Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới hiện nay là một tất yếu khách quan, với quan điểm đúng đắn của Đảng, Nhà nước coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước một bước và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế văn hóa, mà tập trung là đào tạo con người phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Ngành giáo dục đào tạo ở nước ta đã và đang có nhiều cố gắng, đạt được những thành tích đáng khích lệ. Song giáo dục đào tạo cũng bộc lộ nhiều tồn tại yếu kém và bất cập trước những yêu cầu phát triển cao của đất nước.Vì vậy, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược trồng người nhằm soi sáng cho việc hoạch định và thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu, biện pháp...đối với công tác giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay càng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc và mang tính thời sự nóng hổi, đặc biệt là việc xây dựng con người mới ngày càng trở nên cấp thiết... Vì lý do trên, tôi chọn vấn đề Chiến lược trồng người trong công tác giáo dục đào tạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Trang 1MỞ ĐẨU
1 Lý do chọn đề tài
Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Tưtưởng của Người bao quát nhiều lĩnh vực, là ngọn đèn pha soi đường cách mạng ViệtNam đi tới thắng lợi Trong đó có lĩnh vực giáo dục Việt Nam tiến hành quá trìnhđổi mới đất nước được hơn 20 năm (từ năm 1986) và đã đạt được những thành tựurực rỡ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Trong đó có sự đónggóp lớn của giáo dục và đào tạo Đặc biệt hiện nay đất nước vẫn đang trong quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước côngnghiệp thì việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là một nhu cầucao của xã hội vì tương lai của một đất nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từngnói:
Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục và đào tạo trong thời
kỳ đổi mới hiện nay là một tất yếu khách quan, với quan điểm đúng đắn của Đảng,Nhà nước coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư chophát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước một bước và phục vụ đắc lực cho sựnghiệp phát triển kinh tế - văn hóa, mà tập trung là đào tạo con người phát triển toàndiện, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước Ngành giáo dục - đào tạo ở nước ta đã
và đang có nhiều cố gắng, đạt được những thành tích đáng khích lệ Song giáo dục đào tạo cũng bộc lộ nhiều tồn tại yếu kém và bất cập trước những yêu cầu phát triểncao của đất nước
-Vì vậy, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược "trồngngười" nhằm soi sáng cho việc hoạch định và thực hiện các chủ trương, chính sách,mục tiêu, biện pháp đối với công tác giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay càng có
ý nghĩa thực tiễn sâu sắc và mang tính thời sự nóng hổi, đặc biệt là việc xây dựng con
Trang 2người mới ngày càng trở nên cấp thiết Vì lý do trên, tôi chọn vấn đề "Chiến lược
"
trồng người" trong công tác giáo dục - đào tạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh"làm đềtài khóa luận tốt nghiệp
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, đã có nhiều bài viết, chương trình nghiên cứu tư tưởng giáodục Hồ Chí Minh Trước hết, là những công trình sưu tập có tính chuyên đề, những
bài nói, viết của Hồ Chí Minh về giáo dục, như: Hồ Chí Minh - Bàn về giáo dục, Nxb
sự thật, Hà Nội, 1975; Hồ Chí Minh - Giáo dục thiếu nhi về chủ nghĩa cộng sản, Hà Nội, 1970; Hồ Chí Minh - Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo rất quan trọng và vẻ vang, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1969; Những lời Bác Hồ dạy thanh thiếu niên và học sinh, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1993; Hồ Chí Minh bàn về giáo dục, Nxb Giáo dục,
Hà Nội, 1962; Hồ Chí Minh - về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội,
1980 Từ năm 1990 đến nay, trong công cuộc đổi mới, trước những yêu cầu bức xúccủa giáo dục và đào tạo, nhiều nguy cơ ở giáo dục đào tạo, nhiều nhà nghiên cứu bắtđầu đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và khai thác di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
về giáo dục đào tạo Nhiều bài viết, công trình nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Hồ
Chí Minh cũng ra đời Tiêu biểu có: Bác Hồ với giáo dục - tuyển tập báo cáo khoa
học, thực tiễn giáo dục dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh - Trường Cán bộ quản
lý Giáo dục, Hà Nội, 1990; Bác Hồ - nhà giáo dục lớn của dân tộc, nhiều tác giả, Thành phố Hồ Chí Minh, 1990; Hồ Chí Minh nhà giáo dục vĩ đại, Nguyễn Lân, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990; Hồ Chí Minh với vấn đề dân chủ hóa nền giáo dục, Phạm Tất Dong, Tạp chí Dân vận, số 1, 1996; Làm công tác giáo dục dưới ánh sáng
tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Huy Giáp (tuyển tập), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội,
1998 Một số công trình khác như: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI
của Phạm Minh
Hạc, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999, cũng có ít nhiều đề cập đến tư tưởng giáo dục HồChí Minh
Trang 3Ngoài ra, còn một số tiểu luận tốt nghiệp của học viên khóa 1, khóa 2 lớpđào tạo giảng viên tư tưởng Hồ Chí Minh của Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ củaĐảng cũng đi vào nghiên cứu đề tài.
Nhìn chung, ở những khía cạnh khác nhau, các công trình trên đã gợi mởhoặc đi vào nghiên cứu các mặt, các vấn đề trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục,cũng có những công trình tiếp cận hệ thống song còn chưa rõ ràng, cần làm rõ hơn
3 Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ hạn hẹp của đề tài luận văn này, người viết xin được trìnhbày rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và sự vận dụng của Đảng và Nhà nước vàochiến lược "trồng người" trong công tác giáo dục và đào tạo Đó như là sự bày tỏtấm lòng ngưỡng mộ cũng như những trăn trở, suy tư, mong đợi trong bối cảnh đấtnước đang chuyển mình và phát triển Đảng ta đã biết vận dụng sáng tạo và phát triểnchủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy những giá trị vănhóa dân tộc, kết hợp và tiếp thu tri thức của nhân loại để hình thành hệ thống lý luận
về định hướng phát triển đất nước và xây dựng con người mới Đặc biệt lấy giáo dục
và đào tạo là yếu tố cơ bản, coi là khâu đột phá, trong đó nguồn lực con người là quýbáu nhất, có vai trò quyết định, trong khi nguồn tài chính và nguồn lực vật chất cònhạn hẹp
4 Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của đề tài tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa tinh hoa tưtưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo, sự vận dụng của Đảng về chiến lược
"trồng người" trong thời kỳ mới
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng Mác - Lên in để xem xét
và bàn luận các vấn đề Đây là phương pháp chủ yếu và tầm quan trọng nhất trongcác phương pháp thực hiện đề tài
Trang 4Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháplogíc kết họp với lịch sử để làm sáng tỏ vấn đề và khái quát thành những quan điểm
tư tưởng
6 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củakhóa luận gồm 2 chương, 6 tiết
Trang 5Chương 1
Tư TƯỞNG HỔ CHÍ MINH
VỂ CHIẾN LƯỢC "TRỔNG NGƯỜI"
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong lòng một dân tộc giàu truyền thống nhân ái Tu tưởng nhân văn Hồ Chí Minh lúcđầu thể hiện ở những yêu cầu nhân bản bao quát nhất Đó là tư tưởng đòi lại cho con người những gì mà con người vốn có, trước hết là
quyền được sống, theo nghĩa "người ta sinh va ai cũng có quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc" Tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh được nâng lên tầm cao hon khi 0 Người hội tụ những tư tưởng tiến bộ toàn nhân loại, trong đó có các hệ tư tưởng nhân văn Phụchưng, Khai sáng Đặc biệt, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh chỉ thật sự trở thành lý luận khoa học, học thuyết vững chắc khi Người thấmnhuần tư tưởng cộng sản chủ nghĩa của các lãnh tụ thiên tài c Mác, Ph Ảngghen và V.L Lênin
Chủ tịch Hồ Chí Minh dành tất cả tình thưong yêu cho dân tộc Việt Nam Khi trở thành lãnh tụ của nước Việt Nam dân chủ cộnghòa, Người không màng danh lợi cá nhân, suốt đời chăm lo cho hạnh phúc cá nhân, cho sự trường tồn của dân tộc và sự phát triển của đấtnước Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh bao quát toàn bộ cách mạng Việt Nam và giải phóng dân tộc, đem lại độc lập tự do cho Tổ quốc,hạnh phúc cho nhân dân Tư tưởng đó được kết tinh thành một tuyên ngôn bất hủ không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà còn đối vớitoàn thể loài người tiến bộ: Không có gì quý hơn độc lập, tự do
Để thực hiện tư tưởng nhân văn đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam là "Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội" Giải phóng dân tộc là mục tiêu số một khi đất nước còn nô lệ Vì vậy, ham muốn tột bậc của Người
là "làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do" [19, tr 161] Độc lập tự do trở thành bản chất cao quý trong
tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, trở thành ngọn cờ chiến đấu và mục tiêu suốt đời hi sinh, cống hiến của Người Bởi đó là điều kiện tiênquyết đem lại hạnh phúc và tiến bộ cho nhân dân Việt Nam
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh vô cùng rộng lớn, trong đó có tư tưởng về giáo dục và đào tạo nằm trong nội dung tư tưởng naycủa Người Hồ Chí Minh chăm lo đến việc nâng cao dân trí, chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ, phát triển giáo dục Người từng nói: chế độthực dân đã dùng mọi thủ đoạn ngu dân để đầu độc dân tộc ta, để hủ hóa nhân dân ta bằng những thói xấu như lười biếng, gian xảo, tham
ô Cho nên phải làm sao để dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước
Việt Nam độc lập, "sánh vai với các cường quốc năm châu" Lấy sức của con người để giải phóng cho con người, vì con người và phục vụ
con người
Trang 61.1 KHÁI NIỆM "CON NGƯỜI" TRONG TƯ TƯỞNG Hổ CHÍ MINH
Có thể nói, tất cả các anh hùng, vĩ nhân của dân tộc thì Hồ Chí Minh là một trong người đã kế thừa, phát huy và kết hợp nhuầnnhuyễn nhất truyền thống đạo đức và tinh hoa văn hóa nhân loại và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa Sự thống nhất giữa người cách mạng vànhân đạo trong nhân cách, trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã xuất hiện từ rất sớm, mà một trong những biểu hiện tiêu biểu, bao quát, xuyênsuốt cuộc đời và sự nghiệp cao cả của Hồ Chí Minh là tư tưởng về con người và chiến lược "trồng người"
Theo Hồ Chí Minh, "chữ người nghĩa là gia đình, anlĩ em, họ hàng bầu bạn Nghĩa rộng là đồng bào cả nước Rộng nữa là cả loại người" [20 tr 17] Điểm vượt trội trong tư tưởng Hồ Chí Minh là 0 chỗ không có con người trừu tượng Bao giờ Người cũng nói đến con
người cụ thể Con người ở bất cứ đâu và bao giờ cũng vậy, nó không tồn tại ở một hình diện, một chiều, mà ở nhiều bình diện, nhiềuchiều, bởi vì được đặt vào những mối quan hệ khác nhau
Về quan hệ: Đó là quan hệ vũ trụ - tự nhiên, với tộc loài, với cộng động, với nhóm xã hội và với chính bản thân mình
Về vị trí: Đó là vị trí chủ động hay thụ động, quản lý hay bị quản lý, chủ thể hay khách thể
Ngoài ra còn những quan hệ vô cùng quan trọng khác như: Giữ được mình (tính độc lập, tự chủ) hay đánh mất mình (tha hóa).Bản chất mỗi con người cùng như mỗi quan hệ riêng và từ vị trí riêng của mình mà có những cách nhìn nhận, cảm nhận khác nhau
Có thể nói, khái niệm "con người" tựa hồ như đã mở ra và khép lại quá trình tư duy và hoạt động của Hồ Chí Minh Suốt quá trình
ấy, vấn đề giải phóng dân tộc, đem lại tư do, hạnh phúc cho con người và xây dựng, rèn luyện con người bao giờ cũng trung tâm của tưduy, mục tiêu của mọi hoạt động yêu nước và cách mạng của Hồ Chí Minh Con người - tự do và hạnh phúc của con người, đó là mục tiêu
cao nhất và thường xuyên và vì nó Hồ Chí Minh đã cống hiến toàn bộ cuộc đời của Người: "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc,
là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành "
[19, tr 161]
Khác với các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng và Phan Bội Châu, tình thương người của Hồ Chí Minh không chỉ dừng ở mứcđồng cảm xót thương với con người một cách thụ động, cũng không phải là tỏ mối thông cảm từ trên và từ ngoài, không phải là lòng
thương hại của người người đứng trên nhìn xuống, không phải là tiếng kêu "thương thay cũng một kiếp người" oán than cho số phận con
người bị chà đạp và cũng không phải là lòng từ bi bác ái mơ hồ không vượt qua được, lòng yêu dân yêu nước chung chung mà đó là lòng
nhân ái tích cực với một niềm thông cảm sâu sắc, "thương người
Trang 7như thể thương thân" trước tình cảnh nước mất, nhà tan của người dân thuộc
địa; đó là tinh thần đấu tranh quyết liệt vào kẻ xâm lược tàn bạo, dã man đã hủy diệtcuộc sống, chà đạp lên phẩm giá con người
Hồ Chí Minh luôn tin tưởng vững chắc vào khả năng và phẩm giá tốt đẹp củangười, luôn quan tâm tạo mọi điều kiện để con người phát huy mặt tốt và sửa chữamặt xấu
Người kịch liệt phản đối việc hạ nhục con người, mà rất trân trọng, nâng lưu,khuyết khích mặt tốt, mặt thiện của con người Hồ Chí Minh chỉ rõ:
"Mỗi con người đều có thiện và ác trong lòng, ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng" [25, tr 666].
Hồ Chí Minh là cả một tình thương mênh mông Trong tình yêu đó có chỗcho mọi người, không quên sót một ai Lòng nhân ái và tình người của Hồ Chí Minhsâu thẳm như biển cả, thực như hạt gạo, hạt muối Hồ Chí Minh vĩ đại và cao cảnhưng lại rất đối bình dị, thân thương Cả cuộc đời của Người trong sáng, giản dị vàhòa nhập, không chút mảy may màng danh lợi cho bản thân Sự bình dị, khiêm tốncủa Người làm cho biết bao người nước ngoài ngạc nhiên, coi như thần thoại: Thủ
tướng Indira Gandi - Một lãnh tụ nổi tiếng của Ân Độ đã viết: "Đức độ, tính giản dị, tình yêu nhân loại, sự tận tụy hy sinh và dũng cảm của Hồ Chí Minh sẽ cổ vũ cho thế
hệ mai sau".
Hồ Chí Minh xem xét con người trong mối quan hệ xã hội - lịch sử cụ thể:Nhân ái, bao la, tin tưởng vững chắc, khoan dung rộng lớn đối với con người, tất cả vìcon người và do con người, thực hiện giải phóng con người từ giải phóng dân tộc.Con người vừa là mục tiêu phục vụ, vừa là động lực cách mạng, dưới sự lãnh đạo củaĐảng và ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin được vận dụng một cách sáng tạo và tiếpnối chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới
Đó là đặc trưng, bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh về "con người" Như một tờ báo
Trang 8Mỹ viết: "Hồ Chí Minh đã sống một cuộc đời với những tầm cỡ phi thường và đã có những cống hiến sâu sắc cho sự nghiệp giải phóng loài người Chính vì lẽ đó đã làm cho tiểu sử của Người trở thành bài ca cho niềm vinh quang đối với triển vọng và khả năng của con người".
Hồ Chí Minh đã không còn nữa, nhưng những gì Người để lại cho thế hệchúng ta hôm nay trước hết là tinh thần yêu thương con người, đấu tranh vì tự do,hạnh phúc của con người - Những con người bị áp bức, bóc lột của dân tộc mình vàcủa các dân tộc khác trên thế giới Người xứng đáng được tổ chức giáo dục, khoa học
và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tôn vinh danh hiệu cao quý "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam là nhà văn hóa kiệt xuất”.
Phát triển kinh tế - xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực: Nhân lực (nguồnlực con người), vật lực (nguồn lực vật chất), tài lực (nguồn lực về tài chính, tiền tệ) Song chí có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồnlực khác muốn phát huy được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người.Ngay cả trong điều kiện đạt được tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại như hiện nay thìcũng không thể tách rời nguồn lực con người bởi lẽ: Chính con người tạo ra nhữngmáy móc thiết bị hiện đại đó Điều đó thể hiện mức độ hiểu biết và chế ngự tự nhiêncủa con người Ngay cả đối với máy móc, thiết bị hiện đại, nếu thiếu sự điều khiển,kiểm tra của con người thì chúng chỉ là vật chất Chí có sự tác động của con ngườimới phát động chúng và đưa chúng vào hoạt động Vì vậy, nếu xem xét nguồn lực làtổng thể những năng lực của con người được huy động vào quá trình sản xuất, thìnăng lực đó là nội lực của con người Trong phạm vi xã hội, đó là một trong nhữngnguồn nội lực quan trọng cho sự phát triển Đặc biệt đối với nước ta, dân số đông,nguồn nhân lực dồi dào đã trở thành một nguồn nội lực quan trọng nhất Nếu biết khaithác nó sẽ tạo thành một động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội nhằm mụctiêu phục vụ con người, làm cho cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp hơn, xã hội
Trang 9ngày càng văn minh Con người là lực lượng tiêu dùng của cải vật chất và tinh thầncủa xã hội, nó thể hiện rõ nét nhất mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng.
Con người không chỉ là mục tiêu, động lực của sự phát triển, thế hiện mức độchế ngự tự nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho con người, mà còn tạo ra những điềukiện hoàn thiện bản thân con người
Lịch sử phát triển loài người đã chứng minh rằng, trải qua quá trình lao độnghàng triệu năm loài vượn mới trở thành con người ngày nay và trong quá trình đó,mỗi giai đoạn phát triển của con người lại làm tăng thêm sức mạnh chế ngự tự nhiên,tăng thêm động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội
Như vậy, động lực, mục tiêu của sự phát triển và tác động của sự phát triểntới bản thân con người cũng nằm trong chính bản thân con người Điều đó lý giải tạisao con người được coi là nhân tố năng động nhất, quyết định nhất của sự phát triển
Hội nghị lần thứ hai (khóa VIII) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộngsản Việt Nam đã đưa ra những định hướng chiến lược của Đảng ta về phát triển giáodục - đào tạo trong thời kỳ mới Giáo dục - đào tạo có vai trò quyết định đối với việchình thành quy mô và chất lượng nguồn nhân lực của đất nước Giáo dục là sự nghiệpchung, Nhà nước chăm lo xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và ban hành nhữngchính sách phù họp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các doanhnghiệp, mọi tầng lớp nhân dân có trách nhiệm tích cực góp phần vào sự nghiệp pháttriển giáo dục, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục và mọi ngườiđược tạo cơ hội tiếp cận với học vấn phổ thông và nghề nghiệp
Mục tiêu chiến lược của phát triển con người Việt Nam là đáp ứng sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành mộtnước công nghiệp Đại hội lần thứ IX của Đảng đã định hướng cho phát triển nguồn
nhân lực Việt Nam là: "Người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát triển bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học, công nghệ hiện đại" [9].
Trang 10Giáo dục - đào tạo là cơ sở phát triển nguồn nhân lực, là con đường cơ bản
để phát huy nguồn lực con người Quan điểm giáo dục và đào tạo là quốc sách hàngđầu được khẳng định từ nhận thức sâu sắc vai trò của giáo dục trong quá trình pháttriển đất nước, là nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội Giáodục đại học và kỹ thuật, nghề nghiệp là bộ phận chủ yếu tạo ra nguồn nhân lực trình
độ kỹ thuật, nghiệp vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Con người được giáo dục và biết tự giáo dục được coi là nhân tố quan trọng
nhất "vừa là động lực, vừa là mục tiêu" của sự phát triển bền vững Con người được
giáo dục đào tạo tốt mới có khả năng giải quyết một cách sáng tạo và có hiệu quả tất
cả những vấn đề mà sự phát triển của xã hội đặt ra
Tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục đào tạo thể hiện ở vai trò là động lựcphát triển kinh tế - xã hội Một nền kinh tế - xã hội muốn phát triển phải tạo ra đượccon người có trình độ trí tuệ ngang tầm thời đại và nguồn chất xám cũng như nhân lực
kỹ thuật đủ để luôn đổi mới sản xuất, nâng cao các hoạt động văn hóa, tinh thần Điềunày phụ thuộc vào giáo dục, đáp ứng nhu cầu trình độ nền kinh tế
Nền giáo dục Việt Nam bước vào thế kỷ XXI với những triển vọng tốt đẹp,ngày càng đáp ứng lòng mong mỏi của mọi tầng lớp nhân dân, tiếp tục đào tạo thế hệcon người Việt Nam có đủ khả năng và tâm huyết, xứng đáng với tất cả những gì docác thế hệ tổ tiên ông cha để lại, giữ gìn nền độc lập dân tộc, xây dựng một nước ViệtNam giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh
1.2 Tư TƯỞNG HỔ CHÍ MINH VỂ CHIÊN Lược "TRỔNG NGƯỜI"
1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa "giáo dục"
Chủ tịch Hồ Chí Minh mở đầu sự nghiệp giáo dục của mình chính là từ thầygiáo Nguyễn Tất Thành, dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết), đến những nămtháng hoạt động ở Pháp với tên gọi Nguyễn Ái Quốc, Lý Thụy ở Trung Quốc, ThầuChín ở Xiêm - Thái Lan, Già Thu ở Pác Bó và lãnh tụ Hồ Chí Minh Qua tất cảnhững năm tháng đó, Người đã tổ chức và trực tiếp giảng dạy nhiều lớp huấn luyện
Trang 11chính trị, văn hóa, quân sự cho bao lớp cán bộ Người có công đào tạo nên nhiều thế
hệ cách mạng Việt Nam, những lãnh tụ xuất sắc của Đảng nhằm giải phóng dân tộc,giải phóng con người, giải phóng giai cấp Không chỉ vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minhchính là người khai sinh và đặt nền móng cho nền giáo dục mới của Việt Nam Đó lànền giáo dục mang tính dân tộc, khoa học, dân chủ và đại chúng; bảo đảm cho mọingười đều được đi học, ai cũng được học hành, có quyền bình đẳng về giáo dục; bảođảm cho sự phát triển toàn diện những năng lực sẵn có của con người
Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấygiáo dục có vai trò và sức mạnh cực kỳ to lớn Khi Người rời Tổ quốc ra đi tìm đườngcứu nước, hon 90% dân số Việt Nam không biết chữ, chìm trong kiếp sống nô lệ, lầmthan Những năm tháng bôn ba qua các đại dương tìm đường cứu nước, cứu dân,Người đã tận mắt chứng kiến nhiều điều và học được nhiều điều Sống ở Pari (thủ đônước Pháp) nơi được coi là trung tâm văn minh của nhân loại với nền khoa học, kỹthuật phát triển hàng đầu thế giới vào đầu thế kỷ XX Người đã nhận thức về tầm
quan trọng của trình độ dân trí và sau này (1945) Người tổng kết: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" [34, tr 8] Vì thế, Người luôn coi việc đấu tranh chống chính sách "
ngu dân" của thực dân Pháp để có một nền giáo dục tự do là một trong những mục
tiêu của cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc Người nói: "Tôi có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước nhà hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự
do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành" [19, tr 161].
Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa(ngày 3/9/1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi nhiệm vụ chống giặc dốt là nhiệm vụcấp bách số hai trong sáu nhiệm nhiệm cấp bách của Nhà nước lúc bấy giờ Giặc dốtđược coi như một thứ giặc cần tiêu diệt ngang hàng với giặc ngoại xâm Người coi
việc nâng cao dân trí là "một công việc cần phải thực hiện cấp tốc", "để làm cho mọi người Việt Nam, ai cũng đều có kiến thức để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà" [20, tr 379-380].
Trang 12Trong những ngày đầu giành chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉchăm lo đến việc hoàn thiện các thể chế và bộ máy của nền giáo dục mà Người cònđưa ra các phưong pháp học mới: Người chưa biết thì phải gắng sức mà học, vợ chưabiết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo đế’ được kết quả trên mặt trật chốnggiặc dốt Người đặc biệt quan tâm tới việc học của các tầng lóp nhân dân lao động.Tính nhân văn trong tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh đã đi vào lòng dân tạo ra mộtphong trào chống mù chữ cuối năm 1945 đầu 1946.
Khi chúng ta bước vào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, từ chỗhơn 90% dân số mù chữ đã có 3 - 4 triệu người biết chữ Trong kháng chiến chốngthực dân Pháp, dù bận lãnh đạo nhân dân kháng chiến và sản xuất Chủ tịch Hồ ChíMinh vẫn quan tâm chú ý đến văn hóa và giáo dục Người kêu gọi mọi người hăng
hái học tập "thi đua diệt giặc dốt" Trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước, Hồ Chí Minh đã kêu gọi "dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt,học tốt"
Vừa phải chỉ đạo cuộc kháng chiến gay go, ác liệt, đồng thời xây dựng đấtnước, Chủ tịch Hồ Chí Minh giữa vững quan điểm của Người về vị trí giáo dục trong
sự nghiệp xây dựng đất nước, coi đó là nhân tố quyết định việc thực hiện mục tiêu
xây dựng lại đất nước ta "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn".
Mục đích của nền giáo dục mới phải thực hiện dạy và học theo mục tiêu như
Người chỉ rõ: "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, TỔ quốc và nhân loại" [20, tr 684] Vì thế, Hồ Chí Minh chủ
trương giáo dục toàn diện: Trong đó đức phải đi đôi với tài, tức là phải coi trọng cả tài
và đức, không những phải giàu về tri thức mà phải có đạo đức cách mạng Học phảigắn liền hành, lý luận phải gắn liền với thực tiễn Hồ Chí Minh thường xuyên bồi đắp
nền tảng ấy cho con người Người khẳng định: "Cũng như sông thì có nguồn thì mới
có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.
Trang 13Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" [20, tr 253].
Để thực hiện mục đích trên, theo Hồ Chí Minh, cần có phương pháp bảo đảm
sự phù hợp giữa điều kiện, hoàn cảnh giáo dục với đối tượng giáo dục Phương pháphọc tập là vấn đề rất quan trọng Để đạt đến mục đích ở bất cứ lĩnh vực hoạt động nàocủa con người cũng phải có phương pháp, cách thức tiến hành hoạt động Trong họctập, nếu có phương pháp khoa học thì người học sẽ tiếp cận và thu nhận kiến thức mộtcách hiệu quả Các phương pháp giáo dục như: Học đi đôi với hành, lý luận gắn vớithực tiễn, phương pháp làm gương, phương pháp kết hợp giữa gia đình nhà trường và
xã hội Theo Hồ Chí Minh, đều nhằm mục đích nâng cao nhận thức, chất lượng vàhiệu quả giáo dục Những phương pháp đó mang tính hệ thống, khoa học, nhưng lạirất cụ thể, thiết thực, luôn gắn với thực tiễn cuộc sống Đặc biệt Người nhấn mạnh "
Học với hành phải đi đôi Học mà không hành thì học vô ích Hành mà không học thì hành không trồi cháy"[21, tr 50] Bởi vậy, Người luôn căn dặn phải luôn gắn việc dạy
học với thực tế từ của cuộc sống, với đời sống của nhân dân; tránh kiểu học vẹt, lốidạy sách vở
Trong sự nghiệp giáo dục, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến nhiệm vụ cótĩnh chiến lược là vun trồng và bồi dưỡng thế hệ trẻ nhằm kế tục sự nghiệp của chaông trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Ngày 2/9/1945, ngày khai trường nămhọc đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, gửi thư cho các em học sinh Người đã
khẳng định "Non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em" [34, tr 8] Vì thế, chăm lo giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người" [24 tr 222] là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội Người rất coi trọng việc kết họp các hình thức giáo dục đối với thế hệ trẻ "Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn"[23 tr 394].
Trang 14Ngày nay, công tác giáo dục - đào tạo nhằm phát huy nguồn lực con ngườivẫn là một nhân tố có ý nghĩa quyết định cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta Sự nghiệp giáo dục nói chung, giáodục thế hệ trẻ nói riêng đang đứng trước những điều kiện thuận lợi mới và nhữngthách thức lớn Vì thế cần phải tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc những quanđiểm của Hồ Chí Minh về giáo dục, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đểđào tạo cho đất nước những con người vừa hồng vừa chuyên Những lợi dạy, bài viếtcủa thầy giáo Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh về giáo dục hơnnửa thế kỷ vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự.
1.2.2 Vị trí của người giáo viên trong sự nghiệp giáo dục- đào tạo
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có vai trò to lớn bao nhiêu trong sự nghiệp cáchmạng thì những người làm nghề dạy học (các thầy giáo, cô giáo) có vai trò to lớn bấynhiêu
Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của những con người làm chức năng giáo
dục, những người làm nghề dạy học Người nói: "Anh chị em là những người "vô danh anh hùng" Tuy vô danh anh hùng nhưng rất lỉữu ích Một phần tương lai của dân tộc nằm trong sự cố gắng của anh chị em" [19, tr 222] Và Người còn nhấn mạnh: nghề dạy học không có tượng đồng bia đá, nhưng những người thầy là những "vô danh anh hùng".
Thật vậy, trong đời sống của bất kỳ đất nước nào, dân tộc nào, nhà giáo bao
giờ cũng giữ vị trí quan trọng Nhà giáo được ví như là những "kỹ sư tâm hồn", là "bà
đỡ" trí tuệ của lớp lớp thế hệ trẻ - những người chủ tương lai của đất nước
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, toàn bộ thế giới biến đổi nhanh chóng,cũng như vậy con tàu trí tuệ của loài người đang tiến nhanh về phía trước, nền móngchính là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ Trong bối cảnh nhưvậy, sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở nước ta đã được Đảng và Nhà nước đưa lên vị trí
Trang 15quốc sách hàng đầu Đội ngũ các thầy giáo, cô giáo đóng vai trò quyết định và là "đội quân chủ lực" thực hiện quốc sách đó.
Thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam và với sự quan tâm chăm sóc đánh giá cao vài trò của nhà giáo, Hồ Chí Minh đã sớm chí ra cho toàn Đảng, toàn dân ta một chân lý lớn, một vấn đề có tính quy luật là: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa” và "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người" Người còn xác định: "trách nhiệm nặng
nề và vẻ vang của người thầy giáo là " chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà" [22, tr 501].
Rõ ràng nghề dạy học từ xưa đến nay được đánh giá là một nghề đặc biệt vàcao quý, có vinh dự to lớn song lại mạng trách nhiệm nặng nề là đào tạo con người -
nhân tố quyết định tất cả Nhà giáo được nhân dân tôn vinh là " kỹ sư tâm hồn" Công
việc của thầy giáo, cô giáo là giáo dục con người, mà việc đào tạo ra một con ngườikhông phải như sản xuất ra một cái máy
Hồ Chí Minh nói: "Có gì vẻ vang hơn là đào tạo thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất Dù là tên tuổi không đăng báo, không được hưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng
vô danh Đây là một điều rất vẻ vang Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao xây dựng chủ nghĩa xã hội được? Vì vậy, nghề giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang Ai có ý kiến không đúng về nghề giáo thì phải sửa chữa" [28, tr 99] Ý kiến của Người cho thấy: xét trong ý nghĩa sinh thành của nghề nghiệp thì nghề dạy học được xem là nghề mẹ của các nghề Có nhà bác học, nhà thơ hay nhạc
sĩ hay họa sỹ nào lại không từng là học sinh mà người thầy đã dìu dắt, khai tâm ngày hôm qua.
Trang 16Cuộc sống đã chứng minh biết bao vĩ nhân nghiêng chào trước người thầy cũcủa mình Có thể nói, người thầy chính là người đầu tiên đã thức tỉnh và hình thànhphẩm chất " Người" cho những con người Người thầy là người mở ra các chân trờikhoa học, hướng lớp trẻ đến với cái chân, thiện, mỹ đích thực Người thầy, đã làmđiều đó bằng tất cả lương tâm, tâm hồn, kiến thức và lòng yêu thương, trân trọng thế
hệ trẻ và những kỹ năng sư phạm của mình
Có được niềm vinh hạnh "là người vẻ vang nhất" còn vì nhà giáo Việt Nam ta
đã có được những truyền thống vô cùng tốt đẹp đáng tự hào và ca ngợi Truyền thốngtiêu biểu đó là:
+ Sự thể hiện đạo đức trong sáng, phẩm chất thanh cao, luôn nêu tấm gươngsáng cho học trò và mọi người noi theo, không chỉ ở thái độ sống không danh lợi,không chuộng hư vinh, giản dị, mẫu mực cả trong ý nghĩa lời nói việc làm là một;cuộc sống với lý tưởng, đạo đức là một Phẩm chất đạo đức cách mạng của ngườithầy giáo chính là ở chỗ dạy chữ - dạy nghề - dạy người Trong đó dạy người là mụcđích, dạy chữ và dạy nghề là phương tiện Mặt khác, đạo đức vừa là nội dung vừa làphương pháp làm việc của nhà giáo Không có đạo đức không làm thầy giáo được
+ Truyền thống nhà giáo còn là sự thể hiện mẫu mực về lao động: Lao độngtrí tuệ và sáng tạo Vốn hiểu biết và sâu rộng, tình thương của người thầy giáo sẽ gieovào lòng học sinh sự hứng khởi, say mê trong học tập và rèn luyện Thầy giáo chinhphục học sinh bằng chính tấm gương lao động không mệt mỏi của mình
+ Truyền thống tốt đẹp ấy còn là sự thế hiện ở lòng thương yêu học sinh,thương yêu thế hệ trẻ Vì thương yêu con người nên người thầy nhận trọng trách xâydựng con người, bồi dưỡng đạo lý làm người cho thế hệ trẻ Mà yêu thương học sinhcũng có nghĩa là thể hiện bản chất nhân ái của người thầy giáo Vì trách nhiệm củathầy giáo đối với học sinh là trách nhiệm suốt cả cuộc đời Bởi vậy, mỗi lời nói củathầy giáo phải mang trong đó cái chân lý và nhân tình; không có chân lý thì khônggây được niềm tin, không có nhân tình thì cũng mất hết tình yêu và khát vọng
Trang 17Có thể nói, người thầy giáo trong thời đại ngày nay, phấn đấu rèn luyện để
có được phẩm chất đạo đức cách mạng, tinh thần lao động sáng tạo, với năng lực trí
tuệ dồi dào và sức thuyết phục mạnh mẽ , như Hồ Chí Minh đã dạy: "Thầy giáo xứng đáng là thầy giáo", thì chính là người thầy giáo có được một niềm hạnh phúc vô
giá: Đó là sự kính trọng của nhân dân và học sinh với một nhân cách rực sáng - một
kỹ sư tâm hồn!"
Với ý nghĩa đó, Hồ Chí Minh khẳng định: "Thầy nào trò đó Nếu thầy có tốt thì dạy dỗ học trò sẽ tốt và ngược lại thầy cô không gương mẫu, không xứng đáng thì học trò sẽ kém cỏi " " Nếu thầy cô mà hàng quan thì lại đúc ra một số công dân không tốt Muốn dạy cho trẻ em thành người tốt thì trước hết các cô chú phải là người tốt" [24, tr 331].
1.2.3 Trách nhiệm của người học trò trong nền giáo dục mới
Hồ Chí Minh tin vào khả năng của giáo dục cũng chính là tin vào khả năngcủa con người, tin ở tính năng động chủ quan của con người, cả con người làm chứcnăng giáo dục (nhà giáo) lẫn người được giáo dục (người học)
Với người học, người được giáo dục, Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở mọi
người là phải học "học không bao giờ cùng, học mãi để tiến bộ mãi; càng tiến bộ cần phải thấy học thêm" [20, tr 588] Người đặt vấn đề phải vừa học vừa làm Người nói:
"Cách mạng là một nghề, nghề gì cũng phải học"; học lý luận Mác - Lênin, học văn hóa, khoa học kỹ thuật, học ngoại ngữ " muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có học thức, phải có văn hóa" [17, tr 221] Đặc biệt, Hồ Chí Minh luôn căn dặn cán bộ,
đảng viên phải thường xuyên học tập và tự Người nêu gương Ngoài bẩy mươi tuổi,ngày nào Người cũng học tập và Người đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải khiêm tốn họctập cấp dưới và học tập ở quần chúng nhân dân, không học tập nhân dân là một thiếu
sót lớn, chứ không được tự coi mình "cái gì cũng biết, "cái gì cúng đúng", "bao giờ cũng đúng" Người không bao giờ chấp nhận thái độ ngạo mạn của cá nhân hay của toàn thể dân tộc, tự cho mình "độc quyền chân lý" Hồ Chí Minh chỉ rõ: muốn cho việc học tập
Trang 18đạt được mục đích thì cần phải có thái độ học tập đúng Trước hết phải xác định: học
để làm gì? Người dạy: "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại Muốn đạt mục đích, thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" [20 tr 684].
Có thể suy rộng ra, có nghĩa là: "học để sửa chữa tư tưởng, học để tu dưỡng đạo đức cách mạng Học để tin tưởng ị tin tưởng vào đoàn thể, tin tưởng vào nhân dân, tin tưởng vào tương lai của dân tộc, tin vào tương lai của cách mạng) Học để hành Học mà không hành thì học vô ích Hành mà không học thì hành không trôi chảy" [21, tr 50].
Người còn dạy thêm: Việc học là suốt đời cho nên phải "khiêm tốn, thật thà" bởi vì "kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập" Học là để Phụng sự
cách mạng, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân - điều chủ chốt của đạo đức cách
mạng, nên phải "tự nguyện, tự giác", xem việc học tập là một nhiệm vụ Phải tích cực,
tự động, nêu cao tinh thần chịu khó, không lùi bước bất kỳ khó khăn nào trong họctập
Đặc biệt đối sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch dân tộc ta" [23, tr 493] đòi hỏi chúng ta phải biến một nước dốt, cực khổ thành một
nước văn hóa cao và đời sống vui tươi, hạnh phúc, trong điều kiện chúng ta tiến hànhtrên cơ sở một xã hội vừa thoát khỏi ách thực dân, phong kiến lạc hậu
Người đã nêu vấn đề: "Muốn giải quyết tốt những vấn đề đó, muốn đỡ bớt mò mẫm, muốn đỡ phạm sai lầm, thì chúng ta phải học tập " [23, tr 494].
Vì thế, Hồ Chí Minh kêu gọi mọi người, không trừ một ai, đều phải ra sứchọc tập Người coi việc học tập là một nhiệm vụ - hơn nữa, là một nhiệm vụ cáchmạng - mà ai cũng là đối tượng học tập, đối tượng giáo dục là toàn thể dân tộc Người
đã nêu ra một quan điểm được coi như là một chân lý: "Học
Trang 19hành là vô cùng Học càng nhiều, biết càng nhiều, càng tốt " [20, tr 309].
1.3 TƯ TƯỞNG HỔ CHÍ MINH VỂ GĨÁO DỤC- ĐÀO TẠO THÊ HỆ TRẺ
Với tầm nhìn xa trông rộng và tin vào khả năng của con người, nhất là conngười được giáo dục, đó là thế hệ trẻ, là thanh, thiếu niên và nhi đồng - những chủnhân tương lai của đất nước Hồ Chí Minh đã sớm kỳ vòng vào thế hệ trẻ: "Non sôngViệt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinhquang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ mộtlớn ở công học tập của các em" Và xúc động biết bao trước lúc Người đi xa, Người
vẫn "để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng" và căn dặn: "Đoàn viên và thanh niên là những người tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có trí tiến thủ Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa " chuyên" Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết" [27, tr 510].
1.3.1 Đôi với thiếu niên nhi đồng
Đây là đối tượng được Người quan tâm nhất với một tình cảm rất đặc biệt Ngay từ rất sớm khi còn hoạt động ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã rất quan tâm tới giáo dục thiếu nhi Trong bức thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp, Người tâm sự, nhắn nhủ cậu Pon (Paul) và cô bé Alitxơ (Alice): "Có lẽ rất lâu các cháu sẽ không được thấy chú Nguyên, không được leo lên đùi, lên lưng chú như các cháu thường làm Cấc cháu ngoan, học thuộc bài, vâng lời cha mẹ, đừng đánh con chó nhỏ Mavinyt của các cháu Khi các chấu đã hơi lớn, các cháu sẽ đấu tranh cho TỔ quốc của các cháu như ba má, chú Nguyễn và những chú khác" [16, tr 193].
Sau khi đất nước giành độc lập, Hồ Chí Minh có điều kiện quan tâm hơn đến thiếu niên, nhi đồng, tin tưởng ở thiếu niên, nhi đồng, nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Hồ Chí Minh viết: "Chúng ta phải xây dựng lại cơ đồ mà
tổ tiên đề lại cho chúng ta làm cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.
Trang 20Trong công cuộc kiến thiến đó, nước nhà trông mong và chờ đợi ở các em rất nhiều" Người chí rõ nhiệm vụ của ngành giáo dục là "đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em" [19 tr 33].
Trong giáo dục thiếu niên, nhi đồng, Người quan tâm nhất là giáo dục đạođức Nội dung của giáo dục đạo đức cho thiếu niên nhi đồng Người khái quát thànhnăm điều:
"Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiếm tốn, thật thà, dũng cảm" [14, tr 3].
Người nói: "Trẻ em như tấm gương, cái tốt dễ tiếp thu, cái xấu cũng dễ tiếp thu" [24, tr 333], cho nên bố mẹ, thầy giáo, các cô chú phụ trách đều phải gưong mẫu từ lời nói tới việc làm Người chỉ rõ: "Giáo dục nhi đồng là một khoa học” [21 tr 85], "không được chủ quan tùy tiện, phải tinh tế, có phương pháp đúng "trong lúc học cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cẩn làm cho chúng học" [21, tr 85].
1.3.2 Đối với thanh niên
Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của thanh niên Coi thanh niên là lựclượng nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp cách mạng Chính vì vậy, ngày từ nhữngngày đầu khi phát động phong trào cách mạng đối tượng thu hút sự chú ý của Người
là thành niên, trí thức Sau này Người nói: "Tuổi trẻ mùa xuân của đất nước" [19, tr 167]; "nước nhà thịnh hay suy, yêu hay mạnh, một phần lớn là do thanh niên" [20, tr.
185]
Lòng tin tưởng vào thanh niên ở Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học và thực tiễn ở chỗ, "thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng
Trang 21thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai - tức là các cháu nhi đồng Là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ đang hăng hái giữ gìn trật tự, trị an, bảo vệ Tổ quốc" [25 tr 488-489].
Chính vì vậy, nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện thanh niên là vấn đề có ý nghĩachiến lược Tháng 9/1965 trong thư gửi thanh niên Người đưa ra năm nội dung đểthanh niên phấn đấu đồng thời cũng là năm yêu cầu, nhiệm vụ trong công tác giáo dụcthanh niên:
Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng " trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng" không sợ gian khổ, hy sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.
- Phải tin tưởng sâu sắc ở lực lượng và trí tuệ của tập thể, của nhân dân Tăng cường đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau Nâng cao ý thức và tổ chức kỷ luật Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do.
- Luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn, gián dị Chống kiêu căng, tự mãn, chống lãng phí, xa hoa Thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh, để giúp nhau cùng tiến bộ mãi.
- Ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho TỔ quốc, cho nhân dân.
- Luôn luôn chú ỷ dìu dắt và giáo dục thiếu niên nhi đồng, làm gương tốt nhiều mặt cho đàn em noi theo" [26, tr 504-505].
Trong công tác giáo dục, rèn luyện thanh niên Người khuyên: "Chớ
đặt những chương trình kế hoạch mênh mông, đọc nghe sướng tai song không thực hiện được Việc gì cần phải thiết thực, nói được, làm được Việc gì cũng phải từ nhỏ dần đến to, từ dễ dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao Một chương trình nhỏ mà