vụ của họ phải nhỏ hơn so với các nước phát triển và họ được cung cấp một thời gian dài để thực hiện đầy đủ những thay đổi của chính sách. Đối với các nước đang phát triển là nước nhập khẩu lương thực chủ yếu, mối quan tâm chính của họ là về tác động của vòng đàm phán đến chi phí nhập khẩu lương thực. Kết quả từ một việc cắt giảm hỗ trợ và trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp, sẽ tăng giá thực phẩm của quốc tế và do đó tăng chi phí nhập khẩu của các nước đó. Hai quốc gia khác có một sự quan tâm lớn trong kết quả của vòng là Nhật Bản và Hàn Quốc. Các nước này đã đánh giá cao bảo vệ thị trường gạo trong nước và phe đối lập mạnh mẽ cải cách của ngành. Nhật Bản giống như EU, đã quan tâm đến bảo vệ nông dân của mình khỏi sự cạnh tranh quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực lúa gạo. Lí do, là bởi gạo đóng một vai trò duy nhất trong chế độ ăn uống, văn hóa và môi trường của đất nước, do đó nên được đối xử khác nhau khỏi các mặt hàng nông nghiệp khác. Tuy nhiên, Nhật Bản mạnh mẽ ủng hộ các biện pháp để giảm trợ cấp xuất khẩu. Tại đánh giá giữa kỳ tại Montreal vào cuối năm 1988, cho thấy các bên đàm phán trong nhóm nông nghiệp, đã cách xa nhau trong quan điểm và họ đã thất bại trong việc tạo ra một văn bản tạm thời cho các cuộc thảo luận của nhóm tại cuộc họp Montreal. Sau thất bại này, những người tham gia chính tiếp tục tìm kiếm một thỏa thuận mới. Một bước đột phá cuối cùng đã đến, với việc nối lại các đánh giá giữa kỳ vào tháng 4 năm 1989. Các bên đàm phán cam kết một lần nữa, về mục tiêu lâu dài của việc giảm sự can thiệp của chính phủ trong ba lĩnh vực trên của chính sách nông nghiệp và nó đã được đề xuất rằng các cuộc đàm phán nên tiến hành bằng cách tìm kiếm các cam kết riêng biệt trong mỗi lĩnh vực chính sách. Tuy nhiên, EU đặc biệt phản đối việc cắt giảm đáng kể các khoản trợ cấp xuất khẩu. Các cuộc đàm phán tiếp tục với hy vọng rằng, một thỏa thuận có thể đạt được vào năm 1990. Đến ngày hết thời hạn kết thúc Vòng đàm phán Uruguay, nhưng các văn bản được trình bày đã EU bị từ chối. Cho đến năm 1991, các nhà đàm phán cuối cùng đã tiến đến một sự đồng thuận, theo đó các nước sẽ đồng ý nhượng bộ trong ba lĩnh vực đó là: tiếp cận thị trường, hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu. GVHD: Dương Văn Học 12 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO Vào cuối năm 1991, Tổng Giám đốc của GATT trình bày một dự thảo toàn diện được gọi là dự thảo Dunkel. Nó bao gồm các văn bản hoàn chỉnh đầu tiên về nông nghiệp, trong đó đề xuất định lượng đã được trình bày liên quan đến nhượng bộ trong mỗi một lĩnh vực. Nhưng EU vẫn còn không đồng thuận, với việc thực hiện cắt giảm đáng kể các khoản trợ cấp xuất khẩu. Tại Blair House - Washington vào năm 1992, nhà đàm phán Mỹ và EU đã tiến hành một loạt các cuộc thảo luận song phương, mà cuối cùng dẫn đến một thỏa thuận được gọi là Blair House Accord. Các cuộc họp này tập trung vào việc sửa đổi dự thảo Dunkel cho phù hợp. Blair House Accord đã phá vỡ thế bế tắc trong nhóm đàm phán nông nghiệp. Hiệp định Nông nghiệp được thông qua với phần lớn nội dung lấy từ dự thảo Blair House Accord. Từ đây, ngành nông nghiệp đã đi vào khuôn khổ quy tắc thương mại quốc tế.23 1.3 Khái quát về Hiệp định Nông nghiệp 1.3.1 Mục tiêu của Hiệp định Nông nghiệp Từ những lý luận về sự cần thiết phải đưa nông nghiệp vào khuôn khổ GATT/WTO, nên khi Hiệp định Nông nghiệp được thành lập đã nêu ra mục tiêu cụ thể cho lĩnh vực này, mục tiêu đó là: “Cải cách lại các nguyên tắc, luật lệ, chính sách nông nghiệp cũng như làm giảm bớt những bóp méo thương mại nông nghiệp gây ra bởi cơ chế bảo hộ nông nghiệp và hỗ trợ trong nước”. Tuy nhiên, trong khi thực hiện các cam kết tiếp cận thị trường, các thành viên phát triển triển sẽ cải thiện hơn nữa các cơ hội và điều kiện tiếp cận thị trường, cho những nông sản có lợi ích đặc biệt cho các thành viên nước đang phát triển và cho những sản phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đa dạng hoá sản xuất, để tránh việc trồng các cây thuốc phiện. Đồng thời, các cam kết trong chương trình cải cách cần phải đạt được một cách bình đẳng giữa tất cả các thành viên, có xem xét đến vấn đề đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước đang phát triển, có tính đến các hậu quả tiêu cực có thể có của việc thực hiện chương trình cải cách đối với các nước kém phát triển và các nước đang phát triển nhập khẩu lương thực chủ yếu.24 1.3.2 Các nguyên tắc trong Hiệp định Nông nghiệp 1.3.2.1 Nguyên tắc mở cửa thị trường trong nông nghiệp Mở cửa thị trường trong nông nghiệp thể hiện ở hai điểm chính đó là thuế quan hóa biện pháp phi thuế quan và cam kết giảm thuế sau khi thuế quan hóa. 23 Food and Agriculture Organization of the United Nations, Stephen Healy, Richard Pearce, Michael Stockbridge, The implications of the Uruguay Round Agreement on Agriculture for developing countries, http://www.fao.org/docrep/004/W7814E/W7814E04.htm#Major, [Truy cập ngày 21-11-2014]. 24 Hiệp định Nông nghiệp, Lời nói đầu. GVHD: Dương Văn Học 13 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO Đối với vấn đề thuế quan hóa biện pháp phi thuế quan: Các nước trong vòng đàm phán Uruguay, đã thỏa thuận bãi bỏ các biện pháp phi thuế quan đang áp dụng đối với sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu (thuế quan hoá các biện pháp phi thuế quan). Điều này có nghĩa là chỉ áp dụng thuế quan đối với việc nhập khẩu hàng nông sản. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ nhất định.25 Ngoài ra, các nước cũng tiến hành thỏa thuận cam kết mở của thị trường ở mức độ tối thiểu sau khi thuế quan hóa đối với một số sản phẩm cụ thể, đây là hình thức quy định mức hạn ngạch nhập khẩu tối thiểu mà nước nhập khẩu phải cho phép đối với những loại nông sản mà trước đó hầu như đóng cửa với hàng hoá nước ngoài.26 Với quy định này thì lượng hàng hóa nằm trong hạn ngạch sẽ chịu mức thuế quan thấp, còn lượng hàng hóa nằm ngoài hạn ngạch thì chịu thuế quan cao hơn, thậm chí cao hơn rất nhiều. Trong trường hợp khác, khi các nước không áp dụng hạn ngạch thuế quan, các nước có thể áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt theo Hiệp định Nông nghiệp (biện pháp tự vệ đặc biệt không áp dụng đối với hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan) nếu thỏa mãn các điều kiện áp dụng. Trong WTO, biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ. Mỗi nước nhập khẩu là thành viên WTO đều có quyền áp dụng biện pháp tự vệ, nhưng khi áp dụng thì họ phải bảo đảm tuân theo các quy định của WTO (về điều kiện, thủ tục, cách thức áp dụng biện pháp tự vệ). Biện pháp tự vệ đặc biệt, về bản chất nó cũng giống như biện pháp tự vệ trong WTO được quy định cụ thể tại Hiệp định về các Biện pháp tự vệ, nhưng khác là điều kiện áp dụng dễ dàng hơn, chỉ tuân thủ quy định trong Hiệp định Nông nhiệp và nó chỉ áp dụng đối với hàng nông sản sau khi đã tiến hàng thuế quan hóa và có đánh dấu trong danh mục bằng ký hiệu “SSG”.27 Đối với cam kết giảm thuế sau khi thuế quan hóa: Theo Hiệp định Nông nghiệp, các nước sau khi tiến hành thuế quan hóa biện pháp phi thuế quan thì phải cam kết ràng buộc thuế, đồng thời giảm dần thuế quan theo lộ trình (tính riêng mức giảm và lộ trình giảm cho từng nhóm nước đang phát triển, phát triển). Theo đó, các nước phát triển phải cắt giảm ít nhất 36% mức thuế trong vòng 6 năm, các nước đang phát triển phải cắt giảm ít nhất 24% mức thuế trong vòng 10 năm. Trong trường hợp, muốn tăng thuế các nước phải tiến hành đàm phán lại và phải đền bù cho việc tăng thuế đó. Các nước chỉ có thể tăng thuế quan, sau khi đã tiến hành đàm phán lại và đã đền bù thoả đáng cho lợi ích các bên bị thiệt hại do việc tăng thuế đó. Đây là hình thức tăng thuế quan có điều kiện (chỉ áp dụng đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển).28 25 Hiệp định Nông nghiệp, Phần III, Điều 4, khoản 2. TrungtamWTO, Hiệp định Nông nghiệp, http://www.trungtamwto.vn/wto/hiep-dinh-nong-nghiep, [Truy cập ngày 19-7-2014]. 27 Hiệp định Nông nghiệp, Phần III, Điều 5. 28 Tài liệu đã dẫn ở footnote số 26. 26 GVHD: Dương Văn Học 14 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO 1.3.2.2 Nguyên tắc trợ cấp trong nông nghiệp Các biện pháp trợ cấp thường là nguyên nhân dẫn tới sự bóp méo thương mại, khiến cạnh tranh không bình đẳng và không lành mạnh giữa hàng nhập khẩu và hàng nội địa. Vì vậy, WTO đã có một Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng. Tuy nhiên, Hiệp định này chỉ áp dụng cho hàng phi nông nghiệp, còn hàng nông sản thì áp dụng Hiệp định Nông nghiệp. Theo đó, trợ cấp trong nông nghiệp được chia làm hai nhóm đó là trợ cấp trong nước và trợ cấp xuất khẩu. Đối với trợ cấp trong nước gồm có trợ cấp hộp màu xanh lá cây (đây là trợ cấp được phép áp dụng không hạn chế), trợ cấp hộp màu xanh lơ (trợ cấp không phải cắt giảm, nếu đang áp dụng) và trợ cấp hộp màu hỗ phách (trợ cấp gây biến dạng thương mại, chỉ được phép nếu trong mức tối thiểu). Còn trợ cấp xuất khẩu về nguyên tắc, WTO nghiêm cấm các hình thức trợ cấp xuất khẩu. Đối với các thành viên đã áp dụng trợ cấp xuất khẩu phải kê khai và cam kết cắt giảm cả về giá trị trợ cấp và khối lượng nông sản được nhận trợ cấp. 1.3.2.3 Nguyên tắc ưu tiên cho các nước đang phát triển, kém phát triển Hiệp định Nông nghiệp cho phép các thành viên là nước đang phát triển, được hưởng những “ưu tiên” sau đối với hàng nông sản, cụ thể: Mức độ giảm thuế nhập khẩu và giảm các biện pháp trợ cấp ít hơn (chỉ bằng khoảng 2/3 mức độ giảm áp dụng cho nước thành viên phát triển); Thời hạn (lộ trình) thực hiện các nghĩa vụ giảm thuế và trợ cấp dài hơn. Và có sự linh hoạt hơn trong việc sử dụng các công cụ chính sách nhất định chẳng hạn như trợ cấp đầu tư, đầu vào trong chương trình phát triển sản xuất và trợ cấp xuất khẩu.29 Còn các nước kém phát triển thì được miễn hoàn toàn việc thực hiện cam kết giảm thuế quan và trợ cấp.30 Đối với các nước đang phát triển và kém phát triển nhập khẩu lượng thực ròng thì được hưởng ưu đãi đặc biệt từ các nước phát triển theo Quyết định của Hội nghị Bộ trưởng về các biện pháp liên quan đến khả năng ảnh hưởng tiêu cực của chương trình cải cách thương mại hàng nông sản.31 1.3.3 Vai trò của Hiệp định Nông nghiệp Hiệp định Nông nghiệp (Agreement on Agriculture) là một trong các hiệp định của WTO. Nó được ký kết tại Vòng đàm phán Uruguay và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1995, cũng là ngày mà WTO chính thức đi vào hoạt động. Sự ra đời của Hiệp định Nông nghiệp là một bước tiến quan trọng trong lịch sử thương mại hàng nông sản nói riêng, thương mại quốc tế nói chung. Với ý nghĩa như trên Hiệp định Nông nghiệp có vai trò rất to lớn trong hệ thống thương mại đa phương, cụ thể đó là: 29 Hiệp định Nông nghiệp, Phần IV, Điều 6, khoản 2. Hiệp định Nông nghiệp, Phần IX, Điều 15, khoản 2 31 Hiệp định Nông nghiệp, Phần X, Điều 16, khoản 1. 30 GVHD: Dương Văn Học 15 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO Thứ nhất, điều chỉnh vấn đề quan trọng của thương mại quốc tế đã từ lâu bị tranh cãi giữa các nước – lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp là một vấn đề nhạy cảm như đã phân tích ở trên không chỉ ở những nước phát triển mà còn cả những nước đang phát triển. Thương mại nông nghiệp là một trong những thành phần quan trọng trong nền kinh tế quốc gia cũng như thế giới và có vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp cũng như việc làm ở mỗi quốc gia. Thứ hai, tạo thuận lợi hơn cho việc trao đổi quốc tế hàng nông sản thông qua cơ chế mở cửa thị trường, qua đó cũng thúc đẩy nhiều hơn cơ hội việc làm cho đại bộ phận người dân, nâng cao mức sống và thu nhập trong nhân dân. Thứ ba, làm giảm bớt những bóp méo trong thương mại do cơ chế hổ trợ xuất khẩu và hổ trợ trong nước gây ra, tiến đến một môi trường cạnh tranh lành mạnh, tiến bộ cùng phát triển. Thứ tư, Hiệp định Nông nghiệp tạo khả năng cạnh tranh công bằng, tiến bộ, bền vững hơn cho các nước đang phát triển và kém phát triển. Theo đó, các nước đang phát triển có thời gian chuyển tiếp dài hơn các nước phát triển để thực hiện các cam kết của mình. Còn các nước kém phát triển hoàn toàn không phải thực hiện những cam kết giống như của các nước phát triển và đang phát triển. Hiệp định Nông nghiệp cũng có những điều khoản đặc biệt, giải quyết mối quan tâm của các kém phát triển và các nước phải nhập khẩu lương thực chủ yếu là các nước đang phát triển. Thứ năm, giải quyết vấn đề an ninh lương thực. Hiệp định đưa ra cơ chế bảo đảm an ninh lương thực tại bất cứ quốc gia, khu vực bị ảnh hưởng thiên tai. Thứ sáu, Hiệp định Nông nghiệp góp phần phát triển một nền thương mại nông sản gắn liền với bảo vệ sức khỏe nhân loại, thông qua cơ chế khuyến khích việc loại bỏ trồng cây thuốc phiện. Đây là một chương trình cải cách có ý nghĩa sâu sắc đối với nhân loại. 1.3.4 Các nội dung chính của Hiệp định Nông nghiệp Sau nhiều lần đàm phán khó khăn, các nước đã thống nhất một cơ chế thương mại riêng cho hàng nông sản, thể hiện tại Hiệp định Nông nghiệp. Hiệp định Nông nghiệp gồm có 13 phần, 21 Điều, và 5 Phụ lục. Mặc dù cách hành văn khá phức tạp, nhưng nhìn chung Hiệp Định Nông nghiệp xoay quanh các vấn đề chính sau: Mở cửa thị trường: Các quy định về hạn chế nhập khẩu. Cụ thể Hiệp định yêu cầu giảm bớt các rào cản thương mại đối với hàng nông sản nhập khẩu, thực hiện thuế hóa các biện pháp phi thuế quan và cam kết thuế. Trợ cấp trong nước: Đưa ra các quy định và cam kết quản lý trợ cấp cho sản xuất trong nước, theo đó các nước thành viên sẽ kê khai mức độ trợ cấp của mình đối với sản xuất nông nghiệp. Theo Hiệp định Nông nghiệp trợ cấp trong nước được chia làm ba nhóm đó là: Trợ cấp hộp màu xanh lá cây (trợ cấp được phép); Trợ cấp hộp màu xanh lơ (trợ cấp không phải cắt giảm, nếu đang áp dụng); Trợ cấp Hộp màu hổ phách (trợ cấp GVHD: Dương Văn Học 16 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO gây biến dạng thương mại, chỉ được phép nếu trong mức tối thiểu), đối với hình thức trợ cấp gây bóp méo thương mại (trợ cấp hộp màu hổ phách) thì cần cam kết cắt giảm nếu vượt quá mức cho phép. Trợ cấp xuất khẩu: Đây là phương pháp nhằm đảm bảo một cách giả tạo khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu. Theo Hiệp định Nông nghiệp thì cấm trợ cấp xuất khẩu, nhưng các trợ cấp xuất khẩu hiện đang áp dụng thì vẫn được tiếp tục, nhưng phải cắt giảm cả về khối lượng và giá trị. Thời gian cắt giảm là 6 năm đối với các nước phát triển và 10 năm đối với các nước đang phát triển. Ngoài những vấn đề chính trên, Hiệp định Nông nghiệp còn cho phép các chính phủ các quốc gia đang phát triển khuyến khích phát triển khu vực kinh tế nông thôn. Đồng thời, Hiệp định cho phép các nước đang phát triển có sự linh động trong việc thực thi các cam kết. Các nước đang phát triển, không cần phải giảm bớt trợ cấp hay cắt giảm thuế quan nhiều như các nước phát triển và họ cũng có thời gian dài hơn để thực hiện các cam kết của mình. Còn về phía các nước kém phát triển, hoàn toàn không bắt buộc thực hiện những cam kết giống như của các nước phát triển và đang phát triển. Hiệp định cũng dành những điều khoản đặc biệt, riêng lẻ giải quyết mối quan tâm của các nước phải nhập khẩu lương thực chủ yếu. Kết luận chương 1 WTO là tên viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới. Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995. Với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạc. Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định, thực tiễn thực thi của Hiệp định Chung về Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá), là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư). Một trong những Hiệp định của WTO là Hiệp định Nông nghiệp, nó được thông qua tại thời điểm kết thúc vòng đàm phán Uruguay vào cuối năm 1994 và có hiệu lực cùng thời điểm WTO chính thức đi vào hoạt động. Hiệp định Nông nghiệp ra đời, nhằm cải cách thương mại nông sản và làm cho các chính sách nông nghiệp có định hướng thị trường hơn. Về dài hạn, Hiệp định nhằm nâng cao khả năng dự báo các thay đổi và an ninh lương thực cho các quốc gia nhập khẩu cũng như xuất khẩu. Sự ra đời của Hiệp định Nông nghiệp là một bước tiến quan trọng trong thương mại nông sản quốc tế, từ đây hàng hóa nông sản đã được đưa vào khuôn khổ quy tắc pháp lý của GATT/WTO. GVHD: Dương Văn Học 17 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO CHƯƠNG 2 NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP TRONG WTO Với sự bắt đầu của Vòng đàm phán Uruguay vào năm 1986, vấn đề nông nghiệp cuối cùng đã được đặt trên bàn đàm phán GATT/WTO. GATT đã có quy định hạn chế liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và kết quả là một số quốc gia, chủ yếu là các nước phát triển đã có thể đặt mức độ cao các biện pháp bảo hộ (hạn ngạch) trên các sản phẩm nông nghiệp cũng như cung cấp mức độ hỗ trợ (chương trình trợ cấp xuất khẩu) cho các sản phẩm nông nghiệp. Mặt khác, những quốc gia (chủ yếu là các nước đang phát triển) không có đủ phương tiện để cung cấp hỗ trợ về trợ cấp xuất khẩu, cho thấy thị phần của họ suy giảm và do đó dẫn tới các tranh chấp liên quan đến thương mại nông nghiệp. Trên thực tế, các biện pháp bảo hộ của các nước phát triển đã tạo ra sự tàn phá và biến dạng trên thị trường lương thực thế giới, giảm giá các sản phẩm nông nghiệp đến mức không thể cạnh tranh. Phải mất tám năm đối với Vòng đàm phán Uruguay để đến với một thỏa thuận về giới hạn trợ cấp trong nước và xuất khẩu, cung cấp một số tiếp cận thị trường bổ sung nhưng quan trọng hơn là đưa ra một khuôn khổ cho việc tự do hóa thương mại trong tương lai. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta đi vào phân tích các nội dung của Hiệp định được thể hiện dưới đây. 2.1 Đối tượng được áp dụng Trong WTO, hàng hoá được chia làm hai (02) nhóm chính: nông sản và phi nông sản. Theo Điều 2 Hiệp định Nông nghiệp của WTO, thì nông sản là tất cả các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và sản phẩm từ cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS (Hệ thống hài hoà hoá mã số thuế). Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như: - Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…; - Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…; - Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô… Tất cả các sản phẩm còn lại trong Hệ thống thuế mã HS gọi là sản phẩm phi nông nghiệp (còn được gọi là sản phẩm công nghiệp).32 2.2 Những quy định về mở cửa thị trường “Mở cửa thị trường” được hiểu là việc giảm bớt các “rào cản” về vật chất và thủ tục để nông sản nước ngoài có thể tiếp cận thị trường nước nhập khẩu một cách thuận lợi. 32 Trung tamWTO, Hiệp định Nông nghiệp, http://www.trungtamwto.vn/wto/hiep-dinh-nong-nghiep, [Truy cập ngày 16-7-2014]. GVHD: Dương Văn Học 18 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO Trong WTO, “mở cửa” đồng nghĩa với việc giảm thuế nhập khẩu và không được tăng trở lại, giảm và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu (như hạn ngạch, quy định giá nhập khẩu tối thiểu, các loại thuế - phí liên quan đến việc nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, các biện pháp mang tính hạn chế khác…).33 “Mở cửa thị trường” theo Hiệp định Nông nghiệp, cũng bao gồm các vấn đề nêu trên, thể hiện qua việc thuế quan hóa (Tariffication) các biện pháp phi thuế quan34 (trừ một số trường hợp) – chỉ áp dụng thuế quan đối với hàng nông sản, sau đó ràng buộc mức thuế và giảm dần mức thuế sau khi thuế quan hóa. Ngoài ra Hiệp định Nông nghiệp còn đưa ra nguyên tắc mới trong mở của thị trường đó là áp dụng hạn ngạch thuế quan (Tariff quota). 2.2.1 Thuế quan hóa và hạn ngạch thuế quan 2.2.1.1 Thuế quan hóa Thuế quan hoá là việc chuyển các biện pháp phi thuế quan (ví dụ hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu…) thành thuế quan. Đây là nguyên tắc quan trọng trong WTO bởi thuế quan là biện pháp minh bạch, ổn định và dễ dự đoán hơn nhiều so với các biện pháp phi thuế quan. Theo quy định của WTO, hầu hết các biện pháp phi thuế quan đối với hàng phi nông nghiệp bị buộc phải chấm dứt. Tuy nhiên, đối với hàng nông sản, các biện pháp phi thuế mà các nước thành viên WTO trước đó đang áp dụng vẫn được thừa nhận giá trị nhưng bị buộc phải quy đổi thành một giá trị cụ thể (tiền), lấy giá trị bình quân các năm từ năm 1986 đến năm 1988 làm cơ sở căn cứ mức chênh lệch giá trong và ngoài nước.35 Tiếp theo, chuyển hoá các biện pháp phi thuế quan thành thuế suất bổ sung vào mức thuế quan đang áp dụng đối với sản phẩm chịu ảnh hưởng của biện pháp phi thuế quan; Sau đó mỗi nước thành viên phải đàm phán và cam kết thuế ở một mức nhất định và đảm bảo rằng trong tương lai không được tăng thuế cao hơn mức cam kết đó, đồng thời cũng tiến hành cắt giảm thuế quan ràng buộc. Đây là cách tiến hành thuế quan hóa biện pháp phi thuế quan. Trường hợp muốn tăng thuế cao hơn mức cam kết, thì nước đó phải đàm phán lại và thông thường phải “đền bù” cho các nước liên quan do việc tăng thuế này.36 Điều 4 khoản 2 của Hiệp định Nông nghiệp cấm sử dụng các biện pháp phi thuế quan cụ thể trong nông nghiệp. Tuy nhiên, Điều 4 khoản 2 của Hiệp định Nông nghiệp cũng không cấm sử dụng các hạn chế nhập khẩu phi thuế quan phù hợp với các quy định 33 Tài liệu đã dẫn, footnoe số 32, tr.18. Các biện pháp này bao gồm hạn chế số lượng nhập khẩu, thay đổi mức thuế nhập khẩu, giá nhập khẩu tối thiểu, thủ tục cấp phép nhập khẩu tuỳ ý, thoả thuận hạn chế xuất khẩu tự nguyện và các biện pháp phi thuế quan được duy trì thông qua các doanh nghiệp thương mại Quốc doanh. Các biện pháp tương tự áp dụng với hàng nhập khẩu ngoài thuế quan thông thường cũng bị cấm không được sử dụng. (Hiệp định Nông nghiệp, Phần III, Điều 4, khoản 2). 35 Nguyễn Khương Bình, WTO với doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội và thách thức hậu gia nhập WTO, Nxb Lao động, Hà Nội, 2006, tr.29. 36 Tài liệu đã dẫn, footnote số 32, tr.18. 34 GVHD: Dương Văn Học 19 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO của GATT 1994 hoặc các Hiệp định của WTO được áp dụng trong thương mại hàng hoá (công nghiệp hoặc nông nghiệp). Những biện pháp này là những biện pháp được duy trì theo quy định về cân bằng thanh toán (Điều XII và XVIII của GATT 1994), các quy định về tự vệ (Điều XIX GATT 1994), các loại trừ chung (Điều XX, GATT 1994) và các biện pháp khác trong các Hiệp định của WTO tại Phụ lục A. Trước vòng đàm phán Uruguay, việc nhập khẩu hàng nông sản bị hạn chế bởi các biện pháp phi thuế quan, tuy nhiên đến nay các biện pháp này đã chuyển sang thuế quan. Thuế quan cho phép đảm bảo một mức độ bảo hộ tương đương: tức là nếu biện pháp phi thuế quan trước đây làm tăng 75% giá hàng hóa trên thị trường nội địa so với giá hàng hóa trên thị trường thế giới, thì thuế suất mới được áp dụng có thể lên đến 75% (quá trình thuế hóa). Tuy nhiên, các nước phải ràng buộc mức thuế sau khi đã thuế hóa, đồng thời phải cắt giảm dần thuế quan sau khi thuế hóa. Yêu cầu đặt ra là các nước phát triển phải cắt giảm ít nhất 36% mức thuế trung bình đối với tất cả các sản phẩm nông nghiệp, và cắt giảm ít nhất 15% mức thuế đối với mỗi sản phẩm nông nghiệp trong vòng 6 năm (1995 2000), còn đối với các nước đang phát triển phải cắt giảm ít nhất 24% mức thuế trung bình đối với tất cả các sản phẩm nông nghiệp, 10% mức thuế đối với mỗi sản phẩm nông nghiệp trong vòng 10 năm (1995 – 2004). Các nước kém phát triển không có nghĩa vụ giảm thuế quan đối với hàng nông sản. Cở sở để tính mức độ giảm thuế là thuế suất trần trước ngày 01-01-1995, hoặc đối với những mức thuế chưa được cam kết (các sản phẩm mà thuế quan chưa được ràng buộc) thì là thuế suất được áp dụng thực tế vào tháng 91986 khi bắt đầu vòng đàm phán Uruguay. Giai đoạn được tính làm cơ sở là giai đoạn 1986 – 1988.37 Đến nay, quy mô giảm thuế quan vẫn còn thấp. Nguyên nhân chính đó là việc cắt giảm không dựa trên cơ sở bình quân của từng sản phẩm. Điều đó làm cho hiệu quả của việc giảm thuế sẽ ít hơn so với mức thuế tương đương thời kỳ 1986 – 1988. Vấn đề đó được thể hiện cụ thể như sau: nếu một quốc gia với ba sản phẩm chịu thuế, ba mặt hàng nhạy cảm với mức thuế 100% và một mặt hàng với mức thuế 4%, giảm mức thuế 100% xuống còn 85% (giảm 15%), loại bỏ mức thuế 4% (giảm 100%), sẽ cho ra kết quả của việc cắt giảm trung bình là 36.25%, cho thấy việc cắt giảm ở đây không dựa trên cơ sở bình quân của mỗi sản phẩm. Như vậy với những sản phẩm nhạy cảm được bảo hộ rất cao. Mặt khác, mức thuế trần mà các nước cam kết cắt giảm, trong nhiều trường hợp cao hơn rất nhiều so với thời kỳ 1986 - 1988. Liên minh châu Âu (EU) là ví dụ điển hình. Cuối những năm 1980, EU đã đưa ra mức thuế trần cao hơn mức thuế tương đương (so 37 World Trade Organization, Agriculture: fairer markets http://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/agrm3_e.htm, [Truy cập ngày 16-7-2014]. GVHD: Dương Văn Học 20 for farmers, SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO với khi bảo vệ bằng hạn ngạch) là 60%, đối với Mỹ là 45%. Điều này được hiểu như là một biện pháp thuế quan không lành mạnh. Trong tình hình đó, các nước đang phát triển cũng triển khai như vậy, theo đó một số nước Châu Á – Thái Bình Dương đã đưa ra mức thuế trần đối với hàng nông sản nhập khẩu ở mức cao hơn 50%, một số nước còn cao hơn 150%, tức là cao hơn mức thuế tương đương thời kỳ 1986 – 1988. Kết quả, mức thuế quan thực tế 1999 cũng là biện pháp bảo hộ không kém các biện pháp phi thuế quan vào đầu những năm 1990. Việc đưa ra mức thuế trần cao như vậy đã tạo ra sự linh hoạt hơn bởi thực tế mức thuế hiện tại vẫn thấp hơn mức thuế đã cam kết.38 2.2.1.2 Hạn ngạch thuế quan Hiệp định Nông nghiệp cũng đưa ra khái niệm mới đó là “Hạn ngạch thuế quan (Tariff quota)”. Với khái niệm này chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Nếu một lượng hàng hóa nhập khẩu nằm trong hạn ngạch thì thuế quan sẽ thấp hơn, còn nếu lượng hàng hóa nằm ngoài hạn ngạch sẽ chịu thuế cao hơn (thậm chí cao hơn rất nhiều lần). Ví dụ, lượng hàng hóa nhập khẩu nằm trong giới hạn hạn ngạch (đến 1000 tấn) thì thuế suất nhập khẩu là 10%, lượng hàng hóa nhập khẩu nằm ngoài hạn ngạch sẽ chịu thuế suất nhập khẩu là 80%. Tuy nhiên các nước phải giảm mức thuế cao nhất đánh vào lượng hàng hóa vượt hạn ngạch và chia đều cho các năm trong giai đoạn thực hiện. Theo Hiệp định Nông nghiệp, thì giới hạn hạn ngạch ở mức 1000 tấn được tính toán dựa trên lượng hàng nhập khẩu trung bình trong giai đoạn cơ sở (1986 – 1988) hoặc dựa trên mức độ mở cửa tối thiểu đã được các nước thương lượng.39 Cụ thể Hiệp định Nông nghiệp đưa ra các hạn ngạch như sau: Cơ hội tiếp cận hiện tại là cơ hội cho phép nhập khẩu một mức độ tương ứng với những người hiện có trong giai đoạn cơ sở 1986 – 1988.40 Mức hạn ngạch thuế quan này căn cứ trên số lượng hàng nông sản nhập khẩu được hưởng ưu đãi trong giai đoạn 1986 1988. Trước đây, một số nước đã dành ưu đãi cho việc nhập khẩu một số lượng nhất định nông sản nhiệt đới bằng cách cho hưởng thuế quan thấp hoặc thậm chí là 0%. Thế nhưng, sau khi thuế quan hóa thuế suất của các mặt hàng này lại tăng đáng kể. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của các nước được hưởng ưu đãi trước đây, nước nhập khẩu với mức thuế suất thấp trong hạn ngạch, còn thuế suất ngoài hạn ngạch bằng với thuế suất sau khi đã thuế quan hóa.41 38 Nguyễn Anh Tuấn, Giáo trình Tổ chức Thương mại thế giới (WTO-OMC), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội , 2008, tr. 67, 68. 39 Nguyễn Anh Tuấn, Giáo trình Tổ chức Thương mại thế giới (WTO-OMC), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội , 2008, tr. 68, 69. 40 World Trade Organization, Market access, http://www.wto.org/english/tratop_e/agric_e/ag_intro02_access_e.htm, [Truy cập ngày 16-7-2014]. 41 Bộ Công Thương, Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của Tổ chức Thương mại thế giới trong hệ thống thương mại đa phương, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 2007, tr.128. GVHD: Dương Văn Học 21 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO Cơ hội tiếp cận tối thiểu là cơ hội cho phép nhập khẩu một mức độ ít nhất (tối thiểu), mức độ ít nhất ở đây là 3% mức tiêu thụ bình quân thị trường nội địa trong giai đoạn 1986 – 1988 vào năm 1995 và tăng lên 5% vào cuối năm 2000 đối với các nước phát triển, vào cuối năm 2004 đối với các nước đang phát triển.42 Trước đây, một số sản phẩm như sữa, thịt, rau quả đã từng được bảo hộ rất ngặt nghèo, đến mức sản phẩm của nước ngoài gần như không thể nhập khẩu vào những nước có bảo hộ cao như vậy. Kể từ khi Hiệp định Nông nghiệp ra đời, đã yêu cầu những nước này phải mở của thị trường ở mức tối thiểu (như đã nêu ở phần trên) có thể chấp nhận được. Trong trường hợp này để đảm bảo giá trị cam kết tối thiểu, thuế suất trong hạn ngạch thường không quá 1/3 thuế suất ngoài hạn ngạch.43 Theo Hiệp định Nông nghiệp thì hạn ngạch thuế quan áp dụng đối với các sản phẩm đã thực hiện thuế quan hóa các biện pháp phi thuế quan,44 còn đối với các sản phẩm không tiến hành thuế quan hóa sẽ được áp dụng theo điều khoản đối xử đặc biệt. Theo đó Hiệp định Nông nghiệp vẫn dành cho cơ hội tiếp cận tối thiểu đặc biệt (áp dụng đối với mặt hàng không tiến hành thuế hóa): đối với các nước phát triển, cơ hội tiếp cận tối thiểu đặc biệt là 4% mức tiêu dùng trong nước bình quân trong giai đoạn cơ sở 1986 -1988 vào năm 1995 và tăng 0.8% mỗi năm cho đến năm 2000. Với các nước đang phát triển, tỷ lệ quy định tương ứng là 1% mức tiêu dùng hàng năm trong giai đoạn cơ sở (1986-1988) vào năm 1995, tăng lên 2% vào năm 1999 và lên 4% vào năm 2004.45 Đến nay, đã có 4 nước sử dụng điều khoản về đối xử đặc biệt (không áp dụng thuế hóa) để hạn chế nhập khẩu các sản phẩm nhạy cảm (chủ yếu là gạo) trong giai đoạn triển khai hiệp định (các nước phát triển (1995 – 2000), các nước đang phát triển (1995 – 2004)), nhưng phải cho phép cơ hội mở của thị trường ở mức tối thiểu (cơ hội tiếp cận thị trường tối thiểu đặc biệt) đối với các nhà cung ứng nước ngoài. Đó là các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipin (đối với nhập khẩu gạo) và Ixraen (đối với nhập khẩu thịt cừu, sữa bột nguyên chất và một số loại phomat). Tuy nhiên, Nhật Bản và Ixraen đã từ bỏ quyền này, còn lại Đài Loan – một thành viên mới của WTO và Hàn Quốc, Philipin vẫn đang hưởng quyền ưu đãi này.46 Tuy nhiên nên lưu ý rằng lượng nhập khẩu cho phép theo hạn ngạch trên đây chỉ là cơ hội cho phép nhập của thị trường, không phải là nghĩa vụ mua thấp nhất. Cũng có nghĩa là, nếu thành viên cam kết cho phép hạn ngạch là 1000 tấn, không có nghĩa là 42 World Trade Organization, Market access, http://www.wto.org/english/tratop_e/agric_e/ag_intro02_access_e.htm, [Truy cập ngày 16-7-2014]. 43 Bộ Công Thương, Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của Tổ chức Thương mại thế giới trong hệ thống thương mại đa phương, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 2007, tr.128, 129. 44 Nguyễn Khương Bình, WTO với doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội và thách thức hậu gia nhập WTO, Nxb Lao động, Hà Nội, 2006, tr.29. 45 Hiệp định Nông nghiệp, Phụ lục 5, Mục A 1e, Mục B 7a. 46 Ủy ban Quốc tế về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới những điều cần biết, Nxb Lao động, 2006, tr.36. GVHD: Dương Văn Học 22 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO lượng nhập khẩu thực tế của thành viên này phải đạt đến 1000 tấn. Nếu thị trường trong nước không có nhu cầu, thành viên này có thể không nhập khẩu.47 Thực hiện những yêu cầu mở cửa thị trường nông sản là nghĩa vụ của Chính phủ các nước thành viên WTO, không phải là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp nông sản lại là những đối tượng chịu tác động trực tiếp từ việc các Chính phủ thực hiện những nghĩa vụ này (được lợi vì thị trường mở cửa hoặc bị ảnh hưởng do không còn được bảo hộ như trước). Vì vậy, doanh nghiệp các nước thành viên cần biết về các nguyên tắc chung về mở cửa thị trường nông sản này để có kế hoạch kinh doanh phù hợp, đồng thời cũng có căn cứ để khiếu nại, khiếu kiện bảo vệ lợi ích của mình khi cần thiết (ví dụ khi nước nhập khẩu vi phạm nghĩa vụ mở cửa thị trường nông sản khiến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng). 2.2.2 Quy định về Biện pháp tự vệ đặc biệt Trong WTO, nếu với tình trạng nhập khẩu ồ ạt gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước, thì các nước thành viên được phép sử dụng các biện pháp tự vệ (tăng thuế, áp dụng lại chế độ hạn ngạch, duy trì cơ chế giấy phép nhập khẩu…). Các điều kiện và cách thức để tiến hành tự vệ được quy định trong Hiệp định về các Biện pháp tự vệ. Tuy nhiên, Hiệp định Nông nghiệp cũng cho phép các nước thành viên áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt mà không cần bất kỳ một biểu hiện cụ thể của việc gây ra (hoặc đe dọa gây ra) ảnh hưởng đối với sản xuất trong nước, hành động tự vệ sẽ chỉ phải tuân thủ một số điều kiện trong Hiệp định Nông nghiệp (gọi là biện pháp tự vệ đặc biệt SSG) mà về cơ bản là dễ dàng hơn điều kiện tại Hiệp định về Tự vệ. a) Điều kiện áp dụng SSG theo Hiệp định Nông nghiệp SSG chỉ được áp dụng đối với các hàng nông sản đã được thuế quan hoá và có ghi chú SSG trong Biểu cam kết WTO về thuế đối với nông sản của từng nước và có một trong hai điều kiện sau: Thứ nhất, khi khối lượng nhập khẩu tăng nhanh vượt quá một mức quy định (gọi là SSG khởi phát do khối lượng). Theo Hiệp định Nông nghiệp nếu tỷ lệ nhập khẩu chiếm bằng hoặc nhỏ hơn 10% tổng tiêu dùng trong nước trong ba năm (1986 -1988) thì mức quy định là 125% lượng nhập khẩu trung bình giai đoạn cơ sở (1986 -1988), nếu lớn hơn 10% và bằng hoặc nhỏ hơn 30% thì mức quy định là 110%, nếu lớn hơn 30% thì mức quy định là 105% ;48 hoặc Thứ hai, khi giá nhập khẩu (theo từng chuyến giao hàng) thấp hơn mức giá tham khảo quy định (gọi là SSG khởi phát do giá). Mức giá quy định ở đây là mức giá lẫy – là 47 Nguyễn Khương Bình, WTO với doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội và thách thức hậu gia nhập WTO, Nxb Lao động, Hà Nội, 2006, tr.30. 48 Hiệp định Nông nghiệp, Điều 5, khoản 1a,4. GVHD: Dương Văn Học 23 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO giá CIF nhập khẩu trung bình của sản phẩm đó trong giai đoạn cơ sở 1986 – 1988, mức giá này sẽ được các nước thành viên trình lên Ủy ban Nông nghiệp và công bố công khai.49 b) Cách thức áp dụng SSG Hình thức áp dụng: Áp dụng thêm một mức thuế bổ sung vào thuế quan thông thường đối với nông sản liên quan; Thời hạn áp dụng: SSG khởi phát do khối lượng chỉ áp dụng trong năm liên quan; SSG khởi phát theo giá chỉ áp dụng với chuyến giao hàng liên quan.50 Như vậy, biện pháp tự vệ áp dụng cho đa phần nông sản vẫn thực hiện theo Hiệp định về các Biện pháp tự vệ nhưng có một số sản phẩm nông sản có đánh dấu SSG thì thực hiện theo quy định về tự vệ đặc biệt tại Hiệp định Nông nghiệp (với các điều kiện và yêu cầu thấp hơn). Tuy nhiên, Hiệp định Nông nghiệp đưa ra quy tắc cho áp dụng biện pháp tự vệ. Theo quy tắc này, nếu lượng nhập khẩu hàng hóa tăng lên rất mạnh và gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước, thành viên chịu ảnh hưởng đó có thể sử dụng biện pháp tự vệ của GATT 1994, biện pháp tự vệ đặc thù của Hiệp định về các Biện pháp tự vệ hay của Hiệp định Nông nghiệp để bảo hộ cho ngành sản xuất trong nước của mình. Nhưng chỉ được quyền chọn một trong những biện pháp đã được quy định trong các hiệp định trên, chứ không thể đồng thời sử dụng cả hai được. Khi áp dụng biện pháp tự vệ (tự vệ đặc biệt) theo Hiệp định Nông nghiệp, thì thành viên áp dụng cần lưu ý phải báo trước hoặc trong 10 ngày khi sử dụng hành động cho Ủy ban Nông nghiệp WTO, cần tạo cơ hội bàn bạc với thành viên có lợi ích liên quan.51 Ngoài ra, các nước được phép áp dụng những biện pháp tự vệ đặc biệt cần lưu ý, biện pháp tự vệ đặc biệt này, sẽ không áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo chế độ hạn ngạch thuế quan.52 Các doanh nghiệp khi xuất hàng nông sản cần chú ý quy định và thực tiễn về SSG của từng thị trường. Nếu hàng của doanh nghiệp thuộc nhóm có thể áp dụng SSG thì cần rất thận trọng khi tăng lượng xuất khẩu bởi khả năng bị áp dụng biện pháp tự vệ, tức là bị áp thuế bổ sung ngoài thuế quan đã ấn định trước, sẽ cao hơn nhiều so với các hàng hoá khác (vì điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ đối với các trường hợp hàng hóa SSG dễ dàng hơn nhiều). 2.3 Quy định về hỗ trợ trong nước Các biện pháp hổ trợ trong nước thường bị chỉ trích là những biện pháp khuyến khích sản xuất nông nghiệp dư thừa, dẫn đến đẩy lùi các sản phẩm nhập khẩu ra khỏi thị 49 Hiệp định Nông nghiệp, Điều 5, khoản 1b. Trung tamWTO, Hiệp định Nông nghiệp, http://www.trungtamwto.vn/wto/hiep-dinh-nong-nghiep, [Truy cập ngày 16-7-2014]. 51 Hiệp định Nông nghiệp, Điều 5, khoản 7, 8. 52 Hiệp định Nông nghiệp, Điều 5, khoản 2. 50 GVHD: Dương Văn Học 24 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO trường nội địa, kéo theo trợ cấp xuất khẩu và bán phá giá trên thị trường thế giới. Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng các biện pháp hổ trợ trong nước đối với thương mại nông nghiệp, Hiệp định Nông nghiệp chia các biện pháp này thành ba nhóm lớn: Trợ cấp hộp màu xanh lá cây, trợ cấp hộp màu xanh lơ, trợ cấp hộp màu hổ phách. Bảng 2: Tóm tắt về các loại trợ cấp nội địa trong nông nghiệp53 Loại trợ cấp Tính chất – nội dung Cơ chế áp dụng Phải là các trợ cấp: Trợ cấp “hộp xanh - Hầu như là không có tác động bóp Được phép áp dụng không bị hạn chế. méo thương mại; và lá cây” - Không phải là hình thức trợ giá. Đây là các hình thức trợ cấp, mà các nước phát triển đã áp dụng và dường như Trợ cấp “hộp xanh Hỗ trợ trực tiếp trong khuôn khổ chỉ những nước này áp các chương trình hạn chế sản xuất. lơ” dụng. Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức trợ cấp này có điều kiện. Được phép áp dụng trong mức nhất định gọi là “Mức Các loại trợ cấp nội địa không thuộc tối thiểu”. Phải cam kết cắt Trợ cấp “hộp hổ hộp xanh lá cây và xanh lơ (trợ cấp giảm tổng trị giá trợ cấp phách” bóp méo thương mại) tính gộp cho phần vượt trên mức tối thiểu. - Trợ cấp đầu tư; Nhóm trợ cấp - Hỗ trợ “đầu vào” cho sản xuất trong chương nông nghiệp cho nông dân nghèo trình “hỗ trợ phát hoặc các vùng khó khăn; hoặc - Hỗ trợ các vùng chuyển đổi cây triển sản xuất” thuốc phiện. Đây là sự ưu đãi đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển. Chỉ có các nước đang phát triển mới được quyền áp dụng biện pháp này mà không bị cấm. 2.3.1 Trợ cấp hộp màu xanh lá cây Để được xem là “trợ cấp hộp xanh lá cây”, biện pháp trợ cấp phải thuộc một trong các biện pháp liệt kê dưới đây và phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: 53 Trung tamWTO, Cam kết về trợ cấp nông nghiệp, http://www.trungtamwto.vn/wto/cam-ket-ve-tro-cap-nongnghiep, [Truy cập ngày 16-7-2014]. GVHD: Dương Văn Học 25 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO - Là các biện pháp không hoặc rất ít tác động bóp méo thương mại.54 Bóp méo thương mại là trường hợp giá cả và sản lượng của thị trường cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường – tức là hơn mức mà thường sẽ tồn tại trong một thị trường cạnh tranh. Thông qua chương trình do chính phủ tài trợ (kể cả các khoản đáng ra phải thu nhưng được để lại).55 Các chương trình này thể hiện qua các hình thức sau: Hỗ trợ trực - tiếp bằng tiền từ Ngân sách Nhà nước (cấp vốn, góp vốn, bảo lãnh vay…); hoặc miễn hoặc bỏ qua một khoản thu lẽ ra phải nộp cho Nhà nước (ví dụ miễn, giảm thuế, phí…); hoặc Nhà nước mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hoá (trừ cơ sở hạ tầng chung) với giá có lợi cho doanh nghiệp hơn bình thường; hoặc Nhà nước thanh toán tiền cho một đơn vị tài trợ hoặc yêu cầu các đơn vị ngoài Nhà nước thực hiện một trong các hoạt động nói trên theo cách như Nhà nước làm (mà bình thường không đơn vị tư nhân nào, với các tính toán về lợi ích thương mại thông thường, lại làm như vậy).56 - Không có tác dụng trợ giá cho người sản xuất.57 Trợ giá cho người sản xuất là sự hỗ trợ của Chính phủ cho người sản xuất trong nước mà sự hỗ trợ này làm mất giá nông sản trên thị trường thế giới, đồng thời chúng được coi như là khuyến khích sản xuất quá mức. Các nhóm trợ cấp được xem là trợ cấp màu xanh lá cây: Nhóm 1 - Trợ cấp cho các dịch vụ chung. Đó là các trợ cấp cho dịch vụ nghiên cứu khoa học liên quan đến chương trình môi trường, cho các sản phẩm cụ thể; cho dịch vụ kiểm soát dịch bệnh, sâu bệnh như là hệ thống cảnh báo sớm, kiểm dịch, chiếu xạ; cho dịch vụ đào tạo, khuyến nông, tư vấn; cho dịch vụ kiểm tra sản phẩm vì mục đích sức khoẻ con người, an toàn, phân loại phẩm cấp và tiêu chuẩn hóa; cho dịch vụ xúc tiến, tiếp thị, thông tin thị trường, tư vấn liên quan đến các sản phẩm cụ thể; và cho dịch vụ kết cấu hạ tầng nông nghiệp (điện, đường, thuỷ lợi…).58 Nhóm 2 - Trợ cấp nhằm mục tiêu dự trữ an ninh lương thực quốc gia. Đây là hình thức trợ cấp, mà khối lượng lương thực dự trữ phải phù hợp với các tiêu chí định trước chỉ vì mục đích an ninh lương thực, việc thu mua để dự trữ và thanh lý khi hết hạn dự trữ phải thực hiện theo giá thị trường.59 Nhóm 3 - Trợ cấp lương thực trong nước. Đây là hình thứ trợ cấp có liên quan đến việc trợ cấp lương thực cho một bộ phận người dân có nhu cầu. Quyền được hưởng trợ 54 Hiệp định nông nghiệp, Phụ lục 2, khoản 1. Hiệp định nông nghiệp, Phụ lục 2, khoản 1a. 56 Trung tamWTO, Cam kết về trợ cấp nông nghiệp, http://www.trungtamwto.vn/wto/cam-ket-ve-tro-cap-nongnghiep, [Truy cập ngày 16-7-2014]. 57 Hiệp định nông nghiệp, Phụ lục 2, khoản 1b. 58 Hiệp định nông nghiệp, Phụ lục 2, khoản 2. 59 Hiệp định nông nghiệp, Phụ lục 2, khoản 3. 55 GVHD: Dương Văn Học 26 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO cấp loại này phải được xây dựng trên các tiêu chí rõ ràng, có liên quan đến mục tiêu dinh dưỡng.60 Nhóm 4 - Hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất Các hình thức hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất bao gồm:61 - Hỗ trợ thu nhập (không được gắn với yêu cầu về sản xuất); - Hỗ trợ tài chính của Nhà nước vào chương trình an toàn và bảo hiểm thu nhập cho nông dân (khi mất mùa hoặc mất giá); - Hỗ trợ bù đắp thiệt hại do thiên tai gây ra; - Hỗ trợ hưu trí cho người sản xuất nông nghiệp; - Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu thông qua chương trình chuyển các nguồn lực (đất đai, vật nuôi…) khỏi mục đích sản xuất thương mại; - Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu thông qua chương trình trợ cấp đầu tư (đầu tư nhằm khắc phục các bất lợi về cơ cấu); - Hỗ trợ theo các chương trình môi trường (bù đắp chi phí sản xuất phải tăng thêm hoặc sản lượng giảm đi do thực hiện các yêu cầu về môi trường); - Hỗ trợ theo các chương trình trợ giúp vùng (vùng có vị trí hoặc điều kiện bất lợi). 2.3.2 Trợ cấp hộp màu xanh lơ Đây là hình thức trợ cấp trực tiếp cho người sản xuất trong chương trình hạn chế sản xuất. Để miễn trừ khỏi việc cắt giảm, những hình thức trợ cấp trực tiếp cho người sản xuất trong chương trình hạn chế sản xuất phải thỏa mãn một trong ba điều kiện sau. Cụ thể là: - Những trợ cấp dựa trên diện tích hoặc năng suất cố định. - Trợ cấp tối đa bằng 85% hoặc ít hơn mức sản lượng cơ sở. - Trợ cấp trong chăn nuôi dựa trên số đầu con cố định.62 Đây là hình thức trợ cấp mà nhiều nước phát triển áp dụng trong chương trình hạn chế sản xuất nông nghiệp. Tất cả các nước đang phát triển đều không có hình thức trợ cấp này. Nên mặc nhiên loại trợ cấp này dành cho các nước phát triển. Tại vòng đàm phán Doha, các nước cũng đang yêu cầu phải giảm nhiều và tiến đến loại bỏ hình thức trợ cấp này.63 60 Hiệp định nông nghiệp, Phụ lục 2, khoản 4. Hiệp định nông nghiệp, Phụ lục 2, khoản 6 –13. 62 Hiệp định nông nghiệp, Điều 6, khoản 5. 63 Trung tamWTO, Cam kết về trợ cấp nông nghiệp, http://www.trungtamwto.vn/wto/cam-ket-ve-tro-cap-nongnghiep, [Truy cập ngày 16-7-2014]. 61 GVHD: Dương Văn Học 27 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO 2.3.3 Trợ cấp hộp màu hổ phách Đây là các loại trợ cấp nội địa không thuộc hộp xanh lá cây, xanh lơ và chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất. Đây là loại trợ cấp được phép áp dụng trong mức nhất định gọi là “Mức tối thiểu”và phải cam kết đưa vào tính toán Tổng ASM hiện hành (Total AMS64) và cắt giảm tổng trị giá trợ cấp cho phần vượt trên mức tối thiểu. Total AMS được tính toán bằng tổng của trợ cấp trong nước thuộc diện cắt giảm dành cho từng mặt hàng nông sản cộng với số trợ cấp chung không dành riêng cho một mặt hàng nào. Công thức tính Total AMS:65 AMS = trợ cấp mặt hàng A + trợ cấp mặt hàng B +…+ trợ cấp chung. Chi tiết về cách xác định AMS được nêu trong Phụ lục 3 của Hiệp định nông nghiệp. Tại vòng đàm phán Uruguay các nước đã cam kết cắt giảm AMS, theo đó các nước phát triển sẽ phải giảm ít nhất 20% Total AMS vào năm 2000, còn các nước đang phát triển sẽ phải giảm ít nhất 13% vào năm 2004, bắt đầu thực hiện từ năm 1995, lấy giai đoạn 1986 – 1988 làm cơ sở.66 Theo quy định tại Phần IV Điều 6 khoản 4 của Hiệp định Nông nghiệp, thành viên WTO vẫn có thể thực hiện các trợ cấp thuộc “hộp hổ phách” nhưng mức trợ cấp phải đảm bảo trong mức tối thiểu (mức tối thiểu được tính bằng 5% trị giá sản phẩm (hổ trợ cho một sản phẩm cụ thể) hoặc 5% tổng trị giá sản lượng ngành nông nghiệp (hổ trợ không cho một sản phẩm cụ thể) đối với nước phát triển và bằng 10% đối với nước đang phát triển); Trong thực tiễn, hình thức trợ cấp “hộp hổ phách” thông dụng nhất ở các nước là các chương trình thu mua nông sản của Chính phủ để can thiệp vào thị trường. Tuy vẫn được áp dụng nhưng nếu các trợ cấp thuộc “hộp hổ phách” gây tác hại hoặc có nguy cơ gây tác hại đến các thành viên WTO khác thì vẫn có thể bị các nước khác kiện. Điều này có nghĩa là việc áp dụng trợ cấp “hộp hổ phách” của một nước dù đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định của WTO nhưng gây thiệt hại cho các nước thành viên khác thì vẫn có thể bị kiện.67 Do hạn chế về ngân sách nên trên thực tế, đây là biện pháp trợ cấp mà các nước đang phát triển sử dụng ít hơn so với các nước phát triển. Vì vậy lợi ích chủ yếu của các nước đang phát triển về vấn đề này chỉ mang tính gián tiếp bởi khi các nước phát triển giảm trợ cấp thì giá mặt hàng nông sản tăng lên nhanh chóng và mạnh mẽ. Đến nay, quy mô giảm trợ cấp vẫn còn rất hạn chế bởi các cam kết giảm trợ cấp được áp dụng trên cơ sở tổng thể mà không dựa trên cơ sở từng sản phẩm cụ thể, đã cho 64 Total AMS hàm nghĩa “tổng hợp hỗ trợ trong nước”, tức là tổng giá trị các trợ cấp hộp hổ phách. Đây là con số căn cứ để các nước đưa ra cam kết cắt giảm trợ cấp trong nước. 65 Hiệp định Nông nghiệp, Phần I, Điều 1h. 66 World Trade Organization, Agriculture: fairer markets for farmers, http://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/agrm3_e.htm, [Truy cập ngày 16-7-2014]. 67 Trung tamWTO, Cam kết về trợ cấp nông nghiệp, http://www.trungtamwto.vn/wto/cam-ket-ve-tro-cap-nongnghiep, [Truy cập ngày 16-7-2014]. GVHD: Dương Văn Học 28 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO phép các nước bảo hộ rất cao đối với các sản phẩm nhạy cảm, dẫn đến có rất nhiều hình thức trợ cấp không cần thiết trong tính toán AMS. Chính vì điều đó đã tạo ra kẽ hở cho Hiệp định Nông nghiệp. Đến vòng đàm phán Doha, vấn đề nông nghiệp được thương lượng lại, thế nhưng đến nay vẫn đang bế tắc do chính vấn đề trên.68 Với những loại trợ cấp “hộp hổ phách”, mặc dù điều kiện áp dụng khó khăn hơn nhưng đây là những trợ cấp trực tiếp và mang lại nhiều lợi ích cho nông dân và doanh nghiệp liên quan, vì thế doanh nghiệp cũng cần chú ý để đề xuất các cơ quan liên quan trong điều kiện có thể. 2.4 Quy định về trợ cấp xuất khẩu Trợ cấp xuất khẩu là những trợ cấp dựa trên kết quả thực hiện xuất khẩu, kể cả các loại trợ cấp xuất khẩu khẩu trong danh mục tại Điều 9 của Hiệp định Nông nghiệp.69 Hàng hóa công nghiệp thường có những quy tắc chung về trợ cấp, áp dụng bình đẳng cho mọi loại hàng hóa với mọi thành viên WTO, tuy vẫn có những quy định đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển. Riêng với nông phẩm, từng nước thành viên có các cam kết trợ cấp riêng, thuộc lộ trình ưu đãi của từng thành viên (phần IV của Danh mục của mỗi thành viên). Theo khoản 3 Điều 3 của Hiệp định Nông nghiệp, các thành viên WTO có những cam kết sau: - Đối với các sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm được chỉ rõ trong mục II, phần IV của Danh mục, một thành viên phải cam kết không cung cấp các khoản trợ cấp xuất khẩu được liệt kê trong khoản 1 của Điều 9 vượt quá chi phí ngân sách và cam kết về số lượng được nêu trong đó. - Với các sản phẩm không được liệt kê trong danh sách trên, các thành viên phải cam kết không cung cấp bất kỳ khoản trợ cấp xuất khẩu nào được liệt kê trong khoản 1 của Điều 9.70 Danh mục các loại trợ cấp xuất khẩu theo khoản 1 Điều 9 Hiệp định Nông nghiệp: - Trợ cấp trực tiếp (cho nhà sản xuất, hợp tác xã, Hiệp hội, một cơ quan tiếp thị) tuỳ thuộc vào việc thực hiện xuất khẩu; Bán hoặc thanh lý dự trữ nông sản của Chính phủ cho xuất khẩu với giá rẻ hơn so với bán cho tiêu dùng trong nước; - - Các khoản thanh toán cho xuất khẩu nông sản do Chính phủ chi trả giúp; 68 Nguyễn Anh Tuấn, Giáo trình Tổ chức Thương mại thế giới (WTO-OMC), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.66. 69 Hiệp đinh Nông nghiệp, Phần I, Điều 1(e). 70 Trung tamWTO, Xúc tiến xuất khẩu và WTO – Hướng dẫn tóm lược, http://www.trungtamwto.vn/node/3059, [Truy cập ngày 18-11-2014]. GVHD: Dương Văn Học 29 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO Trợ cấp nhằm giảm chi phí xuất khẩu nông sản (trừ các trợ cấp cho dịch vụ xúc tiến xuất khẩu và dịch vụ tư vấn), bao gồm: cước phí vận chuyển, nâng phẩm cấp; - các chi phí chế biến khác, chi phí vận tải quốc tế và cước phí; - Ưu đãi về phí vận tải nội địa và cước phí đối với nông sản xuất khẩu; - Trợ cấp dựa vào thành tích xuất khẩu. Nguyên tắc áp dụng cho trợ cấp xuất khẩu a) Các loại trợ cấp xuất khẩu liệt kê trong khoản 1 Điều 9 - Áp dụng cho hàng hóa thuộc danh mục: Các thành viên không được trợ cấp cho các sản phẩm nông sản thuộc Danh mục vượt quá mức trong cam kết về số lượng và chi tiêu ngân sách quy định tại phần IV trong Danh mục của mỗi thành viên. - Áp dụng cho hàng hóa không thuộc danh mục: Đối với hàng hóa không thuộc danh mục, các thành viên hoàn toàn không được phép cung cấp các loại trợ cấp xuất khẩu liệt kê trong khoản 1 Điều 9.71 Như vậy, về nguyên tắc, trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp là biện pháp bị cấm. Đối với các biện pháp trợ cấp xuất khẩu đang áp dụng, các nước được phép sử dụng nếu thuộc nhóm 6 loại trợ cấp xác định trên đây, nhưng phải cam kết cắt giảm cả về giá trị trợ cấp (tính bằng tiền) và số lượng nông sản được trợ cấp. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ áp dụng cho các nước thành viên gia nhập WTO từ năm 1995 trở về trước. Trợ cấp xuất khẩu cho nông nghiệp là biện pháp bị cấm hoàn toàn đối với tất cả các nước gia nhập WTO sau 01/01/1995.72 Tỷ lệ cắt giảm trợ cấp xuất khẩu được quy định cụ thể như sau: các nước phát triển chấp nhận giảm 36% giá trị các khoản trợ cấp xuất khẩu, giảm 21% khối lượng hàng hóa xuất khẩu được trợ cấp trong 6 năm (1995 – 2000), còn các nước đang phát triển giảm 24% giá trị các khoản trợ cấp xuất khẩu và giảm 14% khối lượng hàng hóa xuất khẩu được trợ cấp trong vòng 10 năm (1995 – 2004). Giá trị của trung bình của giai đoạn cơ sở 1986 – 1990 được lấy làm cơ sở. Các nước kém phát triển không cần phải có bất cứ cam kết gì trong vấn đề trợ cấp xuất khẩu này.73 b) Các loại trợ cấp xuất khẩu không được nêu trong khoản 1 Điều 9 Khoản 1 Điều 10 Hiệp định Nông nghiệp thiết lập quy tắc chống trốn tránh việc thực hiện các cam kết về trợ cấp xuất khẩu, của các loại trợ cấp xuất khẩu không được nêu trong khoản 1 Điều 9. Theo đó, các loại trợ cấp này sẽ “không được áp dụng theo cách dẫn đến hoặc đe doạ đến việc trốn tránh thực hiện các cam kết trợ cấp xuất khẩu.” 71 Tài liệu đã dẫn, footnote số 70, tr.29. Trung tamWTO, Cam kết về trợ cấp nông nghiệp, http://www.trungtamwto.vn/wto/cam-ket-ve-tro-cap-nongnghiep, [Truy cập ngày 16-7-2014]. 73 World Trade Organization, Agriculture: fairer markets for farmers, http://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/agrm3_e.htm, [Truy cập ngày 16-7-2014]. 72 GVHD: Dương Văn Học 30 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO Nguyên tắc áp dụng của quy tắc chống trốn tránh việc thực hiện các cam kết về trợ cấp xuất khẩu trên được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 10 Hiệp định Nông nghiệp. Theo đó, các thành viên WTO không được phép cung cấp bất kỳ khoản trợ cấp xuất khẩu nào cho các loại hàng hóa thuộc danh mục và không thuộc danh mục vượt quá mức cam kết cắt giảm về số lượng xuất khẩu. Dù được áp dụng và không phải cắt giảm, nhưng nguyên tắc đối với các loại trợ cấp xuất khẩu không được liệt kê còn chặt chẽ hơn so với các trợ cấp xuất khẩu được liệt kê. Tại khoản 1 Điều 10 quy định một nội dung hạn chế bổ sung cho “nguy cơ trốn tránh”.Cụ thể, nếu các loại trợ cấp xuất khẩu không được liệt kê có khả năng dẫn đến việc trốn tránh các cam kết về giảm bớt trợ cấp xuất khẩu, khoản trợ cấp đó sẽ bị coi là không tuân thủ quy định trong khoản 1 Điều 10. 2.5 Những quy định ưu tiên cho các nước đang phát triển trong trợ cấp nông nghiệp Các nước đang phát triển thành viên WTO (bao gồm các nước đang phát triển và chậm phát triển) hầu hết là những nước phụ thuộc khá nhiều vào sản xuất nông nghiệp. Đây được xem là nhóm chủ thể dễ bị tổn thương khi các nguyên tắc mở cửa thị trường trong nông nghiệp được thực thi. Vì vậy, Hiệp định Nông nghiệp đã ghi nhận những quy định về biện pháp đối xử đặc biệt, mang tính ưu tiên cho các nhóm các nước thành viên này. Trong Hiệp định nông nghiệp đối xử đặc biệt và khác biệt được cung cấp cho các nước đang phát triển, dưới ba hình thức chính. Trước tiên, có tỷ lệ giảm thấp hơn và thời gian thực hiện dài hơn cho các cam kết. Thứ hai, có sự linh hoạt hơn trong việc sử dụng các công cụ chính sách nhất định chẳng hạn như trợ cấp đầu tư , trợ cấp đầu vào trong chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp (trợ cấp trong nước) và trợ cấp xuất khẩu. Thứ ba, các cam kết đặc biệt được đưa vào cho nước nhập khẩu lương thực chủ yếu, các nước kém phát triển nhất, được gọi là Quyết định về các biện pháp Liên quan đến tác động tiêu cực có thể có của các chương trình cải cách đến các nước kém phát triển và đang phát triển nhập khẩu lương thực chủ yếu. Tuy Quyết định này chứa đựng nhiều nỗ lực khuyến khích, nhưng trên thực tế lại không có hành động nào thực hiện từ đó cho đến nay. Các hình thức này thể hiện qua các nội dung dưới đây: 2.5.1 Tiếp cận thị trường Mức độ giảm thuế nhập khẩu của các nước đang phát triển chỉ bằng 2/3 các nước phát triển và thời hạn thực hiện nghĩa vụ giảm thuế dài hơn. Cụ thể, việc cắt giảm thuế quan trung bình đối với các nước đang phát triển là 24% trong khoảng thời gian 10 năm bắt đầu từ năm 1995, so với 36% trong vòng 6 năm cho các nước phát triển bắt đầu trong cùng một năm. Nước kém phát triển không được yêu cầu để thực hiện bất kỳ cam kết giảm, mặc dù họ đã được dự kiến để ràng buộc thuế quan và mức hỗ trợ trong nước. GVHD: Dương Văn Học 31 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO Nước đang phát triển có thể sử dụng một điều khoản đối xử đặc biệt giới hạn thời gian miễn thuế quan hóa cây lương thực chính của họ. Tuy nhiên, họ phải cung cấp cơ hội tiếp cận thị trường tối thiểu (chỉ tiêu đặt ra là 4% tiêu thụ nội địa trong giai đoạn cơ sở vào cuối năm thứ mười năm triển khai). Tiếp tục miễn trừ này vượt quá năm thứ mười sẽ phải được đàm phán và đi kèm với những nhượng bộ bổ sung trong đàm phán đó. Đến nay, chỉ có 14 nước đang phát triển thực hiện các cam kết này. Chúng bao gồm Brazil, Costa Rica, Columbia, Guatemala, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Morocco, Panama, Philippines, Thái Lan, Tunisia và Venezuela. Vấn đề đối với SSG. Một lý do tại sao có một chênh lệch giữa thuế quan ràng buộc và áp dụng thuế bổ sung có thể quan trọng đối với nước đang phát triển là do nó mang lại cho họ sự linh hoạt để điều chỉnh bảo vệ biên giới để bình ổn giá trong nước để đáp ứng với giá thế giới thấp hoặc số lượng nhập khẩu tăng đột ngột. Các bằng chứng nghiên cứu đã chứng minh rằng, nông dân nhỏ đã mất đi sinh kế của họ do kết quả của tự do hóa nhanh chóng và sự tăng trưởng của nhập khẩu. Cụ thể, ví dụ của việc nhập khẩu ngô giá rẻ từ Mỹ vào Mexico là kết quả của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, hoặc tăng trưởng nhanh chóng của nhập khẩu gạo trợ cấp từ Mỹ vào Haiti và sữa bột được trợ cấp từ EU vào Jamaica. Một ví dụ khác của Oxfam74 là nhập khẩu gạo Thái Lan rẻ hơn vào Senegal. FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc) năm 2000 báo cáo rằng Jamaica đã phải đối mặt với khó khăn trong việc đối phó với triều cường nhập khẩu hàng hoá nông nghiệp khác nhau, bao gồm cả các sản phẩm thịt và đường. Có quy định biện pháp SSG để đối phó với triều cường nhập khẩu hoặc sự tụt giá quá mức của hàng hoá nhập khẩu theo Hiệp định Nông nghiệp, thế nhưng trên thực tế chỉ có 21 nước đang phát triển có đủ điều kiện để áp dụng SSG, và sau đó chỉ trên một phạm vi giới hạn của dòng sản phẩm được các nước đề cử. Sự đột biến nhập khẩu hoặc sự tụt giá quá mức của hàng hoá nhập khẩu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp trong nước. Với quy định được áp dụng biện pháp SSG theo Hiệp định Nông nghiệp, các nước đang phát triển và nông dân nghèo có một năng lực hạn chế để điều chỉnh sự bùng nổ đột ngột nhập khẩu nông sản, đồng thời họ cũng có thể tự bảo vệ mình chống lại sự giảm giá quá mức.75 2.5.2 Hỗ trợ trong nước Đối với hỗ trợ trong nước, nước đang phát triển được phép hỗ trợ cao hơn mức tối thiểu dành cho các nước phát triển trong trợ cấp hộp hổ phách, biện pháp hỗ trợ lên đến 74 Oxfam là một liên minh quốc tế gồm 17 tổ chức cùng phối hợp hoạt động tại 94 quốc gia trên thế giới, là một phần của phong trào toàn cầu nhằm đem lại tác động lớn hơn trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo và đấu tranh cho bình đẳng. Tại Việt Nam, Oxfam là một trong những tổ chức phi chính phủ quốc tế hàng đầu hoạt động trong các lĩnh vực phát triển nông thôn, giảm thiểu rủi ro và ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa, phát triển xã hội dân sự và cộng đồng thiểu số, nâng cao vị thế phụ nữ. (Nguồn Oxfam Việt Nam). 75 Alan Matthews, Social Science Research Network, Special and Differential Treatment in the WTO Agricultural Negotiations, http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=739687, [Truy cập ngày 19-11-2014]. GVHD: Dương Văn Học 32 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO 10% của giá trị sản lượng (so với 5% các nước phát triển) cho cả hỗ trợ cho sản phẩm cụ thể và không cho sản phẩm cụ thể.76 Trong trừng hợp họ tiến hành trợ cấp vượt ngưỡng tối thiểu trên thì cam kết cắt giảm 13% cho phần vượt trên mức tối thiểu (so với 20% AMS các nước phát triển), mức giảm trợ cấp ít hơn các nước phát triển. Cam kết về giảm hỗ trợ trong nước trong Hiệp định Nông nghiệp đa phần được thực hiện bởi các nước phát triển (do các nước đang phát triển hạn chế nguồn ngân sách). 96 trong số 118 nước đang phát triển đã không báo cáo trợ cấp AMS trong lịch trình của họ và do đó không có cam kết cắt giảm. Chỉ có 13 nước đang phát triển cam kết cắt giảm Tổng AMS. Hỗ trợ cho sản phẩm cụ thể (PS-AMS). Trên thực tế, xu hướng chính sách hỗ trợ trong nước của các nước đang phát triển cho sản phẩm cụ thể đang ít hơn so với trong 1986-1988 hoặc thậm chí năm 1995. Những thay đổi chính sách đã phản ánh xu hướng trong cải cách chính sách ở hầu hết các nước đang phát triển kể từ giữa những năm 1990. Đối với các nước có cam kết giảm, một số quốc gia mà mức hỗ trợ thực tế là cao hơn so với mức cam kết điển hình đó là Thái Lan, với mức PS-AMS gần 100%, nhưng đối với hầu hết các nước khác trung bình chỉ khoảng 25-30% của các giới hạn trần. Còn đối với các nước không có cam kết giảm, giới hạn là mức tối thiểu thì mức độ trợ cấp bình diện chung là tương đối thấp, nhưng một số quốc gia trong nhóm này, trợ cấp PSAMS là gần với giới hạn 10%. Hỗ trợ không cho sản phẩm cụ thể (NPS-AMS). Theo thống kê, trong số 22 nước đang phát triển với thông tin AMS, chỉ có 11 có số liệu về NPS-AMS. Chỉ có hai trường hợp (Ấn Độ và Peru) có tỷ lệ của NPS-AMS cao (với tỷ lệ tương ứng là 7,5% và 6,2%). Trong khi trung bình của 11 quốc gia khác là 1,9%. Tỷ lệ phần trăm cao cho Ấn Độ và Peru là một phần vì cả hai nước đã sử dụng điều khoản đối xử đặc biệt theo quy định tại Điều 6, khoản 2 trong Hiệp định nên hỗ trợ nhiều để trang trải một số loại chi phí phát triển đất nước.77 Ngoài vấn đề trên các nước đang phát triển còn được sử dụng các biện pháp trong chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn được miễn khỏi các cam kết giảm thuế. Theo Hiệp định các biện pháp này bao gồm: trợ cấp đầu tư để sản xuất nông nghiệp cũng như trợ cấp đầu vào nông nghiệp được nhắm mục tiêu vào các nhà sản xuất có thu nhập thấp hoặc nghèo tài nguyên, và hỗ trợ để khuyến khích đa dạng hóa từ việc trồng cây thuốc gây nghiện bất hợp pháp.78 Trên thực tế, 23 nước thành viên WTO đã sử dụng quy định này trong một hoặc nhiều năm kể từ năm 1995. Chỉ có 3 nước (Malaysia, 76 Hiệp định Nông nghiệp, Phần IV, Điều 6, khoản 4. Alan Matthews, Social Science Research Network, Special and Differential Treatment in the WTO Agricultural Negotiations, http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=739687, [Truy cập ngày 19-11-2014]. 78 Hiệp định Nông nghiệp, Phần IV, Điều 6, khoản 2. 77 GVHD: Dương Văn Học 33 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO Morocco và Thổ Nhĩ Kỳ) đã chi tiêu vượt quá 2% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, 5 quốc gia là giữa 1-2 % và 15 quốc gia khác ít hơn 1%.79 2.5.3 Trợ cấp xuất khẩu. Như đã chỉ ra, Hiệp định Nông nghiệp lưu tâm đến những nhu cầu đặc biệt của các nước đang và kém phát triển và đặt ra các điều khoản đặc biệt cho những nước này. Theo khoản 4 Điều 9 quy định, trong gian đoạn thực hiện, các nước Thành viên đang phát triển sẽ không bị yêu cầu thực hiện các cam kết cắt giảm đối với các loại trợ cấp xuất khẩu nêu trong điểm (d) và (e) của khoản 1 Điều 9, với điều kiện các loại trợ cấp đó không được áp dụng để lẩn tránh thực hiện cam kết cắt giảm. Các loại trợ cấp xuất khẩu đó là đó là trợ cấp xuất khẩu nhằm giảm chi phí tiếp thị xuất khẩu nông sản (cước phí vận chuyển, nâng phẩm cấp và các chi phí chế biến khác, và chi phí vận tải quốc tế và cước phí) và những trợ cấp cho phí vận tải nội địa và cước phí của các chuyến hàng xuất khẩu. Nói một cách ngắn gọn, những hình thức trợ cấp xuất khẩu nhằm mục đích giảm chi phí bán và vận chuyển các sản phẩm xuất khẩu thì các nước đang phát triển được phép áp dụng. Rất ít nước đang phát triển cung cấp các khoản trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp vào xuất khẩu nông nghiệp. Một số báo cáo của các quốc gia sử dụng điều khoản đối xử đặc biệt tại Điều 9, khoản 4 của Hiệp định Nông nghiệp đối với sản phẩm có giá trị cao, sản phẩm trọng lượng thấp như hoa cắt cành, trái cây tươi và rau quả.80 Gian đoạn thực hiện hiện tại đã kết thúc. Tuy nhiên, trong buổi họp cấp Bộ trưởng tại Hong Kong tháng 12-2005, các thành viên đã thông qua việc gia hạn hiệu lực điều khoản này một khi Vòng đàm phàn Doha của WTO về tự do thương mại hoàn tất. Các nước đang phát triển nhờ vậy có thể sẽ được hưởng lợi từ điều khoản này cho đến hết năm 2021.81 Một ưu tiên khác được quy định theo Hiệp định Nông nghiệp đó là miễn trừ cho nước đang phát triển trong việc đưa ra thông báo, tham khảo ý kiến khác thành viên nhập khẩu và cung cấp thông tin cần thiết cho thành viên liên quan về các biện pháp hạn chế và cấm xuất khẩu khi mà nước đang phát triển đưa ra và áp dụng một biện pháp hạn chế và cấm nhập khẩu.82 79 Alan Matthews, Social Science Research Network, Special and Differential Treatment in the WTO Agricultural Negotiations, http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=739687, [Truy cập ngày 19-11-2014]. 80 Tài liệu đã dẫn footnote số 79. 81 Trung tamWTO, Xúc tiến xuất khẩu và WTO – Hướng dẫn tóm lược, http://www.trungtamwto.vn/node/3059, [Truy cập ngày 18-11-2014]. 82 Hiệp định Nông nghiệp, Phần IV, Điều 9, khoản 2b. GVHD: Dương Văn Học 34 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO 2.5.4 Điều khoản đặc biệt dành cho các nước đang phát triển nhập khẩu lương thực chủ yếu và các nước kém phát triển Về nguyên tắc, theo Hiệp định Nông nghiệp các nước thành viên WTO phải cắt giảm dần mức trợ cấp và khối lượng hàng hóa xuất khẩu được trợ cấp. Tuy vậy, một số nước nhập khẩu vẫn đang bị lệ thuộc vào lương thực nhập khẩu với giá rẻ và được trợ cấp của các nước công nghiệp chủ chốt (các nước phát triển). Trong số đó, có những nước nghèo nhất thế giới. Giảm trợ cấp xuất khẩu là một điều rất có lợi cho ngành sản xuất nông nghiệp của họ, bởi khi giảm trợ cấp xuất khẩu thì giá cả các mặt hàng nông sản sẻ tăng, nhưng những nước này vẫn đang cần sự trợ giúp tạm thời để có thể tiến hành những điều chỉnh cần thiết giúp họ thanh toán hàng hóa nhập khẩu đắt đỏ và xa hơn là tiến tới xuất khẩu hàng nông sản của mình. Trước tình hình đó, một Quyết định cấp Bộ trưởng đã nêu ra những mục tiêu và một số biện pháp liên quan đến việc trợ giúp lương thực và trợ giúp phát triển nông nghiệp.83 Sau đây là nội dung cụ thể của Quyết định:84 Về khả năng viện trợ lương thực: Các Bộ trưởng thoả thuận thành lập các cơ chế thích hợp để đảm bảo việc thực hiện cải cách thương mại hàng nông sản trong Vòng Uruguay không gây ảnh hưởng bất lợi tới mức viện trợ lương thực vẫn có ở mức đủ để tiếp tục hỗ trợ đáp ứng nhu cầu lương thực của các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước chậm phát triển và các nước đang phát triển nhập khẩu lương thực chủ yếu. Với mục đích này các Bộ trưởng tiến hành thực hiện: - Xem xét lại mức độ viện trợ lương thực được Uỷ ban Viện trợ Lương thực quy định định kỳ theo Công ước Viện trợ Lương thực năm 1986 và tiến hành đàm phán trong một diễn đàn thích hợp cho việc xây dựng mức cam kết viện trợ lương thực đủ để thoả mãn những nhu cầu chính đáng của các nước đang phát triển trong suốt chương trình cải cách; - Đảm bảo tỷ trọng ngày càng tăng những thực phẩm cơ bản được cung cấp cho các nước chậm phát triển và các nước đang phát triển nhập khẩu lương thực chủ yếu dưới những hình thức viện trợ đầy đủ hoặc với những điều kiện ưu đãi thích hợp phù hợp với Điều 4 của Công ước Viện trợ Lương thực năm 1986; - Trong các chương trình viện trợ xem xét kỹ các yêu cầu cung cấp trợ giúp về tài chính và kỹ thuật cho các nước chậm phát triển và các nước đang phát triển nhập khẩu lương thực chủ yếu để nâng cao năng suất nông sản và cải thiện cơ sở hạ tầng. Về tín dụng xuất khẩu: Các Bộ trưởng còn thoả thuận đảm bảo bất kỳ thoả thuận nào liên quan tới tín dụng xuất khẩu nông nghiệp đều phải có điều khoản phù hợp về sự đối xử khác biệt ưu đãi cho cá nước này. 83 Hiệp định Nông nghiệp, Phần X, Điều 16, khoản 1. Quyết định về các biện pháp liên quan đến các tác động tiêu cực có thể có của chương trình cải cách cho các nước kém phát triển và các nước đang phát triển nhập khẩu lương thực chủ yếu. 84 GVHD: Dương Văn Học 35 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO Về sự hỗ trợ của các Tổ chức quốc tế: Do kết quả của Vòng Uruguay một số nước đang phát triển có thể gặp phải những khó khăn tạm thời để tài trợ cho nhập khẩu thương mại bình thường và các nước đó có thể có quyền dựa vào các nguồn của các tổ chức tài chính quốc tế, để giải quyết những khó khăn tài chính đó. Liên quan đến vấn đề này các Bộ trưởng đã nói về cuộc tham vấn của ông với Giám Đốc Điều hành IMF và Chủ tịch WB. Quyết định này nói lên sự hỗ trợ của IMF và WB cho các nước kém phát triển và đang phát triển nhập khẩu lương thực chủ yếu.. Quyết định này cũng nói lên cơ chế kiểm soát quá trình thực hiện cam kết đặc biệt này. Theo đó Quyết định này sẽ là đối tượng của việc rà soát thường xuyên của Hội nghị Bộ trưởng, và Uỷ Ban về Nông nghiệp sẽ thực hiện việc theo dõi, triển khai cho phù hợp. Kết luận chương 2 Nói tóm lại, Hiệp định Nông nghiệp điều chỉnh các vấn đề liên quan đến các chính sách, luật pháp nông nghiệp của các quốc gia thành viên như: Các quy định về tiếp cận thị trường (giảm bớt các rào cản thương mại đối với hàng nông sản nhập khẩu), hỗ trợ trong nước (đưa ra các quy định và cam kết quản lý trợ cấp cho sản xuất trong nước cũng như các chương trình tương tự khác bao gồm cho phép các chính phủ khuyến khích phát triển khu vực kinh tế nông thôn, nhưng nên thông qua các chính sách ít làm biến dạng thương mại) và trợ cấp xuất khẩu (đưa ra các quy định và cam kết quản lý trợ cấp đối với hàng nông sản xuất khẩu hay những biện pháp tương tự khác khiến cho hàng nông sản xuất khẩu có tính cạnh tranh giả tạo trên thị trường quốc tế). Tuy nhiên, Hiệp định cho phép có sự linh động trong việc thực thi các cam kết. Các nước đang phát triển không cần phải giảm bớt trợ cấp hay cắt giảm thuế quan nhiều như các nước phát triển. Họ cũng có thời gian chuyển tiếp dài hơn để thực hiện các cam kết của mình. Các nước kém phát triển hoàn toàn không phải thực hiện những cam kết giống như của các nước phát triển và đang phát triển. Hiệp định cũng có những điều khoản đặc biệt giải quyết mối quan tâm của các nước phải nhập khẩu lương thực và các nước kém phát triển. Thông qua những nội dung trên, Hiệp định Nông nghiệp muốn hướng tới mục đích cuối cùng là tiến hành cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng các chính sách nông nghiệp có định hướng thị trường hơn nữa, để phát triển một nền thương mại nông sản công bằng hơn. GVHD: Dương Văn Học 36 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO CHƯƠNG 3 VIỆT NAM VÀ HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP TRONG WTO 3.1 Những cam kết đối với thương mại hàng nông sản của Việt Nam trong WTO 3.1.1 Cam kết mở cửa thị trường nông sản của Việt Nam trong WTO Gia nhập WTO, Việt Nam đã đưa ra các cam kết mở cửa thị trường nông sản, cụ thể như sau: 3.1.1.1 Cam kết về biện pháp thuế quan đối với hàng hóa nông sản của Việt Nam trong WTO Việt Nam đã đưa ra cam kết về mức thuế nhập khẩu tối đa được phép áp dụng (gọi là mức cam kết) đối với 100% số dòng thuế hàng nông sản. Theo đó: Mức cam kết giảm thuế chung: Việt Nam đã cam kết cắt giảm thuế bình quân là 10,6% so với Thuế suất tối huệ quốc (MFN) hiện hành. Mức giảm thuế đối với từng nhóm nông sản: Nhóm 1 - nông sản chế biến: như thịt, sữa, rau quả chế biến, thực phẩm chế biến, quả ôn đới, và quả có múi phải giảm nhiều hơn so với nông sản thô (do những sản phẩm chế biến này vào thời điểm đàm phán gia nhập WTO Việt Nam đang áp dụng mức thuế suất nhập khẩu cao); Nhóm 2 - nông sản thô: gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều…, mức thuế nhập khẩu những sản phẩm này giảm rất ít hoặc không giảm. Về thời gian cắt giảm (Lộ trình thực hiện): Việt Nam cam kết cắt giảm dần các loại thuế nhập khẩu đối với nông sản trong thời gian từ 3-5 năm kể từ ngày gia nhập WTO (11/1/2007). Tức là việc cắt giảm sẽ phải hoàn thành vào 2009-2012 tùy theo sản phẩm. Mức giảm thuế sẽ được chia đều cho mỗi năm trong lộ trình cắt giảm.85 Hiện nay, ở Việt Nam văn bản điều chỉnh vấn đề này là Thông tư 164/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 15 tháng 11 năm 2013 về ban hành biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế. Ban hành kèm theo Thông tư này: Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Phụ lục I và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Phụ lục II. Thông tư này nhằm triển khai thực hiện cam kết WTO năm 2014. Theo đó, 210 dòng thuế giảm thuế suất và hơn 400 dòng thuế được điều chỉnh tăng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi.86 Thuế nhập khẩu hàng nông sản sẽ được điều chỉnh ở Phụ lục 2 – mục 1 của thông tư. 85 Nguyễn Thị Thu Trang, Cẩm nang doanh nghiệp về WTO và cam kết của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.309, 310. 86 Tổng cụ thuế-Bộ Tài chính (Cục thuế Hải Dương), Bộ Tài Chính mới ban hành Thông tư 164/2013/TT-BTC về Biểu thuế xuất nhập khẩu 2014, http://haiduong.gdt.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b0/04_Sj9CPykssy0xPLMnMz0vMAfGjzOINTCw9fSzCgv29XJzMDT xdg3wdzd0tjQx8zfQLsh0VATgWHxU!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/haiduong/site/news/ec onomy/e7edbadb-95b0-4360-9e44-b278101eddb8, [Truy cập ngày 23-11-2014]. GVHD: Dương Văn Học 37 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO 3.1.1.2 Cam kết về các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa nông sản của Việt Nam trong WTO a) Các biện pháp kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm Các biện pháp kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm (Sanitary and Phytosanitary Measures – SPS) là tập hợp các quy định kỹ thuật bắt buộc như quy định về tiêu chuẩn chất lượng, quy định về kiểm dịch động thực vật, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm…mà nước nhập khẩu áp dụng đối với hàng nhập khẩu. WTO có một Hiệp định riêng (Hiệp định SPS) quy định các nguyên tắc mà các nước thành viên WTO buộc phải tuân thủ khi ban hành và áp dụng các biện pháp SPS này. Mục tiêu của Hiệp định là đảm bảo việc ban hành các quy định SPS của các nước thành viên nhằm bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật và môi trường không bị lạm dụng quá mức và trở thành rào cản bất hợp lý đối với thương mại hàng nông sản từ nước ngoài. Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của Hiệp định này.87 Hiện nay, ở Việt Nam quy định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định trong nhiều văn bản khác nhau, chúng được thể hiện cụ thể tại trang thông tin điện tử của SPS Việt Nam, có thể kể đến một số biện pháp liên quan đến SPS như sau: Văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm: Luật an toàn thực phẩm 2010; Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 của Quốc hội ngày 19 tháng 6 năm 2009 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.v.v Văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực động vật: Pháp lệnh 18/2004/PLUBTVQH11 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 29 tháng 4 năm 2004 về thú y; Thông tư 28/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 31 tháng 5 năm 2013 danh mục thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam; Thông tư 41/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 5 tháng 8 năm 2012 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi.v.v Văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thực vật: Luật kiểm dịch thực vật 2013; Thông tư 16/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 05 tháng 06 năm 2014 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm dịch và bảo vệ thực vật; Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 05 tháng 9 năm 2014 ban hành danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam v.v 87 Nguyễn Thị Thu Trang, Cẩm nang doanh nghiệp về WTO và cam kết của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.329, 330. GVHD: Dương Văn Học 38 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO b) Các biện pháp quản lý xuất nhập khẩu đối với một số sản phẩm thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp Theo cam kết đạt được trong WTO, Việt Nam được phép áp dụng một quy chế riêng về xuất nhập khẩu đối với một số sản phẩm vốn được xếp vào diện “quản lý chuyên ngành nông nghiệp” theo pháp luật Việt Nam bao gồm: - Gỗ, sản phẩm gỗ từ rừng tự nhiên trong nước; củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước; - Động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm; - Giống cây trồng; giống vật nuôi; thuỷ sản sống; thức ăn chăn nuôi; - Thuốc, nguyên liệu sản xuất thuốc, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hoá chất dùng trong thú y; - Nguyên liệu và sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản; - Thuốc, nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật; - Phân bón và nguyên liệu sản xuất phân bón; và - Nguồn gen cây trồng phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật.88 Cụ thể, việc xuất nhập khẩu các sản phẩm này phải tuân thủ một số quy chế quản lý hành chính bổ sung (như tiêu chuẩn kỹ thuật/kiểm dịch; chế độ cấp phép nhập khẩu…). Hiện tại, các quy định hiện hành về quy chế xuất - nhập khẩu áp dụng cho nông sản thuộc diện “quản lý chuyên ngành nông nghiệp” của Việt Nam được nêu trong Thông tư 88/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn thực hiện nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. c) Biện pháp tự vệ và tự vệ đặc biệt - Biện pháp tự vệ (SG) Tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Hình thức áp dụng biện pháp tự vệ có thể là áp dụng hạn ngạch hoặc cấm nhập khẩu tạm thời đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu. Đây là hình thức bảo hộ có điều kiện đối với ngành sản xuất nội địa. Việc ban hành và áp dụng các biện pháp tự vệ của các nước thành viên WTO phải tuân thủ các nguyên 88 Thông tư 88/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn thực hiện nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. GVHD: Dương Văn Học 39 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO tắc chung được ghi nhận trong Hiệp định về các Biện pháp tự vệ của WTO (áp dụng chung cho cả trường hợp hàng công nghiệp và hàng nông nghiệp). Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ quy định của Hiệp định này.89 Để tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp trong nước, Việt Nam đã ban hành các văn bản quy định pháp luật về tự vệ, các văn bản đó gồm: Pháp lệnh 42/2002/PL-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 11/ 06/ 2002 về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam (gọi là Pháp lệnh 42/2002/PL-UBTVQH10); Nghị định 150/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 8/12/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh 42/2002/PL-UBTVQH10. - Biện pháp tự vệ đặc biệt (SSG) Về tính chất, các biện pháp SSG cũng giống các biện pháp SG. Tuy nhiên điều kiện áp dụng biện pháp SSG không quá chặt chẽ và phức tạp như biện pháp SG (ví dụ, có thể áp dụng biện pháp này trước mà không cần điều tra hoặc áp dụng trước khi thông báo cho các nước có quyền lợi xuất khẩu chính mặt hàng này…). Vì vậy, diện áp dụng SSG rất hạn chế. Theo quy định của WTO, một nước thành viên WTO chỉ có thể áp dụng SSG đối với một số sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm nhất định đạt được theo đàm phán WTO về vấn đề này. Theo cam kết, Việt nam không được sử dụng SSG đối với bất kỳ nông sản nào.90 d) Hạn ngạch thuế quan đối với nông sản (TRQ) Nội dung của biện pháp này là nếu một lượng hàng hóa nhập khẩu nằm trong hạn ngạch thì thuế quan sẽ thấp hơn, còn nếu lượng hàng hóa nằm ngoài hạn ngạch sẽ chịu thuế cao hơn. Trong nông nghiệp, biện pháp TRQ chỉ áp dụng với điều kiện: - Loại nông sản áp dụng phải là loại mà nước nhập khẩu đã cam kết thuế hóa; và - Nước nhập khẩu đã đàm phán trong khuôn khổ WTO và đạt được cam kết cho phép áp dụng biện pháp TRQ đối với hàng nông sản đó. Cam kết về TRQ của Việt Nam quy định tại Biểu CLX – Phần I – Danh mục các nhượng bộ và cam kết về hàng hoá - Hạn ngạch thuế quan - Văn kiện gia nhập WTO của Việt nam. Theo cam kết này, Việt Nam được phép áp dụng TRQ với 4 nhóm (28 dòng thuế theo mã số HS 8 số, trong đó 21 dòng là nông sản và 7 dòng phi nông sản), bao gồm: Đường ăn; trứng gia cầm; lá thuốc lá; và muối (phi nông sản, 7 dòng). 89 Nguyễn Thị Thu Trang, Cẩm nang doanh nghiệp về WTO và cam kết của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.332. 90 Nguyễn Thị Thu Trang, Cẩm nang doanh nghiệp về WTO và cam kết của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.333. GVHD: Dương Văn Học 40 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO Hiện nay, ở Việt Nam các mặt hàng nông sản được áp dụng theo chế độ hạn ngạch thuế quan được quy định ở các văn bản quy phạm pháp luật sau đây: - Thông tư 111/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 04 tháng 7 năm 2012 Ban hành danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu để áp dụng hạn ngạch thuế quan (Thông tư 111/2012/TT-BTC); Thông tư 80/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 23 tháng 6 năm 2014 sửa đổi, bổ sung Thông tư 111/2012/TT-BTC (Bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch của mặt hàng thuốc lá lá chưa chế biến; phế liệu thuốc lá loại Burley thuộc mã hàng 2401. 10. 40). - Thông tư 08/2014/TT-BCT của Bộ Tài chính ngày 18 tháng 02 năm 2014 Quy định về nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường, muối, trứng gia cầm năm 2014. Theo đó, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu trứng gà, trứng vịt, ngan và loại khác là 44.100 tá; hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối là 102.000 tấn; hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường là 77.200 tấn. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/02/2014 đến hết ngày 31/12/ 2014. - Thông tư 33/2013/TT-BCT ngày 18 tháng 12 năm 2013 Quy định việc nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan năm 2014. Theo thông tư này lượng thuốc lá nguyên liệu (mã HS 2401) nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2014 là 44.100 tấn. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014 đến hết ngày 31/12/ 2014. 3.1.2 Cam kết về trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam trong WTO Trợ cấp nông nghiệp là các hình thức hỗ trợ của Chính phủ cho việc sản xuất, tiêu thụ nông sản (cho sản xuất nông nghiệp nói chung, cho một vùng nông nghiệp hoặc cho một sản phẩm cụ thể). Trợ cấp nông nghiệp được chia thành 2 nhóm: Nhóm các chính sách hỗ trợ trong nước và nhóm các chính sách trợ cấp xuất khẩu nông sản. Việt Nam cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định về trợ cấp tại Hiệp định Nông nghiệp (không trừ ngoại lệ nào), riêng về trợ cấp xuất khẩu Việt Nam đã cam kết bãi bỏ các trợ cấp xuất khẩu từ khi gia nhập, nhưng bảo lưu quyền được hưởng ưu đãi đặc biệt và khác biệt (S&D) dành cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực này (được trợ cấp giảm chi phí tiếp thị và cước phí vận tải nội địa, quốc tế đối với hàng xuất khẩu). Do nguồn tài chính hạn hẹp, phần lớn các hình thức trợ cấp nông nghiệp của nước ta đều nằm trong nhóm “hộp xanh lá cây”, tập trung nhiều nhất là đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp (thuỷ lợi, giao thông, hệ thống sản xuất giống...), công tác phòng chống dịch bệnh, thiên tai, nghiên cứu khoa hoc, khuyến nông, chương trình cải thiện giống cây trồng, giống vật nuôi v.v..91 Hiện nay, ở Việt Nam hoạt động trợ cấp và hỗ trợ nông nghiệp được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như: 91 Nguyễn Thị Thu Trang, Cẩm nang doanh nghiệp về WTO và cam kết của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.315-326. GVHD: Dương Văn Học 41 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO − Chính sách phát triển ngành nghề nông thôn: Nghị định 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 07 năm 2006 quy định một số nội dung và chính sách phát triển ngành nghề nông thôn (Nghị định 66/2006/NĐ-CP); Thông tư 116/2006/TT-BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn. − Chính sách khuyến nông: Nghị định 02/2010/NĐ-CP của chính phủ ngày 08 tháng 01 năm 2010 về khuyến nông (Nghị định 02/2010/NĐ-CP); Thông tư 15/2013/TTBNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 26 tháng 02 năm 2013 quy định thực hiện một số điều của nghị định 02/2010/ NĐ-CP. − Chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp: Nghị định 210/2013/NĐCP của Chính phủ ngày 19 tháng 12 năm 2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. − Tín dụng ưu đãi và hỗ trợ bảo vệ môi trường: Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 04 năm 2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 04/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 01 năm 2009 về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường. Đặc điểm chung của những quy định này đều nhằm hỗ trợ các hoạt động nông nghiệp nhằm hạn chế rủi ro thiệt hại cho nông dân, tổ chức sản xuất nông nghiệp và tổ chức kinh doanh nông sản. 3.2 Tình hình nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO và những giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông sản ở Việt Nam trong tương lai 3.2.1 Tình hình nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO 3.2.1.1 Thuận lợi đối với nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO Ngày 7-11- 2006, Đại hội đồng WTO chính thức bỏ phiếu thông qua việc kết nạp chính thức Việt Nam vào WTO. Sau khi Quốc hội nước ta phê chuẩn Nghị định thư của WTO về việc kết nạp Việt Nam vào WTO (ngày 28-11-2006), ngày 11-1-2007 Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên thứ 150 của tổ chức này. Như vậy, cho đến nay Việt Nam gia nhập WTO hơn 7 năm. Nhìn lại khoảng thời gian đó, chúng ta cũng có thể thấy những thuận lợi và khó khăn khi nước ta là thành viên của WTO đã diễn ra trong thực tế. Xét riêng về lĩnh vực nông nghiệp, những thuận lợi mà chúng ta có thể thấy được đó là: Thứ nhất, mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường: Trước thời điểm gia nhập WTO, hàng hóa nông sản của nước ta xuất ra khoảng 80 nước, nhưng đến năm 2011 Việt Nam xuất khâu nông sản sang gần 160 nước trên thế giới. Danh sách xuất khẩu nông sản của nước ta ngày càng mở rộng từ Bắc Mỹ, Châu Âu, Đông Bắc Á, châu Úc sang Nam Mỹ GVHD: Dương Văn Học 42 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO châu Phi và Tây Á. Nhiều nhất trong số đó là Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Thụy Sĩ, Úc, Singapore, Hà Lan, Vương quốc Anh và cộng đồng ASEAN. Đây là kết quả đáng ghi nhận về nổ lực xuất khẩu của doanh nghiệp nước ta. Qua đó, cho thấy xuất khẩu nông sản Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng sau khi gia nhập WTO, góp phần hạn chế thâm hụt cán cân ngân sách, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh và hiệu quả hơn. Các nước nhập khẩu nông sản hàng hóa Việt Nam nhiều nhất theo thứ tự là: Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Thụy sĩ, Úc, Singapore, Malaysia, Philippines, Hà Lan, Anh, Thái Lan, Campuchia.92 Thứ hai, khẳng định vị thế trên trường quốc tế: Sau 7 năm gia nhập WTO, nhiều ngành hàng nông sản đã chiếm lĩnh được thị phần lớn và đang chiếm vị thế khá quan trọng trên thế giới, điển hình như gạo xuất khẩu của Việt Nam chiếm 19,75% thị phần thế giới (thứ 2 sau Thái Lan); cà-phê 16,89% (thứ 2 sau Braxin); hồ tiêu 16,26% (thứ nhất); cao su 9,73% (thứ 4 sau Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia); chè 6,87% (thứ 6); thủy sản 6,1%, gỗ và các sản phẩm gỗ 3,26%... Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu của gạo, tiêu và chè lần lượt đạt 19,8%/năm, 23,9%/năm và 11%/năm trong giai đoạn 2007-2012; cao hơn nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng lần lượt 15,4%/năm, 15,4%/năm và 7,2%/năm trong giai đoạn 2001-2006. Gia nhập WTO, sẽ càng có cơ hội tiếp cận thị trường của các quốc gia thành viên của WTO (hiện nay tính đến ngày 26 tháng 6 năm 2014 WTO có 160 thành viên93) do được hưởng mức thuế ưu đãi của các nước này. Cá tra là ngành hàng được đánh giá có nhiều thế mạnh. Gần 95% sản lượng cá tra sản xuất tại Việt Nam được xuất khẩu, đạt kim ngạch 1,8 tỷ USD/năm, chiếm 98% thị trường tiêu thụ cá tra toàn thế giới.94 Thứ ba, luôn giữ vững tốc độ tăng trưởng, là trụ đở cho nền kinh tế: Trước tác động của cuộc khủng hoảng, trong khi ngành công nghiệp có độ sụt giảm sâu về tốc độ tăng trưởng thì nông nghiệp vẫn giữ vững nhịp độ tăng trưởng, thậm chí ở nhiều thời điểm nó còn thể hiện rõ vai trò trụ đỡ, cứu cánh của nền kinh tế. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2012 đạt 27,5 tỷ USD, tăng 2,5 lần so với năm 2006 (đạt 10,6 tỷ USD),95 tốc độ sự tăng trưởng bình quân của nông nghiệp sau 5 năm gia nhập WTO 3,4%. Điều đáng nói là bảo hộ trong nước cho ngành nông nghiệp giảm trong khi ngành công nghiệp có bảo hộ thực tế cao thì lại chưa được như kỳ vọng. Đánh giá về điều 92 Nguyễn Ngọc Vinh, Xuất khâu nông sản Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO Thuận lợi & thách thức, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM , Số 7(17), năm 2012, tr.38-43, tr.41. 93 World Trade Organization, Thành viên và Quan sát, http://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/org6_e.htm, [Truy cập ngày 26-8-2014]. 94 Báomới.com, Gia nhập WTO: Nông nghiệp thể hiện rõ vai trò trụ đỡ, http://www.baomoi.com/Gia-nhap-WTONong-nghiep-the-hien-ro-vai-tro-tru-do/45/12484518.epi, [Truy cập ngày 26-8-2014]. 95 Tài liệu đã dẫn ở footnote số 94. GVHD: Dương Văn Học 43 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO này cho thấy, rõ ràng nông nghiệp đã trở thành cứu cánh quan trọng cho nền kinh tế, là điểm sáng của Việt Nam trong khó khăn.96 Thứ tư, thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp: Theo Cục Ðầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư), tính đến 16/06/2014 cả nước hiện có 16.300 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) được cấp phép đầu tư với tổng vốn 237 tỷ USD, trong đó đầu tư vào nông nghiệp có hơn 500 dự án, chiếm 3,36 tỷ USD97 đang góp phần phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, sản xuất cây, con giống chất lượng cao. Đồng thời, đem vào công nghệ mới, tiên tiến để thúc đẩy ngành chế biến nông sản, nhờ đó giúp mở mang những vùng đất hoang hóa, sản xuất những sản phẩm nông nghiệp độc đáo mà những công ty này đang có thị trường, đưa hàng nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới nhiều hơn. Thứ năm, giải quyết vấn đề lao động nông thôn: Một lợi ích lơn hơn có thể kể đến là lao động nông nghiệp có thêm công ăn việc làm, người tiêu dùng sẽ mua được những sản phẩm nông nghiệp vừa rẻ vừa tốt hơn. Nông dân nghèo canh tác ở các vùng khó khăn sẽ có cơ may phát triển nhờ có những giống mới do các công ty quốc tế áp dụng công nghệ sinh học tạo ra. Thứ sáu, cơ hội tiếp cận cơ chế giải quyết tranh chấp công bằng hơn: Khi Việt Nam gia nhập WTO, ngoài việc được mở rộng thị trường cho những mặt hàng xuất khẩu truyền thống nông nghiệp và thủy sản, chúng ta còn có cơ hội tiếp cận cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, về lâu dài giúp tránh được những vụ kiện vô lý như cá tra - cá ba sa giữa Việt Nam và Mỹ. Một khi ngành nông nghiệp đứng vững trên sân chơi WTO thì kinh tế nông nghiệp trở thành động lực chính thúc đẩy công cuộc xóa đói giảm nghèo. Lúc đó, nông nghiệp là chìa khóa tạo ra sự ổn định và phát triển vùng nông thôn.98 Thứ bảy, khoa học - kỷ thuật ngày càng phát triển: Việc cắt giảm thuế của các vật tư nông nghiệp và máy móc thiết bị làm cho các tư liệu sản xuất này rẻ hơn, đa dạng hơn do đó tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp có giá thành hạ hơn. Việc mở rộng xuất khẩu đã đem lại cơ hội đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến nông sản, từ đó mà nâng cao được năng lực cạnh tranh của các nông sản. Các cam kết về thể chế chính sách trong nước phù hợp với thông lệ quốc tế bước đầu làm cho môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng, bình đẳng và minh bạch hơn, tạo điều kiện cho nông nghiệp nói 96 Foodcrops.vn – Hệ thống cây lương thực của Việt Nam, Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO: Nông nghiệp luôn thể hiện vai trò trụ đỡ, http://foodcrops.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2321:vit-nam-sau-5nm-gia-nhp-wto-nong-nghip-luon-th-hin-vai-tro-tr-&catid=60:kinh-te-viet-nam&Itemid=417, [Truy cập ngày 26-82014]. 97 Tâm Thời, Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp, Báo điện tử Nhân dân, 2014, http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_kinhte/_mobile_tintuc/item/23520002.html, [Truy cập ngày 26-82014]. 98 Việtbáo.vn, Gia nhập WTO: Nông nghiệp – Thách thức quá lớn, http://vietbao.vn/Kinh-te/Gia-nhap-WTO-Nongnghiep-Thach-thuc-qua-lon/45200024/87/, [Truy cập ngày 26-8-2014]. GVHD: Dương Văn Học 44 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO chung, các doanh nghiệp và người nông dân nói riêng phát triển sản xuất kinh doanh tốt hơn.99 3.2.1.2 Thách thức đối với nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi được nêu ở phần trên, thực tế những năm qua hàng nông sản của Việt Nam đang gặp những thách thức lớn. Cụ thể là: Thứ nhất, chính sách hổ trợ quá ít: Sau hơn 5 năm gia nhập WTO, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn chưa đủ mạnh để thay đổi tình trạng yếu kém của sản xuất nông nghiệp. Sự thay đổi thể chế thiếu vắng những hoạt động hỗ trợ về mặt kỹ thuật, pháp lý, tiêu chuẩn chất lượng để thực hiện hiệu quả các cam kết trong hội nhập. Chính đầu tư cho nông nghiệp chưa thỏa đáng và bản thân ngành nông nghiệp xuất phát điểm thấp nên nhìn chung khả năng cạnh tranh của nông sản của Việt Nam còn chưa cao.100 Ông Lưu Đức Khải - Trưởng ban Chính sách nông nghiệp (CIEM - Bộ KHĐT) nhận định: “Dịch vụ nông nghiệp - một lĩnh vực được cho là sẽ có sự bứt phá sau gia nhập WTO thì cũng chưa tận dụng được những lợi thế do gia nhập WTO tạo ra. Có thể nói, hoạt động dịch vụ nông nghiệp đã và đang là điểm hạn chế của ngành nông nghiệp Việt Nam, chưa thể hiện vai trò tích cực đối với chăn nuôi, trồng trọt và vào quá trình nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp”. Bằng chứng là sau 5 năm, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam tăng giảm thất thường, với tỷ lệ chỉ từ 5-6%/năm giảm còn 3,5% vào năm 2009; tăng trưởng GDP của ngành còn thấp hơn nữa, tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực này bình quân thời kỳ 2007 - 2011 chỉ tăng trên 2,59%/năm, trong đó năm 2009 tăng 1,83%, năm 2010 tăng 2,78% và năm 2011 ước tăng 3%.101 Còn theo TS. Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn đánh giá: “Nông dân của chúng ta sản xuất rất giỏi nhưng không bán được hàng; trong khi đó, Nhà nước, ngành chức năng mới chỉ hỗ trợ nhiều cho sản xuất mà chưa hỗ trợ cho bảo quản, chế biến, tiêu thụ, dẫn đến tình trạng, nông dân trông vào thương lái, doanh nghiệp bơ vơ, quay lại “đá nhau”. 102 Hiện nay chúng ta đã có một số thành công trong công nghệ cao về tạo giống và cải thiện trong phương pháp canh tác: đã có nhiều giống lúa, ngô, cà phê, v.v có năng suất cao, chống sâu bệnh tốt; đã áp dụng chế phẩm sinh học để thay thế thuốc bảo vệ thực vật 99 Nguyễn Văn Thành,Trường Chính trị Nghệ An, Đôi điều suy nghĩ về phát triển kinh tế nông nghiệp trong hội nhập WTO hiện nay ở nước ta, http://truongchinhtrina.gov.vn/ArticleDetail.aspx?_Article_ID=322, [Truy cập ngày 5-9-2014]. 100 Đổ Hương, Nông nghiệp Việt Nam trước vận hội mới, Báo điện tử Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013, http://baodientu.chinhphu.vn/Kinh-te/Nong-nghiep-Viet-Nam-truoc-van-hoi-moi/190156.vgp, [Truy cập ngày 27-8-2014]. 101 Tin tức nông nghiệp, 5 năm gia nhập WTO: Nông nghiệp vẫn yếu kém, http://www.tintucnongnghiep.com/2013/04/5-nam-gia-nhap-wto-nong-nghiep-van-yeu.html, [Truy cập ngày 27-82014]. 102 Tài liệu đã dẫn, footnote số 94, tr.43. GVHD: Dương Văn Học 45 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO và phân bón vô cơ. Nhờ những công nghệ mới này mà sản lượng lúa gạo tăng đáng kể, từ 32 triệu tấn năm 2000 và 42 triệu tấn năm 2011. Tuy nhiên, vì chưa xây dựng được chuỗi ngành hàng xuyên suốt và đồng bộ, nên khi sản lượng lúa gạo đạt đỉnh thì chúng ta gặp những khó khăn như thiếu kho tàng để tạm trữ lúa sau thu hoạch, thiếu nhà mát để lưu kho, thiếu cơ sở để chế biến, và quan trọng hơn hết là thiếu thị trường để tiêu thụ một lượng hàng “thô” dồi dào trong khi hoạt động chế biến còn rất hạn chế. Thêm vào đấy, nông dân vào thời điểm thu hoạch cũng đã hết tiền nên phải bán tháo để lấy vốn cho kỳ tới.103 Thứ hai, năng lực cạnh tranh thấp (Giá cao – chất lượng thấp) Sau 5 năm gia nhập WTO, năng lực sản xuất và cạnh tranh của nhiều sản phẩm lại không tận dụng được như các sản phẩm chăn nuôi, mía đường... Trong nhiều năm qua Việt Nam đã phải trả giá khá đắt khi đầu tư, ưu đãi vào ngành mía đường mà chưa chứng minh được hiệu quả của nó, người tiêu dùng Việt Nam luôn phải trả mức giá cao hơn gần gấp đôi người tiêu dùng thế giới. Chúng ta có thể thấy thực trạng sản xuất của ngành mía đường ở nước ta như sau: Trong tổng số 39 nhà máy đường đang hoạt động có 18 nhà máy dùng thiết bị Trung Quốc và 12 nhà máy sử dụng thiết bị của nhiều nước khác có mức độ áp dụng tự động hóa dây chuyền rất thấp. Vì vậy, đã đẩy giá thành sản phẩm đường lên cao nên khó cạnh tranh với đường nhập khẩu. Thực hiện cam kết cắt giảm thuế đối với đường nhập khẩu đã khiến đường ngoại tràn vào, chèn ép đường nội. Kim ngạch nhập khẩu đường của Việt Nam đã tăng rất nhanh, từ 4,3 triệu USD (năm 2000) lên gần 136 triệu USD (năm 2012), tốc độ tăng lên tới 33,3%/năm. Đó là chưa tính đến lượng đường nhập lậu vào Việt Nam lên đến 200.000 tấn/năm. Còn các sản phẩm chăn nuôi kéo theo đó cũng phát triển ì ạch và gặp nhiều khó khăn bởi thiên tai, dịch bệnh và giá cả đầu vào.104 Với năng lực cạnh tranh thấp, chăn nuôi là một trong những lĩnh vực gặp nhiều thách thức khi Việt Nam mở cửa thị trường chăn nuôi cho sản phẩm nước ngoài (thông qua việc hạ mức thuế nhập khẩu và bỏ các biện pháp hạn ngạch, cấm nhập khẩu…). Các nước sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới về sản phẩm chăn nuôi như Úc, New Zealand, Mỹ, EU…có lợi thế không chỉ ở quy mô và trình độ sản xuất mà còn có nhiều lợi thế về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), và cam kết giảm thuế theo WTO sẽ là cơ hội để sản phẩm chăn nuôi có sức cạnh tranh mạnh từ các nước này vào Việt Nam thuận lợi hơn. Trong ngành chăn nuôi, chăn nuôi bò sữa sẽ chịu tác động nhiều nhất do sản xuất trong nước ít, phải phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu. Các đối thủ mạnh về xuất khẩu sữa là Úc, New Zealand, Mỹ, EU. Người nông dân chăn nuôi bò sữa sẽ là đối tượng chịu tác động nhiều hơn so với các nhà máy chế biến sữa. Đối với chăn nuôi gia cầm, tuy 103 Nguyễn Quốc Vọng, Tia sáng.com.vn, Hai điểm yếu của nông nghiệp Việt Nam trong hội nhập quốc tế, http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=114&CategoryID=7&News=7462, [Truy cập ngày 27-8-2014]. 104 Tài liệu đã dẫn, footnote số 101, tr.45. GVHD: Dương Văn Học 46 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO không phải cắt giảm thuế theo cam kết WTO, nhưng với tình hình giá gà trong nước cao, tình trạng dịch cúm gia cầm chưa khống chế được triệt để, mức độ nghi ngại về vấn đề VSATTP đối với gia cầm trong nước, khả năng nhập khẩu gia cầm từ nước ngoài được dự báo sẽ tăng. Ngành chăn nuôi gia cầm vì thế sẽ khó khăn hơn trong cạnh tranh để giữ thị phần nội địa.105 Thứ ba, tập quán sản xuất: Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, năng suất thấp, chất lượng không ổn định. Vùng nông sản hàng hoá bước đầu hình thành nhưng còn phân tán, vận chuyển khó, chưa đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến và thâm nhập thị trường quốc tế. Cụ thể, diện tích trồng cây ăn quả ở miền Bắc là 0,3 ha/hộ, ở miền Nam là 0,5ha/hộ. Nông dân có thói quen trồng vườn tạp, giống không đảm bảo. Sản xuất nông nghiệp nói chung, trong đó có cây ăn trái còn theo phong trào. Thấy loại cây nào có giá thì ồ ạt trồng, rớt giá lại chặt. Sản xuất thiếu ổn định, từ đó dẫn đến việc trái cây làm ra có chất lượng chưa cao, không an toàn, quả không đồng đều. Hiện chỉ có khoảng từ 1520% trên tổng số khoảng 7 triệu tấn trái cây đạt yêu cầu xuất khẩu. Thực tế cho thấy, trái cây Việt Nam có giá thành cao nhất vùng, so với Thái Lan thì cao hơn từ 30 - 40%.106 Thứ tư, về nguồn nhân lực và tiến bộ khoa học kỷ thuật: Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và chế biến. Cơ sở vật chất kỹ thuật lẫn cơ chế quản lý còn lạc hậu.107 Ngoài ra, việc đầu tư cho công nghệ thu hoạch, chế biến, bảo quản còn rất hạn chế, dẫn đến tỷ lệ mất mát hư hỏng cao, hàng hóa không đồng nhất quy cách lẫn chất lượng, làm cho tính cạnh tranh nông sản càng kém.108 Thứ năm, về chính sách đất đai: Chính sách đất nông nghiệp chỉ cho phép sử dụng có thời hạn cũng làm tăng rủi ro cho người sử dụng đất, càng khiến các doanh nghiệp trong và ngoài nước không mặn mà với việc đầu tư có chiều sâu cho công nghệ cao trong nông nghiệp.109 Thứ sáu, về vệ sinh an tòan thực phẩm, cơ cấu sản phẩm và năng suất nông sản Chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn chưa cao (cả về tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm…). Nông sản chế biến yếu kém trong vệ sinh an toàn thực phẩm, hình thức mẫu mã sản phẩm đơn điệu, kém hấp dẫn, ít đa dạng. Cụ thể, chúng ta gặp khó khăn với các sản phẩm như thịt bò, thịt lợn. Điểm yếu kém chủ yếu ở khâu an toàn vệ sinh thực phẩm và giá thành xuất khẩu cao, tỷ lệ thịt thương phẩm trong chăn nuôi thấp hơn 105 Nguyễn Thị Thu Trang, Cẩm nang doanh nghiệp về WTO và cam kết của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.377, 378. 106 Tài liệu đã dẫn ở footnote số 99, tr.45 . 107 Tài liệu đã dẫn ở footnote số 99, tr.45. 108 Nguyễn Ngọc Vinh, Xuất khâu nông sản Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO Thuận lợi & thách thức, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM , Số 7(17), năm 2012, tr.38-43, tr.42. 109 Tài liệu đã dẫn ở footnote số 103, tr.46. GVHD: Dương Văn Học 47 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO các nước trong khu vực… Chẳng hạn, 1 tạ bò hơi của ta chỉ lấy được 35 kg thịt, trong khi của nước ngoài là 48 kg. Bò của Việt Nam phải mất 3-4 năm mới giết thịt, trong khi các nước là 2 - 2,5 năm. Về cây ăn quả, chúng ta đang phải cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế và ngay tại sân nhà, mặt hàng này phải đối mặt với sự tràn ngập của trái cây ngoại nhập. Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã cho thấy một nghịch lý đã xuất hiện ngay trên vựa trái cây đồng bằng sông Cửu Long: các loại trái cây ngoại như xoài Thái, nhãn Thái, nho Mỹ, táo Mỹ, quýt Trung Quốc tràn ngập, lấn át hàng nội. Theo hội khoa học Kinh tế Việt Nam, tại thành phố Hồ Chí Minh, trong khoảng 500 tấn trái cây nhập về chợ hàng ngày có đến 300 tấn là trái cây nhập khẩu và trong đó 90% là trái cây nhập từ Trung Quốc. Tổng công ty rau quả Việt Nam cho rằng, chúng ta thua kém các nước không chỉ ở chất lượng kém, kích cỡ không đồng đều mà còn nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Công nghệ bảo quản kém cũng khiến sản phẩm dễ bầm dập, hao hụt nhiều. Chính các yếu tố này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam.110 Thứ bảy, vấn đề trợ giá nông sản: Cho đến hiện nay, các nước phát triển (EU, Mỹ, Thuỵ Sỹ, Nhật, Trung Quốc…) vẫn còn trợ giá cho nông sản dưới nhiều hình thức như chi trả lỗ hợp đồng, lỗ do thị trường, lỗ trong thời kỳ khởi sự chăn nuôi, thiên tai, bồi thường….Cụ thể, từ năm 2008-2010 Trung Quốc đã chi bình quân 49 tỷ USD/năm để trợ cấp cho nông nghiệp, trong năn 2010 Mỹ đã chi 25.5 tỷ USD tiền trợ cấp nông nghiệp, còn EU là 101 tỷ USD. Việc trợ giá nông sản của các nước trên đã và đang làm “bóp méo” giá thành sản xuất nông sản nội địa và là rào cản mạnh mẽ đối với các nước nhập khẩu nông sản trong đó có Việt Nam.111 Các chuyên gia của Trường Đại học Wincosin Mỹ đã phân tích số tiền trợ cấp cho ngành sản xuất sữa tại các nước giàu tương đương hoặc nhiều hơn giá trị của ngành chăn nuôi bò sữa đem lại. Hay nói cách khác, người ta có thể dùng số tiền trợ cấp này để mua sữa cung cấp cho người dân miễn phí mà không cần phải nuôi bò sữa. Lý giải cho vấn đề này là vì ngoài việc tạo công ăn việc làm, hỗ trợ duy trì sản xuất của người nông dân (chỉ chiếm tỷ lệ 2% dân số) để đảm bảo cho an ninh lương thực và sự cạnh tranh kinh tế. Đây là một trong những lý do mà đàm phán cắt giảm trợ cấp nông nghiệp của WTO (vòng Doha) gặp nhiều khó khăn.112 Thứ tám, đầu tư cho nông nghiệp còn hạn chế: Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp từ ngân sách Nhà nước và trái phiếu chính phủ từ năm 2006 – 2011 là 432.788 tỷ đồng nhưng chủ yếu đầu tư vòa công tác thủy lợi và hạ tầng nông thôn chiếm tới 65%, đầu tư cho Nông – lâm – ngư chỉ chiếm 35% phần còn lại. Và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào 110 Tài liệu đã dẫn ở footnote số 99, tr.45. Nguyễn Ngọc Vinh, Xuất khâu nông sản Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO Thuận lợi & thách thức, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM , Số 7(17), năm 2012, tr.38-43, tr.42. 112 Tài liệu đã dẫn ở footnote số 99, tr.45. 111 GVHD: Dương Văn Học 48 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO nông nghiệp chỉ chiếm 1.63% trên tổng vốn đầu tư. Việc khiêm tốn đau tư cho nông nghiệp sẽ làm giảm động lực phát triên sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa từ tính đa dạng đến nâng cao chất lượng.113 Thứ chín, các vấn đề quảng bá thương hiệu, cơ sở hạ tầng, giá xăng, v.v Ở nước ta, trình độ và khả năng tiếp thị của nông dân và các doanh nghiệp kinh doanh nông sản hạn chế. Bản thân ngành nông nghiệp Việt Nam có nhiều rủi ro, thiên tai, dịch bệnh v.v. Cơ sở hạ tầng ở nông thôn vẫn còn rất kém, điểm xuất phát thấp. Các dịch vụ ở nông thôn đều khó khăn và đắt hơn ở thành phố như điện, nước và vốn đầu tư đều gặp khó khăn hơn. Ngoài những vấn đề trên, nông nghiệp nước ta còn phải đối mặt với tác động của giá xăng dầu lên. Theo TS.Phạm Lan Hương, chuyên gia của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phân tích: Giá xăng dầu tăng mạnh có lợi cho kinh tế vĩ mô, vì nước ta xuất khẩu dầu thô, nhưng với ngành nông nghiệp thì gặp vô vàn bất lợi, bởi các khâu thủy lợi, cày bừa, gặt bằng máy nông nghiệp, vận chuyển nông sản sử dụng lượng xăng dầu rất lớn. Đặc biệt, phân bón là một trong những nguyên liệu đầu ra của thành phẩm chế biến dầu. Trong vòng 5 năm qua, giá phân bón tăng gấp 2,5 lần, trong khi giá bán lúa chỉ tăng 1,2 lần. Chính việc tăng giá xăng dầu đã tác động tăng giá thành sản xuất nông nghiệp lên tới 35-40% trong 5 năm qua, trong khi giá nông sản tăng không đáng kể, kéo lợi nhuận của ngành nông nghiệp ngày càng xuống thấp.114 3.2.2 Những giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông sản ở Việt Nam trong tương lai 3.2.2.1 Đối với Nhà nước a) Về hỗ trợ xuất khẩu Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản nước ta phát triển, tăng khả năng cạnh tranh và vươn xa ra thị trường thế giới thì Nhà nước ta cần có những chính sách và hoạch định chiến lược như sau: Trước hết, cần tăng cường đầu tư dịch vụ công về thông tin giám sát thị trường (trong nước và quốc tế) cho các doanh nghiệp nông sản, phổ biến thông tin về WTO cho doanh nghiệp, nông dân không chỉ có các cam kết của Việt Nam mà cả các dự báo tác động nhập khẩu và cơ hội về mở rộng thị trường - giảm thuế thị trường nhập khẩu của các nước đối với hàng việt nam. Sau đó, Nhà nước cần nghiên cứu việc điều chỉnh hợp lý tỷ giá hối đoái nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Kế tiếp, cần xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, cấp loại sản phẩm xuất khẩu, trên cơ sở có sản phẩm chủ lực cả về chủng loại sản phẩm cũng như cấp loại sản phẩm. 113 Nguyễn Ngọc Vinh, Xuất khâu nông sản Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO Thuận lợi & thách thức, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM , Số 7(17), năm 2012, tr.38-43, tr.41, tr.42, 43. 114 Chu Khôi, Kinh tế nông thôn, Lợi ích từ gia nhập WTO: Chậm lan tỏa đến nông nghiệp, http://kinhtenongthon.com.vn/Story/VandeSukien/2013/9/43222.html, [Truy cập ngày 27-8-2014]. GVHD: Dương Văn Học 49 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO Đồng thời, cần tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu theo hướng đa phương hoá thị trường, trên cơ sở có thị trường chiến lược. Trong công tác điều hành xuất khẩu, cần chú ý ưu tiên về mọi mặt cho thị trường chiến lược, nhằm đảm bảo chữ tín đối với thị trường này. Cuối cùng, khẩn trương rà soát lại các quy hoạch vùng sản xuất tập trung chuyên canh trong nông nghiệp. Trong xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, việc quy hoạch các vùng tập trung chuyên canh là hết sức cần thiết. Điều đó cho phép khai thác hợp lý lợi thế so sánh để sản xuất nông sản xuất khẩu, cho phép tạo ra nguồn hàng tập trung với chất lượng tốt cho xuất khẩu; cho phép nâng cao hiệu quả của đầu tư và khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông sản xuất khẩu; cho phép nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông sản và tiếp nữa, đây là giải pháp tốt định hướng cho nông dân phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Đi đôi với vấn đề này là tập trung giải quyết tốt các yếu tố kỹ thuật cho sản xuất ở vùng chuyên canh, đảm bảo tiêu thụ sản phẩm theo mức giá hợp lý. Ngoài những giải pháp trên, Nhà nước cũng cần gia hạn cho vay tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu giúp các doanh nghiệp có thời gian quay vòng vốn để đảm bảo sản xuất kinh doanh. Đồng thời, cũng ưu tiên nhập khẩu nguyên liệu vật tư, thiết bị trong nước chưa sản xuất hoặc sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu, chú trọng nhập khẩu công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng. b) Về hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực Thế mạnh của Việt Nam là nông nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế nước ta thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và chế biến. Do đó, cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại và an toàn thực phẩm cho nông dân nhằm giúp cho những người làm nông nghiệp nắm rõ được những kỹ thuật, kỹ năng liên quan đến công việc/nghề nghiệp của họ để họ thực hiện công việc với năng suất và chất lượng cao nhất. Song song với việc đào tạo để phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ thì cần phổ biến các kinh nghiệm thành công và cung cấp dịch vụ tư vấn của hệ thống khuyến nông, khuyến ngư vì đây là bộ phận có khả năng phổ biến kiến thức cho nông dân hiệu quả và nhanh nhất. Đồng thời, giúp nông dân tiếp cận các chương trình vay vốn có hiệu quả. Thêm vào đó, người nông dân phải được hỗ trợ để ngoài kiến thức nông học còn phải biết hợp tác, liên kết sản xuất, phối hợp với các tổ chức kinh doanh nông sản để cùng sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm khép kín. c) Về hỗ trợ sản xuất Nhằm tạo chuyển biến rõ nét về sản xuất và thu nhập cho nông dân, hình hình vùng sản xuất hàng hóa, thì Nhà nước ta cần tiến hành các giải pháp sau: GVHD: Dương Văn Học 50 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO Thứ nhất, Nhà nước cần phải tập trung triển khai sâu rộng tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng (nâng cao năng suất, nâng cao hiệu quả sản xuất…) nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, đây sẽ là giải pháp quan trọng nhất, căn cơ nhất thúc đẩy nông nghiệp Việt Nam hội nhập. Đồng thời, cần phát triển các doanh nghiệp, các hợp tác xã cổ phần sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ ở nông thôn, thông qua đó mà thúc đẩy quá trình hình thành các vùng sản xuất hàng hoá lớn trong nông nghiệp, bảo đảm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư cho nông dân. Khuyến khích nông dân trở thành cổ đông của các doanh nghiệp và các hợp tác xã cổ phần, bảo đảm thu nhập của nông dân và cung cấp ổn định nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Thứ hai, đẩy mạnh việc tập hợp các thửa ruộng nhỏ lẻ thành các trang trại lớn để tạo cơ hội cho ứng dụng khoa học - kỹ thuật cao vào sản xuất, gia tăng giá trị sản xuất và đảm bảo phát triển bền vững. Đồng thời, Nhà nước cũng tăng ngân sách đầu tư phát triển thuỷ lợi, giao thông nông thôn nhằm phát triển, nâng cao cơ sở hạ tầng vật chất cho nông thôn, nông nghiệp. Thứ ba, phải có những chính sách hỗ trợ việc xây dựng hệ thống kho tàng, các cơ sở bảo quản, phơi sấy nhằm giảm hao hụt, bảo đảm chất lượng sản phẩm sau thu hoạch, tạo điều kiện điều tiết lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường nhằm ổn định giá cả, phát triển chợ nông thôn. Đầu tư mạnh vào việc phát triển, cải tạo các loại giống có năng suất cao, chất lượng tốt để cung cấp cho nông dân có sự hỗ trợ giá từ ngân sách nhà nước. Thứ tư, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Cần ưu tiên sử dụng đầu tư công và có chính sách liên kết công tư để tập trung vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại những vùng chuyên canh, cho những mặt hàng chiến lược, mũi nhọn quốc gia. Trong đó, phải tạo nên động lực đủ mạnh về lợi ích kinh tế để thu hút nhà đầu tư như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm thuế Giá trị gia tăng cho vật tư nguyên liệu, ưu tiên hỗ trợ mặt bằng và quỹ đất. Thứ năm, cần có các chính sách ưu đãi về thuế suất, tín dụng, đất đai (xóa bỏ hạn điền, khuyến khích tích lũy đất nông nghiệp tạo điều kiện sang sản xuất chuyên canh), cũng là giải pháp then chốt để khuyến khích doanh nghiệp áp dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra sản xuất hàng hoá, năng suất cao trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo ra nhiều công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động thì mới tạo ra được bước đột phá cho cuộc cách mạng nông nghiệp nông thôn. d) Về hổ trợ tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh thực phẩm Nhằm hướng đến mục đích tạo cơ hội hoà nhập với thị trường quốc tế, tăng cơ hội xuất khẩu, nâng cao uy tín và chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng các yêu cầu luật định và các bên liên quan và đảm bảo an toàn thực phẩm - tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì những vấn đề mà Nhà nước ta nên làm đó là: GVHD: Dương Văn Học 51 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền và vận động thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm một cách thường xuyên với các hình thức đa dạng, phù hợp với từng địa phương. Thêm vào đó, cần nâng cao ý thức của người tiêu dùng thực phẩm, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với sức khoẻ cộng đồng. Gia tăng đăng tải các thông tin về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Không dừng lại ở đó, Nhà nước cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể, ký kết hiệp định song phương, đa phương công nhận, thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chất lượng sản phẩm thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm an toàn. Song song với giải pháp đó, cần tăng cường các dịch vụ tư vấn áp dụng rộng rãi các hệ thống tiêu chuẩn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm quốc tế Global GAP115 và ISO 22000116.Ngoài ra, Nhà nước cũng cần quy hoạch tổng thể các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo hướng tập trung; kiểm soát tồn dư hoá chất trong thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm. 3.2.2.2 Đối với doanh nghiệp a) Về chính sách khoa học - kỷ thuật Nhằm hướng tới mục đích cải tiến chất lượng, tăng năng suất, nâng cao hiệu quả sản xuất, hạ giá thành sản phẩm (giảm chi phí đầu vào) các doanh nghiệp cần đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Đồng thời, cần đầu tư vào công nghệ chế biến sau thu hoạch để sản phẩm đưa ra thị trường nội địa và xuất khẩu không chỉ là những mặt hàng sơ chế mà đa dạng, phong phú và giá trị hơn. Thêm vào đó, các doanh nghiệp cũng nên từng bước phát triển thương mại điện tử hàng nông sản để triển khai bán hàng có hiệu quả nhất. Thông qua mạng internet các doanh nghiệp có thể bán hàng và cung cấp thông tin cho khách hàng thuận tiện và nhanh chóng hơn. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp giảm được chi phí quảng cáo, giúp các doanh nghiệp tìm được đối tác phù hợp với mình. 115 GlobalGAP (tên gọi mới của EUREP GAP sau 7 năm áp dụng và được chính thức thông báo tại Hội nghị toàn cầu lần thứ 8 tại Băng-cốc tháng 9/2007) là một bộ tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu. Phiên bản hiện hành là GlobalGAP 2011. Nguồn Trung tâm chứng nhận phù hợp (QUACERT.gov.vn). 116 ISO 22000 - Tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm tự nguyện (ISO 22000 được áp dụng từ năm 2005). Phạm vi áp dụng bao gồm từ sau thu hoạch nông nghiệp, nhà sản xuất thức ăn cho súc vật, những tổ chức liên quan như cung cấp thiết bị, bao gói, nhà cung cấp chất phụ gia thực phẩm v.v Nguồn Viện an toàn thực phẩm – Food safety institute (FSI). GVHD: Dương Văn Học 52 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO b) Về chiến lược marketing Các doanh nghiệp cần xây dựng các trung tâm phát triển thương mại đặt tại các thị trường chiến lược nhằm quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, tiếp xúc khách hàng. Tại đây cần đặt các tham tán thương mại nông nghiệp chuyên trách công tác thu thập thông tin và làm môi giới kinh doanh, đầu tư để hỗ trợ cho người sản xuất, kinh doanh phát triển mặt hàng và thâm nhập thị trường mới. c) Về hợp tác quốc tế Các doanh nghiệp nên tích cực tham gia vào các Hiệp hội xuất khẩu nông sản quốc tế. Việc tham gia vào các hiệp hội này sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được được nhiều kinh nghiệm ở nước bạn, cũng như cập nhật thông tin thị trường. Hơn nữa sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hạn chế được rủi ro do chính sách ép giá của nước nhập khẩu. Vì hiệp hội này gồm những nhà sản xuất lớn nên có thể chia phối về mặt giá cả bằng cách hạn chế số lượng bán ra.117 d) Về phát huy lợi thế trong nông nghiệp Bên cạnh việc đề ra những giải pháp khác phục những điểm yếu thì các doanh nghiệp và nông dân cần phát huy lợi thế trong nông nghiệp. Cụ thể: Đối với các sản phẩm như cà phê, điều, hồ tiêu, chè, gạo... Các doanh nghiệp việt nam nên tiếp tục phát huy tác dụng do khả năng tiếp cận thị trường mở rộng. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở đó, mà là chúng ta phải chuyển từ sản xuất thô lên chế biến của các doanh nghiệp nội địa có thương hiệu riêng, tăng giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị toàn cầu; Đối với sản phẩm ong, nên nghiêm túc thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm mật ong nhằm duy trì được các thị trường xuất khẩu như EU, Mỹ, Nhật...118; Đối với sản xuất rau quả, do sản lượng rau quả sản xuất ra chủ yếu để tiêu dùng trong nước. Vì vậy, trước hết cần thực hiện nghiêm chỉnh quy trình sản xuất, bảo quản, chế biến để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm lấy lại niềm tin của người tiêu dùng trong nước - một thị trường rộng lớn với 90 triệu dân. Mặt khác, tập trung đẩy mạnh sản xuất những loại rau quả có khả năng cạnh tranh cao để tranh thủ thị trường nước ngoài như nấm, ngô bao tử, gia vị, bưởi, dứa, nhãn, vải.119 e) Về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường, các doanh nghiệp và nông dân cần tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung, thực hiện nghiêm túc quy trình 117 Đào Nguyệt Ánh, Tài liệu – Ebook, Khóa luận năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ nói riêng và thị trường thế giới nói chung, http://doc.edu.vn/tai-lieu/khoa-luan-nang-cao-nangluc-canh-tranh-cua-hang-nong-san-xuat-khau-cua-viet-nam-sang-thi-truong-my-noi-rieng-va-thi-44387/, [Truy cập ngày 7-9-2014]. 118 Nguyễn Thị Thu Trang, Cẩm nang doanh nghiệp về WTO và cam kết của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.380. 119 Nguyễn Thị Thu Trang, Cẩm nang doanh nghiệp về WTO và cam kết của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.356. GVHD: Dương Văn Học 53 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO sản xuất và phòng chống dịch bệnh nhằm hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra. f) Về mở rộng khả năng liên kết Nhằm ổn định vùng nguyên liệu, doanh nghiệp cần tạo liên kết với nông dân như cho nông dân tham gia mua cổ phần, mua bán nguyên liệu theo nguyên tắc giá linh hoạt theo thị trường để cùng chia sẻ quyền lợi và rủi ro về giá. g) Về kỷ năng sản xuất Song song với việc thực hiện các giải pháp trên thì hộ nông dân cần phải thực hiện chuyên môn hóa ra các vùng nguyên liệu, người chuyên sản xuất giống sẽ chủ yếu làm giống, người chăn nuôi cũng chỉ tập trung chăn nuôi để cho ra các sản phẩm đạt hiệu quả, chất lượng cao nhất. Bên cạnh đó, hộ nông dân cũng nên tham gia các lớp tập huấn khuyến nông để thực hiện đúng quy trình kỹ thuật. Thực hiện liên kết thành các tổ nhóm hoặc hợp tác xã để có một diện tích sản xuất nông nghiệp nhất định. Một mặt, tạo điều kiện cho việc học hỏi kinh nghiệm, áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng thương hiệu vì một khi có thương hiệu thì giá sản phẩm sẽ được cải thiện. Kết luận chương 3 Hậu WTO, Việt Nam trở thành quốc gia có vị thế trên thị trường thế giới đối với một số mặt hàng nông sản chủ lực như lúa gạo, thủy sản, cà phê, tiêu, cao su… Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản luôn xuất siêu và ngày càng tăng kể cả trong những giai đoạn khó khăn, góp phần cân đối cán cân thương mại thể hiện rõ vai trò trụ đỡ, tấm đệm của nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, các lợi ích do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho nền nông nghiệp còn thấp hơn nhiều so với tiềm năng thực tế. Vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu còn chưa cao, khả năng cạnh tranh cũng như giá trị gia tăng còn thấp. Nguyên nhân chính là do quá trình triển khai gia nhập WTO chưa có sự chuẩn bị đúng mức về nội lực cho doanh nghiệp và nông dân. Bên cạnh đó, việc thay đổi chính sách nông nghiệp trong nước vẫn chưa bắt kịp được những cam kết cần thực hiện khi gia nhập WTO cũng như thiếu vắng những hoạt động hỗ trợ về mặt kỹ thuật, pháp lý, tiêu chuẩn chất lượng để thực hiện hiệu quả các cam kết. Vì vậy, đã đến lúc ngành nông nghiệp cần tiến hành tái cơ cấu từ bên trong, tập trung triển khai sâu rộng tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển thị trường nội địa lẫn xuất khẩu, đồng thời hạn chế tối đa tác hại của môi trường và chủ động thời vụ, nhằm tối đa hóa các lợi ích từ hội nhập kinh tế đem lại đối với nông nghiệp, đồng thời giúp nông dân Việt Nam có cơ hội khai thác tối đa năng lực sản xuất và xuất khẩu dựa trên lợi thế tự nhiên sẵn có, đảm bảo thu nhập ổn định cho nhân dân. GVHD: Dương Văn Học 54 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO KẾT LUẬN WTO là một thiết chế thương mại quốc tế sau thế chiến thế giới thứ II, với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Tiền thân của WTO là GATT - Hiệp định về Thương mại và Thuế quan được các quốc gia thiết lập năm 1947. Sau này, do GATT không đủ khả năng điều chỉnh sự phát triển kinh tế của các quốc gia, WTO đã được thành lập với phạm vi và mục đích rộng hơn rất nhiều. Với tinh thần hội nhập kinh tế quốc tế, năm 1995 Việt Nam nộp đơn gia nhập WTO đến ngày 11/1/2007 Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của WTO. Tham gia vào WTO, Việt Nam cam kết thực thi đầy đủ các nghĩa vụ của mình, trong đó có cam kết thực thi đầy đủ Hiệp định Nông nghiệp. Hiệp định Nông nghiệp (AoA) gồm 13 phần, 21 điều khoản và 5 phụ lục. Sự ra đời của AoA đã tạo ra một thiết chế pháp lý cho lĩnh vực nông nghiệp - một lĩnh vực từ lâu gây tranh cãi giữa các nước. Đây là một văn bản quan trọng quy định đầy đủ các hoạt động có liên quan tới thương mại nông sản theo ba nội dung chính sau, đó là: Tiếp cận thị trường (tiến hành thuế quan hoá các biện pháp phi thuế quan, cắt giảm và ràng buộc thuế quan đối với các mặt hàng nông, hạn ngạch thuế quan và tự vệ đặc biệt), hỗ trợ trong nông nghiệp (đưa ra các quy định và cam kết quản lý trợ cấp cho sản xuất trong nước cũng như các chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn) và trợ cấp xuất khẩu (quy định quản lý trợ cấp đối với hàng nông sản xuất khẩu hay những biện pháp tương tự khác khiến cho hàng nông sản xuất khẩu có tính cạnh tranh giả tạo trên thị trường quốc tế). Đồng thời AoA cũng có nhưng ưu đãi cho các mước đang phát triển, kém phát triển và các nước nhập khẩu lương thực chủ yếu nhằm tạo cơ hội cho sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh và tiến bộ hơn giữa các nước trong thương mại nông sản. Tại thời điểm khi Việt Nam mới gia nhập WTO bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp, giá dầu mỏ tăng cao, khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra…đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức mua của thị trường toàn cầu về các loại hàng hoá nói chung và hàng nông sản nói riêng. Mặc dù vậy, sau hơn bảy năm gia nhập WTO, xuất khẩu hàng nông sản nước ta vẫn duy trì được đà tăng trưởng, nhiều mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao như gạo, cà phê… thị phần trên thị trường quốc tế được duy trì và mở rộng. Xu hướng thị trường mở rộng sang nhiều nước và khu vực khác, trong đó có các thị trường EU và Mỹ - những thị trường tiềm năng nhưng rất khó tính, khắt khe trong các tiêu chuẩn thâm nhập. Thể chế chính sách cũng không ngừng được cải thiện để đáp ứng yêu cầu của các cam kết gia nhập WTO. Điều này tạo điều kiện cơ hội cho ngành nông nghiệp phát triển ổn định, sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, sau hơn bảy năm gia nhập WTO, sản xuất nông sản nước ta cũng bộc lộ nhiều điểm hạn chế như cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu chưa có sự thay đổi theo chiều GVHD: Dương Văn Học 55 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO sâu, trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm thô, các mặt hàng đã qua chế biến chiếm một phần rất nhỏ trong tổng kim nhach xuất khẩu, chủng loại hàng hoá còn đơn điệu chưa có sự thay đổi đột biến, còn phụ thuộc quá nhiều váo một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, điều v.v, việc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật, môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế còn yếu. Xây dựng thương hiệu sản phẩm mang tầm quốc tế còn nhiều bất cập. Đa số các ngành hàng quy mô sản xuất còn mún, chưa có vùng nguyên liệu tập trung điều này ảnh hưởng rất lớn tới khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường cả về sản lượng và chất lượng hàng hoá. Mặt khác hầu hết các nước phát triển cũng đều có những chính sách nhất định để bảo vệ sản xuất và xuất khẩu nông sản của họ để bảo đảm an ninh lương thực và ổn định xã hội Gia nhập WTO mở ra nhiều cơ hội song cũng đặt ra không ít thách thức đối với nền kinh tế nói chung và xuất khẩu hàng nông sản nói riêng. Nhìn chung, tác động của việc gia nhập WTO tới sản xuất hàng nông sản nước ta trong hơn bảy năm qua chưa nhiều, nhiều kết quả nghiên cứu cũng nhận định như vậy. Do đó, phương hướng dài hạn trong phát triển thương mại nông sản thì Việt Nam cần phải vượt lên các tầng cao hơn, hướng tới những sản phẩm công nghiệp chế biến, có hàm lượng giá trị gia tăng nội địa nhiều hơn để đạt được năng lực cạnh tranh bền vững và giá trị xuất khẩu cao, tránh tác động bất lợi do phụ thuộc vào biến động giá cả mang tính thời vụ, chu kỳ. Bản thân đối với sản xuất nông nghiệp trong nước, một mặt tăng cường đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ để tăng sản lượng, năng suất, mặt khác cần đầu tư vào công nghệ chế biến sau thu hoạch để sản phẩm đưa ra thị trường nội địa và xuất khẩu không chỉ là những mặt hàng sơ chế mà đa dạng, phong phú hơn. Song song với những giải pháp trên các doanh nghiệp, nông dân trong nước phải tiến hành sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững, bảo vệ lợi ích quốc gia./. GVHD: Dương Văn Học 56 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản quy phạm pháp luật Quốc tế 1. Công ước Viện trợ Lương thực năm 1986. 2. Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới 1994. 3. Hiệp định về các Biện pháp tự vệ 1994. 4. Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994. 5. Hiệp định Nông nghiệp 1994. 6. Quyết định về các biện pháp liên quan đến các tác động tiêu cực có thể có của chương trình cải cách cho các nước kém phát triển và các nước đang phát triển nhập khẩu lương thực chủ yếu 1990. Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam 1. Luật an toàn thực phẩm 2010. 2. Luật kiểm dịch thực vật 2013. 3. Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 của Quốc hội ngày 19 tháng 6 năm 2009 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. 4. Pháp lệnh 42/2002/PL-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 11/ 06/ 2002 về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam. 5. Pháp lệnh 18/2004/PL-UBTVQH11 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 29 tháng 4 năm 2004 về thú y. 6. Nghị định 150/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 8/12/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh 42/2002/PL-UBTVQH10 về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam. 7. Nghị định 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 07 năm 2006 quy định một số nội dung và chính sách phát triển ngành nghề nông thôn. 8. Nghị định 04/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 01 năm 2009 về ưu đãi, hỗ 9. trợ hoạt động bảo vệ môi trường. Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 04 năm 2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. 10. Nghị định 02/2010/NĐ-CP của chính phủ ngày 08 tháng 01 năm 2010 về khuyến nông. 11. Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 12 năm 2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. 12. Thông tư 116/2006/TT-BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn. 13. Thông tư 88/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn thực hiện nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. 14. Thông tư 111/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 04 tháng 7 năm 2012 Ban hành danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu để áp dụng hạn ngạch thuế quan. 15. Thông tư 41/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 5 tháng 8 năm 2012 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi. 16. Thông tư 164/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 15 tháng 11 năm 2013 về Ban hành biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế. 17. Thông tư 28/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 31 tháng 5 năm 2013 Ban hành danh mục thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam. 18. Thông tư 33/2013/TT-BCT ngày 18 tháng 12 năm 2013 Quy định việc nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan năm 2014. 19. Thông tư 15/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 26 tháng 02 năm 2013 Quy định thực hiện một số điều của nghị định 02/2010/ NĐ-CP về khuyến nông. 20. Thông tư 16/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 05 tháng 06 năm 2014 Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm dịch và bảo vệ thực vật. 21. Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 05 tháng 9 năm 2014 Ban hành danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. 22. Thông tư 80/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 23 tháng 6 năm 2014 sửa đổi, bổ sung Thông tư 111/2012/TT-BTC về Ban hành danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu để áp dụng hạn ngạch thuế quan. 23. Thông tư 08/2014/TT-BCT của Bộ Tài chính ngày 18 tháng 02 năm 2014 Quy định về nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường, muối, trứng gia cầm năm 2014. Sách, báo, tạp chí 1. Bộ Công thương, Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của Tổ chức Thương mại thế giới trong hệ thống thương mại đa phương, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 2007. 2. Đổ Hương, Nông nghiệp Việt Nam trước vận hội mới, Báo điện tử Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013, http://baodientu.chinhphu.vn/Kinhte/Nong-nghiep-Viet-Nam-truoc-van-hoi-moi/190156.vgp, [Truy cập ngày 27-82014]. 3. Nguyễn Anh Tuấn, Giáo trình Tổ chức Thương mại thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. 4. Nguyễn Khương Bình, WTO với doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội và thách thức hậu gia nhập WTO, Nxb Lao động, Hà Nội, 2006. 5. Nguyễn Ngọc Vinh, Xuất khâu nông sản Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO Thuận lợi & thách thức, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM , Số 7(17), năm 2012. 6. Nguyễn Thị Thu Trang, Cẩm nang doanh nghiệp về WTO và cam kết của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. 7. Tâm Thời, Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp, Báo điện tử Nhân dân, 2014, http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_kinhte/_mobile_tintuc/ittôi/23520002. html, [Truy cập ngày 26-8-2014]. 8. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, Tìm hiểu Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Nxb Lao động, Hà Nội, 2006. 9. Ủy ban Quốc tế về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới những điều cần biết, Nxb Lao động, Hà Nội, 2006. Trang thông tin điện tử 1. Alan Matthews, Social Science Research Network, Special and Differential Treatment in the WTO Agricultural Negotiations, http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=739687, [Truy cập ngày 19-112014]. 2. Báomới.com, Gia nhập WTO: Nông nghiệp thể hiện rõ vai trò trụ đỡ, http://www.baomoi.com/Gia-nhap-WTO-Nong-nghiep-the-hien-ro-vai-tro-trudo/45/12484518.epi, [Truy cập ngày 26-8-2014]. 3. Bộ ngoại giao Việt Nam, Lịch sử ra đời, mục tiêu, nguyên tắc pháp lý, cơ cấu tổ chức và các hiệp định cơ bản của WTO, http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr091019080134/nr091019085342/nr091019 085619/nr091029021808/ns091029022045, [Truy cập ngày 11-6-2014]. 4. Bộ tài chính, Lịch sử hình thành của WTO, http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1371620/1371622/1371629/WT O%20l%C3%A0%20g%C3%AC?p_page_id=45546274&pers_id=45917765&item _id=45926025&p_details=1, [Truy cập ngày 18-7-2014]. 5. Chu Khôi, Kinh tế nông thôn, Lợi ích từ gia nhập WTO: Chậm lan tỏa đến nông nghiệp, http://kinhtenongthon.com.vn/Story/VandeSukien/2013/9/43222.html, [Truy cập ngày 27-8-2014]. 6. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước CHXHCN VN, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/Chi TietVeToChucQuocTe?diplomacyOrgId=125, [Truy cập ngày 12-6-2014]. 7. Đào Nguyệt Ánh, Tài liệu – Ebook, Khóa luận năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ nói riêng và thị trường thế giới nói chung, http://doc.edu.vn/tai-lieu/khoa-luan-nang-cao-nang-luc-canh-tranh-cuahang-nong-san-xuat-khau-cua-viet-nam-sang-thi-truong-my-noi-rieng-va-thi44387/, [Truy cập ngày 7-9-2014]. 8. Food and Agriculture Organization of the United Nations, Stephen Healy, Richard Pearce, Michael Stockbridge, The implications of the Uruguay Round Agreement on Agriculture for developing countries, http://www.fao.org/docrep/004/W7814E/W7814E04.htm#Major, [Truy cập ngày 21-11-2014]. 9. Foodcrops.vn – Hệ thống cây lương thực của Việt Nam, Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO: Nông nghiệp luôn thể hiện vai trò trụ đỡ, http://foodcrops.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2321:vitnam-sau-5-nm-gia-nhp-wto-nong-nghip-luon-th-hin-vai-tro-tr-&catid=60:kinh-teviet-nam&Itemid=417, [Truy cập ngày 26-8-2014]. 10. Nguyễn Quốc Vọng, Tia sáng.com.vn, Hai điểm yếu của nông nghiệp Việt Nam trong hội nhập quốc tế, http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=114&CategoryID=7&News=7462, [Truy cập ngày 27-8-2014]. 11. Nguyễn Văn Thành,Trường Chính trị Nghệ An, Đôi điều suy nghĩ về phát triển kinh tế nông nghiệp trong hội nhập WTO hiện nay ở nước ta, http://truongchinhtrina.gov.vn/ArticleDetail.aspx?_Article_ID=322, [Truy cập ngày 5-9-2014]. 12. Tin tức nông nghiệp, 5 năm gia nhập WTO: Nông nghiệp vẫn yếu kém, http://www.tintucnongnghiep.com/2013/04/5-nam-gia-nhap-wto-nong-nghiep-vanyeu.html, [Truy cập ngày 27-8-2014]. 13. Tổng cụ thuế-Bộ Tài chính (Cục thuế Hải Dương), Bộ Tài Chính mới ban hành Thông tư 164/2013/TT-BTC về Biểu thuế xuất nhập khẩu 2014, http://haiduong.gdt.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b0/04_Sj9CPykssy0xPLMnMz0vMAfG jzOINTCw9fSzCgv29XJzMDTxdg3wdzd0tjQx8zfQLsh0VATgWHxU!/?WCM_G LOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/haiduong/site/news/economy/e7edbadb95b0-4360-9e44-b278101eddb8, [Truy cập ngày 23-11-2014]. 14. Trung tamWTO, Cam kết về trợ cấp nông nghiệp, http://www.trungtamwto.vn/wto/cam-ket-ve-tro-cap-nong-nghiep, [Truy cập ngày 16-7-2014]. 15. Trung tamWTO, Xúc tiến xuất khẩu và WTO – Hướng dẫn tóm lược, http://www.trungtamwto.vn/node/3059, [Truy cập ngày 18-11-2014]. 16. TrungtamWTO, Giới thiệu ngắn gọn về WTO, http://www.trungtamwto.vn/wto/gioi-thieu-wto/gioi-thieu-ngan-gon-ve-wto, [Truy cập ngày 18-7-2014]. 17. TrungtamWTO, Giới thiệu về Tổ chức Thương mại thế giới và quá trình gia nhập của Việt Nam, http://www.trungtamwto.vn/wto/nghien-cuu-tranh-luan/gioi-thieuve-chuc-thuong-mai-gioi-va-qua-trinh-gia-nhap-cua-viet-nam, [Truy cập ngày 18-72014]. 18. TrungtamWTO, Hiệp định Nông nghiệp, http://www.trungtamwto.vn/wto/hiepdinh-nong-nghiep, [Truy cập ngày 22-6-2014]. 19. Việtbáo.vn, Gia nhập WTO: Nông nghiệp – Thách thức quá lớn, http://vietbao.vn/Kinh-te/Gia-nhap-WTO-Nong-nghiep-Thach-thuc-qualon/45200024/87/, [Truy cập ngày 26-8-2014]. 20. World Trade Organization, Agriculture: fairer markets for farmers, http://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/agrm3_e.htm, [Truy cập ngày 16-7-2014]. 21. World Trade Organization, Market access, http://www.wto.org/english/tratop_e/agric_e/ag_intro02_access_e.htm, [Truy cập ngày 16-7-2014]. 22. World Trade Organization, Members and Observerst, http://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/org6_e.htm, [Truy cập ngày 26-8-2014]. PHỤ LỤC Bảng 1 - Cơ cấu cam kết về thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam120 Cơ cấu Số dòng thuế Tổng số dòng thuế nông sản 1.185 Số dòng giảm so với MFN Số dòng giữ nguyên Các sản phẩm chính 500 Thịt trâu bò, thịt lợn, rau, quả, hoa, toàn bộ nông sản chế biến… 535 Động vật sống, giống cây trồng, gạo, chè, dầu TV nguyên liệu, lông, da động vật, kén tằm, lanh, gai… Chủ yếu là thuế ngoài hạn ngạch của Số dòng tăng so với MFN 150 các mặt hàng: đường ăn, trứng gia cầm, lá thuốc lá (NHN), thịt gia cầm, thuốc lá, xì gà… Bảng 2 - Ví dụ trích đoạn Biểu cam kết Nông nghiệp121 Mã hàng Mô tả hàng hóa TS cam kết tại thời điểm gia nhập (%) (1) (2) (3) 02 Chương 2 – Thịt và phụ phẩm dạng thit ăn được sau giết mổ 0201 Thịt trâu, bò tươi hoặc ướp lạnh 0201 10 00 Thịt cả con hoặc nửa con không 35 đầu 0201 20 00 Thịt pha có xương khác 0201 120 30 00 Thịt lọc không xương TS cam kết cắt giảm (%) Thời hạn thực hiện (năm) Quyền đàm phán ban đầu Phụ thu nhập khẩu (%) (4) (5) (6) (7) 30 2012 New Zealand 0 20 New Zealand, 0 Hoa Kỳ 20 Achentina, Australia, New Zealand, 0 Hoa Kỳ, Uruguay 14 2012 Nguyễn Thị Thu Trang, Cẩm nang doanh nghiệp về WTO và cam kết của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.310. 121 Nguyễn Thị Thu Trang, Cẩm nang doanh nghiệp về WTO và cam kết của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.312,313. Bảng 3 - Tổng hợp tóm tắt cam kết TRQ của Việt Nam122 STT Mặt hàng Mức hạn ngạch ban đầu 1 Trứng gia cầm (trừ trứng giống) 30.000Tá 2 Đường Mức thuế (%) Ghi chú Trong hạn ngạch Ngoài hạn ngạch 40 80 Mức tăng hạn ngạch 5%/ năm. Mức tăng hạn ngạch 5%/ năm. Giảm thuế từ 30% 122 Đường thô 55.000T 25 85 Đường tinh luyện 55.000T 60 (đường củ cải 50%) 85 3 Thuốc lá lá 31.000T 30 (cọng thuốc lá là 15%). 80 – 90 4 Muối (là thuế suất hiện hành) xuống 25% vào năm 2009 Mức tăng hạn ngạch 5%/ năm Mức tăng hạn ngạch 5%/ năm. Muối ăn 150.000T 30 60 Muối công nghiệp 150.000T 15 50 Nguyễn Thị Thu Trang, Cẩm nang doanh nghiệp về WTO và cam kết của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.335, 336. [...]... thế bế tắc trong nhóm đàm phán nông nghiệp Hiệp định Nông nghiệp được thông qua với phần lớn nội dung lấy từ dự thảo Blair House Accord Từ đây, ngành nông nghiệp đã đi vào khuôn khổ quy tắc thương mại quốc tế.23 1.3 Khái quát về Hiệp định Nông nghiệp 1.3.1 Mục tiêu của Hiệp định Nông nghiệp Từ những lý luận về sự cần thiết phải đưa nông nghiệp vào khuôn khổ GATT /WTO, nên khi Hiệp định Nông nghiệp được... triển).28 25 Hiệp định Nông nghiệp, Phần III, Điều 4, khoản 2 TrungtamWTO, Hiệp định Nông nghiệp, http://www.trungtamwto.vn /wto/ hiep-dinh-nong-nghiep, [Truy cập ngày 19-7-2014] 27 Hiệp định Nông nghiệp, Phần III, Điều 5 28 Tài liệu đã dẫn ở footnote số 26 26 GVHD: Dương Văn Học 14 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO 1.3.2.2 Nguyên tắc trợ cấp trong nông nghiệp Các biện... lục 2, khoản 1a 56 Trung tamWTO, Cam kết về trợ cấp nông nghiệp, http://www.trungtamwto.vn /wto/ cam-ket-ve-tro-cap-nongnghiep, [Truy cập ngày 16-7-2014] 57 Hiệp định nông nghiệp, Phụ lục 2, khoản 1b 58 Hiệp định nông nghiệp, Phụ lục 2, khoản 2 59 Hiệp định nông nghiệp, Phụ lục 2, khoản 3 55 GVHD: Dương Văn Học 26 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO cấp loại này phải được... động Sự ra đời của Hiệp định Nông nghiệp là một bước tiến quan trọng trong lịch sử thương mại hàng nông sản nói riêng, thương mại quốc tế nói chung Với ý nghĩa như trên Hiệp định Nông nghiệp có vai trò rất to lớn trong hệ thống thương mại đa phương, cụ thể đó là: 29 Hiệp định Nông nghiệp, Phần IV, Điều 6, khoản 2 Hiệp định Nông nghiệp, Phần IX, Điều 15, khoản 2 31 Hiệp định Nông nghiệp, Phần X, Điều... nông sản đã được đưa vào khuôn khổ quy tắc pháp lý của GATT /WTO GVHD: Dương Văn Học 17 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO CHƯƠNG 2 NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP TRONG WTO Với sự bắt đầu của Vòng đàm phán Uruguay vào năm 1986, vấn đề nông nghiệp cuối cùng đã được đặt trên bàn đàm phán GATT /WTO GATT đã có quy định hạn chế liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và kết quả là một... Quy định về hỗ trợ trong nước Các biện pháp hổ trợ trong nước thường bị chỉ trích là những biện pháp khuyến khích sản xuất nông nghiệp dư thừa, dẫn đến đẩy lùi các sản phẩm nhập khẩu ra khỏi thị 49 Hiệp định Nông nghiệp, Điều 5, khoản 1b Trung tamWTO, Hiệp định Nông nghiệp, http://www.trungtamwto.vn /wto/ hiep-dinh-nong-nghiep, [Truy cập ngày 16-7-2014] 51 Hiệp định Nông nghiệp, Điều 5, khoản 7, 8 52 Hiệp. .. thiệu ngắn gọn về WTO, http://www.trungtamwto.vn /wto/ gioi-thieu -wto/ gioi-thieu-ngangon-ve -wto, [Truy cập ngày 18-7-2014] 18 Tài liệu đã dẫn ở footnote số 17 GVHD: Dương Văn Học 9 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO 1.2.1 Sự cần thiết phải đưa nông nghiệp vào trong khuôn khổ của GATT /WTO Từ khi GATT được thành lập, nông nghiệp là một trong những lĩnh vực làm giảm tính pháp... Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO của GATT 1994 hoặc các Hiệp định của WTO được áp dụng trong thương mại hàng hoá (công nghiệp hoặc nông nghiệp) Những biện pháp này là những biện pháp được duy trì theo quy định về cân bằng thanh toán (Điều XII và XVIII của GATT 1994), các quy định về tự vệ (Điều XIX GATT 1994), các loại trừ chung (Điều XX, GATT 1994) và các biện pháp khác trong các Hiệp định. .. định Nông nghiệp, Điều 5, khoản 7, 8 52 Hiệp định Nông nghiệp, Điều 5, khoản 2 50 GVHD: Dương Văn Học 24 SVTH: Nguyễn Thanh Thúy Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO trường nội địa, kéo theo trợ cấp xuất khẩu và bán phá giá trên thị trường thế giới Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng các biện pháp hổ trợ trong nước đối với thương mại nông nghiệp, Hiệp định Nông nghiệp chia các biện pháp này thành ba nhóm... Hiệp định Nông nghiệp Sau nhiều lần đàm phán khó khăn, các nước đã thống nhất một cơ chế thương mại riêng cho hàng nông sản, thể hiện tại Hiệp định Nông nghiệp Hiệp định Nông nghiệp gồm có 13 phần, 21 Điều, và 5 Phụ lục Mặc dù cách hành văn khá phức tạp, nhưng nhìn chung Hiệp Định Nông nghiệp xoay quanh các vấn đề chính sau: Mở cửa thị trường: Các quy định về hạn chế nhập khẩu Cụ thể Hiệp định yêu cầu

Ngày đăng: 03/10/2015, 04:43

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan