1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp: "TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, VỐN CỐ ĐỊNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP"

44 1,6K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 522,5 KB

Nội dung

Số vốn đầu tư ứng trước để hình thành nên toàn bộ tài sản của doanh nghiệp ( tài sản cố định hữu hình và vô hình) được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp

Trang 1

PHẦN I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, VỐN CỐ ĐỊNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TRONG HOẠT

ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

A VỐN CỐ ĐỊNH VÀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.

1 Khái niệm và đặc điểm.

Để tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, bất cứ mộtdoanh nghiệp nào cũng cần có một lượng vốn nhất định Vì nó là tiền đềcần thiết cho sự khởi đầu Nhất là, trong nền kinh tế thị trường hiện nay,việc mua sắm, xây dựng, lắp đặt tài sản cố định của doanh nghiệp đềuphải thanh toán, chi trả bằng tiền Số vốn đầu tư ứng trước để hình thànhnên toàn bộ tài sản của doanh nghiệp ( tài sản cố định hữu hình và vôhình) được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp

Nói khác đi, VCĐ là biểu hiện bằng tiền giá trị tài sản cố định Nóđược ứng ra để hình thành tài sản cố định Do vậy, qui mô của vốn cốđịnh sẽ quyết định quy mô của tài sản cố định và sẽ ảnh hưởng rất lớn đếntrình độ trang bị kỹ thuật, công nghệ và năng lực sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Ngược lại, những đặc điểm của tài sản cố định trong quátrình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn vàchu chuyển của vốn cố định

Điều đó có nghĩa là VCĐ không thể được thu hồi ngay một lúc màchỉ có thể thu hồi dần từng phần Muốn thu hồi vốn cố định nhanh, doanhnghiệp phải thực hiện khấu khao nhanh để cho lượng vốn thu hồi sau mỗichu kỳ sản xuất lớn, rút ngắn thời gia thu hồi vốn Vấn đề ở đây là doanhnghiệp phải biết xử lý một cách linh hoạt mối quan hệ giữa yêu cầu tínhđúng, tính đủ chi phí khấu hao ở đầu vào và giá bán sản phẩm ở đầu ra đểlựa chọn phương pháp khấu hao cho phù hợp, vừa đảm bảo thu hồi vốnnhanh vừa hạn chế được đột biến trong giá cả, đáp ứng yêu cầu hạch toánkinh doanh và quan hệ cung cầu trên thị trường

Vậy VCĐ là biểu hiện bằng tiền giá trị tài sản cố định trong doanhnghiệp và tài sản cố định là hình thái vật chất ( hiện vật) của VCĐ

VCĐ trong doanh nghiệp có những đặc điểm sau:

Thứ nhất: Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh

doanh, giá trị của tài sản cố định được chuyển dần từng phần vào giáthành sản phẩm Do đó, một bộ phận vốn cố định cũng được luân chuyển

và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm ( dưới hình thức tiền trích khấuhao) tương ứng với phần giá trị hao mòn của tài sản cố định

Trang 2

Thứ hai : Do TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh

nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu Điều này thể hiện đặcđiểm của TSCĐlà được sử dụng lâu dài

Nên VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới và chỉ hoànthành một vòng luân chuyển khi tái sản xuất được tài sản cố định về mặtgiá trị hoặc đơn giản là thu hồi đủ tiền khấu hao TSCĐ( bao gồm cả giá trịđược bảo toàn)

Thực tế đi vào sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải có 3 yếu tố

cơ bản là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động

Vậy tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thamgia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có thờigian sử dụng dài Nó còn đóng một vai trò cơ bản trong quá trình sản xuất

Trong thực tiễn, không phải tất cả những tư liệu sản xuất đều là tàisản cố định, để thuận hơn cho việc nhận biết một tư liệu lao động là tàisản cố định (để phân biệt với công cụ dụng cụ) người ta quy ước là chỉ cónhững tư liệu sản xuất đủ về mặt giá trị và thời gia sử dụng theo quy địnhtrong chế độ quản lý của Nhà nước mới được coi là tài sản cố định:

Theo quy định số 206/ 2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003 của Bộtrưởng bộ tài chính đã nêu rõ: "tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình cókết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻliên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định

mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thểhoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn dưới đây thì đượccoi là tài sản cố định":

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sửdụng tài sản đó

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cây

- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở nên

- Có giá trị từ 10.000.000 đ

Nếu những tài sản thiếu một trong những điều kiện trên thì đượccoi là công cụ, dụng cụ và được xếp vào tài sản lưu động Chúng sẽ đượchạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu quản lý mang tính chất đặcthù của mỗi ngành, theo quy định một số tư liệu lao động không đủ cả 4tiêu chuẩn trên vẫn được coi là tài sản cố định và ngược lại

Vì đây là ý chí chủ quan của con người nên mỗi quốc gia đều cóquy định khác nhau về tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định và tiêu chuẩnnày được thay đổi, điều chỉnh trong từng giai đoạn khác nhau của nềnkinh tế cho phù hợp với mức giá cả

Tài sản cố định trong doanh nghiệp có đặc điểm sau:

Thứ nhất: Là những tư liêu chủ yếu tham gia trực tiếp hoặc gián

tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 3

Thứ hai: Giá trị của tài sản cố định không bị tiêu hao hoàn toàn

trong lần sử dụng đầu tiên mà nó được chuyển dịch dần dần từng phầnvào giá thành sản phẩm của chu kỳ sản xuất tiếp theo

Thứ ba: Tài sản cố định bị hao mòn khi tham gia vào nhiều chu kỳ

sản xuất kinh doanh nhưng không mất đi hình thái vật chất ban đầu Tàisản cố định cần được thay thế, đổi mới khi chúng bị hao mòn, hư hỏnghoàn toàn hoặc không còn có lợi về mặt kinh tế

Thứ tư: Cũng giống như mọi hàng hoá thông thường khác, tài sản

cố định là sản phẩm của sức lao động thông qua mua bán trao đổi có thểchuyển quyền sở hữu và quyền sử dụng từ chủ thể này sang chủ thể kháctrên thị trường tư liệu sản xuất

2.Vai trò của tài sản cố định (TSCĐ)

2

* Đối với nền kinh tế: Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của nền

kinh tế nói chung, của doanh nghiệp nói riêng Đó là một yếu tố không thểthiếu được đối với sự tồn tại của bất kỳ một quốc gia, một doanh nghiệpnào Vì nó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển Đó là những tư liệulao động chủ yếu được ví như "hệ thống xương cốt, bắp thịt của quá trìnhsản xuất kinh doanh" Tài sản cố định là công cụ để con người thông qua

đó tác động vào đối tượng lao động, biến đổi, bắt nó phục vụ con người.Theo luật doanh nghiệp Việt nam, một trong những điều kiện để đượcphép thành lập doanh nghiệp là phải có trụ sở, có tài sản riêng Như vậy,

có thể nói rằng, tài sản cố định là tiền đề cần thiết để tiến hành hoạt độngsản xuất kinh doanh Xét trên bất cứ một góc độ nào thì tài sản cố địnhvẫn là yếu tố hàng đầu để đánh giá sự phát triển của một đất nước nóichung và của doanh nghiệp nói riêng

* Đối với con người: Con người được thừa hưởng thành quả cuối cùng

của một hệ thống tài sản cố định tiên tiến Nhờ có tài sản cố định hiện đại,quá trình sản xuất sẽ rút ngắn, lao động của con người được thuận lợi hơn,

đỡ nặng nhọc hơn và lại có năng suất lao động cao hơn, kết quả sản xuấtlớn hơn Do vậy, điều kiện làm việc và đời sống được nâng cao hơn

* Đối với doanh nghiệp: Trình độ trang bị tài sản cố định quyết định

năng lực sản xuất lao động, chi phí, giá thành, chất lượng sản phẩm cũngnhư khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường Bởi vì,nếu doanh nghiệp nào trang bị máy móc thiết bị, áp dụng quy trình côngnghệ tiên tiến, hiện đại sẽ giảm được mức tiêu hao nhiên nguyên liệu, vàcho ra đời những sản phẩm mới có sức thu hút khách hàng cao, chất lượngtốt, giá thành thấp, giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng, tiết kiệm nguyên nhiên vậtliệu, nhân lực, rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm tức là làm cho chi phísản xuất cá biệt của mình thấp hơn mức trung bình của xã hội Do đó, lợinhuận của doanh nghiệp thu được sẽ cao hơn, doanh nghiệp có nhiều uytín và lợi thế sẽ giúp sự thành công và phát triển bền vững của mình

Trang 4

* Đối với xã hội: Trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất ở mức độ nào

nói lên trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở mức tương ứng và làcăn cứ phân biệt một thời đại này với một thời đại khác Phương thức sảnxuất cổ truyền khác phương thức hiện đại ở chỗ sản xuất như thế nào, sảnxuất bằng cái gì

Do vậy, ngày nay với máy móc thiết bị tiên tiến sẽ thúc đẩy xã hội pháttriển nhanh hơn, chuyển sang xã hội mới công bằng, văn minh hơn

Từ những phân tích trên, ta càng thấy được vai trò quan trọng của tàisản cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh Vì vậy, tài sản cố địnhphải luôn được duy trì, kéo dài tuổi thọ, đầu tư đổi mới công nghệ tiêntiến Bên cạnh đó, cơ cấu tài sản cố định trong các doanh nghiệp, cácngành phải hợp lý, bảo quản và sử dụng tốt tài sản cố định không chỉ có ýnghĩa quyết định đến việc tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm

và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn cho phép huyđộng tối đa năng lực sản xuất của tài sản cố định, góp phần bảo toàn vốn,phát triển vốn cố định nói riêng, vốn kinh doanh nói chung của doanhnghiệp Hơn thế nữa, đầu tư cho tài sản cố định trong doanh nghiệp cũngtức là doanh nghiệp đã góp phần làm cho xã hội ngày càng phát triển mà ởnước ta ngày nay là vừa chống tụt hậu về công nghệ vừa đẩy nhanh sựtăng trưởng kinh tế

3 Phân loại tài sản cố định.

Do tài sản cố định có những đặc điểm khác nhau nên cần phải phânloại tài sản cố định thành những loại nhất định, phục vụ cho nhu cầu quản

lý và sử dụng tài sản cố định trong các doanh nghiệp Hiện nay, tài sản cốđịnh thường được phân loại theo một số tiêu thức sau:

3.1 Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện:

Theo phương pháp này tài sản cố định của doanh nghiệp được chiathành hai loại: TSCĐ hữu hình (có hình thái vật chất cụ thể) và TSCĐ vôhình (không có hình thái vật chất cụ thể)

Tài sản cố định hữu hình:

Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất cụ thể, cógiá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuấtkinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhàxưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, vật kiến trúc… Trong đó,tài sản cố định hữu hình có thể là từng đơn vị tài sản kết cấu độc lập hoặcmột hệ thống bao gồm nhiều tài sản liên kết với nhau để thực hiện mộthay một số chức năng nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh mànếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong hệ thống đó thì cả hệ thống khôngthể hoạt động được TSCĐ thuộc loại này bao gồm: Nhà cửa, vật kiếntrúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vật tải, thiết bị dụng cụ quản lý, tàisản hữu hình khác

Trang 5

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp thấy được cơ cấu đầu tư vàotài sản cố định hữu hình và vô hình Từ đó lựa chọn các quyết định đầu tư

và tạo điều kiện cho việc quản lý vốn, tài sản và thực hiện trích khấu haotài sản cố định được chính xác, hợp lý, giúp cho các nhà quản lý đánh giáđược trình độ trang thiết bị, cơ cở vật chất kỹ thuật của cơ cấu đầu tưtrong doanh nghiệp để có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với định hướngtrong đầu tư có hiệu quả nhất

3.2 Phân loại tài sản cố định theo công dụng kinh tế.

* Tài sản cố định (TSCĐ) dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh:

Là những tài sản cố định hữu hình và vô hình trực tiếp tham gia vàoquá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

* Tài sản cố định dùng ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh

Là những tài sản cố định dùng cho việc sản xuất kinh doanh phụ vànhững TSCĐ không mang tính chất sản xuất như dùng cho các mục đíchphúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng trong Doanh nghiệp

* Tài sản cố định bảo quản hộ, cất giữ hộ Nhà nước:

Là những TSCĐ Doanh nghiệp bảo quản, giữ hộ cho các đơn vị kháchoặc cất giữ hộ Nhà nước theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩmquyền

ý nghĩa: Cách phân loại này giúp cho các nhà quản lý sẽ thấy rõ

được kết cấu của tài sản, nắm được trình độ trang thiết bị của doanhnghiệp, thuận tiện cho việc quản lý và tính khấu hao Quan trọng hơn làgiúp doanh nghiệp có hướng thay đổi cơ cấu TSCĐ có lợi cho sản xuấtcủa doanh nghiệp Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là chưaphản ánh được tình hình sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp

3.3 Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng gồm:

* Tài sản cố định đang sử dụng: Là những tài sản cố định của doanh

nghiệp đang sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạtđộng phúc lơị, sự nghiệp, hay an ninh, quốc phòng của doanh nghiệp

* Tài sản cố định chưa sử dụng: Đây là những tài sản của Doanh nghiệp

do những nguyên nhân chủ quan, khách quan chưa thể đưa vào sử dụngnhư: tài sản dự trữ, tài sản mua sắm, xây dựng thiết kế chưa đồng bộ, tàisản trong giai đoạn lắp ráp, chạy thử

* Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý: Là những tài sản cố

định đã hết thời gian sử dụng hay những tài sản cố định không cần thiết

Trang 6

hay không phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpcần được thanh lý, nhượng bán để thu vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.

ý nghĩa: Cách phân loại này giúp các nhà quản lý biết được tình hình

tổng quát về số lượng, chất lượng tài sản cố định hiện có, vốn cố địnhtiềm năng hoặc ứ đọng Từ đó, tạo điều kiện cho sự phân tích, kiểm tra,đánh giá, tiềm lực sản xuất cần khai thác và tìm cách thu hồi

3.4 Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành

- Tài sản cố định mua sắm, xây dựng bằng vốn được cấp

- Tài sản cố định mua sắm, xây dựng bằng vốn đi vay

- Tài sản cố định mua sắm, xây dựng bằng vốn tự bổ sung của đơn vị

- Tài sản cố định nhận góp liên doanh, liên kết từ các đơn vị tham gia

ý nghĩa: Cách phân loại này giúp doanh nghiệp có định hướng sử

dụng nguồn vốn đầu tư và quỹ khấu hợp lý, giúp doanh nghiệp đánh giáđược khả năng tự chủ tài chính của mình

Tóm lại, trên đây là một số cách phân loại tài sản cố định đang được

sử dụng phổ biến Mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểmriêng Nhà quản lý có thể tuỳ thuộc đặc điểm tài sản cố định trong doanhnghiệp và nhu cầu thông tin mà lựa chọn một phương pháp phân loại phùhợp với cơ chế quản lý và sử dụng tài sản cố định có hiệu quả Việc phânloại tầi sản cố định còn giúp doanh nghiệp có thể xác định được mức khấuhao hợp lý để thu hồi vốn

4.Đánh giá tài sản cố định:

Khái niệm: Đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị TSCĐ để quản lý

và bảo toàn TSCĐ

ý nghĩa: Doanh nghiệp thực hiện việc đánh giá tài sản cố định để

phục vụ cho yêu cầu quản lý hạch toán TSCĐ Thông qua việc đánh giánày, doanh nghiệp có được thông tin về tổng giá trị TSCĐ của mình đểtính khấu hao, sử dụng tính giá TSCĐ để phân tích hiệu quả sử dụngTSCĐ của doanh nghiệp

Nguyên tắc đánh giá: Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định tính theo

nguyên giá (hay giá trị còn lại ) Nguyên giá của tài sản cố định chỉ thayđổi trong các trường hợp sau:

+ Khi doanh nghiệp đánh giá lại TSCĐ

+ Khi doanh nghiệp nâng cấp TSCĐ

+ Khi doanh nghiệp tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản

5 Nguyên tắc xác định TSCĐ

Đối với TSCĐ hữu hình :

- TSCĐ hữu hình loại mua sắm

Nguyên giá bao gồm giá mua thực tế phải trả trừ đi các khoản giảm giá,chiết khấu mua hàng (nếu có) cộng với lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ khi

Trang 7

chưa đưa TSCĐ vào sử dụng, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các thiết bịlắp đặt chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có).

- TSCĐ được cấp trên chuyển đến

Nguyên giá TSCĐ loại này bao gồm giá trị còn lại trên sổ kế toánTSCĐ ở đơn vị cấp trên cấp, đơn vị khác chuyển đến…hoặc giá trị thực tếtheo đánh giá của hợp đồng giao nhận, chi phí tân trang sữa chữa, lắp đặtchạy thử

- TSCĐ được cho, biếu tặng, nhận lại vốn góp phát hiện thừa…

Nguyên giá bằng giá trị thực tế theo đánh giá của hội động xác định

và các chi phí tân trang sửa chữa, chi phí vận chuyển, bốc dỡ…

Đối với TSCĐ vô hình

Là giá thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra mua hoặc do hội đồng đánh giáquyết định

Đối với TSCĐ thuê tài chính

Nguyên giá là giá trị TSCĐ được xác định trong trường hợp hợp đồng chothuê TSCĐ

Cơ cấu TSCĐ

Cơ cấu của TSCĐ là giá trị của từng loại TSCĐ chiếm trong tổngTSCĐ (nguyên giá) Cơ cấu TSCĐ ở các doanh nghiệp khác nhau thì sẽkhác nhau Bởi vì, cơ cấu của TSCĐ chịu ảnh hưởng nhiều nhân tố chủyếu sau:

- Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo ngànhnghề

- Trình độ công nghệ, trình độ kỹ thuật

- Quy mô sản xuất của mỗi doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp tuỳ theo ngành nghề, đặc điểm sản xuất kinhdoanh và loại sản phẩm làm ra để lựa chon cho mình một cơ cấu tài sảnhợp lý và để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi

Xác định giá trị còn lại

Trong quá trình sử dụng TSCĐ nó sẽ bị hao mòn và giá trị của nó đượcchuyển dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ Do vậy, sau mỗi chu kỳ sảnxuất thì giá trị của TSCĐ không còn bằng giá trị ban đầu

Giá trị còn lại của TSCĐ = NG - Giá trị hao mòn luỹ kế

Giá trị hao mòn luỹ kế là tổng giá trị hao mòn TSCĐ tính từ lúc bắt đầu

sử dụng cho đến thời điểm nghiên cứu

Hệ số giá = Giá thị trường của TSCĐ tại thời điểm đánh giá

Giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách

Đánh giá lại

TSCĐ

Giá trị còn lại của TSCĐ trên

sổ sách trước khi đánh giá lại

Trang 8

6 Khấu hao tài sản cố định.

6.1 Khái niệm khấu hao TSCĐ.

Khấu hao tài sản cố định nhằm để bù đắp giá trị TSCĐ bị hao mòntrong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải dịch chuyển dầnphần giá trị hao mòn đó vào giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ

Khấu hao TSCĐ là việc chuyển dần phần giá trị hao mòn củaTSCĐ trong quá trình sử dụng vào giá trị sản phẩm sản xuất theo cácphương pháp tính toán thích hợp

Mục đích của việc khấu hao tài sản cố định là nhằm thu hồi vốn đểtái sản xuất giản đơn TSCĐ Vì tài sản cố định qua quá trình sử dụng vàohoạt động sản xuất kinh doanh chịu tác động của nhiều yếu tố dẫn đến bịhao mòn hữu hình và hao mòn vô hình Hao mòn hữu hình là sự giảm dần

về giá trị sử dụng và theo đó giá trị của TSCĐ giảm dần Hao mòn vôhình là sự tổn thất thuần tuý về mặt giá trị của tài sản cố định mà nguyênnhân chủ yếu là do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ

Việc khấu hao tài sản cố định là biện pháp "chống ăn mòn " tài sản

cố định Đây cũng chính là biện pháp thu hồi vốn đầu tư cho tài sản cốđịnh bằng cách chuyển dần chi phí khấu hao vào chi phí cấu thành nên giáthành sản phẩm Khấu hao hợp lý TSCĐ giúp doanh nghiệp thu hồi đầy

đủ vốn cố định đồng thời đảm bảo cho việc tính giá thành sản phẩm hợp

lý và ổn định Khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng doanh nghiệp tậptrung được vốn từ tiền khấu hao để có thể thực hiện kịp thời việc đổi mớimáy móc, thiết bị, công nghệ

Nguyên tắc: Việc tính khấu hao tài sản cố định phải phù hợp vớimức độ hao mòn của TSCĐ và đảm bảo thu hồi đầy đủ giá trị vốn đầu tưban đầu Điều này không chỉ đảm bảo tính chính xác của giá thành sảnphẩm, hạn chế ảnh hưởng hao mòn vô hình mà còn góp phần bảo toàn vốn

*Phương pháp khấu hao tuyến tính ( đường thẳng).

Trang 9

Đây là phương pháp khấu hao được sử dụng khá phổ biến hiện nay.

Vì theo phương pháp này mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao của TSCĐ ổnđịnh hàng năm Mức khấu hao TSCĐ được xác định theo công thức sau:

Hoặc:

Trong đó:

- Mk: mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCĐ

- NG: Nguyên giá của TSCĐ

- T: Thời gian sử dụng TSCĐ

+ Nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ chi phí thực tế đã chi ra để

có tài sản cố định cho tới khi đưa TSCĐ đó vào hoạt động bình thường

+ Thời gian sử dụng tài sản cố định là thời gian doanh nghiệp dựkiến sử dụng TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiệnbình thường, phù hợp với các thông số kỹ thuật của TSCĐ và các yếu tốkhác có liên quan đến sự hoạt động của TSCĐ Xác định thời gian sửdụng TSCĐ chủ yếu dựa vào hai yếu tố:

- Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế

- Tuổi thọ kinh tế ( có tính đến sự lạc hậu, lỗi thời của TSCĐ dotiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ) Xác định tuổi thọ kinh

tế của TSCĐ thường rất khó vì nó khá trừu tượng, người takhông thể dự đoán được chính xác sự tiến bộ của khoa học kỹthuật

+ Theo chuẩn mực kế toán mới của BTC, khi tính mức khấu hao talấy nguyên giá trừ đi giá trị thanh lý thu hồi ước tính chia cho thời gian sửdụng

Ưu điểm: Phương pháp này là công việc tính khấu hao đơn giản,

lại được phân bổ đều đặn vào các năm sử dụng TSCĐ nên không gây sựbiến động quá mức khi tính vào giá thành sản phẩm hàng năm

Nhược điểm: Phương pháp này không phản ánh chính xác mức độ

hao mòn thực tế của TSCĐ vào giá thành sản phẩm trong các thời kỳ sửdụng TSCĐ khác nhau Do tính bình quân nên khả năng thu hồi vốn đầu

tư chậm làm cho TSCĐ của doanh nghiệp không được đổi mới kịp thời đểphù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật công nghệ;chịu ảnh hưởng của hao mòn vô hình

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ của phương pháp này được tính như sau:

Mức khấu hao =

Nguyên giá tài sản cố định

Thời gian sử dụng tài sản cố định

Mk = NG - Giá trị thanh lý ước tính

T

Mức khấu hao năm

Tỷ lệ khấu hao năm =

Trang 10

Trong đó:

Để phục vụ công tác quản lý còn có một số tỷ lệ khấu hao như:

 Tỷ lệ khấu hao của từng tài sản cố định

 Tỷ lệ khấu hao của từng loại tài sản cố định

 Tỷ lệ khấu hao TSCĐ tổng hợp bình quân của doanh nghiệp đượcxác định theo 2 cách:

+ Tính khấu hao tổng hợp theo từng loại TSCĐ

Các phương pháp khấu hao nhanh

Khi áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh, doanh nghiệp có thểthu hồi vốn cố định nhanh hơn trong những năm đầu tài sản cố định đi vàohoạt động sản xuất kinh doanh Trong những năm sau, giá trị TSCĐ phảikhấu hao nhỏ hơn nhiều

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:

Mức khấu hao được xác định theo công thức sau:

Mki = Gdi x Tkh

Trong đó: Tkh = Tk x Hs

Chú thích:

- Mki: Số khấu hao TSCĐ năm thứ i

- Gdi: Giá trị còn lại của TSCĐ năm thứ i

- Tkh: Tỷ lệ khấu hao cố định của TSCĐ

- Tk: Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tính

- Hs: Hệ số

- i: Thứ tự các năm sử dụng TSCĐ ( i = 1,n)

Hệ số: + 1.5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 3 đến 4 năm

+ 2,0 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 5 đến 6 năm + 2,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 6 năm trở lên

Phương pháp khấu hao theo tổng số:

Mức khấu hao được xác định theo công thức sau:

1Thời gian sử dụng

Tỷ lệ khấu hao năm =

Trang 11

Chú thích:

Mkt: Số tiền khấu hao TSCĐ năm thứ t (t = 1,n)

- NG: Nguyên giá của TSCĐ

- Tkt: Tỷ lệ khấu hao TSCĐ năm thứ t

Ưu điểm của phương pháp khấu hao nhanh:

Nếu việc áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính cố định chodoanh nghiệp có một mức khấu hao ổn định giữa các năm thì các phươngpháp khấu hao nhanh lại giúp doanh nghiệp có khả năng thu hồi vốn cốđịnh nhanh trong những năm đầu đưa TSCĐ vào sử dụng Doanh nghiệpvừa có thể tập trung được vốn để thực hiện đổi mới máy móc kịp thời vừagiảm được tổn thất do hao mòn vô hình Khấu hao cũng là một chi phíhợp lý mà doanh nghiệp được tính khấu hao xác định thu nhập tính thuế,

là để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh Điều đó được coinhư một biện pháp "hoàn thuế" cho doanh nghiệp

Nhược điểm : Nếu doanh nghiệp thực hiện khấu hao theo phương

pháp này thì làm cho chi phí tăng nhanh dẫn đến giá thành sản phẩm ởnhững năm đầu cao khiến cho doanh nghiệp khó khăn trong cạnh tranh

Vì vậy, khi lựa chọn phương pháp khấu hao, doanh nghiệp phải xác địnhphương pháp khấu hao cho phù hợp

Hiện nay, theo Quyết định 206/ 2003/ QĐ - BTC ban hành ngày12/12/ 2003, các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện khấu hao theo phươngpháp tuyến tính cố định Việc theo dõi, quản lý và trích khấu hao TSCĐphải tuân theo nguyên tắc đánh giá lại, số khấu hao luỹ kế và giá trị cònlại trên sổ kế toán của

TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ chỉ được thay đổi trong các trường hợp đánh giálại giá trị TSCĐ; nâng cấp TSCĐ; tháo dỡ một hay một số bộ phận củaTSCĐ

Mkt = NG x Tkt

Số năm sử dụngTkt =

Tổng số các năm sử dụng còn lại của TSCĐ

Giá trị còn lại trên sổ kế

toán của TSCĐ

= Nguyên giá TSCĐ - Số khấu hao luỹ

kế của TSCĐ

Trang 12

B MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TSCĐ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH.

I Các biện pháp quản lý TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

cố định .

Việc tổ chức tốt công tác quản lý và sử dụng vốn cố định giúp chodoanh nghiệp với số vốn hiện có vẫn có thể tăng được khối lượng sản xuấtsản phẩm, tiết kiệm được chi phí và hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường hiện nay, góp phầnquan trọng làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

1 Lập và thực hiện tốt các dự án đầu tư vào TSCĐ.

TSCĐ có ảnh hưởng lâu dài và có tính quyết định đến hiệu quảkinh doanh Vì vậy, khi đầu tư cho TSCĐ, doanh nghiệp cần phải cânnhắc, tính toán kỹ quy mô đầu tư, cơ cấu TSCĐ, thiết bị, kỹ thuật côngnghệ sản xuất, cách thức đầu tư… Đây là vấn đề rất quan trọng Việc lập

và thực hiện tốt dự án đầu tư làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng năng lựckinh doanh và tăng lợi nhuận trong tương lai Dự án đầu tư cho TSCĐthường sử dụng một lượng vốn lớn nên thành bại của dự án quyết địnhthành bại của doanh nghiệp: Để lập, thực hiện được một dự án doanhnghiệp cần phải đánh giá, lựa chọn dự án bằng các phương pháp khoahọc, phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mình

2 Quản lý chặt chẽ, huy động tối đaTSCĐ hiện có vào hoạt động kinh doanh.

Để quản lý được TSCĐ có hiệu quả cần phải có sổ sách lập lý lịchtheo dõi quá trình hoạt động luân chuyển của từng loại hoặc từng TSCĐ.Bên cạnh đó doanh nghiệp cần phải gắn TSCĐ với người sử dụng nó vàchịu trách nhiệm quản lý, khen thưởng nếu TSCĐ được huy động, bảoquản tốt, ngược lại phải chịu phạt nếu TSCĐ bị hư hỏng do lỗi người quản

lý, sử dụng TSCĐ đó

Huy động tối đa TSCĐ còn có nghĩa là doanh nghiệp phải kịp thờithanh lý, nhượng bán những TSCĐ không cần dùng, hư hỏng, chờ thanh

lý để nhanh chóng thu hồi vốn và tái đầu tư

Ngoài ra thường xuyên kiểm kê TSCĐ, nắm bắt số lượng TSCĐhoạt động hiệu quả, không hiệu quả, dư thừa hỏng hóc, sớm có biện pháphợp lý với từng TSCĐ là việc rất cần thiết

3 Thực hiện khâu hao hợp lý TSCĐ.

Trong quá trình sử dụng TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh,tài sản cố định chịu tác động của nhiều yếu tố dẫn đến bị hao mòn hữu

Trang 13

hình và hao mòn vô hình Hao mòn hữu hình của TSCĐ là sự giảm dần vềgiá trị sử dụng và theo đó giá trị của TSCĐ giảm dần Hao mòn vô hình là

sự giảm thuần tuý về mặt giá trị của TSCĐ mà nguyên nhân chủ yếu là do

sự tiến bộ của khoa học công nghệ Việc khấu hao tài sản cố định là biệnpháp "chống ăn mòn" tài sản cố định Đây cũng chính là biện pháp thu hồivốn đầu tư cho TSCĐ bằng cách chuyển dần chi phí khấu hao vào chi phícấu thành lên giá thành sản phẩm

Khấu hao hợp lý TSCĐ giúp doanh nghiệp tập trung được vốn từtiền khấu hao để có thể thực hiện kịp thời đổi mới máy móc thiết bị, côngnghệ Đây cũng là yếu tố chi phí quan trọng để xác định đúng đắn giáthành sản phẩm và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Khấu hao hợp lý TSCĐ còn giúp doanh nghiệp thu hồi đầy đủ vốn

cố định và tiền khấu hao này cần được đưa vào quỹ khấu hao TSCĐ.Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ quỹ này để khi cần thiết có thể huyđộng tái đầu tư tài sản cố định hoặc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh

4 Thực hiện bảo toàn vốn và phát triển vốn:

Vốn cố định của doanh nghiệp có thể thực hiện được sử dụng chocác hoạt động đầu tư dài hạn ( mua sắm lắp đặt, xây dựng các TSCĐ hữuhình và vô hình) và các hoạt động thường xuyên ( sản xuất các sản phẩmhàng hoá, dịch vụ) khi thiếu vốn lưu động tạm thời của doanh nghiệp

Để sử dụng có hiệu quả vốn cố định trong các hoạt động đầu tư dàihạn, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các quy chế quản lý đầu tư xâydựng từ khâu chuẩn bị đầu tư, lập dự án đầu tư, thẩm định dự án và quản

lý thực hiện dự án đầu tư Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh đượcnhững hoạt động đầu tư kém hiệu quả

Trong các doanh nghiệp, nguyên nhân không bảo toàn vốn cố định

có thể chia làm hai loại Nguyên nhân chủ quan và khách quan Cácnguyên nhân chủ quan phổ biến là: do sai lầm trong quyết định đầu tư vàoTSCĐ, quản lý, sử dụng TSCĐ kém hiệu quả, lãng phí thời gian không sửdụng TSCĐ hoặc sử dụng TSCĐ không hết công suất, do chậm đổi mớiTSCĐ, do khấu hao không đủ … Nguyên nhân khách quan thường là: Dorủi ro bất ngờ trong kinh doanh ( thiên tai, dịch hoạ…) do tiến bộ củakhoa học công nghệ, biến động của giá cả thị trường… Để bảo toàn vàphát triển vốn cố định, các doanh nghiệp cần đánh giá đúng nguyên nhândẫn đến tình trạng không được bảo toàn vốn để có biện pháp thích hợp.Biện pháp chủ yếu sau:

Phải đánh giá đúng giá trị của TSCĐ tạo điều kiện phản ánh chínhxác tính biến động của vốn cố định, quy mô vốn cố định được bảo toàn.Điều chỉnh kịp thời giá trị của TSCĐ để tạo điều kiện tính đúng, tính đủcác chi phí khấu hao, không để mất vốn cố định

Phát triển vốn cố định:

Trang 14

Ngày nay, cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển mạnh, trởthành lực lượng sản xuất trực tiếp thì đổi mới TSCĐ là một biện phápchiến lược quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Vìvậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm đến các vấn đề sau:+ Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất,đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hiện có của doanh nghiệp cả

về thời gian và công suất kịp thời thanh lý các TSCĐ không cần dùnghoặc đã hỏng, không dự trữ quá mức các TSCĐ chưa cần dùng

+ Để thực hiện được các vấn đề trên đòi hỏi các doanh nghiệp giảiquyết hàng loạt những vấn đề trong quá trình tổ chức sản xuất, quá trìnhlao động, cung ứng và dự trữ vật tư sản xuất, các biện pháp giáo dục vàkhuyến khích kinh tế đối với người lao động trong doanh nghiệp

+ Thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng TSCĐ, không đểxảy ra tình trạng TSCĐ hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường gâyảnh hưởng lớn đến việc sản xuất ( ngừng sản xuất …)

+ Doanh nghiệp chủ động thực hiện những biện pháp phòng ngừa rủi

ro, bảo toàn vốn đầu tư cho TSCĐ Vì rủi ro trong kinh doanh là điềukhông thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể gặprủi ro do biến động giá cả thị trường, lạm phát hay các rủi ro tự nhiên gây

ra … Vì vậy, việc doanh nghiệp chủ động thực hiện các biện pháp phòngngừa rủi ro để hạn chế tổn thất vốn cố định và bảo toàn vốn đầu tư choTSCĐ là rất cần thiết đối với doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể trích lậpquỹ dự phòng tài chính, mua bảo hiểm cho TSCĐ, hoặc trích trước chi phí

dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính

+ Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngTSCĐ: Mọi biện pháp đều hướng tới muc tiêu là nâng cao hiệu quả sửdụng TSCĐ Biện pháp này nhấn mạnh doanh nghiệp ngoài đầu tư đổimới, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ còn phải tìm mọi cách giảm tối đa chiphí nhằm tăng lợi nhuận Lợi nhuận tăng thì hiệu quả sử dụng TSCĐ cũngtăng Bên cạnh tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp phải luôn tìm cách mởrộng thị trường, khai thác tối đa các tiềm năng của doanh nghiệp để tăngdoanh thu nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ

+ Xây dựng một cơ cấu TSCĐ hợp lý trong doanh nghiệp Tỷ lệ nhómTSCĐ trên tổng TSCĐ của từng nhóm(loại) TSCĐ trong doanh nghiệpchiếm tỷ lệ hợp lý là động cơ phát huy năng lực sản xuất của doanhnghiệp Với từng doanh nghiệp có đặc điểm chung, riêng khác nhau Vìvây, cơ cấu TSCĐ của doanh nghiệp nào phải phù hợp với nhu cầu thực tếcủa doanh nghiệp đó Doanh nghiệp có kết cấu TSCĐ hợp lý sẽ tránh lãngphí vốn đầu tư TSCĐ, nâng cao năng lực sản xuất, huy động được tối đaTSCĐ vào sản xuất kinh doanh, đạt hiệu quả sử dụng TSCĐ cao

+ Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, ngoài các biện pháp nêu trêncần thực hiện tốt quy chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn cố địnhđối với doanh nghiệp Trong điều kiện chuyển các doanh nghiệp nhà nước

Trang 15

sang kinh doanh theo cơ chế thị trường, việc thực hiện quy chế giao vốn

và trách nhiệm bảo toàn vốn cố định cho các doanh nghiệp nhà nước là

một biện pháp cần thiết để tạo căn cứ pháp lý ràng buộc trách nhiệm quản

lý vốn giữa các cơ quan nhà nước đại diện cho quyền sở hữu và trách

nhiệm của các doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu

quả Đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp có quyền chủ động hơn

trong quản lý và sử dụng có hiệu quả số vốn cố định được giao

II Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.

VCĐ được ứng ra và sau một thời gian tương đối dài mới thu hồi

lại được Do vậy, việc sử dụng VCĐ hiện có là vấn đề có ý nghĩa kinh tế

rất lớn Để đánh giá trình độ tổ chức và sử dụng vốn cố định của doanh

nghiệp có hiệu quả hay không cần sử dụng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn

cố định

Khi đánh giá hiệu suất sử dụng VCĐ của doanh nghiệp, cần chú ý

là trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn cố định chỉ

thực hiện chu chuyển về mặt giá trị, còn hình thái hiện vật của vốn là

TSCĐ thì luôn tồn tại trong suốt quá trình sử dụng Vì vậy, khi đánh giá

hiệu suất sử dụng vốn cố định thường xuyên phải liên hệ với TSCĐ, hình

thái hiện vật của vốn Mặt khác, khi đánh giá hiệu suất sử dụng vốn cố

định của doanh cần tập trung xem xét hiệu suất sử dụng vốn cố định đầu

tư vào hoạt động kinh doanh

Để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn cố định người ta thường sử dụng

một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tham gia tạo ra được

bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ

Hệ số hao mòn TSCĐ

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp,

mặt khác, nó còn phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực của TSCĐ

cũng như vốn cố định ở thời điểm đánh giá

Chỉ tiêu về kết cấu tài sản

Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong kỳ =

Doanh thu thuần trong kỳ

Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

Hệ số hao mòn TSCĐ =

Số khấu hao luỹ kế của TSCĐ ở thời điểm đánh giá

Tổng nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá

Tỷ suất đầu tư TSCĐ =

TSCĐ đã và đang đầu tư

Tổng tài sản

Trang 16

Chỉ tiêu này cho biết tình hình trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật haynăng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Sức sinh lời của vốn cố định: Chỉ tiêu này nói lên một đồng vốn cố

định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế để tăng tích luỹ cho bảnthân doanh nghiệp

Ngoài các chỉ tiêu trên, người ta còn có thể dùng các chỉ tiêu khácnhư chỉ tiêu trang bị cho một công nhân về TSCĐ (tính theo giá trị) hoặctrong ngành nông nghiệp tính năng suất của sản phẩm trên 1 ha đất trồng

Các chỉ tiêu trên được dùng để xem xét từng mặt hiệu quả sử dụngTSCĐ Do vậy, không thể lấy một chỉ tiêu nào để đánh giá hiệu quả chungTSCĐ, trái lại cần phải có một cách nhìn toàn diện khi xem xét vấn đề ởtất cả các góc độ, các khía cạnh của nó, đồng thời phải gắn chúng với tìnhhình huy động sử dụng vốn kinh doanh mới có thể đánh giá chính xáchiệu quả sử dụng vốn

Hệ số huy động VCĐ =

Số VCĐ đang dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Số vốn hiện có của doanh nghiệp

Hàm lượng vốn cố định =

Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ

Doanh thu thuần

Sức sinh lời của VCĐ =

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ

Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ

Trang 18

PHẦN II

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TƯ

VẤN XÂY DỰNG DÂN DỤNG VIỆT NAM.

A KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY.

I Lịch sử hình thành phát triển của Công ty TVXD dân dụng VN.

Công ty Tư vấn Xây dựng Dân dụng Việt Nam trước đây là Việnthiết kế nhà ở công trình công cộng Được thành lập từ năm 1955 và ngày

28 tháng 12 năm 1992 Bộ Xây Dựng có quyết định số 785/BXD - TCCBchuyển từ Viện thiết kế nhà ở và công trình công cộng thành Công ty TưVấn Xây Dựng Dân Dụng Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là VNCC làdoanh nghiệp Nhà nước được xếp hạng doanh nghiệp loại I Công ty cótrụ sở hiện nay tại 37 Lê Đại Hành- Hà nội

Nhiệm vụ của công ty do Bộ Xây Dựng phân công theo quyết địnhthành lập số 157A/BXD - TCLĐ ngày 05/03/1993 của Bộ xây dựng vớinhiệm vụ chính như sau: Lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát địa chất,thiết kế quy hoạch chi tiết, thiết kế và lập dự toán các công trình dândụng, đánh giá hiện trạng và xác định nguyên nhân sự cố, giám sát kĩthuật xây dựng, quản lý dự án đấu thầu, xây dựng các công trình, thựchiện trang trí nội ngoại thất và xây dựng thực nghiệm các đề tài khoa học

kỹ thuật xây dựng cấp Bộ, cấp Nhà nước do Công ty thiết kế

II Đặc điểm Cơ cấu tổ chức bộ máy quản ký kinh doanh của công ty:

1 Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty

Bộ máy quản lý của công ty bao gồm:

- Giám đốc công ty: giữ vai trò chủ đạo của công ty, điều hành mọihoạt động SXKD của công ty và chịu trách nhiệm trước công ty, trước cơquan quản lý cấp trên và pháp luật

Giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc công ty, phó giám đốccông ty trực tiếp quản lý điều hành một hoặc một số công việc do giámđốc phân công

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của công ty và căn cứ vào cơ chếquản lý kinh tế thị trường, công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máyquản lý ngày càng hiệu quả, gọn nhẹ, cụ thể:

- Phòng điều hành sản xuất: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, báo cáokết quả thực hiện kế hoạch Hướng dẫn thủ tục và ký kết hợp đồng kinh

tế Thay mặt công ty tổ chức sản xuất, kiểm tra tiến độ và chất lượng thựchiện hợp đồng kinh tế

- Phòng kế toán tài chính: chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động tàichính kế toán của công ty

Trang 19

- Phòng tổ chức lao động: có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề tổ chức

hành chính, quản lý lao động và tiền lương của công ty, tổ chức tuyển

dụng cán bộ mới theo yêu cầu sản xuất kinh doanh

- Văn phòng tổng hợp: Tổ chức quản lý công tác tổng hợp, công tác

văn thư, công tác quản trị (lập kế hoạch và mua sắm trang thiết bị mới đầu

tư chiều sâu phục vụ công tác nghiên cứu sản xuất, điều kiện làm việc của

công ty).Điều hành và thực hiện công tác bảo vệ, quân sự, tự vệ (Sơ

đồ trang bên )

2 Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh.

Với đặc trưng là Công ty Tư vấn Xây dựng Dân dụng nên quá trình

sản xuất của công ty nhìn chung là gọn nhẹ, với sự luân chuyển hợp lý và

hiệu quả Lĩnh vực kinh doanh của công ty là các hoạt động về tư vấn,

thiết kế, khảo sát kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng, thi công

trang trí nội ngoại thất

3 Đặc điểm bộ máy kế toán của công ty.

Công ty Tư vấn XDDDVN là một doanh nghiệp hạch toán độc lập

trong điều kiện nền kinh tế thị trường, do vậy bộ máy kế toán của công ty

phải được xắp xếp phù hợp với quy mô và lĩnh vực hoạt động chung của

công ty Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán

tập trung, phòng kế toán xử lý và thực hiện các công việc kế toán, còn các

nhân viên kế toán ở xí nghiệp chỉ tiến hành thu thập chứng từ ban đầu rồi

gửi lên phòng kế toán

- 4 kế toán chi tiết

Phần hành kế toán cụ thể như sau:

- Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm về tổ chức, điều hành

hướng dẫn kiểm tra toàn bộ hoạt động tài chính và công tác kế toán của

công ty, đồng thời kế toán trưởng cũng là kiểm soát viên kinh tế tài chính

của Nhà nước tại công ty

Chi nhánhtại TPHCM

Trang 20

- Phó kế toán trưởng: là người giúp cho kế toán trưởng, thực hiệncông việc do kế toán trưởng giao phó và chịu trách nhiệm về công tác kếtoán tổng hợp kiểm tra chứng từ, lập biểu mẫu báo cáo kế toán định kì.với sự phân công như vậy giúp cho công tác kế toán được kiểm tra và theodõi sát hơn.

- Kế toán thanh toán: kiểm duyệt chứng từ, tài liệu và viết phiếu thuchi cho những nghiệp vụ phát sinh thanh toán của công ty và các đơn vịtrực thuộc công ty Theo dõi các tài khoản tạm ứng của cá nhân trong đơnvị

- Kế toán ngân hàng kê khai nộp thuế: trực tiếp thực hiện việc giaodịch với ngân hàng thông qua việc theo dõi tiền gửi, tiền vay, tiền đangchuyển, theo dõi hạn mức ngân sách cấp, kê khai nộp thuế hàng tháng vàquyết toán thuế với cục thuế

- Như vậy bộ máy kế toán của công ty là rất khoa học và chặt chẽ.Mỗi bộ phận tuy có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng giữa các bộ phận lại

có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ củamình Có thể thấy mối quan hệ này qua sơ đồ sau:

Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty:

Trang 21

Sổ kế toán

Hệ thống sổ sách kế toán của công ty được tổ chức dựa trên đặc điểmhoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phù hợp với trình độ và yêucầu quản lý của cán bộ công nhân viên hiện nay công ty áp dụng hìnhthức nhật ký chung, các loại sổ kế toán công ty đang sử dụng bao gồm:

- Sổ chi tiết tài khoản

- Bảng kê

- Bảng phân bổ khấu hao

- Sổ cái kế toán

- Sổ nhật ký chungTrình tự ghi chép được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ luân chuyển chứng từ và sổ sách kế toán

tại công ty tư vấn XDDDVN

Trang 22

Đối chiếu số liệu

II- Tình hình vốn và nguồn vốn của Công ty trong những năm qua thể hiện ở biểu sau.

Biểu số 1: Tình hình hoạt động của VNCC.

(*) Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính VNCC.

Qua biểu trên ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Vốn kinh doanh của Công ty qua các năm đã tăng lên rõ rệt Cụthể, năm 2002 là 5.029.875 nghìn đồng 5.638.276 nghìn đồng năm 2003

- Doanh thu của Công ty cũng tăng lên với lượng năm sau cao hơnnăm trước thể hiện sự cố gắng của Công ty trong sản suất kinh doanh.Vớicác số liệu về doanh thu của Công ty năm 2002 là 41.018.965 nghìn đồng

và năm 2003 là 44.106.812 nghìn đồng

Lợi nhuận của Công ty qua các năm là năm 2002 Công ty đạt đượclợi nhuận là 2.264.432 nghìn đồng và năm 2003 là 1.946.040 nghìn đồng.Riêng năm2003, do tình hình chung là thị trường các công trình xây dựnggiảm hơn so với những năm trước và sự đầu tư thêm một số máy móc,thiết bị mới đã làm tăng chi phí kinh doanh nên lợi nhuận đạt được cóthấp hơn so với năm 2002

Như vậy, với các chỉ tiêu tài chính cơ bản trên cho thấy Công ty Tưvấn Xây dựng Dân dụng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kểtrong hoạt động kinh doanh của mình Với những kết quả đã đạt đượctrong kinh doanh Công ty cũng thực hiện nghĩa vụ nộp Ngân sách choNhà nước Mức nộp của Công ty đối với Nhà nước trong những năm vừaqua được trình bày ở biểu dưới đây

Biểu số 2: Nộp ngân sách của VNCC.

Đơn vị tính: 1000 đồng.

Ngày đăng: 28/03/2013, 16:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty: - Luận văn tốt nghiệp: "TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, VỐN CỐ ĐỊNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP"
Sơ đồ b ộ máy kế toán của công ty: (Trang 20)
Sơ đồ luân chuyển chứng từ và sổ sách kế toán - Luận văn tốt nghiệp: "TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, VỐN CỐ ĐỊNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP"
Sơ đồ lu ân chuyển chứng từ và sổ sách kế toán (Trang 21)
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY - Luận văn tốt nghiệp: "TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, VỐN CỐ ĐỊNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP"
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w