Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục

Một phần của tài liệu Chiến lược trồng người trong công tác giáo dục đào tạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 27 - 29)

Khuyến khích mở rộng và đẩy mạnh cá quan hệ hợp tác về đào tạo, nghiên cứu với các trường, các cơ quan nghiên cứ khoa học có uy tín và chất lượng cao trên thế giới nhằm trao đổi những kinh nghiệm tốt, phù hợp với điều kiện Việt Nam và tăng thêm nguồn lực phát triển giáo dục.

Khuyến khích đi du học nước ngoài bằng con đường tự túc, hướng vào ngành nhà nước đang cần, theo quy định của Nhà nước. Khuyên khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài về nước tham gia giảng dạy và đào tạo, hoặc họp tác với các cơ sở đào tạo trong nước, các tổ chức cá nhân nước ngoài có thể vào Việt Nam mở các trung tâm đào tạo quốc tế, tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ tài chính theo quy định của Nhà nước.

Sử dụng một phần vốn vay và viện trợ của nước ngoài để xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục - đào tạo.

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo và định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng là cơ sở vững chắc cho việc thực hiện để đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Đây là khâu có ý nghĩa quyết định. Tuy nhiên cũng cần thấy rõ việc đưa các chính sách xã hội vào cuộc sống có nhiều khó khăn vì nó đòi hỏi phải có thời gian và kinh nghiệm.

Song chúng ta đã có chính sách đúng, mà "chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi... Từ nguồn gốc đi đến thắng lợi thực sự, còn phải có tổ chức, phải đấu tranh" [20, tr. 520].

Dù còn nhiều yếu tố tiêu cực trong xã hội, đất nước còn gặp nhiều khó khăn, nhưng những thành quả đạt được đã chứng minh cho sự nghiệp đổi mới cho Đảng ta. Đó chính là sự trung thành với con đường cách mạng mà lãnh tụ của Đảng và dân tộc lựa chọn; đồng thời cũng là thế hiện sự nhận thức hành động ngày càng đúng hơn với lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng ta có thể coi đó là quá trình Đảng ta biến tư tưởng Hồ Chí Minh thành sức mạnh vật chất, thành hiện thực ở nước ta.

KẾT LUẬN

Thấy được tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục - Đào tạo, Hồ Chí Minh đã từng nói: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Quan điểm đó vừa có ý nghĩa cấp bách, vừa có ý nghĩa là một chiến lược lâu dài đối với quá trình tiến hóa của lịch sử dân tộc.

Giáo dục - đào tạo có được niềm vinh hạnh lớn lao, cao cả, song cũng nhận một trách nhiệm nặng nề, trọng đại, do là trực tiếp thực hiện sự nghiệp "trồng người". Do vậy, cũng có thẻ nói: Giáo dục - niềm hạnh phúc của con người.

Nếu nhìn ở kết quả nhãn tiền thì tự thân nó - giáo dục không sản xuất ra của cải vật chất. Song nó có sứ mệnh thiêng liêng là tạo ra một lực lượng sản xuất đặc biệt đó chính là CON NGƯỜI - động lực sự hưng thịnh của cả quốc gia như người xưa đã nói: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia".

c. Mác nói: "Con người làm nên lịch sử". Vì vậy, điều quan trọng hàng đầu trong công tác giáo dục là giáo dục lớp trẻ đào tạo họ thành những con người đích thực - phát triển toàn diện cả thể chất, tâm hồn và trí tuệ tình cảm và trách nhiệm, ý chí và nghị lực... Giáo dục trong nhà trường xã hội chủ nghĩa phải định hướng cho lớp trẻ trở thành nhà tự tổ chức lấy cuộc sống chính mình ngày trên ghế nhà trường để họ có cơ hội làm chủ cuộc đời mình sau này trong dòng chảy sôi động của xã hội mở cửa hiện nay. Cùng với sự giao lưu, hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng và sự tác động của cơ chế thị trường, nếu con người không biết tự tổ chức và làm chủ chính cuộc đời mình thì khi dấn thân vào đời sẽ không tránh khỏi va vấp, sa ngã, dẫn đến tình trạng vong thân, đầu hàng hoàn cảnh. Giáo dục không chỉ là cung cấp thông tin và những điều giảng dạy, nó còn khơi dạy tiềm năng sáng của con người; xây dựng khả năng nội sinh, tạo nên những thái độ khoan dung và thông cảm, đưa lại cho các cá nhân khả năng làm chủ vận mệnh của mình; định hướng con người, nhất là lớp trẻ, thấy được mối liên hệ tự nhiên giữa bản thân với tư cách một thành viên của các nhân tố khác trong xã hội; thấy rõ được vai trò, vị trí của mình trong cộng đồng và trong xã hội. Từ đó nhận rõ nghĩa vụ và quyền lợi công dân của mình trong xã hội. Giáo dục do đó là phải khai phóng, mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công lý, dân chủ và văn minh.

Thế giới đang từng giờ, từng ngày đổi thay bởi những thành tựu diệu kỳ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ dần đưa loài người bước vào nền văn minh hậu công nghiệp với hai đặc trưng: xã hội thông tin và kinh tế tri thức. dần đưa loài người bước vào nền văn minh hậu công nghiệp với hai đặc trưng: xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Đặc điểm của thời đại, đòi hỏi mỗi quốc gia dân tộc phải có nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. Với ý nghĩa đó chiến lược "trồng người" của Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Một phần của tài liệu Chiến lược trồng người trong công tác giáo dục đào tạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w