LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; p
Trang 1SangKienKinhNghiem.org Tổng Hợp Hơn 1000 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Chuẩn
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã nêu rõ: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Như vậy có thể thấy cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủđộng, học sinh là trung tâm, chống lại thói quen học tập thụ động
Từ đầu thế kỷ XX, các sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lý luận cho mô hình dạy học theo dự
án (PBL – Project Based Learning) và coi đây là phương pháp dạy học quan trọng để thực hiệndạy học hướng vào người học nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống Dạy họctheo dự án được hiểu là một phương pháp hay hình thức dạy học, trong đó người học thực hiệnmột nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành Nhiệm vụ này được
người học thực hiện với tính tự lực cao trong quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế
hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiệnđược
Xuất phát từ những lý do nói trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vận dụng mô hình dạy học dự án vào dạy học Vật lý THPT nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và kỹ năng làm việc theo nhóm của học sinh”.
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu vận dụng DHDA vào dạy học chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lý 10THPT nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và khả năng làm việc theo nhóm của HS và đề xuất một
số biện pháp có thể triển khai rộng rãi mô hình này trong DHVL ở trường THPT
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của mô hình DHDA trong dạy học ở trường THPTnói chung và DHVL nói riêng
Trang 2- Nghiên cứu cấu trúc, nội dung chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lý 10 THPT.
- Vận dụng mô hình DHDA vào thiết kế các tiến trình dạy học cho một số kiến thức thuộcchương “Các định luật bảo toàn” – Vật lý 10 THPT
IV. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận của ứng dụng mô hình DHDA nhằm phát huy tính tích cực, tự lực
và khả năng làm việc theo nhóm của học sinh
Chương 2: Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “các định luật bảo toàn” theo mô hình DHDA
Chương 3: Kết quả và bàn luận
- Xây dựng ý tưởng, thiết kế hồ sơ bài dạy và tiến hành tổ chức dạy học 1 dự án: “Tên lửanước – Chinh phục không gian”
- Đề xuất một số biện pháp nhằm triển khai rộng rãi mô hình DHDA trong dạy học vật lý ởtrường THPT
Trang 3Đầu thế kỷ XX, các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lý luận cho phương pháp dạy họcdựa trên dự án và coi đó là PPDH quan trọng để thực hiện quan điểm lấy học sinh là trung tâm,khắc phục nhược điểm của PPDH truyền thống lấy giáo viên là trung tâm Ban đầu, dạy học dựatrên dự án được sử dụng trong dạy học thực hành các môn kỹ thuật, chủ yếu ở bậc học cao đẳng,đại học, về sau được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các môn khoa học khác, kể cả các môn khoahọc xã hội, ở bậc học cao đẳng, đại học và cả ở bậc học THPT.
DHDA là một hình thức (mô hình) dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ họctập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có thể tạo ra các sản phẩm thực tế.Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từviệc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quátrình và kết quả thực hiện Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDA
1.2. Đặc điểm và tiến trình DHDA
Đặc điểm của DHDA:
Các nhà giáo dục trên thế giới và cả ở Việt nam đã có nhiều khác biệt trong xem xét và kể racác đặc điểm của DHDA, nhưng nhìn chung lại có thể thấy được các đặc điểm nổi bật sau:
1.3 Phân loại DHDA
Có nhiều tiêu chí phân loại dự án học tập, nhưng nếu dựa vào đặc điểm của nhiệm vụ cầngiải quyết và sản phẩm tạo ra, chúng tôi phân chia các dự án học tập ra làm 4 loại:
Trang 4Dự án tìm hiểu (tìm hiểu một kiến thức, một ứng dụng nào đó, sản phẩm tạo ra có thể là mộtbài luận, một bài thuyết trình hay websites giới thiệu).
Dự án nghiên cứu (nghiên cứu, giải thích một hiện tượng vật lý, sản phẩm tạo ra có thể làmột bài thuyết trình, một bài luận hay websites)
Dự án khảo sát (khảo sát có định lượng một quá trình vật lý nào đó, sản phẩm tạo ra là mộtbài luận, một báo cáo về một quy luật mới hay khẳng định một quy luật vật lý đã học)
Dự án kiến tạo (ứng dụng kiến thức nhằm kiến tạo các sản phẩm mới, sản phẩm mới có thể
là sản phẩm vật chất như một thiết bị, một mô hình, hay phi vật chất như tổ chức một buổi hộithảo, buổi tư vấn, thuyết trình, buổi văn nghệ)
1.4. Những ưu điểm và giới hạn của DHDA
Ưu điểm điểm của DHDA:
DHDA mang lại nhiều lợi ích cho cả GV lẫn HS Ngày càng có nhiều nghiên cứu của nhiềunhà sư phạm ủng hộ cho việc vận dụng DHDA vào các hoạt động học tập nhằm khuyến khích họcsinh học tập, thúc đẩy các kỹ năng hợp tác và nâng cao hiệu quả học tập
Đối với học sinh, những ích lợi từ dạy học theo dự án gồm:
Tăng tính chuyên cần, nâng cao tính tự lực và thái độ học tập (Thomas, 2000)
Kiến thức thu được tương đương hoặc nhiều hơn so với những mô hình dạy học khác do khiđược tham gia vào dự án học sinh sẽ trách nhiệm hơn trong học tập so với các hoạt độngtruyền thống khác trong lớp học (Boaler, 1997; SRI, 2000)
Có cơ hội phát triển những kỹ năng phức hợp, như tư duy bậc cao, giải quyết vấn đề, hợptác và giao tiếp (SRI, 2000)
Có được cơ hội rộng mở hơn trong lớp học, tạo ra chiến lược thu hút những học sinh thuộccác nền văn hóa khác nhau (Railsback, 2002)
Đối với giáo viên, những ích lợi mang lại là việc nâng cao tính chuyên nghiệp và sự hợp tácvới đồng nghiệp, cơ hội xây dựng các mối quan hệ với học sinh (Thomas, 2000)
Giới hạn của DHDA:
DHDA không phù hợp trong việc chiếm lĩnh các kiến thức lý thuyết có tính trừu tượng cao.DHDA đòi hỏi nhiều thời gian, khó có thể áp dụng tràn lan vì vậy chỉ có thể là phương pháp bổsung chứ không thể thay thế các phương pháp khác
Trang 5DHDA đòi hỏi sự sẵn sàng của cả người học lẫn người tổ chức thực hiện, trong khi đó, mộtphần lớn giáo viên chưa được đào tạo để sẵn sàng với hình thức dạy học mới, dẫn đến nhiều khókhăn trong ứng dụng DHDA.
1.5. Hồ sơ bài dạy trong DHDA
1.5.1. Bộ câu hỏi định hướng
Cấu trúc bộ câu hỏi định hướng bao gồm: câu hỏi nội dung, câu hỏi bài học, câu hỏi kháiquát
Câu hỏi khái quát
Câu hỏi khái quát giới thiệu khái quát, đầy đủ những ý tưởng xuyên suốt môn học Câu hỏikhái quát cung cấp cầu nối giữa các bài, phạm vi môn học, thậm chí cả khóa học trong một năm.Câu hỏi khái quát là một câu hỏi mở có nhiều câu trả lời và thường không thể có câu trả lời sẵn
mà muốn trả lời được HS phải phân tích, tư duy, sử dụng các kiến thức và kinh nghiệm sẵn cóđồng thời tìm hiểu các kiến thức mới
Câu hỏi bài học
Câu hỏi bài học cũng là câu hỏi mở nhưng bó hẹp trong một chủ đề hoặc một bài học cụ thể,
có đáp án mở, lôi cuốn HS vào việc khám phá những ý tưởng cụ thể đối với từng chủ đề, bài học,môn học Câu hỏi bài học hỗ trợ và phát triển câu hỏi khái quát, định hình các suy nghĩ của HS,hướng đến sự hình thành dự án cụ thể
Câu hỏi nội dung
Câu hỏi nội dung là những câu hỏi đóng, có câu trả lời rõ ràng, hướng đến những mục tiêudạy học cụ thể, hỗ trợ cho câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học Câu hỏi nội dung bám sát các mụctiêu dạy học cụ thể, đòi hỏi học sinh phải trả lời hoàn chỉnh sau khi thực hiện dự án
1.5.2. Kế hoạch thực hiện
Kế hoạch thực hiện cần có đầy đủ các yếu tố như các mục tiêu cần đạt được, bộ câu hỏi địnhhướng, ý tưởng và kịch bản thực hiện dự án, dự kiến chia nhóm, tiến trình thời gian thực hiện, dựtrù kinh phí, kế hoạch kiểm tra, đánh giá dự án, các nguồn tài nguyên hỗ trợ việc thực hiện dựán… Như vậy, kế hoạch thực hiện là văn bản chi tiết của hồ sơ bài dạy, được GV lập ra trước nhưmột hoạch định, đảm bảo dự án diễn ra thành công
1.5.3. Tình huống xuất hiện dự án – các ý tưởng dự án
Trang 6Ý tưởng dự án có thể do GV đề xuất nhưng đôi khi cũng xuất phát từ sự sáng tạo của HS.Nhưng dù thế nào, đi kèm với tình huống thảo luận, GV cũng phải chuẩn bị sẵn một số ý tưởng,kịch bản để HS thảo luận và lựa chọn Nguyên tắc ở đây là, GV chỉ đóng vai trò định hướng vàgiúp HS lựa chọn được dự án phù hợp với khả năng nhận thức, kỹ năng và điều kiện thực tế củaHS.
Để lựa chọn được một tình huống thảo luận có chất lượng, thu hút được sự quan tâm của đa
số HS, người GV phải xuất phát từ chính những nội dung cần học, phải tìm được các khía cạnhthời sự của kiến thức, phù hợp với lứa tuổi và khả năng của các em Việc diễn đạt tình huống lúcđầu không cần quan trọng, nhưng sau đó cần chăm chút cho phù hợp lứa tuổi và tạo sự kích thíchmuốn tìm hiểu của HS
Từ tình huống thảo luận, GV và HS sẽ tìm thấy những vấn đề mới mẻ, có liên quan đến kiếnthức bộ môn, từ đó nảy sinh các ý tưởng thực hiện một dự án Các ý tưởng có thể được GV chuẩn
bị từ trước, nhưng không phải là duy nhất, mà có thể xuất phát từ chính sự sáng tạo của HS.Nhiệm vụ của người GV là hướng dẫn HS lựa chọn một ý tưởng thu hút nhiều sự quan tâm nhất
và phù hợp với khả năng, điều kiện thực tế
1.5.4. Kế hoạch tổ chức nhóm
Hoạt động nhóm là hoạt động cơ bản của DHDA Việc phân chia nhóm là một khâu quantrọng trong hồ sơ bài dạy của GV Nhóm được phân chia như thế nào phụ thuộc vào đặc điểm cụthể của từng dự án, phù hợp với nhiệm vụ đặt ra, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và phải đảmbảo nguyên tắc công bằng, tạo không khí thoải mái trong các nhóm Người GV phải là người có
kế hoạch dự trù phân chia nhóm từ trước, số lượng thành viên trong nhóm, số lượng nhóm, nhómtrưởng phải được cân nhắc dựa trên các yếu tố đã nói ở trên
1.5.5. Các công cụ đánh giá
Có thể nói, kiểm tra đánh giá trong DHDA là khâu quan trọng và hiện hay còn khá lúngtúng trong nhiều bộ phận GV, hầu hết chỉ đánh giá kết quả và mang nặng cảm tính, dẫn đếnDHDA ở các trường THPT hiện nay đôi khi còn mang tính hình thức, chưa thể hiện hết tính ưuviệt, chưa tạo được lòng tin nơi các nhà quản lý giáo dục và phụ huynh học sinh
Kết quả đánh giá có thể có được từ nhiều nguồn, từ phía GV, từ phía nhóm trưởng, từ sự tựđánh giá của HS, từ sự phản hồi của xã hội … Chính nhờ sự đa dạng đó, DHDA mang lại cơ hộiđánh giá đúng hơn về thực chất năng lực học tập, khả năng giải quyết vấn đề của HS, đặc biệt làkhả năng làm việc phối hợp và sự thích nghi với những tình huống mang tình thử thách của HS
Trang 7Trong đánh giá dự án, HS cần được tham gia nhiều hơn vào quá trình đánh giá Nội dungđánh giá bao gồm đánh giá tiến trình thực hiện và kết quả đạt được Người GV cần thiết lập trướccác yêu cầu và tiêu chí đánh giá cũng như nội dung đánh giá Hãy bắt đầu bằng các câu hỏi như:
+ Học sinh cần chú trọng vào những kiến thức nào?
+ Những hoạt động chính nào cần được thực hiện?
+ HS cần phải tham gia hoạt động nhóm như thế nào là tích cực?
+ Sản phẩm của HS cần đạt được các yêu cầu gì?
+ Có thể triển khai tự đánh giá xuyên suốt quá trình học như thế nào?
+ Có thể tạo những biểu mẫu đánh giá như thế nào?
1.5.6. Các công cụ trợ giúp – nguồn tư liệu tham khảo
Với sự trợ giúp của công nghệ, nhất là Internet, nguồn tư liệu tham khảo trở lên phong phú
về nội dung và đa dạng về thể loại Tuy nhiên, GV cũng phải có sự chuẩn bị trước một số tài liệutham khảo và các công cụ trợ giúp cho học sinh
Tài liệu tham khảo cần được phân loại thành tài liệu in, ebook, phim, hình ảnh, websites…Các công cụ trợ giúp là các phần mềm, các biểu mẫu về lập kế hoạch, các bài mẫu, nhật ký
dự án, biểu mẫu theo dõi và báo cáo tiến độ thực hiện dự án
Mỗi một sản phẩm cần hướng tới một tiêu chuẩn nhất định, thể hiện sự đòi hỏi tối thiểu đốivới người thực hiện Các tiêu chuẩn này cần được xác định và thảo luận với HS trước khi tiếnhành dự án, và phải được nhắc nhở, quán triệt trong suốt thời gian thực hiện
1.6. Các bước GV tổ chức và điều khiển học sinh học theo dự án:
Trang 8Bước 1: Lựa chọn một tình huống thảo luận để xuất hiện một dự án.
Bước 2: Xác định mục tiêu kiến thức, kỹ năng cần đạt được thông qua dự án
Bước 3: Giới thiệu tình huống thảo luận và cùng học sinh định hình dự án
Bước 4: Vạch kế hoạch về thời gian và thời lượng công việc
Bước 5: Vạch ra cho HS các mục tiêu cần đạt, các công cụ trợ giúp và công cụ đánh giá.Bước 6: Báo cáo kết quả và đánh giá kết quả thu được
Bước 7: Phản hồi dựa trên cơ sở các dữ kiện thu được và chuẩn bị cho kế hoạch tiếp theo
1.7. Những kỹ thuật tổ chức cho HS làm việc theo nhóm hiệu quả
Có thể nói, tổ chức hoạt động nhóm thành công chính là đã thực hiện thành công dự án họctập Vì vậy, lựa chọn và phân chia nhóm, hướng dẫn các nhóm làm việc như thế nào cho hiệu quả
là khâu quan trọng cần được dự trù trước trong hồ sơ bài dạy
Chia nhóm học tập:
Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc
có chủ định (nhóm theo phòng trọ, nhóm cùng trình độ, nhóm gồm đủ trình độ, nhóm theo sởtrường ) trong cả tiết học hay thay đổi trong từng phần của tiết học
Các cách chia nhóm có thể là: Chia nhóm ngẫu nhiên, chia nhóm theo bạn thân chia nhómtheo vị trí ngồi trong lớp, chia nhóm theo lực học hay kinh nghiệm
Thông thường thì trong việc tổ chức học tập theo nhóm ở môn vật lý, số lượng thành viêntrong nhóm từ 3 đến 5 HS là vừa Đối với những nhóm đặc thù thì có thể chỉ là 2 nhưng cũng cóthể 7 đến 8 nhưng không thể quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động nhóm Cũng cầnchú ý rằng trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của HS phải được phát huy và ý nghĩa quantrọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức laođộng Bên cạnh đó, GV phải quan sát, kiểm tra đôn đốc để không một HS nào không làm việchoặc ỷ lại vào các thành viên khác của nhóm Mặt khác, cần tránh lạm dụng chia nhóm một cáchkhiên cưỡng, không cần thiết, mất thời gian vô ích Nếu HS chỉ biết phần việc của nhóm mình,của cá nhân được giao, thì cuối tiết học có thể kiến thức của bài học trở thành một vài chi tiếtchắp vá
Điều khiển nhóm hoạt động hiệu quả:
Các hoạt động của nhóm nên bắt đầu cho các thành viên làm quen, và hiểu rõ cách thức làmviệc của cả nhóm Người hướng dẫn cũng có thể bắt đầu bằng việc đưa ra các gợi ý cho thảo luận
mà không cần phải áp đặt câu trả lời cho cả đội, đặc biệt với những đội gặp khó khăn khi làm việc
Trang 9cùng nhau Nhóm gồm 3 đến 5 người, nếu nhóm có đông người hơn thì sẽ khó quản lý và giaocông việc hơn.
Các thành viên có sự đa dạng trong kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm Mỗi thành viên sẽ cókhả năng đóng góp riêng cho toàn đội; Các thành viên không chỉ chịu trách nhiệm đóng góp trong
sở trường của mình mà còn có thể giúp các thành viên khác tìm hiểu thêm về lĩnh vực đó; Thànhviên nào gặp khó khăn hoặc còn chưa thoải mái khi làm việc trong nhóm nên được các thành viênkhác động viên, giúp đỡ
Chia sẻ trách nhiệm, và cả nhóm nên thống nhất trách nhiệm, nguyên tắc làm việc Điều đóbao gồm: Nghĩa vụ phải tham gia, chuẩn bị trước các buổi họp, và phải đến đúng giờ; Tham giathảo luận, phát biểu ý kiến, tập trung vào giải quyết vấn đề và tránh việc chỉ trích cá nhân; Cótrách nhiệm chia sẻ công việc và hoàn thành công việc đúng thời hạn
Vai trò của GV khi tổ chức HS học tập theo nhóm
- Thu thập thông tin về người học: Tìm hiểu khả năng và nhu cầu của người học, người học
đã có những kiến thức và kỹ năng gì liên quan đến bài học Họ có mong muốn gì khi học nộidung này?
- Lựa chọn mục tiêu kiến thức, kỹ năng cần đạt được khi hoạt động nhóm
- Quyết định số lượng HS trong mỗi nhóm, thành lập nhóm ngẫu nhiên hay chủ định
- Chuẩn bị tài liệu, phương tiện cho HS thảo luận ở nhóm có hiệu quả
- Sắp xếp phòng học, bố trí địa điểm cho mỗi nhóm
- Giao việc đầy đủ, hạn định thời gian, kết quả cụ thể cho các nhóm
- Giám sát, hỗ trợ các nhóm hoàn thành công việc
- Đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm
- Sau khi các nhóm trình bày, GV phải kết luận đầy đủ, đảm bảo học sinh nắm được kiếnthức theo hệ thống, không chắp vá
- Đánh giá hoạt động nhóm: Điểm số có thể đánh giá cho cả nhóm nhưng thành tích cá nhântrong hoạt động nhóm có thể được đánh giá để HS cảm thấy đóng góp của họ vào hoạt độngnhóm được đánh giá tương xứng Chính từng nhóm có thể tự đánh giá hiệu lực công trình của họdựa trên sản phẩm cuối cùng và đóng góp của từng thành viên trong nhóm GV đưa ra mẫu phiếuđánh giá, yêu cầu các thành viên của từng nhóm đánh giá bạn cùng nhóm về các mặt như phẩmchất chuyên môn (có mặt tại các buổi họp và tham gia đúng lúc), sáng kiến (đề xuất ý kiến, làmviệc khoa học hướng theo mục đích chung), tính độc lập (hoàn thành nhiệm vụ theo thời gian đãthống nhất, nghiên cứu các chủ đề và chia sẻ các nguồn tài liệu),
Trang 101.8 DHDA phát huy tính tích cực, tự lực và khả năng làm việc theo nhóm của HS.
DHDA có đầy đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ dạy học của môn Vật lý ở trường THPT,đồng thời còn phát huy tính tích cực, tự lực và khả năng làm việc theo nhóm của HS DHDA giúp
HS phát triển kiến thức, kỹ năng thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích HS tìmtòi, hiện thực hóa các kiến thức đã học với tính tự lực và tinh thần trách nhiệm cao
Các nhiệm vụ của dạy học dự án đều được HS thảo luận và thực hiện với sự tự lực là chủyếu Không có trường hợp GV giảng giải cho HS ghi chép hay HS thụ động thu nhận kiến thứctrong các hoạt động của DHDA Ngay từ giai đoạn đầu của DHDA, người học đã tích cực, tự lựccùng với GV xây dựng đề tài và hướng giải quyết đề tài cũng như xác định những kiến thức màmình sẽ thu được sau quá trình học tập theo dự án Việc xây dựng kế hoạch hành động, bao gồmxác định mục tiêu, phân công nhiệm vụ, xây dựng các hoạt động chi tiết cũng do HS trực tiếpđảm nhận, GV chỉ đóng vai trò định hướng và giúp đỡ HS có một kế hoạch phù hợp Ở giai đoạnlập kế hoạch này, hình thức hoạt động nhóm thể hiện một cách nổi bật, kế hoạch dự án chính làthành quả của quá trình làm việc độc lập, phối hợp giữa các thành viên với nhau, thể hiện rõ nhấttrong việc phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Trong giai đoạn tiếp theo của tiến trìnhDHDA, tính tích cực và tự lực của HS thể hiện cao nhất với sự tự lực tìm hiểu kiến thức, sưu tầmkiến thức để phục vụ cho dự án, đồng thời phối hợp với các thành viên khác xử lý kiến thức đểcho ra sản phẩm hoàn chỉnh Yêu cầu của nhiệm vụ cũng như tính phối hợp trong nhóm học tập
đã đặt HS vào tư thế tự lực cao, không cho phép một HS ỷ lại, dựa dẫm hay lười biếng Ở giaiđoạn này, hoạt động nhóm diễn ra thường xuyên dưới nhiều mức độ, từ thảo luận, hợp tác trên lớpđến phối hợp trong những hoạt động ngoài giờ lên lớp và thể hiện cao nhất ở sự đóng góp, tranhluận để đi đến chân lý, đến sản phẩm hoàn chỉnh Trong giai đoạn tổ chức báo cáo và trình diễnsản phẩm, HS cũng thể hiện tính tự lực và kỹ năng hoạt động nhóm khi được giáo viên dành cho
sự chủ động trong việc sắp xếp ý tưởng, lựa chọn thứ tự và biện pháp trình bày sản phẩm
Đặc tính hoạt động nhóm thể hiện rõ nét trong giai đoạn đánh giá của DHDA Với đặc điểm
là đánh giá quá trình chứ không đánh giá kết quả, đánh giá nhiều chiều chứ không đánh giá phiếndiện, DHDA đã mang lại cơ hội công bằng cho mỗi HS Việc đánh giá từ đó cũng được thực hiệnthường xuyên và đa chiều, từ phía GV, từ phía nhóm trưởng và cả từ phía từng thành viên trongnhóm Kết quả đánh giá của một HS phụ thuộc vào sự đóng góp và mức độ đóng góp của HS đóvào dự án chung của nhóm, và được đánh giá bởi tất cả các thành viên trong nhóm Đây chính làkhâu thể hiện đặc tính nhóm nổi bật nhất
Các kỹ năng hoạt động nhóm của HS còn được rèn luyện thông qua các dự án tiếp theo, khi
mà HS được yêu cầu thay đổi nhóm học tập, thay đổi nhiệm vụ Điều này giúp HS có được nhiều
Trang 11cơ hội học tập và rèn luyện các đức tính cần thiết cho hoạt động nhóm như tính kiên trì, tôn trọng
ý kiến đồng đội, tính thích nghi và kỹ năng tổ chức
CHƯƠNG II THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG “CÁC
ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” THEO MÔ HÌNH DHDA
2.1 Mục tiêu dạy học của chương “Các định luật bảo toàn”.
Kiến thức:
- HS hiểu được các khái niệm động lượng, công, công suất, năng lượng, động năng, thế năng,
cơ năng
- HS nắm được mối quan hệ giữa công, động năng và thế năng
- HS nắm được các định luật bảo toàn động lượng, định luật bảo toàn cơ năng Từ đó am hiểuquy luật biến đổi và chuyển hóa năng lượng trong một số trường hợp đơn giản
Kỹ năng:
- Học sinh có thể vận dụng các kiến thức về động lượng, động năng, thế năng, cơ năng và nhất
là tư tưởng bảo toàn để giải thích một số hiện tượng vật lý đơn giản tron thực tế
- Học sinh biết vận dụng các định luật bảo toàn trong việc giải thích một số hiện tượng và giảimột số bài toán liên quan
Trang 12Thái độ:
- Học sinh có hứng thú với việc tìm hiểu các kiến thức vật lý, hăng hái xây dựng kiến thức và
có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn
2.2 Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức thuộc chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lý 10 THPT.
Từ sự phân tích mục tiêu và nội dung của chương “Các định luật bảo toàn”, ta thấy các kiếnthức thuộc phần này xuất hiện nhiều trong thực tế Phần định luật bảo toàn động lượng liên quantrực tiếp đến chuyển động của nhiều cơ chế trong thực tế như tên lửa, máy bay phản lực, chuyểnđộng của con mực ống, chuyển động giật của súng … Vì vậy dạy và học phần kiến thức này xuấtphát từ những ứng dụng thực tế như mô hình DHDA sẽ khắc phục được các nhược điểm trên, HS
sẽ có cơ hội được thấy được vị trí của các kiến thức trong đời sống hằng ngày và qua đó khắc sâukiến thức và hơn thế nữa là thúc đẩy sự tìm tòi sáng tạo của HS
Để thực hiện dự định đó, tôi tiến hành xây dựng dự án học tập cho chương này như sau:
Tên dự án: “Tên lửa nước – chinh phục không gian”
Tổng quan về dự án:
- Phạm vi kiến thức: Phần động lượng, định luật bảo toàn động lượng, chuyển động bằng phảnlực
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 21/12 đến ngày 4/1 (2 tuần), tổng thời lượng trên lớp là 4 tiết
- Tình huống sư phạm: “Bằng cách nào mà các động cơ tên lửa, các con tầu vũ trụ vẫn có thểchuyển động được trong chân không vậy? Các nhà du hành vũ trụ trôi nổi trong không gian, phải
di chuyển bằng cách nào trong không gian? Các con mực ống không có vây nhưng vẫn chuyểnđộng tới trước được nhờ vào đâu?”
Trang 13- HS có được các kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin tốt, kỹ năng hợp tác của các thànhviên trong nhóm, kỹ năng trình bày ý kiến, thảo luận và đưa ra chính kiến của bản thân
- HS vận dụng được kiến thức về định luật bảo toàn động lượng giải thích được một số hiệntượng trong thực tế có liên quan
- HS vận dụng giải được một số bài tập điển hình của phần động lượng
- HS có được các kỹ năng chế tạo sản phẩm, phân tích, tổng hợp và các kỹ năng tư duy bậccao khác nhằm sáng tạo sản phẩm
- HS có được các kỹ năng tổ chức, sắp xếp một bài thuyết trình nhằm trình bày ý tưởng và bảo
dự án phải nghiệm thu được các sản phẩm như sau:
- Một bài thuyết trình về kiến thức bảo toàn động lượng và ứng dụng của nó
- Một sản phẩm ứng dụng thực tế như tên lửa nước
Các sản phẩm trên phải đạt các yêu cầu tối thiểu được nêu trong phần công cụ đánh giá
Xây dựng bộ câu hỏi định hướng.
Câu hỏi khái quát:
Liệu con người có thể chinh phục thế giới tự nhiên?
Câu hỏi bài học:
- Làm thế nào để con người có thể đến chinh phục các hành tinh xa xôi?
- Các ứng dụng của con người nhằm chinh phục không gian và các hành tinh xa xôidựa trên nguyên lý nào?
Câu hỏi nội dung:
- Động lượng của một vật là gì? Khi nào động lượng của một vật thay đổi?
Trang 14- Động lượng của hệ vật là gì? Khi nào động lượng của hệ thay đổi? Khi nào bảo toàn?
- Tại sao khi viên đạn pháo bay tới trước thì khẩu pháo lại giật lùi?
- Thế nào là chuyển động bằng phản lực? Nhưng ưu và nhược điểm của nó?
Xây dựng kế hoạch tổng quát về mặt thời gian:
kế hoạch, phân công nhiệm vụ Tiết 2 ngày 21/12 (thứ 2)
4 Nộp báo cáo tiến độ dự án Ngày 28/12 (thứ 2) Phòng học
5 Tổ chức bắn tên lửa 13h ngày 2/1 (thứ 7) Sân bóng đá
6 Tổ chức báo cáo Tiết 1 ngày 4/1 (thứ 2)
Phòng máy
7 Tổ chức đánh giá, hợp thức
hóa kiến thức Tiết 2 ngày 4/1 (thứ 2)
Kế hoạch hoạt động: Xin phép nhà trường, phụ huynh học sinh:
1 07/12 - Gửi đơn xin chấp thuận