Trong các doanh nghiệp, vật liệu được sử dụng phục vụ cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ hay sử dụng cho bán hàng, quản lý doanh nghiệp
mở đầu Với xu hướng hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, việc cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, giữa các sản phẩm cùng loại trên thị trường là không thể tránh khỏi. Do đó, để tồn tại và phát triển,các doanh nghiệp cần có một cơ chế quản lý chặt chẽ và hệ thống cung cấp thông tin có hiệu quả. Kế toán là một công cụ quan trọng phục vụ cho hoạt động quản lý của doanh nghiệp, trong đó có kế toán vật liệu. Kế toán vật liệu luôn được xác định là một khâu trọng yếu của toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất. Nguyên vật liệu (NVL) là yếu tố không thể thiếu và thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất- kinh doanh. Do đó, quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng NVL là một trong những biện pháp giúp các doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và tăng lợi nhuận. Nhưng để thực hiện được điều đó các doanh nghiệp phải áp dụng một phương pháp tính giá NVL phù hợp. Nên có thể nói tính giá NVL là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán NVL, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, giá vốn hàng bán và lợi nhuận - yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề quan trọng,tuy không còn mới nhưng vẫn chưa được nhiều người quan tâm. Chính vì vậy, chúng em quyết định chọn đề tài:” Các phương pháp xác định giá trị NVL xuất dùng và ảnh hưởng của nó tới chi phí sản xuất, giá vốn hàng bán và lãi trong kỳ của doanh nghiệp” với mục đích tìm hiểu rõ hơn về vai trò cũng như ảnh hưởng của phương pháp tính giá NVL đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đề tài gồm 3 phần: Phần I: Khái quát chung về nguyên vật liệu. phần II:Các phương pháp xác định giá trị NVL xuất dung và ảnh hưởng của nó tới chi phí sản xuất, giá vốn hàng bán, lợi nhuận của doanh nghiệp . phần III: phương hướng lựa chọn phương pháp tính giá NVL xuất dùng ở các doanh nghiệp . I.Khái quát chung về nguyên vật liệu(NVL) 1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của NVL. Vật liệu là một trong những loại hàng tồn kho thuộc tài sản lưu động. Vật liệu được sử dụng phục vụ cho lao động, thể hiện dưới dạng vật hoá. Trong các doanh nghiệp, vật liệu được sử dụng phục vụ cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ hay sử dụng cho bán hàng, quản lý doanh nghiệp. Đặc điểm của vật liệu là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vật liệu bị biến dạng hoặc tiêu hao hoàn toàn. NVL tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Do đó, để quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, doanh nghiệp phải tiến hành dự trữ NVL. Hay vật liệu là một tài sản dự trữ của quá trình sản xuất, giá trị NVL tồn kho là giá trị vốn lưu động dự trữ cho sản xuất của doanh nghiệp. 2. Vai trò của NVL. Vì là một trong ba yếu tố đầu vào quan trọng nhất của quá trình sản xuất nên trước hết nó có vai trò quyết định tới sản phẩm sản xuất ra. Trong đó, giá thành NVL ảnh hưởng đến chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm và chất lượng NVL tác động trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Mặt khác, toàn bộ giá trị NVL được chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm nên chi phí NVL thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Vì vậy, tiết kiệm chi phí NVL trong quá trình sản xuất một cách tối đa, song vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm là biện pháp giảm giá thành một cách tốt nhất, là một mục tiêu phấn đấu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đối với tài sản của doanh nghiệp, NVL là thành phần quan trọng của vốn lưu động, đặc biệt vốn dự trữ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì doanh nghiệp cần tăng tốc độ lưu chuyển của vốn lưu động doanh nghiệp. Muốn thế, đơn vị không thể tách rời việc nâng cao hiệu quả dự trữ và sử dụng NVL một cáchh hợp lý và tiết kiệm. Tóm lại, có thể nói NVL có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nên việc tổ chức quản lý NVL có hiệu quả là yêu cầu bức thiết đối với mọi doanh nghiệp. Quản lý tốt NVL sẽ cho phép doanh nghiệp sử dụng tốt hơn nguồn vốn của mình, tiết kiệm các khoản chi phí, đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục. 3. Phân loại NVL. NVL sử dụng trong các doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều thứ có vai trò, công dụng và tính năng lý hoá khác nhau. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải phân loại NVL để thống nhất đối tượng quản lý, đối tượng hạch toán trong quá trình cung cấp, sử dụng và dự trữ ,tổ chức tốt việc quản lý và hạch toán NVL. Chính vì NVL phong phú, đa dạng lại thường xuyên biến động trong quá trình sản xuất nên có nhiều cách phân loại NVL. Nhưng nhìn chung, NVL được phân loại theo ba tiêu thức cơ bản: theo vai trò và công dụng của NVL, theo chức năng của NVL đối với quá trình sản xuất và theo nguồn hình thành NVL. * Căn cứ theo vai trò và công dụng của NVL trong quá trình sản xuất. Đây là căn cứ để phân loại NVL thông dụng nhất. Theo phương pháp này NVL được chia thành các loại sau: - NVL chính - NVL phụ - Nhiên liệu - Phụ tùng thay thế - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản - Vật liệu khác * Căn cứ vào mục đích sử dụng của NVL đối với quá trình sản xuất: Theo cách chia này, NVL được chia thành ba loại: - Vật liệu dùng cho sản xuất - Vật liệu dùng cho hoạt động bán hàng - Vật liệu dùng cho hoạt động quản lý doanh nghiệp Cách phân loại này giúp doanh nghiệp quản lý , kiểm tra chi phí vật liệu của từng hoạt động sản xuất kinh doanh để từ đó ban lãnh đạo đưa ra quyết định dùng cho quản lý và kinh doanh. * Căn cứ vào nguồn hình thành của vật liệu: Bất cứ doanh nghiệp nào cũng có hai nguồn hình thành vật liệu, vật liệu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và vật liệu không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. -Đối với vật liệu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể chia vật liệu thành: vật liệu mua ngoài, vật liệu tự sản xuất, vật liệu nhận vốn góp liên doanh, biếu tặng, cấp phát, phế liệu thu hồi. -Vật liệu không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp là vật liệu do doanh nghiệp khác gửi nhờ, vật liệu thừa không rõ nguyên nhân. Trên cơ sở phân loại vật liệu, kế toán có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình, cung cấp những thông tin tổng quát về mặt giá trị tình hình biến động vật liệu một cách liên tục chính xác. 4. Tính giá thực tế vật liệu nhập kho: Giá thực tế của NVL là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra NVL. Giá thực tế của NVL nhập kho được xác định tuỳ từng nguồn nhập. - Với vật liệu mua ngoài: Giá thực tế =Giá mua ghi + chi phí thu mua trong NVL trên hoá đơn quá trình thu mua Trong đó, giá trên hoá đơn là giá mua không có thuế giá trị gia tăng(GTGT) đối với doanh nghiệp tính giá theo phương pháp khấu trừ, và là giá bao gồm thuế GTGT đối với doanh nghiệp tính giá theo phương pháp trực tiếp. Chi phí thu mua bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản từ nơi mua đến kho của doanh nghiệp, chi phí thuê kho bãi trung gian, công tác phí của cán bộ thu mua, các khoản thuế, lệ phí phải nộp phát sinh trong quá trình thu mua và hao hụt trong định mức được phép tính vào giá vật liệu.( Cũng được xác định trên cơ sở phương pháp tính thuế GTGT mà doanh nghiệp chọn.) - Với vật liệu tự chế: Giá thực tế = Trị giá thực tế + Chi phí gia công VL VL xuất kho chế biến Chi phí chế biến bao gồm các khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để chế biến vật liệu. - Với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: Giá thực tế nhập kho là giá thực tế của vật liệu xuất thuê ngoài gia công cộng với chi phí bốc dỡ, vận chuyển đến nơi thuê gia công và từ nơi đó về doanh nghiệp, cộng tiền thuê ngoài gia công. - Với vật liệu được góp vốn liên doanh : Giá thực tế của NVL là giá trị NVL được các bên tham gia góp vốn thừa nhân. - Với vật liệu vay mượn tạm thời của đơn vị khác thì giá thực tế nhập kho được tính theo giá thị trường hiện tại của số NVL đó. - Với phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp thì giá thực tế được tính theo đánh giá thực tế hoặc theo giá bán trên thị trường. II. Các phương pháp xác định giá trị NVL xuất dùng và ảnh hưởng của nó tới chi phí sản xuất, giá vốn hàng bán và lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp. 1. Các phương pháp xác định giá trị NVL xuất dùng: Để xác định giá thực tế ghi sổ của vật liệu xuất dùng trong kỳ, tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây: Phương pháp giá thực tế đích danh. Phương pháp nhập trước - xuất trước(FIFO) Phương pháp nhập sau -xuất trước(LIFO). Phương pháp giá bình quân. Phương pháp giá hạch toán. 1.1 Phương pháp giá thực tế đích danh. Theo phương pháp này, vật liệu xuất kho sẽ được sử dụng giá nhập để xác định ( nhập giá nào xuất theo giá đó). Vật liệu sẽ được quản lý riêng cả về hiện vật và giá trị theo từng lô, từng lần nhập. Xuất vật tư của lô nào sẽ tính theo giá thực tế của lô đó. Phương pháp giá thực tế đích danh thường sử dụng trong các doanh nghiệp có ít loại vật liệu hoặc vật liệu ổn định, có tính tách biệt và nhận diện được. Đối với những doanh nghiệp có nhiều loại NVL với số lượng lớn thì không thể áp dụng phương pháp này. Phương pháp này có ưu điểm là công tác tính giá NVL được thực hiện kịp thời và thông qua việc tính giá NVL xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô NVL. Tuy nhiên, để áp dụng được phương pháp này, thì điều kiện cốt yếu là hệ thống kho tàng của doanh nghiệp cho phép bảo quản riêng từng lô NVL nhập kho. 1.2.Phương pháp nhập trước, xuất trước. Theo phương pháp này, giả thiết rằng số vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hoá nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết đợt nhập trước mới đến đợt nhập sau theo giá thực tế của từng đợt hàng xuất. Nói cách khác, cơ sở của phương pháp này là giá thực tế của vật liệu, dụng cụ, sản phẩm và giá mua thực tế của hàng hoá nhập kho trước sẽ được sử dụng làm giá để tính giá thực tế của vật liệu, dụng cụ, sản phẩm xuất trước. Và do vậy, giá trị vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu,dụng cụ, sản phẩm,hàng hoá nhập kho sau cùng. Ví dụ: tại 1 doanh nghiệp có tài liệu sau về vật liệu A(đơn vị:1000 đồng) I. Tình hình đầu kỳ: tồn kho 1000m vật liệu A, đơn giá 25. II. Trong tháng 2/N có các nghiệp vụ sau phát sinh: 1. Ngày 3: xuất 600 m để sản xuất sản phẩm 2. ngày 7:thu mua nhập kho 1600 m, giá mua ghi trên hoá đơn là 44.000( trong đó thuế GTGT là 4.000). 3. Ngày 15: xuất 500 m để tiếp tục chế tạo sản phẩm. 4. Ngày 24: xuất 1.100 m cho sản xuất sản phẩm. 5. Ngày 28: thu mua nhập kho 400 m, giá mua đơn vị chưa có thuế GTGT là 25, thuế suất thuế GTGT 10%. Với ví dụ trên, theo phương pháp nhập trước, xuất trước giá thực tế của vật liệu A xuất dùng trong kỳ được xác định như sau: Ngày thán Nội dùn Số lượng (m) Đơn giá Thành tiền Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất tồn 1/2 tồn - - 1,00 0 25 - - 25,000 3/2 xuất - 600 400 25 - 15,000 10,000 7/2 nhậ p 1,60 0 - 2,00 0 25.22 5 40,36 0 - 50,360 15/2 xuất - - 400 100 1,60 0 1,50 0 25 25.22 5 - - 10,000 2,522.5 40,360 37,837. 5 24/2 xuất - 1,10 0 400 25.22 5 - 27,747. 5 10,090 28/2 nhậ p 400 - 800 25 10,00 0 - 20,090 cộn g 2,00 0 2,20 0 - - 50,36 0 55,270 - Phương pháp này có ưu điểm là nó gần đúng với luồng nhập - xuất NVL trong thực tế. Không kể trường hợp đặc biệt, việc nhập - xuất NVL trong thực tế gần như là nhập trước - xuất trước. Hơn thế nữa, trong trường hợp NVL được quản lý theo đúng hình thức nhập trước - xuất trước, phương pháp này sẽ gần với phương pháp giá thực tế đích danh, do đó sẽ phản ánh tương đối chính xác giá trị NVL tồn kho và xuất kho. Một ưu điểm khác của phương pháp nhập trước - xuất trước là cho phép kế toán có thể tính giá NVL xuất kho kịp thời và giá trị NVL sẽ được phản ánh gần sát với giá trị thị trường của nó. Bởi vì theo phương pháp nhập trước - xuất trước, giá trị NVL tồn kho sẽ bao gồm giá trị của NVL được mua ở những lần mua sau cùng. Nhược điểm của phương pháp nhập trước - xuất trước là phải tính giá theo từng danh điểm NVL và phải hạch toán chi tiết NVL tồn kho theo từng loại giá nên tốn nhiều công sức. Ngoài ra, phương pháp này làm cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của NVL. Phương pháp nhập trước - xuất trước chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm NVL, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều. 1.3.Phương pháp nhập sau, xuất trước. Phương pháp này giả định rằng vật liệu, công cụ nào nhập sau sẽ được xuất trước, xuất hết đợt nhập sau mới sử dụng đến đợt nhập trước đó. Xuất của đợt nhập nào thì lấy theo giá nhập của đợt nhập đó. Với ví dụ trên, khi sử dụng phương pháp nhập sau, xuất trước sẽ có kết quả là: Ngày thán Nội dùng Số lượng (m) Đơn giá Thành tiền Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất Tồn 1/2 Tồn - - 1,00 0 25 - - 25,000 3/2 Xuất - 600 400 25 - 15,000 10,000 7/2 Nhậ p 1,60 0 - 2000 25.22 5 40,36 0 - 50,360 15/2 Xuất - 500 1,50 0 25.22 5 - 12,612. 5 37,747. 5 24/2 Xuất - 1,10 0 400 25.22 5 - 27,747. 5 10,000 28/2 Nhậ p 400 - 800 25 10,00 0 - 20,000 Cộn g 2,00 0 2,20 0 - 50,36 0 55,360 Về cơ bản ưu, nhược điểm và điều kiện vận dụng của phương pháp nhập sau - xuất trước cũng giống như phương pháp nhập trước - xuất trước, nhưng sử dụng phương pháp nhập sau - xuất trước giúp cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của NVL. Phương pháp nhập sau - xuất trước có thể làm cho chi phí quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp cao vì doanh nghiệp thường xuyên mua thêm vật tư nhằm tính vào giá vốn hàng bán những chi phi mới nhất với giá cao. Điều này trái ngược với xu hướng quản lý hàng tồn kho một cách có hiệu quả, giảm tối thiểu lượng hàng tồn kho nhằm cắt giảm chi phí quản lý hàng tồn kho. 1.4.Phương pháp giá bình quân. Theo phương pháp này, căn cứ vào giá thực tế của NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ, kế toán xác định được giá bình quân của một đơn vị NVL, căn cứ vào lượng NVL xuất trong kỳ và giá đơn vị bình quân để xác định giá thực tế xuất trong kỳ. Giá thực tế = Số lượng VL x Đơn giá của vật liệu xuất kho xuất kho bình quân Trong đó, đơn giá bình quân có thể tính theo một trong ba cách sau: *Theo đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ: Giá thực tế của VL tồn kho đầu kỳ Và nhập trong kỳ Đơn giá bq = cả kỳ dự trữ Số lượng VL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm NVL nhưng số lần nhập,xuất của mỗi danh điểm nhiều. Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ có ưu điểm là giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết NVL so với phương pháp nhập trước - xuất trước và nhập sau - xuất trước, không phụ thuộc vào số lần nhập, xuất của từng danh điểm NVL. Nhược điểm của phương pháp này là dồn công việc tính giá NVL xuất kho vào cuối kỳ hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác, đồng thời sử dụng phương pháp này cũng phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm NVL. Theo ví dụ trên: 25,000 + 40,000 + 360 +10,000 Giá đơn vị bq = cả kỳ dự trữ 1,000 + 1,600 + 400 Giá vật liệu xuất dung trong tháng 2/N: Ngày 3 : 600 x 25.12 = 15,072 Ngày 15: 500 x 25.12 = 12,560 Ngày 24: 1,100 x 25.12 = 27,632 Tổng giá trị xuất dung trong kỳ: 55,264 *Theo đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập: Giá thực tế của VL Giá thực tế của tồn kho trước + VL nhập kho thuộc đợt nhập đó đợt nhập đó Đơn giá bq Sau mỗi = lần nhập Số lượng VL Số lượng VL nhập tồn kho trước + kho thuộc đợt đợt nhập đó nhập đó Trong phương pháp này, sau mỗi lần nhập kế toán phải xác định giá bình quân của từng danh điểm NVL. Căn cứ vào giá đơn vị bình quân và lượng NVL xuất kho giữa hai lần nhập kế tiếp để kế toán xác định giá thực tế NVL xuất kho. Phương pháp này cho phép kế toán tính giá NVL xuất kho kịp thời nhưng khối lượng công việc tính toán nhiều và phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm NVL. Phương pháp này chỉ sử dụng được ở những doanh nghiệp có ít danh điểm NVL và số lần nhập của mỗi loại không nhiều. Ngày tháng Nội dung số lượng(m) Đơn giá Thành tiền Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất Tồn 1/2 Tồn - - 1,000 25 - - 25,000 3/2 Xuất - 600 400 25 - 15,000 10,000 7/2 Nhập 1,600 - 2,000 25.225 40,360 - 50,360 15/2 Xuất - 500 1,500 25.18 - 12,590 37,770 24/2 Xuất - 1,100 400 25.18 - 27,698 10,072 28/2 Nhập 400 - 800 25 10,000 - 20,072 Cộng 2,000 2,200 - - 50,360 55,288 - * Theo đơn giá bình quân cuối kỳ trước. Giá thực tế VL tồn kho cuối kỳ trước Đơn giá bq = cuối kỳ trước số lượng VL tồn kho cuối kỳ trước. Theo phương pháp này, kế toán xác định giá đơn vị bình quân dựa trên giá thực tế và lượng NVL tồn kho cuối kỳ trước. Dựa vào giá đơn vị bình quân nói trên và lượng NVL xuất kho trong kỳ để kế toán xác định giá thực tế NVL xuất kho theo từng danh điểm. Phương pháp này cho phép giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế toán, nhưng độ chính xác của công việc tính giá phụ thuộc vào tình hình biến động giá cả NVL, trường hợp giá cả thị trường NVL có sự [...]... đó, giá trị NVL xuất dùng có ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sản xuất và giá vốn hàng bán Vì vậy, các phương pháp ước tính giá trị NVL khác nhau sẽ cho các giá trị khác nhau đối với việc đưa vật liệu vào quá trình sản xuất Kết quả là khi sản phẩm được bán ra, các phương pháp tính giá NVL xuất dùng sẽ có tác động khác nhau tới giá vốn hàng bán, giá trị tồn kho NVL còn được xuất dùng cho các bộ phận bán. .. phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp, vì vậy các phương pháp tính giá NVL khác nhau sẽ cho các giá trị khác nhau về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Qua đó, giá trị NVL xuất dùng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp (tuỳ vào từng phương pháp ước tính NVL mà số lợi nhuận thu được là khác nhau) Từ đó, các phương pháp xác định giá trị NVL xuất dùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản... Chính các phương pháp dược lựa chọn lại ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp kết luận Qua nghiên cứu các phương pháp xác định giá trị NVL xuất dùng và những ảnh hưởng của nó, có thể thấy được vai trò quan trọng của NVL trong quá trình SXKD và mỗi phương pháp tính giá trị NVL xuất dùng khác nhau không chỉ khác nhau về phương pháp tính mà nó còn có ảnh hưởng khác nhau tới CPSX và lợi... của doanh nghiệp bị nhìn nhận là kém hơn so với khả năng thực tế của nó III Phương hướng lựa chọn phương pháp xác định giá trị NVL xuất dùng ở các doanh nghiệp: 1 Cơ sở lựa chọn phương pháp tính giá NVL xuất kho Việc lựa chọn phương pháp tính giá thực tế NVL xuất kho phải căn cứ vào đặc điểm quy trình sản xuất của doanh nghiệp,quy mô,mục tiêu của doanh nghiệp, đặc điểm của NVL, giá thị trường của NVL, ... nhất giữa giá phí hiện tại trong ngày kế toán và giá thực hiện ròng Phương pháp này bị cấm sử dụng ở một số nước như: Úc, Hồng Kông, Anh nhưng lại được sử dụng khá phổ biến ở Mỹ 2 Ảnh hưởng của các phương pháp tính giá NVL xuất dùng đến chi phí sản xuất, giá vốn hàng bán, lợi nhuận của doanh nghiệp: 2.1 Ảnh hưởng: Vì NVL xuất dùng được sử dụng trực tiếp để chế tạo sản phẩm, dùng cho sản xuất chung(Tk621,Tk627)... xuất NVL và trình độ của nhân viên kế toán, thủ kho… Phương pháp giá thực tế đích danh là phương pháp lý tưởng nhất, vì nó tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp của hạch toán kế toán: chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế Giá trị của vật tư xuất dùng cho sản xuất phù hợp với giá trị của thành phẩm mà nó tạo ra; và giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra Phương pháp giá. .. sẽ làm cho doanh nghiệp có số lãi nhiều hơn so với khi sử dụng các phương pháp khác, do khi áp dụng phương pháp nhập trước - xuất trước giá vốn hàng bán bao gồm giá trị của những vật liệu mua vào từ trước với giá thấp hơn Ngược lại, khi giá giảm xuống, so với các phương pháp khác, phương pháp nhập sau - xuất trước cho giá trị NVL thấp nhất và giá trị tồn kho cao nhất, làm giảm giá vốn hàng bán, từ đó... dụng một phương pháp tính giá NVL ổn định và thích hợp là rất quan trọng Nhưng tuỳ theo đặc điểm của NVL, khối lượng và số lần nhập xuất, giá cả của thị trường sẽ có các phương pháp tính giá khác nhau Cụ thể như sau: Các doanh nghiệp sản xuất vàng bạc, đá quý, kim khí quý, đặc điểm của vật liệu la khối lượng nhập xuất nhỏ nhưng giá trị lớn nên NVL được xuất theo giá mua vào hay theo phương pháp giá thực... hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ việc phân tích các ưu, nhược điểm của từng phương pháp xác định giá trị NVL xuất dùng và dựa trên những quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực kế toán hàng tồn kho của Việt Nam, có thể khái quát hướng lựa chọn phương pháp xác định giá trị NVL ở các doanh nghiệp như sau: Trong bất cứ trường hợp nào, phương pháp giá thực tế đích... các phương pháp nhập trước - xuất trước, nhập sau xuất trước và phương pháp giá bình quân Nếu như phương pháp giá thực tế đích danh phản ánh chính xác nhất giá trị xuất và tồn của NVL nhưng khó áp dụng, thì phương pháp giá bình quân là phương pháp khách quan nhất và dễ áp dụng trong thực tiễn Trong thực tế môi trường kinh doanh hiện nay, khi giá cả luôn có xu hướng tăng lên theo thời gian, phương pháp . quyết định chọn đề tài:” Các phương pháp xác định giá trị NVL xuất dùng và ảnh hưởng của nó tới chi phí sản xuất, giá vốn hàng bán và lãi trong kỳ của doanh. của nó tới chi phí sản xuất, giá vốn hàng bán và lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp. 1. Các phương pháp xác định giá trị NVL xuất dùng: Để xác định giá