1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU SỰ KẾT HỢP CỦA ĐỘNG TỪ “DO” TRONG TIẾNG ANH

63 945 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 460 KB

Nội dung

Thêm vào đó, nghiên cứu này được thực hiện trong bối cảnh việc học tiếng Anh của người Việt Nam nên các hình thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt của các kết hợp của động từ ‘do’ c

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Cấu trúc của đề tài 4

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

1.1 Kết hợp của từ trong tiếng Anh 5

1.1.1 Nguồn gốc của thuật ngữ kết hợp của từ (collocation) 5

1.1.2 Khái niệm kết hợp của từ 5

1.1.3 Phân biệt kết hợp của từ với cụm từ ngẫu nhiên và cụm thành ngữ 6

1.1.4 Phân loại kết hợp của từ 8

1.1.5 Đặc điểm của kết hợp của từ 9

1.1.5.1 Kết hợp của từ mang tính ‘độc đoán’ (arbitrary) 9

1.1.5.2 Kết hợp của từ mang tính ‘phụ thuộc lĩnh vực’ (Domain-dependent) 10

1.1.5.3 Kết hợp của từ mang tính ‘không nhất thiết phải liền kề’ (not necessarily adjacent) 10

1.1.6 Vai trò của kết hợp của từ trong dịch thuật 11

1.1.7 Tóm lược lịch sử nghiên cứu về kết hợp của từ 12

1.2 Động từ trong tiếng Anh 13

1.2.1 Khái niệm về động từ 13

1.2.2 Phân loại động từ 14

Trang 2

1.2.2.1 Trợ động từ (Auxiliary verbs) 15

1.2.2.2 Động từ thường (Lexical verbs) 15

1.2.3 Động từ ‘do’ trong tiếng Anh 15

1.2.3.1 Trợ động từ ‘do’ 16

1.2.3.2 Động từ thường ‘do’ 17

CHƯƠNG 2: SỰ KẾT HỢP CỦA ĐỘNG TỪ ‘DO’ VÀ CÁCH DIỄN ĐẠT TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT 18

2.1 Cấu trúc 19

2.2 Ý nghĩa 20

2.2.1 'Do' dùng cho các hoạt động chung chung 20

2.2.2 'Do' dùng cho các hoạt động chứa V-ing 21

2.2.3 'Do' dùng cho một hoạt động hoặc một nhiệm vụ 22

2.2.4 'Do' dùng với nghĩa “làm, tạo ra” 24

2.2.5 'Do' dùng cho 'kinh doanh' 26

2.2.6 ‘Do’ dùng cho 'thể thao' 26

2.2.7 'Do' dùng cho đối tượng của nghiên cứu 28

2.2.8 'Do' trong các trường hợp khác 29

2.3 Tiểu kết 30

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA CÁC KẾT HỢP CỦA ĐỘNG TỪ ‘DO’ KHI DỊCH MỘT SỐ VĂN BẢN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT SƯ PHẠM 32

3.1 Ứng dụng của các kết hợp của động từ ‘do’ khi dịch một số văn bản 32

3.1.1 Dịch Anh – Việt 32

3.1.1.1 ‘Do’ mang nghĩa là ‘làm’ 32

3.1.1.2 ‘Do’ mang nghĩa của danh từ mà nó kết hợp 39

3.1.2 Dịch Việt – Anh 41

3.2 Một số đề xuất sư phạm 44

3.2.1 Đối với hoạt động dạy 44

Trang 3

3.2.2 Đối với hoạt động học 45

KẾT LUẬN 48

1 Kết quả nghiên cứu 48

2 Hạn chế của đề tài 48

3 Đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ vựng nói chung đóng vai trò rất quan trọng trong bất kỳ ngôn ngữ nào vìchúng ta không thể giao tiếp hiệu quả nếu thiếu từ vựng Nhà ngôn ngữ học ngườiAnh Wilkins (1972:111) từng khẳng định “không có từ vựng thì không thể truyềntải được bất cứ điều gì” Đa số những người học ngoại ngữ thứ hai đều cho rằngcàng có vốn từ vựng rộng trong nhiều lĩnh vực, người học ngoại ngữ càng có hiểubiết sâu sắc hơn về ngôn ngữ đó Tuy nhiên, từ vựng không được sử dụng riêng rẽ

mà thường đi với các từ khác và phụ thuộc lẫn nhau Từ được kết hợp thành cáccụm từ, trong đó có những cụm từ kết hợp một cách tự do và cả những cụm từ cốđịnh Loại cụm từ kết hợp cố định thường gây nhầm lẫn cho người học vì không có

bất kỳ quy tắc cụ thể nào đúng cho tất cả các kết hợp này Người học tiếng Anh như

một ngôn ngữ thứ hai (ESL) thường gặp không ít khó khăn khi đối mặt với nhữngcụm từ này trong quá trình học tập của họ Đó là lý do tại sao nhiều người họckhông thể giao tiếp trôi chảy mặc dù họ biết rất nhiều từ Do đó, khả năng kết hợpcủa từ cần được đưa vào xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng

Mặc dù mới chỉ trở thành chủ đề của nghiên cứu ngôn ngữ trong thời gian

gần đây, nhưng các kết hợp (collocation) của từ đang thực sự tạo ra mối quan tâm ngày càng lớn với nhiều nhà ngôn ngữ học Kết hợp của từ hiện được định nghĩa

theo nhiều cách khác nhau (có thể đến hàng trăm định nghĩa) Vì vậy đến nay vẫn

chưa có một khái niệm hay sự phân loại nào đầy đủ và thống nhất về nó Do đó những vấn đề liên quan đến kết hợp của từ trở thành một trong những lĩnh vực tồn

tại nhiều quan điểm trái chiều nhất trong nghiên cứu từ vựng, đặc biệt là với ngườihọc ngôn ngữ thứ hai Hill (1999:5) đã nhận ra vấn đề này và nhận xét: “Chúng tathường chỉ quen với khái niệm năng lực giao tiếp, nhưng đã đến lúc cần bổ sungthêm khái niệm năng lực kết hợp từ vựng vào suy nghĩ của mình” Ông cũng khẳngđịnh rằng những người không phải người bản địa khi nói ngôn ngữ đó đều gặpnhững vấn đề khác nhau “không phải chỉ bởi những khuyết điểm về ngữ pháp mà cảbởi sự thiếu hụt về vốn kết hợp của từ” Cùng quan điểm với Hill, McCarthy M &

O’Dell F (2005:12) khẳng định rằng “kết hợp của từ xứng đáng là trọng tâm của

nghiên cứu từ vựng.” Từ những dẫn chứng trên có thể thấy được tầm quan trọng của

kết hợp của từ trong việc tiếp thu một ngôn ngữ

Trang 5

Từ trong tiếng Anh được phân loại thành các lớp khác nhau, trong đó động

từ luôn là một trong những từ loại được phân nhóm phức tạp nhất bởi vì động từ,cụm động từ là thành phần cốt lõi trong cấu trúc một câu hay mệnh đề Theo Palmer(1965:1), “nói rộng ra, học một ngôn ngữ nào đó chính là học cấu trúc, học cách sửdụng của các động từ trong ngôn ngữ đó” Vấn đề cốt lõi là động từ thường kết hợpvới những từ loại khác một cách rất đa dạng Chẳng hạn: động từ có thể kết hợp vớimột danh từ, một giới từ, một tính từ hoặc thậm chí một động từ khác Khi đó tổhợp từ này tạo thành cụm động từ Vì vậy điều tra về khả năng kết hợp của động từ

là rất cần thiết nhằm nâng cao kiến thức người học ngoại ngữ, đặc biệt là các sinhviên chuyên ngành tiếng Anh

Từ các luận điểm trên có thể thấy rằng, kết hợp của từ là một phạm trù lớn cả

về quy mô lẫn tầm quan trọng trong ngôn ngữ học Việc thực hiện nghiên cứuchuyên sâu về chủ đề này là cần thiết và hữu ích Do những hạn chế về thời gian,trọng tâm của nghiên cứu này chỉ tập trung vào loại kết hợp giữa ‘động từ và danhtừ’ và lựa chọn nghiên cứu về ‘do’, một động từ khá đặc biệt và phức tạp trong

tiếng Anh Nghiên cứu được thực hiện với tựa đề “Nghiên cứu sự kết hợp của động từ ‘do’ trong tiếng Anh” Thêm vào đó, nghiên cứu này được thực hiện trong

bối cảnh việc học tiếng Anh của người Việt Nam nên các hình thức diễn đạt tương

đương trong tiếng Việt của các kết hợp của động từ ‘do’ cũng được xem xét phân

tích

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm điều tra những kết hợp của động từ "do" trong tiếng

Anh, vì vậy, nó được thực hiện để phục vụ ba mục tiêu chính:

- Cung cấp cái nhìn bao quát về khái niệm kết hợp (collocation) của từ cùng

với các đặc điểm, phân loại của chúng

- Khảo sát những kết hợp chứa ‘do+cụm danh từ’

- Đề xuất các cách diễn đạt tương đương của những kết hợp chứa ‘do+cụm

danh từ’ trong tiếng Việt.

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được những mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu sau đây cần đượclàm rõ:

Trang 6

1 Động từ ‘do’ có thể kết hợp với những cụm danh từ nào?

2 Cách diễn đạt tương đương trong tiếng Việt của các kết hợp chứa ‘do+cụm

danh từ’ ở những hoàn cảnh cụ thể là gì?

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Kết hợp chứa ‘do+cụm danh từ’ và cách diễn đạt tương đương của chúng

trong tiếng Việt

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu này được giới hạn ở việc điều tra các kết hợp (collocation) của

động từ ‘do’ khi đóng vai trò là một động từ thường

Hơn nữa, nghiên cứu chỉ tập trung vào kết hợp giữa ‘do + cụm danh từ’, bởitrường hợp này là loại kết hợp thường gặp nhất trong các hoàn cảnh thực tế

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được những mục tiêu nói trên, nghiên cứu về cơ bản được thực hiệnthông qua Phương pháp thống kê và Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp thống kê được sử dụng trong việc tìm và thu thập dữ liệu.Những kết hợp của động từ 'do' sẽ được thu thập từ các nguồn khác nhau nhưtruyện, sách, tạp chí, bài báo khoa học, vv sau đó được phân tích, chọn lọc vàphân loại có hệ thống để khái quát việc sử dụng các kết hợp này

Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng để làm nổi bật những kết hợpcủa động từ 'do' với các danh từ trong tiếng Anh theo từng nhóm, dựa trên đặc điểm

về ý nghĩa hay lịch vực mà chúng thường được sử dụng Trước hết phương phápnày được áp dụng để đánh giá kết quả của các nghiên cứu trước đó về những kếthợp của từ nhằm cung cấp cơ sở lý luận về chủ đề này Sau đó từng nhóm ý nghĩakhác nhau của những kết hợp của động từ 'do' được phân tích và cung cấp ví dụ đểminh họa cho các cách chia nhóm này

Ngoài ra, phương pháp việc so sánh đối chiếu được áp dụng để tìm ra sựtương đồng và khác biệt giữa những kết hợp của động từ 'do' và cách diễn đạt tươngđương trong tiếng Việt

Trang 7

6 Cấu trúc của đề tài

Nghiên cứu này bao gồm ba phần chính:

Phần mở đầu nêu lý do chọn đề tài; mục đích nghiên cứu; đối tượng và

phạm vi nghiên cứu; phương pháp chi tiết để đạt được những mục tiêu nghiên cứu

và tổ chức thực hiện nghiên cứu

Phần nội dung nghiên cứu bao gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận: Những nét đặc thù về nền tảng lý thuyết và lịch sử

nghiên cứu đề tài, các thuyết về kết hợp của từ (collocation) và về động từ được

thảo luận trong chương này Sau đó động từ 'do' được phân tích dựa trên các đặcđiểm ngữ pháp và các cấu trúc liên quan đến nó

Chương 2: Những ‘kết hợp’ của động từ ‘do’ và cách diễn đạt tương đương trong tiếng Việt: Trình bày và mô tả những trường hợp cụ thể về kết hợp

của động từ 'do' cùng với cách diễn đạt tương đương trong tiếng Việt ở các ngữcảnh cụ thể khác nhau

Chương 3: Ứng dụng của động từ ‘do’ và các kết hợp của nó khi dịch một

số văn bản: Phân tích một số đặc điểm của động từ ‘do’ khi dịch Anh-Việt,

Việt-Anh qua một số văn bản

Phần kết luận: tóm tắt các ý chính được thảo luận trong các phần trước, chỉ

ra những hạn chế của nghiên cứu, những đề xuất sư phạm và những gợi ý cho cácnghiên cứu chuyên sâu hơn

Trang 8

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Kết hợp của từ trong tiếng Anh

1.1.1 Nguồn gốc của thuật ngữ kết hợp của từ (collocation)

Thuật ngữ collocation được hiểu trong tiếng Việt là sự kết hợp của từ (sau đây được gọi là sự kết hợp hay kết hợp của từ) lần đầu tiên được giới thiệu bởi Firth,

một nhà ngôn ngữ học người Anh Ông là người đầu tiên nhìn nhận từ vựng trongtừng đơn vị cú pháp của nó, theo diễn tiến từ trái sang phải trong câu Theo Firth

(1957), kết hợp của từ được định nghĩa là một tổ hợp các từ trong mối tương quan với nhau theo tập quán, qui ước (conventional word combinations) Ví dụ: to take a photo (chụp một bức ảnh), to do homework (làm việc nhà), to play football (đá bóng) Thuật ngữ kết hợp của từ có nguồn gốc từ một chữ Latin: ‘collocate’ và có

nghĩa là ‘sắp xếp theo thứ tự’

1.1.2 Khái niệm kết hợp của từ

Có nhiều định nghĩa khác nhau về kết hợp của từ Cho đến nay, việc hình

thành một khái niệm chính xác, thống nhất là vô cùng khó khăn vì các nhà ngônngữ học khác nhau có những định nghĩa khác nhau thậm chí là mâu thuẫn nhau khi

định nghĩa về kết hợp của từ Bahns J & Eldaw M (1993:57) đã từng nhận xét:

"Thật đáng tiếc khi thuật ngữ kết hợp của từ đang được sử dụng và hiểu theo nhiều cách khác nhau" Hầu hết các nhà nghiên cứu từng đưa ra quan điểm về kết hợp của

từ đều đồng ý rằng đó là một đơn vị từ vựng bao gồm một cụm hai hoặc ba từ Firthđược coi là cha đẻ của thuật ngữ này và hầu hết các định nghĩa khác sau này đềumang nặng tính diễn giải lại định nghĩa của ông Firth (1957:183) cho rằng kết hợpcủa từ là “các từ thường xuyên đồng hành cùng nhau" Đây vẫn là một cách định

nghĩa khá chung chung Theo cách định nghĩa này, kết hợp của từ đề cập đến các

biểu thức chứa một số từ đơn nhất định chỉ kết hợp một cách thường xuyên vớinhau mà không cho phép từ khác thay thế Ví dụ: trong các trường hợp sử dụng

động từ dưới đây, động từ ‘make’ (làm) chỉ đi với một số từ còn động từ ‘do’ (làm)

đi với các từ khác:

We made an agreement (Không dùng did an agreement)

Trang 9

Định nghĩa về kết hợp của từ được làm rõ hơn bởi những nhà nghiên cứu sau

này, nổi bật là Halliday (1966) Theo Halliday, kết hợp của từ thể hiện ở những

trường hợp mà một số từ luôn đi cùng với nhau; ông cho rằng những kết hợp này đã

phá vỡ những biên giới trong ngữ pháp Bên cạnh đó, người học có thể tìm thấy

định nghĩa kết hợp của từ trong bất kỳ cuốn từ điển nào, chẳng hạn từ điển Oxford advanced learner’s dictionary of current English của Hornby, (1995) đưa ra ví dụ

với từ ‘thick’ và ‘dense’ Chúng ta có thể sử dụng cả ‘thick fog’ và ‘dense fog’ Ýnghĩa của hai cụm trên là như nhau (sương mù dày đặc), nhưng chúng ta không thểdùng ‘dense’ để nói về một người có ‘mái tóc dày’ Kết hợp này là không phù hợp,mặc dù người học vẫn có thể hiểu được nó Nguyên do là bởi ‘dense’ không thể kết

hợp với ‘hair', mà chúng ta chỉ có thể sử dụng ‘thick hair’ Theo Hornby, kết hợp

của từ là sự gắn kết thường xuyên theo thói quen của các từ để tạo ra lời nói mộtcách tự nhiên Ngoài ra, Runcie (2002: vii) cung cấp một định nghĩa chung chung

về kết hợp của từ khi cho rằng kết hợp của từ là những cụm từ sắp xếp theo thứ tự

một cách thống nhất, rõ ràng, không mang tính thành ngữ và tuân theo chu kỳ

Trong số các định nghĩa đưa ra bởi các nhà nghiên cứu trước đây, nhóm tácgiả đánh giá định nghĩa của Hornby, (1995) là cụ thể và bao quát nhất về các kếthợp của từ

1.1.3 Phân biệt kết hợp của từ với cụm từ ngẫu nhiên và cụm thành ngữ

Để có được sự hiểu biết rõ ràng hơn về kết hợp của từ, việc phân biệt chúngvới các cụm thành ngữ (idiom) và những cụm từ ngẫu nhiên khác (freecombination) là rất cần thiết Nhiều người thường nhầm lẫn rằng: những kết hợp

của từ, cụm từ ngẫu nhiên và cụm thành ngữ có cùng đặc điểm chung về mặt hình

thức vì tất cả chúng đều đề cập đến những cụm từ kết hợp với nhau một cáchthường xuyên Tuy nhiên, về bản chất chúng khác nhau cả về ý nghĩa và cấu tạo

Về mặt cấu tạo, McCarthy M & O’Dell F (2005:14) cho rằng những kết

hợp của từ có thể được ngăn cách bởi một vài từ khác Chẳng hạn như trong kết hợp

‘make a decision’ (quyết định), chúng ta có thể xen giữa từ ‘make’ và ‘decision’

Trang 10

thành ngữ thường cố định về hình thức Điều này thể hiện ở ví dụ sau: người ta có

thể nói: “rain cats and dogs” nhưng không bao giờ dùng một động từ khác với cats and dogs Ông cũng cho rằng cụm từ ngẫu nhiên, chỉ đơn thuần là những tổ hợp từ

ràng buộc với nhau về ngữ nghĩa trong một mối quan hệ cú pháp nhất định với một

từ headword cho trước Ví dụ: to open a company / a business / a restaurant…

Như vậy, về mặt cấu trúc những cụm từ ngẫu nhiên là những cụm lỏng lẻo và

được sử dụng tùy mục đích người nói và không bị bó buộc bởi các quy ước trongngôn ngữ Trái ngược với chúng là các cụm từ kết hợp với nhau một cách chặt chẽ

và duy nhất, thành ngữ Kết hợp của từ rơi vào giữa hai thái cực nói trên Những kết

hợp của từ có thể gồm các từ tiếp giáp nhau như head với ache trong cụm headache hoặc gần nhau như cat và purr trong ‘The cat was purring’.

Xét về mặt ý nghĩa, Benson M., Benson E & Ilson R (1986a) đã sử dụngcác cụm từ của danh từ ‘murder’ (giết người) để minh họa và phân biệt các đặc tínhchính của ba loại cụm từ Khi phân tích những ví dụ này, nhóm tác giả thu được kếtquả tương tự như khi phân loại dựa vào cấu trúc Cụ thể, loại ít gắn kết nhất về mặt

ý nghĩa là các cụm từ ngẫu nhiên (free combination) Ví dụ: danh từ ‘murder’ có thể được sử dụng với rất nhiều động từ khác nhau (to analyze, boast of, condemn, discuss… a murder), và ngược lại những động từ đó có thể kết hợp lần lượt với các

danh từ khác mà vẫn cho nghĩa hoàn chỉnh Trong khi đó các cụm thành ngữ lạitương đối cố kết và hầu như không có một kết hợp nào khác giữa những từ đơn lẻnày cho nghĩa tương tự Đặc biệt, ý nghĩa của những cụm thành ngữ này thườngkhông được phản ánh qua ý nghĩa của từng bộ phận cấu thành nên chúng Ví dụ,

thành ngữ: to scream blue murder (kêu ca ầm ĩ) không có gì liên quan đến nghĩa

‘giết người’ của từ murder Kết hợp của từ nằm giữa ranh giới của các kết hợp ngẫu nhiên và cụm thành ngữ như trong ví dụ: to commit murder (phạm tội giết người) Khi nhắc đến kết hợp của murder, từ đầu tiên mà mọi người bản xứ nghĩ tới là commit (được trích dẫn nhiều nhất tại trang web về kết hợp của từ trong tiếng Anh

www just-the-word com ) Tuy nhiên murder vẫn có thể kết hợp với các từ khác như: to cause a murder.

Qua những phân tích trên, đề tài có chung quan điểm với các nghiên cứutrước đây rằng: nghĩa của các kết hợp của từ có thể được phản ánh qua ý nghĩa củacác bộ phận cấu thành nên chúng (trái ngược với thành ngữ) và kết hợp của từ lànhững cụm từ được sử dụng thường xuyên với nhau, theo thói quen với tần suất cao

Trang 11

1.1.4 Phân loại kết hợp của từ

Có rất nhiều cách khác nhau để phân loại các kết hợp của từ Benson M., Benson E & Ilson R (1986a), phân loại kết hợp của từ theo cấu trúc của chúng và

nhận được nhiều sự đồng thuận của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Họ chia kết hợp

của từ thành hai nhóm: những kết hợp từ ngữ pháp (Grammatical collocations) và kết hợp từ từ vựng (lexical collocations)

Loại thứ nhất: những kết hợp từ ngữ pháp bao gồm các từ chính (một danh

từ, một tính từ, một động từ) cộng với một giới từ hoặc 'to-infinitive' hoặc 'mệnh đềthat' và được đặc trưng bởi tám loại cơ bản sau:

Trang 12

Loại thứ hai: những kết hợp từ từ vựng: không chứa giới từ, động từ nguyên

thể hoặc mệnh đề quan hệ nhưng bao gồm danh từ, tính từ, động từ và trạng từ.Nhóm này bao gồm bảy loại như sau:

L1 = động từ (có nghĩa là tạo ra / hành động) + danh từ / đại từ / cụm giới từ

ví dụ: come to an agreement, launch a missile

L2 = động từ (có nghĩa là xóa / hủy bỏ) + danh từ

ví dụ: reject an appeal, crush resistance

L3 = [tính từ + danh từ] hoặc [danh từ được sử dụng trong một cách tính từ thuộcdanh từ +]

ví dụ: strong tea, a crushing defeat, house arrest, land reform

L4 = danh từ + động từ đặt tên cho các hoạt động được thực hiện bởi một danh từđược chỉ định của này

ví dụ: bombs explode, bees sting

L5 = lượng hóa + danh từ

ví dụ: a swarm of bees, a piece of advice

L6 = trạng từ + tính từ

ví dụ: hopelessly addicted, sound asleep

L7 = động từ + trạng từ

ví dụ: argue heatedly, apologize humbly

1.1.5 Đặc điểm của kết hợp của từ

Để thảo luận về bản chất của kết hợp của từ, nhóm tác giả dựa vào kiến thức

của mình, đồng thời tham chiếu đến các công trình của các nhà ngôn ngữ học khác

để khái quát những đặc điểm chung của chúng Nhìn chung, kết hợp của từ có ba

đặc điểm chính như sau:

1.1.5.1 Kết hợp của từ mang tính ‘độc đoán’ (arbitrary)

Những người học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai thường thắc mắc tạisao người bản xứ chỉ lựa chọn dùng một từ nào đó trong cả danh sách các từ có

cùng lớp nghĩa trong từng ngữ cảnh Lewis (2000) chỉ ra rằng kết hợp của từ không

được xác định bởi logic hoặc một quy tắc nào mà mang tính độc đoán, chỉ được

Trang 13

quyết định bởi các quy ước trong từng ngôn ngữ Trong đặc điểm đầu tiên này, từ

ngữ thường không được kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên Kết hợp của từ

không thể được phát minh bởi một người sử dụng ngôn ngữ thứ hai mà do ngườibản xứ sử dụng chúng theo bản năng Ví dụ: người nói tiếng Anh bản địa có thể nói

‘the lion roared’ chứ không bao giờ cử dụng từ bellowed (gầm lên) Do không có quy tắc nào về cách sắp xếp từ để hình thành kết hợp của từ từ nên cách tốt nhất là

xử lý cô lập từng cụm từ ở ngữ cảnh chúng phát sinh để quyết định những kết hợpcủa từ nào chấp nhận được và không thể chấp nhận được

1.1.5.2 Kết hợp của từ mang tính ‘phụ thuộc lĩnh vực’ (Domain-dependent)

Như đã thảo luận ở phần trước, người học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ

hai gặp khó khăn khi xác định kết hợp của từ là bởi chúng được hình thành do cách

lựa chọn từ để kết hợp với nhau theo thói quen và bản năng của người bản ngữ.Richards J.C et al (1992: 141) mô tả rằng tiếng Anh, cũng như các ngôn ngữ khác,phản ánh thế giới vật chất theo cách riêng của mình và nó có quy ước riêng, vì vậy,

nó tự điều chỉnh khả năng kết hợp của các từ ở từng ngữ cảnh khác nhau Do đó, kết

hợp của từ phụ thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể mà nó xuất hiện Thực tế là có những kết hợp của từ hoàn toàn đúng trong một ngôn ngữ nhưng có thể không được chấp

nhận trong một ngôn ngữ khác Lấy trường hợp của động từ ‘làm’ trong tiếng Việt

là một ví dụ Người Việt Nam thường nói ‘làm bánh’ và ‘làm bài tập’ Cùng là

động từ ‘làm’ nhưng ý nghĩa tương đương trong tiếng Anh của nó lần lượt lại là

make a cake và do the homework (sử dụng hai động từ khác nhau make và do).

1.1.5.3 Kết hợp của từ mang tính ‘không nhất thiết phải liền kề’ (not

necessarily adjacent)

Theo McCarthy M & O’Dell F (2005:15), những cụm kết hợp của từ có thể

đứng tiếp giáp nhau hoặc chỉ gần kề nhau chứ không nhất thiết phải luôn luôn liền

kề Ông khẳng định rằng mối quan hệ kết hợp vẫn tồn tại, mặc dù một vài từ có thểtách rời các từ khác hoặc thay đổi về trật tự Ví dụ:

They rejected my appeal.

The rejection of his appeal was a great shock.

My application succeeded.

She made a successful application.

Getting our application approved took ages.

Trang 14

You have to submit your application for approval.

1.1.6 Vai trò của kết hợp của từ trong dịch thuật

Thuật ngữ dịch thuật (translation) có nội hàm rất rộng Nó có nghĩa là mộtquá trình chuyển đổi văn bản ở ngôn ngữ gốc sang văn bản ở ngôn ngữ đích Đôikhi thuật ngữ này còn được dùng với ý nghĩa bao trùm cả quá trình chuyển dịch vănbản ở dạng nói được gọi là phiên dịch (interpreting) Ở đây có thể là quá trình dịchthuật của con người nhưng có khi cũng bao hàm quá trình dịch của máy (dịch máy)

Hiện tại có rất nhiều định nghĩa về dịch thuật (con số có thể đến hàng trăm),mỗi định nghĩa đều làm sáng tỏ một vài khía cạnh quan trọng của khái niệm 'dịchthuật' song gần như chưa có một định nghĩa đơn lẻ nào bao hàm được hết đặc điểmphức tạp, đa dạng và rất khó nắm bắt của khái niệm này Tuy vậy để có cở sở lýluận cho quá trình dịch một số văn bản chứa kết hợp từ của động từ ‘do’, đề tài lựachọn một định nghĩa được thừa nhận rộng rãi ở Việt Nam là Từ điển tiếng Việt của

Viện Ngôn ngữ học Theo đó: "Dịch là quá trình chuyển đổi nội dung diễn đạt từ ngôn ngữ (hoặc hệ thống tín hiệu) này sang ngôn ngữ (hoặc hệ thống tín hiệu) khác."

Trong dịch thuật, hiện tượng một số từ thường hay xuất hiện bên cạnh một số

từ nhất định khác (còn gọi là kết hợp của từ) luôn gây khó khăn nhất định cho người

dịch, ở bất kỳ trình độ hay ngôn ngữ nào Chẳng hạn như khi dịch từ tiếng Anh sang

tiếng Việt, người dịch phải lựa chọn kỹ lưỡng giữa các từ ‘quả, củ, trái, bắp’ để ghép với các từ như: ‘chuối, cam, ngô, khoai’ Quan trọng hơn, khả năng kết hợp

của từ trong từng ngôn ngữ lại không giống nhau Theo ‘Giáo trình biên dịch 2’(Khoa Ngoại ngữ-Đại học Hùng Vương, 2013) thì có những cặp từ chấp nhận được

ở tiếng Việt nhưng cặp từ tưởng chừng như tương đương lại không được chấp nhận

ở tiếng Anh , và ngược lại Ví dụ, nếu tra từ điển Anh-Việt thì ‘thực hiện’ có thể có các nghĩa sau: ‘carry out, perform, undertake’ Trong tiếng Việt, động từ ‘thực hiện’ có thể kết hợp với những danh từ như: ‘thực hiện chuyến viếng thăm, thực hiện cam kết, thực hiên nhiệm vụ, thực hiện giấc mơ’, tuy nhiên mỗi danh từ tương ứng trong tiếng Anh lại thường đi với một đông từ khác nhau, ví dụ: ‘pay a visit’,

‘undertake a commitment’, ‘carry out a task’ hay ‘realize a dream’…

Một bản dịch sẽ không thể hoàn chỉnh nếu người dịch không truyền tải được

ý nghĩa của các kết hợp của từ trong ngữ cảnh đó, nói cách khác, việc thành thạo về

Trang 15

1.1.7 Tóm lược lịch sử nghiên cứu về kết hợp của từ

Trong thực tế, thuật ngữ kết hợp của từ đã được biết đến từ rất sớm, ngay từ

khi tiếng Anh hình thành Lúc đầu, vấn đề này chưa được chú trọng trong giảng dạy

và học tập từ vựng của người học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (ESL) Thôngthường, từ vựng chỉ được dạy và học dưới dạng những từ độc lập Tuy nhiên, cùngvới sự phát triển của phương pháp sư phạm cũng như nhu cầu ngày càng cao của

người học, đã có nhiều nghiên cứu về những kết hợp của từ trong tiếng Anh ở lĩnh

vực giảng dạy Tiếng Anh như một ngôn ngữ nước ngoài (EFL) Có rất nhiều nhà

ngôn ngữ đã chọn nghiên cứu thuật ngữ này cũng như tầm quan trọng của chúng

trong việc tiếp nhận vốn từ vựng và quá trình giảng dạy như Firth (1957), Gairns &Redman (1986), Halliday (1966), Sinclair (1966), McCarthy (1990), Hill (1999)

Nghiên cứu những kết hợp của từ là một chủ đề thú vị, phù hợp nhu cầu thiết thực

mà người học cần đến Rõ ràng, bất cứ người học nào muốn giao tiếp như người

bản xứ sẽ phải đối diện với những thách thức về kết hợp của từ.

Gần đây, vấn đề kết hợp của từ đã được quan tâm nhiều hơn Trong cuốn sách “English collocations in use”, McCarthy & O’Dell (2005) đã đưa ra định nghĩa một cách đơn giản về kết hợp của từ kèm với các ví dụ cũng như bài tập cho người học thực hành Cuốn sách này cũng cung cấp những kết hợp của từ về một số chủ đề thường xuất hiện trong các cuộc hội thoại hàng ngày Những kết hợp của các

động từ chỉ hoạt động hàng ngày được đưa vào một bảng trong đó liệt kê nhữngcụm từ và ví dụ về chúng cùng một số lời khuyên để ghi nhớ chúng, một số bài tậpthực hành cũng được kèm theo sau đó Bahns & Eldaw (1993), trong bài viết

“Should we teach EFL students collocations”, nhấn mạnh tầm quan trọng của kết hợp của từ Nghiên cứu của họ điều tra nhận thức về kết hợp của từ trong tiếng Anh

của những người học EFL trình độ cao ở Đức bằng các bài tập dịch và điền từ Kếtquả cho thấy, người học nên tập trung vào những cụm từ mà không có cách nào cóhiểu được nếu không biết nghĩa từ trước Trong bài viết của mình, Bahns & Eldaw

(1993) cũng chỉ ra rằng việc dạy những kết hợp của từ cho người học EFL nên tập trung vào các kết hợp mà không có cách dịch tương đương trực tiếp sang ngôn ngữ

mẹ đẻ Tương tự như vậy, Hill J (1999) coi kết hợp của từ là một phạm trù tồn tại

nhiều vấn đề nhưng đang bị bỏ quên trong các lớp học EFL Ông sử dụng hai câuhỏi bằng tiếng Anh và tiếng Ả Rập, liên quan đến những kết hợp phổ biến về thựcphẩm, màu sắc, và thời tiết để hỏi các giáo viên dạy tiếng Anh chuyên ngành và

Trang 16

giáo viên dạy ngôn ngữ Anh Kết quả cho thấy cả hai nhóm giáo viên đều thiếu hụt

vốn kết hợp của từ.

Cũng như người học các ngôn ngữ khác, người học Việt Nam cũng gặp khó

khăn khi tiếp thu những kết hợp của từ tiếng Anh Trong một cuộc hội thảo tại Đại học Western Sydney, Trinh (1995) cho rằng việc học kết hợp của từ là một khó

khăn đối với bất kỳ người học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai nào Tác giả cũngkhẳng định rằng người học Việt Nam có xu hướng thiên về học ngữ pháp, cho nên

họ thường mắc rất nhiều lỗi với các bài tập dạng điền từ liên quan đến kết hợp của

từ Theo ông, vấn đề cốt lõi mà người học tiếng Anh ở Việt Nam cần quan tâm là

việc sử dụng được những kết hợp của từ không quan trọng bằng việc bạn có đủ khả năng để hiểu chúng Ngay từ khi chưa đạt đến trình độ thành thạo kết hợp của từ

như người bản xứ, sinh viên vẫn phải đối mặt rất nhiều những cụm từ như vậy khiđọc bài và khi nghe tiếng Anh trên truyền hình, phim ảnh hay ngay cả trong các bàihát

Nhìn tổng thể, các đề tài trên đều là các công trình có giá trị to lớn, là cơ sở

lý luận cho các nghiên cứu sau này Tuy vậy, dù đã có nhiều học giả trong và ngoài

nước quan tâm đến kết hợp của từ, nhưng cho đến nay, hầu như chưa có một công

trình chi tiết nào về những kết hợp của động từ 'do' trong tiếng Anh và tiếng Việt.Trong khuôn khổ của đề tài này, nhóm tác giả muốn tập trung khảo sát loại kết hợpgiữa ‘động từ + cụm danh từ’, cụ thể là với động từ ‘do’ để xây dựng một cơ sở dữliệu tham khảo cho các sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại khoa Ngoại ngữtrường Đại học Hùng Vương Bên cạnh đó, các cách diễn đạt tương đương trong

tiếng Việt của các kết hợp này cũng được đưa vào so sánh, đối chiếu.

1.2 Động từ trong tiếng Anh

1.2.1 Khái niệm về động từ

Trong hầu hết các ngôn ngữ, động từ là những từ chỉ hành động, trạng tháicủa sự vật, hiện tượng Trong tiếng Anh động từ là thành phần quan trọng nhấttrong đại đa số các câu Bên cạnh đó, tiếng Anh là ngôn ngữ có đặc thù ‘chia độngtừ’, tức là cùng một động từ nhưng đi với các chủ ngữ khác nhau, xảy ra tại các mốcthời gian khác nhau thì sẽ có hình thức khác nhau Để có được hiểu biết đầy đủcũng như phân biệt giữa động từ và các hình thức khác của động từ đó trong tiếng

Trang 17

Anh, đề tài lựa chọn tham khảo công trình của Richards et al (1992:398) Ông đưakhái niệm rằng một từ là động từ khi nó thỏa mãn tiêu chuẩn sau đây:

0 biểu thị một hành động hoặc trạng thái

1 đóng vai trò là một phần của vị ngữ của một câu

2 mang dấu hiệu thể hiện các đặc điểm ngữ pháp như thì, thể, ngôi …

1.2.2 Phân loại động từ

Có nhiều cách khác nhau để phân loại động từ nhưng về cơ bản, để phân loạiđộng từ một cách chính xác cần phải phân tích chúng một cách tổng quát Trongnghiên cứu này, nhóm tác giả lựa chọn mô hình phân chia động đã được thừa nhậnrộng rãi của Quirk et al (1972:69) và Biber et al (1999:358) Theo họ, có hai nhómđộng từ chínhtrong tiếng Anh: Auxiliary verbs (trợ động từ) và Lexical verbs (động

từ thường) được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:

phrasticPrimary

Peri-Auxiliary

aspectual passive

Auxiliary Verbs Modal

Trang 18

1.2.2.1 Trợ động từ (Auxiliary verbs)

Trong tiếng Anh trợ động từ (Auxiliary verbs hay helping verbs) không baogiờ tồn tại độc lập trong câu mà bắt buộc phải kết hợp với các động từ hoặc yếu tốkhác tạo thành cụm động từ của câu Ngoài ra chúng cũng là yếu tố bắt buộc đểhình thành các dạng phủ định và câu hỏi Trợ động từ không thể giữ vai trò là động

từ chính trong câu

Ví dụ: I can swim/dance/play football (không dùng I can football)

I don’t know what you mean.

Do you like football?

They have to go outside to eat.

1.2.2.2 Động từ thường (Lexical verbs)

Động từ thường (Lexical verbs) là những động từ biểu thị hành động hoặctrạng thái Động từ thường có thể giữ vai trò là động từ chính trong câu Xem xét ví

dụ sau đây:

Tim’s mother met his teacher at school

(Mẹ của Tim đã gặp cô giáo của mình ở trường.)

What did Miss Jackson give Tim’s mother?

(Hoa hậu Jackson đã cho mẹ của Tim những gì?)

He didn’t improve his Spanish grammar.

(Ông đã không cải thiện ngữ pháp tiếng Tây Ban Nha của mình.)

Các từ meet, give và improve trong các câu trên chính là các động từ chính

của câu Một động từ được coi là động từ thường nếu nó có đủ năm hình thức(forms) được trình bày chi tiết trong phần dưới đây

1.2.3 Động từ ‘do’ trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, ‘do’ vừa có thể được sử dụng như một trợ động từ, vừa nhưđộng từ thường, giống như ‘have’ and ‘be’ Nó là một trong những trợ động từ phổbiến nhất Trong trường hợp này, ‘do’ không có nghĩa cụ thể nào mà thường xuấthiện trong câu khi muốn hình thành dạng nghi vấn và phủ định Đặc biệt ‘do’cũngđược dùng để nhấn mạnh hoặc để tránh cảm giác lặp lại trong câu đáp lời

Trang 19

Khi đóng vai trò là động từ thường, các hình thức của ‘do’ (forms) rất cùngphong phú với đầy đủ các đặc điểm về thì, thể, ngôi …

Hiện tại Do / does do not / does not don’t / doesn’t

(Quirk R et al., 1972: 77)

Thứ nhất: trợ động từ ‘do’ được sử dụng trước một động từ thường để tạo

thành câu phủ định và nghi vấn

Ví dụ:

He doesn’t answer when we call.

Do you smoke? – Yes, I do (or No, I don’t).

Trong một số câu hỏi đuôi (Question tags) trợ động từ ‘do’ cũng xuất hiện,dùng để tạo nên câu hỏi lặp lại và thường mang nghĩa “có phải không”

Ví dụ:

You live in Việt Trì, don’t you?

He married his teacher’s daughter, didn’t he?

Thứ hai: trợ động từ ‘do’ được dùng để tránh sự lặp lại của một động từ đã

được đề cập trước đó trong câu Ví dụ:

He sings better than you do (He sings better than you sing)

Many people like a cup of coffee after they get up in the morning My father does (= “My father likes a cup of coffee after he gets up too”).

Thứ ba: 'Do' được dùng trong các câu cầu khiến

Ví dụ:

Do sit down! He did say he would be here at six

Don’t look!

Trang 20

Don’t be noisy!

Thứ tư: 'Do' có chức năng nhấn mạnh cho động từ chính của câu, chẳng hạn

thời điểm động từ diễn ra là hiện tại, quá khứ hay như trong cấu trúc đảo ngữ Vídụ:

You do look nice today!

He did come to the party as he promised.

So much did he eat that he could not move for the next hour.

số ít)

Quá khứ

HIện tại phân

từ -ing

Quá khứ phân

You have to do all the homework the teacher assigned.

What are you doing? – I am learning English.

Trong hầu hết các trường hợp trên, 'do' được sử dụng trong các kết hợp cốđịnh và sẽ được thảo luận trong các phần sau

Trang 21

CHƯƠNG 2: SỰ KẾT HỢP CỦA ĐỘNG TỪ ‘DO’ VÀ CÁCH DIỄN ĐẠT

TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT

'Do' là động từ rất phổ biến trong tiếng Anh Nó được dạy cho người họctiếng Anh ngay từ những giai đoạn đầu tiên của quá trình học ngoại ngữ, như trong

những câu như “How do you do? What do you do? How are you doing?” Đối với

những người đang học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai, hoặc thậm chí ngườinói tiếng Anh ở mức khá, động từ 'do' vẫn gây ra không ít khó khăn vì nó xuất hiệntrong rất nhiều tổ hợp từ cố định Rất nhiều trong số những cách diễn đạt đó là

những kết cấu cố định như: do homework, do business, do someone a favour, do the shopping… Ngược lại, 'do' lại không kết hợp với những cụm danh từ như a change,

a choice, a decision, a feeling, the commitment… Vì vậy, người học phải đối mặt

với thách thức lớn trong việc sử dụng các kết hợp từ thích hợp của động từ 'do'.Trên thực tế, người học luôn luôn có những nghi ngờ và mắc lỗi khi sử dụng động

từ này, đặc biệt là những người học ở trình độ thấp như học sinh tại các trường phổthông, cao đẳng, đại học không chuyên tiếng Anh Người ta thường hiểu nghĩa của

từ 'do' là: ‘làm’ việc gì đó, nhưng động từ này còn được sử dụng như một thành tốkhông thể thay thế trong các kết hợp với các thành phần ngôn ngữ khác Chươngnày tập trung làm sáng tỏ việc sử dụng đúng những kết hợp của động từ 'do' và cungcấp cho người đọc những hiểu biết sâu hơn về chúng

Để thực hiện mục tiêu trên, nhóm tác giả lựa chọn phương pháp khảo sát tất

cả các kết hợp chứa ‘do+cụm danh từ’ từ các bộ từ điển trong và ngoài nước (chủ

yếu là cuốn Oxford Dictionary of Collocation), một số trang web uy tín về kết hợp

từ tiếng Anh (www just-the-word com ) Sau đó, nhóm nghiên cứu thực hiện phân

loại những kết hợp của ‘do’ thành những chủ đề liên quan đến nhau, có thể là vềmặt ý nghĩa hoặc lĩnh vực áp dụng Việc phân loại này sẽ giúp người đọc dễ dàngghi nhớ hơn khi nhớ máy móc từng kết hợp của ‘do’ Ngoài ra, nhóm tác giả cũngsưu tầm và chọn lọc một số công trình song ngữ Anh-Việt phổ biến để khảo sátcách dùng và các cách diễn đạt tương đương của ‘do’ sang tiếng Việt Tuy vậy,trong phần này nhóm tác giả không có tham vọng bàn về các vấn đề dịch thuật trongcác ví dụ song ngữ trích dẫn Do đó, những câu dịch ra tiếng Việt chỉ được sử dụng

để minh họa cho các ý nghĩa tương đương của động từ ‘do’

Trang 22

Chương này bắt đầu với những kết hợp ‘do+ cụm danh từ’, tiếp theo là ýnghĩa của chúng trong các ngữ cảnh khác nhau Tất cả các ví dụ đều được đưa radưới dạng song ngữ Anh-Việt để người đọc có được cái nhìn so sánh và đối chiếu.

Ví dụ:

0 Please let me know if there is something I can do for you.

Nếu tôi có thể giúp được gì thì cứ nói nhé.

[20: 23]

1 Well, we can still do some window shopping, can’t we?

Này, mình vẫn có thể đi ngắm hàng cơ mà, đúng không?

[21: 66]

2 I like the way you do your hair.

Tôi thích kiểu làm đầu của bà.

[21: 65]

3 They are doing one Shakespeare’s play next month.

Tháng tới họ sắp diễn một vở kịch của Shakespeare.

[23: 45]

4 The doctor did the usual things, which proved his first opinion.

Bác sĩ làm những việc thường lệ, điều này chứng tỏ cho ý kiến ban đầu củaông

[23: 38]

5 I’m still doing research for my thesis.

Tôi vẫn còn đang nghiên cứu để làm luận văn

[24: 21]

Trong những trường hợp này, 'do' là ngoại động từ, do vậy nó cần một tânngữ sau nó Nhìn chung, các cách diễn đạt tương đương trong tiếng Việt có trật tự

Trang 23

từ và cấu trúc tương tự như trong tiếng Anh Tuy nhiên, trong tiếng Việt chúng takhông sử dụng cụm danh từ trước động từ như trường hợp trong (i) Do đặc trưng

không nhất thiết phải đứng liền kề nhau của kết hợp của từ, cụm danh từ có thể

được theo sau bởi động từ 'do' trong trường hợp này Tuy vậy, chúng ta không thể

sử dụng nguyên mẫu này trong tiếng Việt Nếu không, câu (i) không có ý nghĩa:

* (i’) Nếu tôi có thể gì giúp được thì cứ nói nhé.

2.2 Ý nghĩa

Nhìn chung, 'do' được sử dụng với ý nghĩa ‘làm một hoạt động nào đó’ Đây

dường như là nghĩa chung nhất trong số các ý nghĩa của động từ này.Dưới đây là

một số ví dụ thể hiện ý nghĩa của những kết hợp của 'do' trong các ngữ cảnh khác

nhau

2.2.1 'Do' dùng cho các hoạt động chung chung

'Do' được sử dụng đặc biệt là với các từ chứa ‘-thing’ như 'something,

nothing, anything, everything để chỉ những hành động đó là không xác định hoặcchưa được biết đến Những hoạt động đó mang tính chung chung, mơ hồ, hoặckhông xác định

Ví dụ:

(1) ‘You cannot do anything against me!' said Death.

Ngươi không Φ chống lại được ta đâu! - Thần Chết dọa

[22: 58]

(2) "That one costs 1,000 dollars because it can do everything the other parrot

can do plus it knows how to use the UNIX operating system."

“Con vẹt đó giá 1000 đô la vì nó có thể làm mọi việc những con vẹt khácbiết làm thêm vào nó có thể dùng hệ điều hành UNIX.”

[23: 82]

(3) His eyes glittered, but he did nothing.

Mắt chàng sáng lên, nhưng chàng không hành động gì

[25: 76]

(4) Again he did something that he had not done for a long time.

Trang 24

Một lần nữa anh đã làm một việc mà anh không hề làm trong một thời giandài.

[24: 28]

Những ví dụ này cho thấy, chúng ta không thể biết chính xác rằng hành động

đề cập ở đây là gì Các hành động cụ thể chỉ có thể được hiểu giữa những ngườinói-người nghe trong bối cảnh cụ thể Trong hầu hết các trường hợp, cách diễn đạt

tương đương trong tiếng Việt của ‘do’ là 'làm', như trong (2) và (4) hoặc ‘hành

động’ trong (3), nhưng đôi khi 'do '= Φ (được bỏ qua) như trong (1), nghĩa 'làm gì'

được bỏ qua

2.2.2 'Do' dùng cho các hoạt động chứa V-ing.

'Do' được sử dụng với ‘the, my, some, much… + V –ing’ để đề cập đến mộtloạt các hành động ở dạng V –ing vô cùng phong phú Chúng ta sử dụng 'do' với các

hoạt động kết thúc bằng '-ing' như do some gardening, do some thinking, do some painting… Tuy nhiên, cách sử dụng này nghe không được tự nhiên và thường được diễn đạt theo một cách khác Chẳng hạn, 'I did some studying this afternoon' thường được thay bằng 'I studied this afternoon'

Ví dụ:

(5) “Then you’ll be doing your buying in hell!”

“Nếu vậy quí vị ắt phải xuống tận âm ti mà mua.”

[23: 98]

(6) He did the sitting down, and he stood up to do it…

Gã ngồi mà vung tay, rồi lại đứng lên vung tay…

[20: 36]

(7) You do the painting and I’ll do the papering.

Anh quét vôi rồi tôi sẽ dán giấy.

[21: 54]

(8) He does some writing in his spare time.

Cậu ấy viết chút ít vào thời gian rỗi

[24: 57]

Trang 25

Những cụm từ này có thể được sử dụng thay cho các động từ khác: to buy =

to do your buying; to sit down = to do this sitting down; to read = to do some reading, to rest = to do some resting… Tuy nhiên, chúng ta vẫn sử dụng ‘do + V- ing’ khi muốn diễn tả ý nghĩa rộng và mơ hồ, không cụ thể như trong ví dụ: ‘do some reading’ mang nghĩa bí ẩn hơn ‘read a novel’.

Cần tránh nhầm lẫn giữa kết hợp ‘do + ing’ với ‘go + ing’ bởi ‘go +

V-ing’ mang nghĩa ‘đi tới địa điểm nào đó cho một hoạt động (activity) nào đó’ Tức

là ‘go’ nhấn mạnh tới việc ‘đi’ tới nơi nào đó và ‘hoạt động’ ở đây thường là nhữnghoạt động vui chơi để nghỉ ngơi, thư giãn

Ví dụ: to go fishing: to go to a pond, lake… for relaxing (=fishing)

to go camping: to go to a mountain, countryside… for a holiday

Các ví dụ song ngữ trên cũng cho thấy rằng: ‘do’ chỉ đi với các động từ ở

dạng V-ing khi động từ đó biểu thị một hành động (action) Cho nên việc dùng to

do some thinking thì có thể chấp nhận được nhưng to do some loving thì không

Thông qua việc phân tích cách dịch sang tiếng Việt ở các câu ví dụ trên cóthể tổng quát lại rằng, cách diễn đạt tương đương trong tiếng Việt của các kết hợp

từ của ‘do’ khi dùng với các hoạt động chứa V-ing chính là nghĩa của các động từđược sử dụng trong mẫu V–ing (danh động từ) đó

2.2.3 'Do' dùng cho một hoạt động hoặc một nhiệm vụ

'Do' được sử dụng để biểu thị một công việc hay nhiệm vụ nào đó: do your work, do your job (làm việc) Ví dụ:

(9) Malemute Kid’s frightful concoction did its work.

Thứ rượu pha kinh khủng của Tịnh-Ngôn đã có công hiệu

[20: 10]

(10) The idea that you can do this work without thinking is quite wrong.

Ý kiến cho rằng bạn có thể làm việc này mà không cần suy nghĩ là hoàn toànsai lầm

[25: 42]

(11) … he had done great deeds and made his name a curse in the mouths of the

Pellys,…

Trang 26

… lão đã thực hiện nhiều thành tích lớn lao và đã làm cho người Bê Ly luônmiệng nguyền rủa tên lão…

[23: 16]

(12) You’ve done a wonderful job.

Cậu vừa hoàn thành một công việc tuyệt vời

[24: 42]

(13) Reporter : "But I've been sent to do the murder"

Phóng viên : - Nhưng tôi được phái đến đây làm vụ án mạng này

[21: 46]

Ngoài ra, chúng ta thường sử dụng ‘do’ với các công việc hoặc nhiệm vụ

hàng ngày như trong các kết hợp: do your chores/ housework (làm việc vặt, việc nhà), do the dishes (làm các món ăn), do the food for a party (làm thức ăn cho một

bữa tiệc), do the garden (làm vườn), do the ironing (là ủi), do the laundry (giặt là)

Ví dụ:

(14) I’ll do the washing if you do the ironing.

Em sẽ rửa bát nếu anh là quần áo.

[22: 18]

(15) Jane, it’s your turn to do the dishes.

Jane, đến phiên con rửa chén đấy

[24: 65]

(16) Yesterday after work I went to M1 to do the shopping

Hôm qua tôi rẽ đường quốc lộ 1 đi mua sắm sau khi xong công việc.

[21: 7]

Ngoài ra 'do' chính là động từ thường dùng nhất để nói về các nhiệm vụ trong

học tập, bài tập về nhà, và các nhiệm vụ chung chung khác Ví dụ: do homework (làm bài tập về nhà), do the duty (làm nhiệm vụ), do your homework (làm bài tập về nhà), do a photocopy (làm một bản sao), do a translation (làm một bản dịch)…

Ví dụ:

(17) The trouble with Mary is that she never does any homework.

Trang 27

Điều rắc rối cho Mary là cô bé chẳng hề làm một bài tập ở nhà nào cả.

[20: 20]

(18) We’ll do some exercises practicing these collocations tomorrow.

Chúng con sẽ làm bài tập thực hành những sự kết hợp tự nhiên này vào ngàymai

[22: 18]

(19) I only did the duty of a faithful servant, I said.

Tôi nói tôi chỉ làm phận sự của một người đầy tớ trung thành

[23: 35]

(20) ‘I only do His will’, replied Death.

Thần Chết nói: Ta cũng chỉ tuân theo lệnh của Thượng Đế mà thôi

[22: 32]

Trong ví dụ trên, ‘do’ được dịch thành nhiều nghĩa khác nhau trong tiếng

Việt như: làm, thực hiện, hoàn thành, có công hiệu Trong đại đa số các câu, động

từ 'do' mang nghĩa là 'làm', nhưng khi sử dụng ở thì hiện tại hoàn thành nghĩa của

'do' trong tiếng Việt biến thành ‘hoàn thành’, hoặc khi dùng với các công việc hoặc

nhiệm vụ hàng ngày thì nó thường mang nghĩa của chính hoạt động đó trong tiếng

Việt như: rửa (bát, đũa), là ủi, giặt (quần áo)….

2.2.4 'Do' dùng với nghĩa “làm, tạo ra”

'Do' được sử dụng khi muốn nói ai đó sản xuất, tạo ra một cái gì đó bằng tay,

hoặc kỹ năng: do the food for a party (làm thức ăn cho một bữa tiệc), do a sketch (làm một phác thảo), a translation (một bản dịch), some writing (một văn bản)…

Ví dụ:

(21) Microsoft does thousands of millions of dollars in business each year.

Microsoft làm ra hàng ngàn triệu đô la trong việc kinh doanh mỗi năm

[25: 8]

(22) She did five copies of the agenda.

Cô ấy phô tô năm bản công việc phải làm

[21: 68]

(23) Does this pub do lunches?

Trang 28

Quán ba này cung cấp bữa trưa chứ?

[22: 35]

(24) Who’s doing the food at the wedding reception?

Ai chuẩn bị đồ ăn cho bữa tiệc cưới vậy?

[22: 35]

(25) I’ll do a translation for you.

Tôi sẽ dịch cho anh.

[21: 38]

(26) The Dramatic Society are doing Hamlet next year.

Nhà hát kịch Dramatic Society có ý định sản xuất vở Hamlet trong năm tới

[24: 14]

Khi sử dụng với nhóm nghĩa này nhiều người có thể nhầm lẫn giữa ‘do’ với

‘make’ trong một số trường hợp Điều này là bởi cả ‘do’ và ‘make’ đều có nghĩa là

‘làm’, đều là những động từ rất phổ biến trong tiếng Anh Hơn nữa các kết hợp từcủa cả hai cũng rất phong phú Chẳng hạn như, người ta cũng có thể dùng ‘make’

khi nói make the food for a party, make breakfast/tea/coffee Tuy vậy, trong thực

tế, sự khác biệt giữa khả năng kết hợp từ của ‘do’ và ‘make’ là khá rõ ràng ‘Make’

thường diễn tả các hoạt động sản xuất (produce), tạo ra (create/invent) cái gì đó cụ thể mà ta có thể chạm vào được, còn ‘do’ chỉ mang nghĩa thực hiện một hành động (carry out an action) Hơn nữa, ‘do’ nhấn mạnh đến hành động còn ‘make’ nhấn

mạnh đến sản phẩm tạo ra

Ví dụ: Người tà thường nói make plans, make a mistake, make noise, make money, make an excuse, make an effort… chứ không dùng ‘do’.

Hoặc như:

She does the food for a party (nhấn mạnh đến hành động ‘làm’)

She makes the food for a party (nhấn mạnh đến thực phẩm)

Cũng tương tự như các trường hợp ở phần trước, chúng ta không thể tách rờigiữa ‘do’ và các từ khác trong các cụm kết hợp từ khi muốn dịch chúng ra tiếngViệt và ‘do’ tựu chung lại vẫn được dịch là ‘làm’

Trang 29

2.2.5 'Do' dùng cho 'kinh doanh'

Trong tiếng Anh cho lĩnh vực kinh doanh, chúng ta thường thấy những kết

hợp từ của 'do' xuất hiện rất thường xuyên như do the accounts; the business; the catering; a deal; the marketing; the paperwork; some research; the stocktaking…

Ví dụ:

(27) I do business in this world.

Tôi giao dịch làm ăn ở ngay thế giới này.

[22: 82]

(28) Weather experts have done a lot of research in Tornado Alley.

Các chuyên gia về thời tiết đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu Hẻm Lốc

[20: 18]

(29) I did a deal with the car salesman and got a 15% discount for cash.

Tôi đã ký hợp đồng với người buôn xe và được nhận 15% giảm giá bằng

tiền mặt

[22: 66]

Khi sử dụng với các từ thuộc lĩnh vực kinh doanh, các kết hợp từ này

thể hiện rất rõ đặc tính “phụ thuộc lĩnh vực” (Domain-dependent) của mình Nghĩa

của các kết hợp từ này không chỉ phụ thuộc vào nghĩa của các danh từ mà ‘do’ kếthợp, chúng còn được quyết định bởi yếu tố “lĩnh vực kinh doanh” Vì vậy khi dịch,thông thường ta sẽ lấy nghĩa của chính danh từ sau ‘do’ làm nghĩa cho cả cụm vàvai trò của ‘do’ trong câu chỉ là về mặt cấu trúc ngữ pháp

2.2.6 ‘Do’ dùng cho 'thể thao'

Thông thường, chúng ta sử dụng động từ 'play' + một môn thể thao: play football, basketball… hoặc ‘go’: go swimming, cycling, canoeing, dancing… Tuy

nhiên, cấu trúc trên không phải là luôn luôn đúng khi sử dụng cho tất cả các loại

hình thể thao Trong một số trường hợp, ‘do’ là sự lựa chọn đúng như do aerobics, judo, athletics, gymnastics, karate, the high jump, the long jump, the pole vault, weightlifting, wrestling, yoga…

Ví dụ:

(30) Do you do a lot of sport?

Bạn có chơi thể thao nhiều không?

Trang 30

[20: 39]

(31) What kind of exercise do you do?

Anh tập loại hình thể dục nào?

[24: 10]

Thật không dễ để giải thích môn thể thao nào được sử dụng với 'do' vì không

có bất kỳ quy tắc cụ thể nào Dưới đây là một số phân tích và kinh nghiệm cá nhân

về động từ này khi sử dụng với các môn thể thao

"Play" được dùng với các trò chơi (games), các môn thể thao đồng đội và cácmôn mang tính cạnh tranh Hơn nữa, ‘play’ nhấn mạnh vào hoạt động ‘chơi’ vàkhông kết hợp với các từ ở dạng V-ing Trong khi đó, 'go' chỉ có thể đi với các hoạtđộng thể thao ở dạng V-ing nhưng là để rèn luyện bản thân chứ không nhấn mạnhđến tính chất cạnh tranh, thi đấu Cuối cùng, 'do' có thể được sử dụng cho cả hoạtđộng thể thao chứa V-ing và các danh từ thể thao khác Tuy nhiên ‘do’ khác ‘play’

ở chỗ nó được dùng nhiều với các hoạt động vui chơi giải trí, đặc biệt là những hoạtđộng có tính chất đơn lẻ, và không hoàn toàn là một môn thể thao Ví dụ:

(32) I can do only the ordinary breaststroke.

Tôi chỉ có thể bơi ếch bình thường

[22: 28]

(33) That (lifting weights) and I do an hour of aerobics every other day.

Tập tạ và thêm một giờ tập thể dục nhịp điệu hai ngày một lần

[24: 37]

(34) I like doing the crossword.

Tôi thích chơi giải ô chữ

[21: 83]

Tuy nhiên, ngay cả khi phân biệt như vậy cũng vẫn có những ngoại lệ: nhất

định Chẳng hạn, chúng ta chỉ dùng do weightlifting chứ không dùng với ‘go’ dù nó

ở dạng V-ing Phân tích này một lần nữa phản ánh rõ nét đặc tính ‘độc đoán’ (arbitrary) của kết hợp từ, đó là kết hợp từ không được xác định bởi bất kỳ logic

hoặc quy tắc nào mà chỉ được quyết định bởi các quy ước ngôn ngữ và cách lựachọn dùng từ của người bản xứ

Trang 31

2.2.7 'Do' dùng cho đối tượng của nghiên cứu

Với các đối tượng của nghiên cứu, chúng ta có thể sử dụng 'do': do English, mathematics, chemistry, physics Trong khi ‘study’ + a subject được ưu tiên sử

dụng khi mang nghĩa một môn học đơn thuần ở trường phổ thông, đại học thì ‘do’ +

a subject lại phổ biến hơn khi nói về một đề tài của lĩnh vực nghiên cứu khoa học

Ví dụ:

(35) I can do arithmetic and some algebra – a little.

Tôi cũng biết số học và một ít đại số học

[20: 92]

(36) She did maths, physics and chemistry at school.

Ở trường cô ấy học toán học, vật lý học và hóa học

[22: 63]

(37) Do you do science at school?

Bạn có học khoa học ở trường không?

[23: 47]

(38) She did economics at Sheffield University.

Cô ấy học kinh tế tại Đại học Sheffield

[23: 48]

(39) I did history and economics in high school.

Tôi học lịch sử và kinh tế học ở trường cấp ba

[21: 56]

Trong các ví dụ song ngữ trên, ‘do’ vẫn được dịch là ‘học’ (trong các câu 36,

37, 38, 39) Điều này khiến nhiều người có thể thắc mắc về sự khác nhau giữa ‘do’

và ‘study Tuy nhiên, đó là bởi khác biệt về mặt ý nghĩa giữa ‘do’ và ‘study’ là rấtnhỏ và nhiều trường hợp có thể thay thế lẫn nhau Nhìn chung, ‘study’ được dùngkhi người nói muốn liệt kê các môn học ở các cấp học một cách đơn thuần, còn ‘do’được dùng khi trong các trường hợp coi đó là đối tượng trong lĩnh vực nghiên cứukhoa học

Ngày đăng: 22/12/2014, 21:10

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w