Từng cá nhân phải tự đổi mới, vận động mọi người cùng đổi mới vươn lên đáp ứng với nhu cầu thực tế…” Vì vậy muốn nâng cao chất lượng học tập của học sinh, muốn phát huy hết tiềm năng tr
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HUYỆN EAHLEO
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SOẠN GIÁO ÁN CHO GIÁO VIÊN
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ MINH KHAI
Trang 2A PHẦN MỞ ĐẦU
a/ Cơ sở lý luận:
Học sinh tiểu học là mầm xanh mới nhú Nơi đây, từ vòng tay ấm áp của thầy
cô, các em được bước vào một môi trường mới, bắt đầu thực hiện quá trình xã hội hóa cá nhân Mầm non mới nhú này đòi hỏi sự chăm chút chu đáo với tình thương, trách nhiệm, tay nghề tinh xảo của các thầy giáo, cô giáo tiểu học Bằng trải nghiệm bản thân, mỗi chúng ta đều biết nhiều kĩ năng và thói quen tốt đẹp
đã được hình thành từ bậc học này và đã theo ta đi suốt cuộc đời Các thầy, cô giáo mẫu mực và tâm huyết đã để lại dấu ấn trong học sinh của mình từ bài học, cách dạy, các hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh Trong bài viết “Đối với chất lượng giáo dục cấp tiểu học” cuốn Giáo dục & Đào tạo Đăk Lăk số 27 tháng 11/2010 Thầy Phạm Văn
Nhăm, trưởng phòng giáo dục TH– MN đã nói “… Nâng cao chất lượng dạy và
học là một quá trình không thể đốt cháy giai đoạn, nóng vội mà phải từng bước
có kế hoạch kết hợp tình hình thực tê Đòi hỏi mỗi giáo viên và cán bộ quản lý phải kiên trì sáng tạo linh hoạt trong thực hiện Từng cá nhân phải tự đổi mới, vận động mọi người cùng đổi mới vươn lên đáp ứng với nhu cầu thực tế…” Vì
vậy muốn nâng cao chất lượng học tập của học sinh, muốn phát huy hết tiềm năng tri thức của các em thì người giáo viên luôn phải biết trăn trở, tìm tòi, khám phá, biết định hướng và biết vạch ra kế hoạch, phương án khi tổ chức các hoạt động dạy học Đối với người giáo viên, một giờ lên lớp bao gồm rất nhiều hoạt động, thao tác đòi hỏi phải xây dựng một kế hoạch, phương án cụ thể tối ưu nhằm giúp cho giờ giảng đạt chất lượng, đó chính là thiết kế giáo án
Trong giờ dạy, kể từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, người giáo viên cần phải biết sắp xếp các hoạt động sao cho phù hợp với trình độ, khả năng của học sinh giúp các em tự giác tích cực lĩnh hội các kiến thức Việc thiết kế giáo án chính là sự sắp xếp các hoạt động đó
Giáo án có một vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó giúp cho giáo viên vạch ra
rõ ràng phần trọng tâm mà học sinh bắt buộc phải biêt, từ đó giáo viên dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh khung thời gian, tăng giảm nội dung giảng dạy, đề phòng các trường hợp cháy giáo án, thừa thời gian khi dạy Việc soạn giáo án trước khi lên lớp giúp giáo viên vững vàng tự tin hơn khi tổ chức, hướng dẫn, hình thành khái niệm cho học sinh
b/ Cơ sở thực tiễn:
Trong nhiều năm qua, trường chúng tôi có rất nhiều thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đặc biệt là đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình và luôn năng động, họ say mê đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, song thực tế vẫn còn nhiều giáo viên chưa thực sự coi trọng đổi mới việc soạn bài, (bài soạn viết chiếu lệ, rập khuôn, sao chép từ sách giáo viên, từ giáo án cũ), chưa tập trung xác định mục tiêu, cách tổ chức các hoạt động dạy học, chưa làm rõ các đơn vị kiến thức, các kĩ năng cần hình thành cho học sinh trong bài học đó Mặt khác, việc soạn giáo án theo hướng tinh giản, điều chỉnh theo CV 896 rất thuận
Trang 3lợi cho giáo viên khi lập kế hoạch bài học nhưng khả năng thích ứng với sự đổi mới này giáo viên còn nhiều hạn chế nhất định Vì vậy việc thiết kế giáo án cần
có những đổi mới tích cực phù hợp với yêu cầu thực tế
Nhận thấy việc tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng bài soạn cho giáo viên là rất cần thiết và phù hợp với yêu cầu đổi mới Vì thế tôi mạnh dạn
chọn đề tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng soạn giáo án cho giáo viên ”
2) Mục đích nghiên cứu:
Trong quá trình dự giờ thăm lớp, qua kiểm tra giáo án của giáo viên tôi thấy
rõ việc xác định mục tiêu cho các hoạt động chưa hợp lý, chưa làm rõ các hình thức tổ chức học tập, bố trí thời gian, chưa phân chia nhóm đối tượng học sinh theo nhóm kiến thức, chưa xác định được phương án tổ chức cho từng nội dung bài học kiến thức, sự lúng túng của giáo viên khi gặp các tình huống: câu hỏi khó, câu trả lời ngoài luồng kiến thức từ phía học sinh đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý và kết quả học tập của các em
Hơn thế, việc tìm ra các giải pháp đã giúp đội ngũ giáo viên có kĩ năng tốt hơn trong thiết kế bài soạn theo hướng tinh giản và bổ sung tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian nghiên cứu nội dung giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay
Vì vậy việc đúc rút kinh nghiệm và tìm ra phương pháp soạn giảng phù hợp, phương pháp dạy học hợp lý theo chuẩn kiến thức kĩ năng sẽ giúp học sinh
tự tin hơn trong quá trình học tập và đạt kết quả tốt hơn
3) Đối tượng nghiên cứu:
- Đội ngũ giáo viên trong toàn trường, 24 giáo viên Trường TH Lý Tự Trọng, huyện EaHLeo, tỉnh Đăk Lăk
- Học sinh toàn trường: 650 em
4) Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Kĩ năng soạn bài của từng giáo viên theo từng khối lớp
- Kế hoach giảng dạy của giáo viên
- Những thuận lợi, khó khăn của giáo viên
- Trình độ học tập của học sinh ở các khối lớp
- Đặc điểm đối tượng học sinh theo từng lớp
5) Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá
- Phương pháp khảo sát (khảo sát chất lượng HS )
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp thực nghiệm (Tổ chức chuyên đề soạn giáo án)
- Phương pháp xây dựng giáo án mẫu
6) Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 9/2005 đến tháng 1/2011, tại Trường TH Lý Tự Trọng
Trang 4
B PHẦN NỘI DUNG 1) Đặc điểm tình hình:
Trường chúng tôi thành lập đã được gần 7 năm Qua nhiều năm theo dõi các hoạt động chuyên môn, sự hiểu biết về lĩnh vực giảng dạy, trình độ sư phạm của giáo viên trong các tiết dự giờ thăm lớp đã giúp tôi hiểu được rất nhiều về phong cách giảng bài, kĩ năng sư phạm và năng khiếu đặc biệt của giáo viên Các hoạt động chuyên môn, đặc biệt là công tác soạn giảng ở trường được xây dựng và lập kế hoạch từ khối tổ và triển khai cho từng giáo viên theo một trình tự hợp lý: Lập kế hoạch - xây dựng nội dung – triển khai thực hành – góp ý bổ sung – rút kinh nghiệm – điều chỉnh và đánh giá kết quả Công việc chuyên môn đã cuốn hút tôi, say sưa tìm kiếm và khám phá thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và chỉ đạo trực tiếp việc dạy và học của đội ngũ giáo viên, học sinh Từ
đó, tôi đã khuyến khích giáo viên mạnh dạn hơn trong đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, thi đua soạn nhiều giáo án tốt, giờ dạy hay, thi làm đồ dùng dạy học, thi soạn giáo án tinh giản trên một mặt giấy A4, thi thiết kế giáo
án điện tử, và tổ chức chuyên đề soạn giáo án bổ sung, chuyên đề soạn giáo án tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và tôi xem đây là một hoạt động bổ ích, đem lại kết quả thiết thực trong công tác dạy và học Thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm của ngành “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” Góp phần vào việc xây dựng trườnghọc thân thiện – học sinh tích cực đạt kết quả cao hơn
Phân tích tình hình soạn giáo án của giáo viên trong những năm qua:
Nhà trường đã thường xuyên đánh giá bằng những phương pháp như:
Tổ chức thi giáo án tốt, thi giáo viên dạy giỏi, thi làm đồ dùng dạy học đơn giản như: ( thẻ từ, bảng phụ, phiếu học tập,…), khảo sát kết quả học tập của học sinh, kết quả sinh hoạt tổ chuyên môn, từ phiếu đánh giá giờ dạy, phiếu thăm dò… Tôi nhận xét, thống kê chất lượng soạn giáo án trong năm học 2004 – 2005 (năm đầu tiên mới tách trường) từ đó tìm hiểu thêm quá trình lập kế hoạch của giáo viên còn những khó khăn, thuận lợi như thế nào để nhà trường có hướng điều chỉnh Kết quả khảo sát như sau:
Kết quả khảo sát năm học 2004 – 2005:
* Số giáo viên có giáo án tốt:
Trang 5* Số giáo viên xác định mục tiêu bài dạy:
* Một số biện pháp giáo viên còn tồn tại trong công tác soạn bài:
- Còn sử dụng giáo án cũ chép lại không thực hiện theo chuẩn kiến thức kĩ năng, không điều chỉnh đúng theo quy định của CV 896
- Còn có hiện tượng down load giáo án trên mạng (giáo án vi tính)
- Một số giáo viên còn thiếu các bước (cấu trúc) cơ bản của một tiết dạy
- Thiếu phần hỗ trợ cho học sinh khó khăn, học sinh yếu
- Ngại soạn giáo án bổ sung
- Chép lại y nguyên sách giáo viên, sách thiết kế
2) Nguyên nhân thực tế:
Việc đổi mới phương pháp soạn giáo án đã được quy định một cách chi tiết, đầy đủ tại công văn 896, nhưng hiện nay phần lớn giáo viên đang bị bó buộc bởi cách làm cũ: soạn giáo án thay vì lập kế hoạch bài học Mặt khác, do sức ỳ tâm
lý, thói quen làm việc nên giáo viên còn phụ thuộc giáo án cũ, sách giáo viên và sách thiết kế trong soạn bài Qua khảo sát thực tế tình hình soạn bài của giáo viên cho thấy đa số giáo viên không lập kế hoạch bài học mà chép lại bài soạn
cũ hoặc chép bài soạn từ sách giáo viên, sách thiết kế; một số khác chỉ thực sự quan tâm đến việc soạn bài khi mới ra trường hoặc khi được bố trí giảng dạy lớp mới (trước đó chưa giảng dạy), còn sau đó chép lại giáo án cũ Chỉ có rất ít giáo viên nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế và các tài liệu liên quan, đọc lại bài soạn (kế hoạch bài học) đã lập từ năm trước, sau đó đối chiếu với tình hình học sinh lớp mình đang giảng dạy để lập kế hoạch bài học hợp lý
Từ những thực trang trên cho thấy, mặc dù CV 896 đã ban hành nhưng vẫn tồn tại những cách làm khác nhau từ phía người thực hiện
Sau một thời gian thử nghiệm, chuyên đề, kiểm tra đánh giá, thực hành qua các tiết dự giờ đối với tất cả giáo viên từ khối 1 đến khối 5, bản thân tôi đã có
Trang 6nhiều kết quả khả quan Từ năm học 2004 – 2005 đến năm học 2009 – 2010 Các số liệu về xếp loại hồ sơ, giờ dạy được xếp loại như sau:
* Nhóm biện pháp kĩ năng soạn bài:
Bài soạn là kế hoạch của giáo viên để dạy học từng tiết, nó thể hiện một cách sinh động mối liên hệ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và điều kiện dạy học Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh cần phải hình thành kỹ năng soạn bài cho giáo viên Kỹ năng soạn bày gồm các kỹ năng sau:
- Kỹ năng xác định mục tiêu bài dạy.(lưu ý kĩ năng hỗ trợ)
Trang 7
- Kỹ năng xác định nội dung và cấu trúc bài dạy.
- Kỹ năng xác định các thông tin (tranh ảnh, tài liệu …) phục vụ cho hoạt động dạy học
- Kỹ năng xác định các hoạt động dạy học (hình thức tổ chức, phương pháp dạy học)
* Nhóm biện pháp xác định mục tiêu:
Về mục tiêu bài học bao gồm: Kiến thức, kỹ năng và thái độ cần căn cứ mục tiêu môn học và mức độ cần đạt của bài học cụ thể của đối tượng học sinh
để điều chỉnh (thêm, bớt) ở từng mục cho phù hợp
- Khi điều chỉnh ở mục tiêu, giáo viên cần thể hiện ở các hoạt động học, tránh mâu thuẩn (mục tiêu điều chỉnh, nội dung chép lại SGV)
- Phần bổ sung hỗ trợ chỉ khi cần thiết, tránh lạm dụng làm ảnh hưởng đến nôi dung của bài học
Vậy giáo viên cần lưu ý: khi soạn bài, xem nội dung bài học để diễn đạt lại mục
tiêu (cắt ở phần nào? Nói lại ở phần nào? VD Tập đọc: SGV yêu cầu đọc thuộc cả bài, giáo viên tùy theo đối tượng học sinh theo chuẩn mà sửa lại mục tiêu).
- Mục tiêu của việc lập kế hoạch bài học là làm rõ việc dạy cái gì, dạy vào lúc nào, dạy như thế nào và học sinh cần học ra sao?
(VD: Bài :” Mẫu giấy vụn” môn kể chuyện lớp 2, GV chỉ yêu cầu học sinh biết
thể hiện lời kể tự nhiên, không yêu cầu phải phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, việc thay đổi giọng kể theo từng vai.)
(VD: Tiếng “nghiêm” trong bài Chính tả : “Ngôi trường mới”, học sinh hay viết
“ng” đơn, giáo viên phải phân tích “ngh” kép… Nếu lớp viết yếu phải chấm
bài 100% để sửa lỗi cho các em.)
- Mục tiêu được xây dựng theo một trình tự hợp lý trong một tiết dạy, có nội dung ứng phó kịp thời và đón đầu những tình huống có thể xảy ra khi tổ chức giờ học với những đối tượng học sinh cụ thể
- Mục tiêu dạy học phải do học sinh thực hiện
- Xác định mục tiêu đúng, cụ thể thì mới có căn cứ để đánh giá chất lượng, hiệu quả học tập của học sinh
- Khi xác định mục tiêu cần phải tính đến việc đánh giá theo chuẩn
- Mục tiêu dạy học phải cụ thể, có khả năng đo được, đánh giá được
- Mục tiêu mỗi hoạt động học phải xác định được mức độ thành công của học sinh sau mỗi bài học đó
* Nhóm biện pháp xác định cấu trúc bài dạy:
Trang 8
Xác định cấu trúc của bài dạy cần phụ thuộc vào sách giáo khoa và đặc điểm của học sinh, điều kiện giảng dạy của nhà trường Ví dụ: giáo viên có sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo với mức độ khác nhau, khi đó giáo viên sẽ chọn nội dung dạy học theo cấu trúc sau:
- Mục tiêu bài giảng và những kĩ năng mà học sinh phải có được sau buổi học
- Tài liệu (sách giáo khoa, các tài liệu bổ sung và tham khảo khác)
- Phương pháp và kĩ năng giảng dạy
- Các bước và các bài tập dành cho học sinh/ tiến trình dạy (VD: Hoạt
động 1 sẽ tiến hành bài tập nào…HĐ2….)
- Sắp xếp công việc, các hoạt động tương tác trong lớp học (làm theo cặp hay theo nhóm, cá nhân, cả lớp…)
- Thời gian dành cho từng bài tập ở mỗi hoạt động ( VD: Câu 1a thảo
luận nhóm trong thời gian ? phút)
- Các vấn đề dễ nảy sinh.( VD: Ở bài tập câu b, có 1 HS đã đưa ra nhiều
cách giải khác nhau nhưng rất hợp lý và gây hứng thú học tập ,và thời gian của hoạt động này được tăng lên Vậy người giáo viên phải biết điều chỉnh hoạt động kế tiếp sau cho đúng thời gian quy định.)
- Một số bài tập và hoạt động dự trữ nếu tiết học còn thừa nhiều thời gian
- Bài tập về nhà
Đi vào cụ thể và chi tiết, trong quá trình và sau khi soạn xong một giáo án, giáo viên cần trả lời được những câu hỏi sau đây:
- Đi đến những đâu? (mục tiêu của bài học)
- Làm thế nào để đi đến đó? (phương pháp dạy, kĩ năng, sắp xếp công việc)
- Sử dụng những phương tiện gì? (tài liệu, các phương tiện hỗ trợ giảng dạy, nguồn tài liệu…)
- Hướng đi có đúng không? (thời gian giảng dạy, bài tập ứng dụng…)
- Tự đánh giá kết quả dạy và học sau khi áp dụng giáo án giảng dạy đó?
* Nhóm giải pháp xác định nội dung bài học:
Để xác định tốt nội dung bài học theo Công văn 896/GD&ĐT-GDTH ngày 13/02/2006 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, giáo viên phải biết nghiên cứu nội dung bài học trong sách giáo khoa và xác định được:
- Nội dung chính, phụ trong bài dạy
- Những sách, tài liệu có liên quan đến nội dung bài dạy: (VD: Khi dạy các
bài tập nâng cao cho học sinh, GV cần biết rõ bài tập đó ở cuốn sách nào, nhà xuất bản năm nào, có phù hợp với chương trình phổ thông không?)
Trang 9
- Đồ dùng trực quan phục vụ cho bài dạy.( VD: Đưa tranh để giải nghĩa từ
hay giới thiệu bài .trò chơi học tập…)
- Các ví dụ cụ thể được sử dụng trong bài soạn (VD: khi sửa lổi cho học
sinh, giáo viên cần soạn các ví dụ cụ thể như: - Em, (cháu) cảm ơn…ạ! Dùng
để đáp lời người trên, - Tôi ( tớ) cảm ơn… nhé! Dùng để đáp lời người dưới.)
- Độ khó của nội dung trong bài soạn ( VD: Bài “ Tìm Ngọc” các cụm từ “
Chó tranh ngậm ngọc….Mèo nhảy tới ngoạm ngọc đội ngọc trên đầu Quạ
đớp ngọc…” đều chỉ một động tác dấu ngọc của các con vật thông minh, giáo
viên cần hướng dẫn cho học sinh các tiếng trên đều là động từ chỉ hoạt động của
các con vật… Hoặc câu: “Những cánh hoa lấp ló trong cây” khác “Những
cánh hoa lấp ló trên cây)
- Nội dung tích hợp kĩ năng sống trong các bài học cho HS (VD: trong các
tiết chào cờ, tiết học ngoài trời, các tiết sinh hoạt tập thể, giáo dục các em
lồng yêu nước, yêu văn hóa dân tộc, lòng biết ơn Hay khi kiểm tra bài cũ
công việc thường xuyên trước mỗi tiết dạy giáo viên cũng có thể giáo dục
KNS cho HS như chỉnh đốn tác phong áo quần cho gọn gàng, ngay ngắn,
nhắc nhở các em cách đưa vỡ cho thầy cô bằng hai tay… ) Ví dụ:
Bài:Tiết kiệm nước (KH lớp 4, tuần 15): Bài soạn tích hợp KNS
I Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh hiểu vì sao phải tiết kiệm nước
- Kĩ năng : HS biết cách thực hành tiết kiệm nước ở gia đình và nơi công cộng.
+KNS: Xác định giá trị bản thân trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí
nước.
+KNS: Đảm nhận trách nhiệm trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước.
+ KNS: Bình luận về việc sử dụng nước, về tiết kiệm nước.
- Thái độ : Học sinh luôn có ý thức tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước.
II/ Đồ dùng dạy-học: - Giấy khổ to, bút màu cho các nhóm
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV tg Hoạt động của HS
1 Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi hs lên bảng trả lời
1.Chúng ta cần làm gì để BV nguồn nước?
- Nhận xét, cho điểm
3.Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp
bảo vệ nguồn nước.
- Hãy quan sát các hình trong SGK/60,61,
thảo luận nhóm đôi
- Gọi một số hs trình bày kết quả
Kết luận: Phê phán những việc làm sai để
- HS kể được một số hành vi sai…
Trang 10
Hoạt động 2: Tại sao phải thực hiện tiết
- Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước?
- Gọi HS nêu trách nhiệm của bản thân
khi Quan sát các hình 7,8
Kết luận: Nước trong thiên nhiên là có hạn
Tiết kiệm nước là tiết kiệm tiền cho bản
thân, vừa góp phần bảo vệ nguồn tài
nguyên nước
Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động tuyên
truyền tiết kiệm nước
- Thảo luận nhóm 6 xây dựng bản cam kết
tiết kiệm nước,
+ Tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền
+ Từng thành viên vẽ, từng phần của tranh
- QS hình vẽ, thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
*Những việc không nên làm: xả nước
tắm lãng phí…
* Việc nên làm: xả nước tắm vừa
phải
- Bạn nam nên vặn vòi nước vừa phải
để tiết kiệm nước,phải mất nhiều tiền
và công sức của nhiều người mới có
- Tiết kiệm nước để góp phần bảo vệ tài nguyên nước
- HS nêu: dặn mọi người không được xả nước ở nơi công cộng , phải biết nhường chỗ cho người khác dùng…
* Lưu ý: Những dòng in đậm là nội dung tích hợp kĩ năng sống
- Nội dung được bổ sung hoặc được điều chỉnh trong bài soạn bổ sung
- Trình tự các hoạt động của giáo viên, của học sinh
- Hình thức dạy học (cá nhân, hợp tác theo nhóm nhỏ, …)
*Thiết kế giáo án bổ sung:
Theo công văn 896 đã chỉ đạo đổi mới cách soạn giáo án để giáo viên có
thời gian tập trung vào công tác giáo dục Giáo án cần ngắn gọn nhưng có nhiều
thông tin (có thể chỉ khoảng một trang giấy A4) theo CV 790 SGD & ĐT/2009
vì vậy giáo viên cần tập trung vào nghiên cứu và soạn ở các phần cơ bản sau: