1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Áp dụng phương pháp dạy học dự án vào chương trình tiếng anh 10 thí điểm

32 3,8K 60

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 230 KB

Nội dung

Cùng với việc đổi mới đồng bộ hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh cũng là một yếu tố quan trọng.Việc vận

Trang 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Năm học 2014-2015 là năm học đầu tiên ngành Giáo dục đào tạo thực hiện Nghị quyết 29-BCHTW Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Cùng với việc đổi mới đồng bộ hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh cũng là một yếu tố quan trọng.Việc vận dụng phương pháp dạy học dự án

để đánh giá học sinh là một trong những phương pháp tích cực đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng có hiệu quả Ở Việt Nam, việc vận dụng phương pháp dạy học dự án để đánh giá học sinh trong môn Tiếng Anh đã được triển khai, được đông đảo giáo viên, học sinh đón nhận và đạt được những kết quả bước đầu tích cực Tuy nhiên, dạy học dự án vẫn còn bộc lộ những vấn đề cần phải tiếp tục hoàn thiện để việc triển khai có hiệu quả sâu rộng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn này Bản thân tôi và các đồng nghiệp trong năm vừa qua đã vận dụng phương pháp dạy học dự

án và thấy rằng nó có nhiều ưu điểm đồng thời vẫn còn những băn khoăn trăn trở Giáo viên cần chuẩn bị những gì cho một giờ dạy học dự án? Làm thế nào để các em học sinh thực hiện được một dự án thực sự có hiệu quả? Những tiêu chí đánh giá một dự án học tập của học sinh là gì? Đó là lý do tôi chọn đề tài:

“ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN VÀO CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH 10 THÍ ĐIỂM” để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy, học bộ môn

tiếng Anh trong trường trung học phổ thông, đặc biệt với học sinh lớp 10 học chương trình Tiếng Anh thí điểm

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề tài nhằm nghiên cứu và tìm hiểu một cách hệ thống lý thuyết phương pháp dạy học dự án, tìm hiểu, sáng tạo và sưu tầm các hình thức

Trang 2

thực hiện dự án (Project) để giúp học sinh lớp 10 học chương trình tiếng Anh thí điểm phát huy tính tích cực, tự giác hơn trong học tập theo đúng tinh thần đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá, đó là: học sinh đóng vai trò chủ động, tư duy, sáng tạo, giáo viên gợi mở kích thích tính chủ động sáng tạo của học sinh Từ đó đánh giá, rút ra các bài học kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện trong các giai đoạn tiếp theo cũng như làm tư liệu trao đổi giữa các đồng nghiệp.

III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến phương pháp dạy học dự án.

- Mô tả, đánh giá, phân tích thực trạng việc áp dụng phương pháp dạy học dự án đối với môn tiếng Anh trung học phổ thông.

- Đề xuất cách hướng dẫn học sinh làm đề cương dự án và cách đưa

ra các tiêu chí, mẫu đánh giá dự án.

Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu này cần phải thực hiện các nhiệm

IV ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Phần “Project” - từ Unit 1 đến Unit 10 Sách giáo khoa Tiếng Anh

10 thí điểm của Nhà Xuất bản Giáo dục - 2013.

- Học sinh lớp 10A1, 10A11 trường Trung học phổ thông Lạng Giang

số 1 học chương trình tiếng Anh lớp 10 thí điểm năm học

2013-2014

Trang 3

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài từ tài liệu giảng dạy, tài liệu sưu tầm thông qua các giáo trình hoặc website học tập.

2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát, phương pháp đàm thoại, phương pháp thực nghiệm, phương pháp điều tra.

- Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi ý làm dự án phù hợp với các mức độ của trình độ phát triển tư duy của học sinh Bước đầu nghiên cứu việc sử dụng hệ thống câu hỏi, quy trình hướng dẫn làm dự án và bài tập tình huống theo chủ điểm bài học để học sinh tiến hành làm dự án.

- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng làm dự án và hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh.

- Quan sát sự tiếp thu tri thức của học sinh trong quá trình làm dự án.

- Học hỏi từ đồng nghiệp và một số kinh nghiệm của bản thân.

VI NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

1 Đã lựa chọn, hình thành được một hệ thống hướng dẫn và câu hỏi gợi ý làm dự án ở các chủ điểm bài học trong chương trình tiếng Anh 10 thí điểm đạt mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ.

2 Bước đầu nghiên cứu sử dụng phương pháp dạy học dự án để đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh lớp 10 thí điểm Ngoài ra các dự án học tập còn được sử dụng trong các mục đích.

3 Đề tài có thể được xem như một tư liệu tham khảo cho giáo viên tiếng Anh cấp Trung học phổ thông trong việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá thi cử theo định hướng phát

Trang 4

triển năng lực người học.

Trang 5

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:

Luật Giáo dục – 2005 (điều 5) quy định “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say

mê học tập và ý chí vươn lên.”

Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.

Phương pháp dạy học dự án được xem là phương pháp dạy học tích cực do nhà triết học người Mỹ John Dewey (1859 – 1952) khởi xướng Với học thuyết “learning by doing” (học thông qua hành động), Dewey chủ trương dạy cho học sinh phương pháp học tập thông qua việc xây dựng một dự án cụ thể và tìm những giải pháp hợp lý để đưa dự án đến thành công Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm, thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hóa những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo

ra những sản phẩm của chính mình Ngày nay, phương pháp dạy học theo

dự án lại được vận dụng nhiều ở các nước có nền giáo dục phát triển và

Trang 6

gần đây là ở Việt Nam Trong dạy học tiếng Anh thì phương pháp này được đánh giá là hiệu quả vì thông qua việc thực hiện dự án (Project), học sinh được nắm bắt kĩ năng ngôn ngữ và sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của mình.

II CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Trong thực tiễn dạy học, người giáo viên thường xuyên phải đối diện với câu hỏi: Làm thế nào để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp và có hiệu quả ? Làm thế nào để lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có thể giúp học sinh:

- Học tập với niềm say mê, hứng thú, khát khao tìm tòi khám phá.

- Lĩnh hội tri thức trong các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, theo phương pháp khoa học.

- Học trong tương tác, trong việc hình thành các quan hệ hợp tác, thân thiện, cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập.

Hiện nay, rất cần thiết phải cho giáo viên và học sinh trở nên quen thuộc với các kĩ thuật dạy học mới có hiệu quả cao trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục.

Trên thực tế, sách giáo khoa Tiếng Anh 10 thí điểm đã có một hệ thống các chủ đề rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên chính điều này lại khiến cho giáo viên gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận nội dung và truyền đạt lại cho học sinh Việc giáo viên hướng dẫn học sinh cách tiếp cận các chủ đề chủ điểm sao cho thật sự hiệu quả, từ đó giúp học sinh lĩnh hội tri thức phát triển tốt các kĩ năng là một vấn đề cấp thiết Phương pháp dạy học dự án được đánh giá là một trong những hình thức dạy học vừa có tính hợp tác, vừa có tính thực tiễn cao đáp ứng được những yêu cầu đổi mới về phương pháp giảng dạy ngoại ngữ và cách kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học.

Trang 7

Chương II: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN

I Khái niệm phương pháp dạy học dự án

Dạy học dự án ( Project based - learning) là một phương pháp dạy học lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, hướng học sinh đến việc lĩnh hội kiến thức và kĩ năng thông qua việc giải quyết vấn đề, mô phỏng những hoạt động có thật của đời sống xã hội.

II Ý nghĩa của phương pháp dạy học dự án

Dạy học dự án giúp phát triển năng lực người học, cụ thể là giúp cho học sinh:

 Chuyển từ hình thức học thụ động sang hình thức học chủ động có định hướng.

 Chuyển từ thụ động ghi nhớ, lặp lại sang khám phá, tích hợp

III Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án

1 Giáo viên: Đóng vai trò là người hướng dẫn, lập ra các mục tiêu, thời hạn

chung, hướng dẫn lựa chọn chủ đề, theo dõi và đánh giá các giai đoạn thực hiện dự án; đồng thời là người xây dựng các tiêu chí đánh giá

2 Học sinh: Hình thành nhóm, thảo luận với giáo viên để chọn dự án phù

hợp và phương pháp thực hiện, dự trù kinh phí, trang thiết bị cần thiết, lập

kế hoạch cho dự án, phân chia công việc để triển khai dự án, thuyết trình dự án…

Trang 8

IV Quy trình dạy học dự án

Quy trình dạy học dự án gồm bốn bước sau:

1 Bước 1: Lập dự án

Có thể hiểu đây là bước chuẩn bị của giáo viên và học sinh (chủ yếu

là của giáo viên) trước khi học sinh bắt tay vào thực hiện dự án Bước này

có vai trò lớn trong việc quyết định đến sự thành công của toàn bộ dự án.

Về cơ bản, khâu lập kế hoạch dự án bao gồm các nhiệm vụ sau:

1.1 Nhiệm vụ 1: Xác định chủ đề và mục tiêu của dự án

Khi xác định chủ đề và mục tiêu dự án mục tiêu giáo viên phải hướng dẫn học sinh xác định rõ cần đạt được những kiến thức, kĩ năng, thái độ nào qua dự án này Tổ chức thực hiện dự án có thực sự là cách tốt nhất để đạt được mục tiêu của mình hay không?

1.2 Nhiệm vụ 2: Thiết lập ý tưởng dự án

Mỗi chủ điểm được chọn sẽ là một bài tập tình huống mà người học phải giải quyết bằng kiến thức theo nội dung bài học và kinh nghiệm bản thân Chủ điểm đó phải là vấn đề hướng đến thế giới thật, phát sinh nhiều giả thuyết, cần sự nỗ lực giải quyết của nhiều người, phù hợp với mục tiêu học tập.

1.3 Nhiệm vụ 3: Định hướng dự án theo bộ câu hỏi khung sử dụng Bloom’s Taxonomy

Bộ câu hỏi khung định hướng sẽ cung cấp cho học sinh một cái nhìn xuyên suốt dự án, đồng thời giúp các em phát triển tư duy ở các cấp độ Bộ câu hỏi hướng dẫn triển khai dự án tạo ra sự cân bằng giữa việc thấu hiểu nội dung và việc khám phá những ý tưởng hấp dẫn khiến việc học trở nên phù hợp với học sinh Ở mức độ thấp, giáo viên yêu cầu học sinh biết, nhớ, lập lại và liệt kê thông tin Mức độ cao hơn yêu cầu học sinh có thể phát triển kỹ năng đánh giá, phê bình, giải quyết, sáng tạo và đề xuất Mỗi một mức độ xây dựng trên tính phức tạp của mức độ trước đó Động từ được

sử dụng giúp người học tư duy khác nhau ở mỗi mức độ.

Trang 9

Sau đây là một số động từ và các loại câu hỏi được sử dụng cho từng mức độ giúp học sinh tư duy tốt hơn.

Can you describe them?

What happened after ?

Can you name the ? Where is it located ?

Can you tell why ? What is it related to ?

Which is true or false ? What is it used for?

Can you explain in your own words ?

Can you outline your plan?

What do you think could of happened next ? Who do you think ?

What do you discuss ? What differences exist between ?

Can you compare ?

Trang 10

Would this information be useful if you had a ? Can you classify ?

If happened, what might the ending have been?

What was the underlying theme of ? What do you see as other possible outcomes?

Trang 11

Why did the changes occur?

How was this similar to ? What are some of the problems of ? Can you distinguish between ?

Why don’t you compose a song about ?

Why don't you devise your own way to deal with ? Can you create new and unusual uses for ?

What would happen if ?

How many ways can you ? Can you write a new recipe for a tasty dish?

Can you predict a possible solution to ?

 Level VI: Evaluation

Judge the value of

Is there a better solution to

Can you defend your position about ?

Do you think is a good or a bad thing?

How would you have handled ?

Trang 12

What changes to would you recommend?

Are you a person?

How would you feel if ? How effective are … ? What do you think about ?

Ví dụ bộ câu hỏi khung hướng dẫn làm dự án bài 5 chương trình sách tiếng Anh lớp 10 thí điểm.

Unit 5: Inventions.

Project: Describing an imaginary invention.

Teacher asks students to work in groups to design a poster of the best invention on a large-sized sheet of paper and make a presentation to persuade others to vote for it In this task, Ss are free to create their own invention - something they have wished to have To inspire Ss'imagination, teacher may give some examples of imaginary inventions based on objects owned by the characters in a cartoon or story: Harry Porter's invisibility cloak, Doraemon's magic pocket, Aladdin's magic lamp etc Then teacher ( with students) gives guiding questions

Suggested guiding questions based on Bloom’s Taxonomy:

 Level I: Knowledge:

1 Can you describe your invention?

2 What is it?

3 What is it used for?

4 Who can use it?

5 Where may it be used?

6 Is it expensive?

7 Is it easy to use?

 Level II: Comprehension

1 Can you distinguish it with other inventions?

Trang 13

2 Can you compare it with other inventions?

3 Why do you invent it?

 Level III: Application

1 From the information given, can you develop a set of instructions

to use this invention?

2 What aspects of social life will you apply this invention to ?

 Level IV: Analysis

1 Can you analyse its benefits?

2 What are some of the problems of your invention?

3 What will you do to improve your invention in the future?

 Level V: Synthesis

1 Can you devise a detailed plan to make others vote for your invention?

 Level VI: Evaluation

1 Do you think your invention is the best invention? Why ?

2 How effective is it?

3 Can you evaluate its values?

4 Can you predict the development trend of your invention?

1.4 Nhiệm vụ 4: Lập kế hoạch đánh giá

Việc đánh giá cần tập trung vào các khâu cụ thể như:

- Học sinh hướng đến các mục tiêu học tập như thế nào?

- Học sinh sử dụng những kĩ năng tư duy nào?

- Học sinh tích hợp và sử dụng thông tin mới hiệu quả đến mức nào?

- Điều gì thúc đẩy động cơ người học?

- Hiệu quả của các hoạt động can thiệp đặc biệt?

2 Bước 2: Phát triển dự án

2.1 Vận hành dự án

Trang 14

- Phác thảo đề cương.

- Lập bảng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.

(xác định số lượng thành viên mỗi nhóm, kinh phí, trang thiết bị phục vụ dự

án, phương pháp triển khai dự án, kế hoạch triển khai dự án theo thời gian biểu (thời gian hoàn thành dự án, kế hoạch cho từng tuần…).

Ở bước này giáo viên cung cấp mẫu đề cương dự án để các nhóm xây dựng dự án của chính họ.

Ví dụ mẫu đề cương dự án tôi đã triển khai: (được phát cho các nhóm học

sinh khi làm project, các nhóm điền vào phiếu và nộp lại cho giáo viên khi trình bày sảnphẩm dự án)

Trang 15

II Procedures

1 Problem analysis: ( answer suggested questions

2 Problem solving: ( Investigate, collect information )

3 Project report: ( oral presentation, poster, video clip, talk show )

I Resources

2.2 Tìm thông tin

Dựa trên kế hoạch đã vạch ra, mỗi nhóm triển khai dự án Một trong những công việc quan trọng là tìm thông tin, mỗi nhóm cần xác định ai tìm thông tin gì, ở đâu, như thế nào?

2.3 Xử lí thông tin

Xử lí thông tin là công việc hết sức quan trọng, mỗi nhóm cần phải chọn ra được những thông tin có giá trị nhất và sắp xếp những thông tin theo trật tự thích hợp nhất, vai trò của mỗi cá nhân trong nhóm trong mỗi giai đoạn triển khai dự án Sau đó nhóm tổng hợp kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của các thành viên để viết báo cáo.

3 Bước 3: Báo cáo dự án

Các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp.

Hết thời hạn thực hiện dự án, giáo viên tổ chức một buổi để các nhóm học sinh trình bày sản phẩm về dự án của mình Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thực hiện dự án của nhóm mình Các nhóm khác theo dõi, thảo luận, trao đổi, nhận xét, đóng góp ý kiến về kết quả làm việc của nhóm bạn đồng thời đưa ra đánh giá (bằng điểm số) theo các tiêu chí đã nêu trong các phiếu đánh giá (mà giáo viên thiết kế)

4 Bước 4: Đánh giá dự án

- Đến đây giáo viên kết hợp mọi quá trình đánh giá: tự đánh giá của nhóm thực hiện, đánh giá của nhóm bạn, đánh giá của giáo viên (đánh giá định kì và đánh giá sản phẩm cuối cùng) để đưa ra kết luận về kết quả thực

Trang 16

hiện dự án của các nhóm học sinh, của từng học sinh Lúc này giáo viên cần đưa ra những nhận xét:

- Nhận xét về tinh thần, thái độ làm việc của các nhóm, các cá nhân trong quá trình thực hiện dự án.

- Nhận xét về chất lượng sản phẩm thực hiện dự án của các nhóm Công bố điểm số của từng nhóm; thưởng điểm cho những cá nhân xuất sắc, có đóng góp lớn cho thành công của nhóm mình.

- Lựa chọn ra sản phẩm của nhóm xuất sắc để lưu lại trong thư viện của trường để tham khảo và trình bày trước toàn thể học sinh trong trường Việc theo dõi và đánh giá dự án phải dựa vào các biểu mẫu.

Việc xây dựng các biểu mẫu đánh giá dự án cụ thể chi tiết sẽ giúp học sinh tham gia dự án định hình rõ công việc mình tham gia và phải hoàn thành, giúp học sinh có thể tự đánh giá khối lượng và chất lượng công việc mình đạt được, giúp học sinh tự đánh giá bản thân, đánh giá nhóm, và giúp việc đánh giá được công bằng và khách quan hơn.

Khi tiêu chuẩn đánh giá lấy người học làm trung tâm, học sinh sẽ được tham gia nhiều hơn vào các quá trình đánh giá, có thêm nhiều cơ hội

để học tập và thực hành hơn:

- Lập kế hoạch dự án, bảng kiểm mục và phiếu đánh giá dự án.

- Sử dụng gợi ý giúp học sinh suy nghĩ và tự đánh giá việc học của chính mình.

- Xác lập mục đích, nhiệm vụ, dự đoán về kết quả đạt được trong học tập.

- Chỉ ra được những khó khăn có thể có trong quá trình học, đưa ra những gợi ý chiến lược khắc phục, những bài học kinh nghiệm rút ra.

- Trao đổi phản hồi từ học sinh.

Khi tham gia vào quá trình đánh giá, học sinh sẽ được khích lệ, kiểm soát được việc học, tự khẳng định thành công của bản thân Để giúp học sinh thành công, giáo viên cần cung cấp:

Ngày đăng: 24/12/2014, 20:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w