Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 229 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
229
Dung lượng
3,67 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Đặng Mỹ Hạnh GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT CHO BỘ ĐỘI HIỆN NAY QUA CA KHÚC VỀ BỘ ĐỘI CỤ HỒ (sáng tác từ năm 1944 đến năm 1975) LUẬN ÁN TIẾN SỸ VĂN HÓA HỌC Hà Nội - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Đặng Mỹ Hạnh GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT CHO BỘ ĐỘI HIỆN NAY QUA CA KHÚC VỀ BỘ ĐỘI CỤ HỒ (sáng tác từ năm 1944 đến năm 1975) Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 62 31 06 40 LUẬN ÁN TIẾN SỸ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN CHÍ BỀN Hà Nội - 2014 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận án tiến sỹ: Giáo dục nghệ thuật cho bộ đội hiện nay qua ca khúc về Bộ đội Cụ Hồ (sáng tác từ năm 1944 đến năm 1975) là do tôi viết và chưa công bố. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày 30 - 11 - 2014 Tác giả luận án ĐẶNG MỸ HẠNH 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 MỤC LỤC 2 CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN 3 MỞ ĐẦU 4 NỘI DUNG 12 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT 12 1.1. Nghệ thuật và quan niệm về giáo dục nghệ thuật 12 1.2. Chức năng của giáo dục nghệ thuật 19 1.3. Các lý thuyết về giáo dục nghệ thuật 21 1.4. Điều kiện giáo dục nghệ thuật 29 Tiểu kết chương 1 40 Chương 2: GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT CHO BỘ ĐỘI QUA CA KHÚC VỀ BỘ ĐỘI CỤ HỒ - LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG 42 2.1. Ca khúc về Bộ đội Cụ Hồ và vai trò của ca khúc về Bộ đội Cụ Hồ 42 2.2. Một số vấn đề lý luận và nhân tố tác động đến giáo dục nghệ thuật cho bộ đội qua ca khúc về Bộ đội Cụ Hồ 67 2.3. Thực trạng giáo dục nghệ thuật cho bộ đội hiện nay qua ca khúc về Bộ đội Cụ Hồ 77 Tiểu kết chương 2 95 Chương 3: BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TRONG GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT CHO BỘ ĐỘI HIỆN NAY QUA CA KHÚC VỀ BỘ ĐỘI CỤ HỒ 98 3.1. Bàn luận về kết quả nghiên cứu 98 3.2. Bàn luận về ứng dụng kết quả nghiên cứu trong giáo dục nghệ thuật cho bộ đội hiện nay qua ca khúc về Bộ đội Cụ Hồ 107 Tiểu kết chương 3 132 KẾT LUẬN 134 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 137 TÀI LIỆU THAM KHẢO 138 PHỤ LỤC 151 3 CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BĐCH : Bộ đội Cụ Hồ BQP : Bộ Quốc phòng CKCM : Ca khúc cách mạng CLB : Câu lạc bộ CNXH : Chủ nghĩa xã hội CTĐ, CTCT : Công tác đảng, Công tác chính trị ĐVCS : Đơn vị cơ sở e : Trung đoàn f : Sư đoàn GDNT : Giáo dục nghệ thuật KHXH&NV: Khoa học xã hội và nhân văn KTQS : Kỹ thuật quân sự NCS : Nghiên cứu sinh NVH : Nhà văn hoá Nxb : Nhà xuất bản QCHQ : Quân chủng Hải quân QCPK, KQ : Quân chủng Phòng không, Không quân QĐ : Quân đoàn QĐND : Quân đội nhân dân QK : Quân khu QUTW : Quân ủy Trung ương TCCT : Tổng cục Chính trị Tp : Thành phố VHNT : Văn hóa Nghệ thuật VNQC : Văn nghệ quần chúng XHCN : Xã hội chủ nghĩa 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình giáo dục, bồi dưỡng con người đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN nói chung, giáo dục, bồi dưỡng quân nhân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, GDNT có vai trò hết sức quan trọng. Thông qua các loại hình GDNT, trong đó có giáo dục âm nhạc, sẽ góp phần bồi dưỡng, phát triển, hoàn thiện nhu cầu nhận thức và th ị hiếu thẩm mỹ, giáo dục, bồi dưỡng, phát triển nhân cách. Đặc biệt, hoạt động GDNT trong quân đội, nhất là GDNT qua ca khúc về BĐCH sẽ góp phần giáo dục, bồi dưỡng nhu cầu nhận thức và thị hiếu thẩm mỹ cho bộ đội, hoàn thiện nhân cách người quân nhân cách mạng - nhân cách Bộ đội Cụ Hồ. Thực tiễn 70 năm xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của Quân độ i nhân dân Việt Nam đã khẳng định rằng, trong các hoạt động VHNT của quân đội, hoạt động GDNT cho bộ đội qua các ca khúc về BĐCH, nhất là các ca khúc sáng tác từ năm 1944 đến năm 1975 là hoạt động không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của bộ đội. Các ca khúc về BĐCH thuộc dòng CKCM Việt Nam, là sản phẩm văn hóa của một thời đại mới, thời đại mà cả dân tộc ta đ ã cống hiến, hy sinh trong hai cuộc kháng chiến nhằm giành lại độc lập, tự do, thống nhất đất nước để đi lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, nó có vai trò rất to lớn trong đời sống tinh thần của bộ đội, đặc biệt khi được sử dụng làm “chất liệu” GDNT cho bộ đội. Nhận thức rõ vai trò của GDNT cho bộ đội qua ca khúc về BĐCH, những năm qua, hoạt động GDNT cho bộ đội qua ca khúc về BĐCH đã được các cơ quan, đơn vị trong toàn quân triển khai tích cực, đảm bảo sâu sắc về nội dung, phong phú, đa dạng về hình thức thể hiện và đã đem lại nhiều kết quả rất đáng khích lệ, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, nhu cầu, thị hiếu thẩm mỹ cho bộ đội, xây dựng và bồi dưỡng nhân cách người quân nhân cách mạng. 5 Tuy nhiên, trong những năm qua, hoạt động GDNT cho bộ đội qua ca khúc về BĐCH trong các cơ quan, đơn vị của quân đội vẫn còn những biểu hiện hạn chế, bất cập cả trong nhận thức và trong tổ chức hoạt động thực tiễn. Những hạn chế, bất cập đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, nhất là chưa được phân tích, lý giải một cách đầy đủ, sâu sắc và thấu đ áo những cơ sở lý luận khoa học của hoạt động GDNT cho bộ đội qua các ca khúc về BĐCH. Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, yêu cầu, nhiệm vụ của huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện chức năng, nhiệm vụ đội quân chiến đấu, công tác, lao động sản xuất của Quân đội nhân dân Vi ệt Nam nói chung, của mỗi cơ quan, đơn vị trong quân đội nói riêng trong bối cảnh mới của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, thì hơn lúc nào hết, hoạt động GDNT cho bộ đội qua ca khúc về BĐCH càng trở nên quan trọng và cấp thiết nhằm góp phần phát triển nhân cách người quân nhân cách mạng, giữ vững và phát huy phẩm chất BĐCH trong thời kỳ mới. Trong thời gian qua, có nhiều công trình nghiên cứu từ các góc độ tiếp cận khác nhau đã đi sâu luận giải về GDNT, GDNT cho công chúng nói chung, đã đưa ra được những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn có giá trị về mặt khoa học. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu vắng những công trình chuyên sâu nghiên cứu về GDNT cho bộ đội qua ca khúc về BĐCH, nhất là các ca khúc sáng tác từ năm 1944 đến năm 1975. Chính vì vậy, NCS lựa chọn vấn đề “Giáo dục nghệ thuật cho bộ đội hiện nay qua ca khúc về B ộ đội Cụ Hồ (sáng tác từ năm 1944 đến năm 1975)” làm đề tài luận án của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về GDNT và GDNT qua ca khúc về BĐCH, phân tích, bàn luận, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu trong GDNT cho bộ đội hiện nay qua ca khúc về BĐCH, đáp ứng yêu 6 cầu giáo dục nhận thức thẩm mỹ cho bộ đội, giáo dục và hoàn thiện nhân cách quân nhân. Từ mục đích trên, luận án hướng tới những mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể: 2.1. Nghiên cứu, tổng hợp và hình thành các quan điểm lý luận như: nghệ thuật và GDNT, chức năng, lý thuyết và điều kiện GDNT. 2.2. Nghiên cứu ca khúc về BĐCH và vai trò, giá trị của nó trong đời sống tinh thần c ủa bộ đội. 2.3. Nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng GDNT cho bộ đội hiện nay qua ca khúc về BĐCH. 2.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu trong GDNT cho bộ đội hiện nay qua ca khúc về BĐCH. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Giáo dục nghệ thuật cho bộ đội qua ca khúc về Bộ đội Cụ Hồ. 3.2. Phạm vi nghiên c ứu Về lý luận, các tài liệu nước ngoài được luận án sử dụng trong nghiên cứu tổng quan về GDNT chủ yếu là tài liệu của Nga được sưu tầm từ nguồn Thư viện điện tử của Viện GDNT thuộc Viện Hàn lâm GDNT Nga từ năm 1999 đến nay. Bên cạnh đó nghiên cứu, tổng hợp, kế thừa các tài liệu nước ngoài về nghệ thuật và GDNT đã được d ịch và một số công trình của các tác giả trong nước. Các ca khúc về BĐCH sáng tác từ năm 1944 đến năm 1975 được NCS nghiên cứu tập trung trong tuyển tập Anh bộ đội Cụ Hồ qua các tác phẩm âm nhạc của Trường Đại học VHNT Quân đội sưu tầm. Bên cạnh đó NCS nghiên cứu mở rộng thêm các ca khúc về BĐCH trong tuyển tập Những khúc quân hành vượt thời gian (2004), Nxb Quân đội nhân dân; Hát trên 7 đường đánh giặc (1999), Nxb Trẻ và tuyển tập ca khúc Hành khúc ngày và đêm (2004), Nxb Hà Nội. Về thực tiễn, nghiên cứu GDNT cho bộ đội hiện nay qua các ca khúc về BĐCH, khảo sát ở một số đơn vị tiêu biểu là các ĐVCS, các học viện, nhà trường đào tạo sĩ quan kỹ thuật, sỹ quan chính trị, đơn vị nghệ thuật. Cụ thể là: f 395 (QK3), e 95 (f 325, QĐ 2), f 312 (QĐ 1), Học viện KTQS, Học vi ện Hải quân, Đại học Biên phòng, Đại học Chính trị, Đại học VHNT Quân đội, Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội, Đoàn Nghệ thuật Quân chủng PKKQ, Đoàn văn công QK 7, từ đó có cái nhìn toàn diện về GDNT cho bộ đội qua ca khúc về BĐCH trong quân đội hiện nay. Bên cạnh việc phân tích khái quát GDNT cho bộ đội qua các ca khúc về BĐCH của các đơn vị này, luận án sẽ đi sâu nghiên cứu trường hợp hoạt động GDNT của đơn vị làm nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực GDNT trong quân đội: Trường Đại học VHNT Quân đội. Các đơn vị khác (nêu trên) sẽ được nghiên cứu theo đối tượng thực hành GDNT và tiếp nhận GDNT phù hợp với nhóm chức năng nhiệm vụ của các đơn vị quân đội như: Khối học viện, nhà trường; khối các ĐVCS; khối VHNT. Bên cạnh đó nghiên cứu mở rộng đối với lực lượng sáng tác, bi ểu diễn và các sản phẩm âm nhạc trong quân đội hiện nay để có thêm cơ sở so sánh, đối chiếu, nhận diện đầy đủ GDNT cho bộ đội hiện nay. GDNT cho bộ đội qua các ca khúc về BĐCH của các đơn vị này được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2002 trở lại đây. Chọn thời điểm này bởi đó là thời điểm sau 10 năm phát động và thực hiện cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú” ở các đơn vị trong quân đội, các đơn vị nghệ thuật và các ĐVCS trong toàn quân đã bước đầu có chuyển biến tích cực trong các hoạt động văn hóa, trong đó có GDNT. 8 4. Giả thuyết nghiên cứu GDNT qua các ca khúc về BĐCH sẽ hướng tới nâng cao năng lực thưởng thức, cảm thụ, biểu diễn ca khúc về BĐCH, định hướng thị hiếu âm nhạc, đảm bảo cho sự phát triển nhận thức thẩm mỹ cho bộ đội, nâng cao và làm phong phú đời sống tinh thần, giáo dục lý tưởng cách mạng, hoàn thiện nhân cách quân nhân trong trường hợp: 4.1. Vấn đề nêu trên tại các học việ n, nhà trường, ĐVCS trong quân đội được làm rõ từ cơ sở lý luận về GDNT và GDNT cho bộ đội qua ca khúc về BĐCH. 4.2. Trong thực tiễn việc đào tạo chiến sỹ - nghệ sĩ, các vấn đề lý thuyết âm nhạc, về ca khúc BĐCH, kỹ năng, kỹ xảo biểu diễn, kiến thức lịch sử, văn hóa truyền thống dân tộc cần là nguồn tri thức tổng hợp đi ều khiển toàn bộ quá trình phát triển tư duy sáng tạo, biểu diễn của người nghệ sỹ. Ở các ĐVCS, các học viện, nhà trường, giá trị của các ca khúc này cùng với hình thức và phương pháp GDNT cho bộ đội qua ca khúc về BĐCH cần là điều để bộ đội nâng cao năng lực thưởng thức, cảm thụ ca khúc về BĐCH, có sự lựa chọn đúng đắn những tác phẩm âm nhạc chân chính, hình thành thị hiếu âm nhạc, thỏa mãn và nâng cao đời sống tinh thần, định hướng nhân cách, tự giáo dục để đạt mục tiêu giáo dục toàn diện. 4.3. Các giải pháp ứng dụng trong GDNT cho bộ đội có cơ sở lý luận và thực tiễn phù hợp với đặc điểm của môi trường văn hóa quân sự, phù hợp với thực tiễn hoạt động VHNT của đất nước hiện nay và phù hợp với yêu cầu nâng cao đời sống tinh thần của bộ đội, đặc biệt là nhu cầu về thưởng thức ca khúc về BĐCH trong giai đoạn cách mạng hiện nay. 5. Lý thuyết, phương pháp nghiên cứu Hoạt động GDNT trong quân đội là một trong những hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ CTĐ, CTCT, góp phần định hướng nhân cách, [...]... Những vấn đề lý luận về giáo dục nghệ thuật Chương 2: Giáo dục nghệ thuật cho bộ đội qua ca khúc về BĐCH - Lý luận và thực trạng Chương 3: Bàn luận kết quả nghiên cứu và ứng dụng trong GDNT cho bộ đội hiện nay qua ca khúc về BĐCH 12 NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT 1.1 Nghệ thuật và quan niệm về giáo dục nghệ thuật 1.1.1 Nghệ thuật Nghệ thuật được quan niệm và lý giải... chung về ca khúc BĐCH Trong đó khái quát về sự ra đời của ca khúc về BĐCH, phân tích tính đặc trưng trong hình tượng ca từ và vai trò, giá trị của ca khúc về BĐCH trong đời sống tinh thần của bộ đội 10 - Phân tích lý luận và những nhân tố tác động đến GDNT cho bộ đội qua ca khúc về BĐCH - Cung cấp thông tin và đánh giá một cách toàn diện về thực trạng GDNT cho bộ đội hiện nay qua ca khúc về BĐCH -... lực nghệ thuật Khi đối tượng giáo dục có năng lực nghệ thuật, có nghĩa là nghệ thuật sẽ phát huy vai trò và trở thành một công cụ, phương tiện để thực hiện các mục đích giáo dục khác, ví dụ như: sử dụng âm nhạc để giáo dục thẩm mỹ, giáo dục nhận thức, giáo dục chính trị; sử dụng sân khấu để giáo dục lịch sử văn hóa dân tộc, giáo dục đạo đức, giá Như vậy, giáo dục nghệ thuật cao hơn cả là giúp cho. .. người về phương diện nghệ thuật, nhằm bồi dưỡng và nâng cao năng lực thẩm mỹ, tri thức nghệ thuật, định hướng lý tưởng nghệ thuật, thị hiếu nghệ thuật cho con người Như vậy, quá trình GDNT được thực hiện đầy đủ khi nó đảm bảo cho đối tượng giáo dục được trang bị đầy đủ tri thức nghệ thuật (để hiểu, cảm thụ và đánh giá về một tác phẩm nghệ thuật) ; kỹ năng, kỹ xảo nghệ thuật (để biểu hiện nghệ thuật) ,... hiếu nghệ thuật (2) Lý trí nghệ thuật: Nội dung này gồm lý tưởng thẩm mỹ - nghệ thuật, nhu cầu thẩm mỹ - nghệ thuật, các quan điểm (hay lý thuyết) thẩm mỹ - nghệ thuật (3) Tri thức nghệ thuật: Toàn bộ kiến thức về bản chất, cấu trúc, đặc điểm của nghệ thuật; tất cả các loại hình, loại thể nghệ thuật từ bản chất đến đặc điểm, đặc trưng của chúng Tri thức nghệ thuật cùng với năng lực nghệ thuật thể hiện. .. thuyết về sự lây lan của Vưgốtxki và quan điểm về sự tiếp nhận nghệ thuật của Mỹ học Mác - Lênin để bàn luận về sự tác động của GDNT qua ca khúc về BĐCH tới thưởng thức nghệ thuật, hình thành thị hiếu nghệ thuật, góp phần định hướng tới sự phát triển toàn diện nhân cách quân nhân - Hình thành và xây dựng một số biện pháp cơ bản ứng dụng nâng cao hiệu quả GDNT cho bộ đội hiện nay qua ca khúc về BĐCH... hiện trình độ nghệ thuật (4) Năng lực nghệ thuật: Năng lực nghệ thuật thể hiện ở ba cấp độ: - Cảm thụ nghệ thuật - Đánh giá nghệ thuật - Sáng tạo nghệ thuật (5) Văn hóa nghệ thuật của cá nhân: Ý thức nghệ thuật, tri thức nghệ thuật, năng lực nghệ thuật, trình độ nghệ thuật tồn tại trong mỗi cá nhân, nó được vận dụng, được thể hiện trong suy nghĩ, hành động của cá nhân và xã hội, nó thể hiện VHNT của... là bộ đội trong nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động GDNT cho bộ đội hiện nay qua ca khúc về BĐCH sáng tác từ năm 1944 đến năm 1975 6 Những kết quả và đóng góp của luận án 6.1 Kết quả nghiên cứu - Hệ thống một cách cơ bản những vấn đề lý luận về GDNT Cụ thể là tổng hợp và hình thành các quan điểm lý luận như: nghệ thuật và GDNT, chức năng, lý thuyết và điều kiện GDNT - Hình thành lý luận chung về. .. lực nghệ thuật cho công chúng, để nghệ thuật thực hiện được chức năng xã hội của nó thì GDNT cần là cầu nối giữa tác phẩm nghệ thuật và cuộc sống, giữa công chúng và người nghệ sĩ 29 Cuộc sống Công chúng GDNT Nghệ sĩ Tác phẩm Sơ đồ quá trình giáo dục nghệ thuật 1.4 Điều kiện giáo dục nghệ thuật GDNT về cơ bản là có định hướng, có kế hoạch, mục đích là nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ nhận thức về. .. trị về sáng tạo thẩm mỹ, đó chính là ưu thế giáo dục của nghệ thuật 1.1.2 Quan niệm về giáo dục nghệ thuật Khác với các hình thức giáo dục khác là giảng giải, chứng minh, khuyên bảo, v.v , nghệ thuật cảm hóa, chinh phục lòng người thông qua những cảnh đời, số phận, những hình tượng sống động chứa đầy cảm xúc Vì vậy, cảm thụ nghệ thuật không hề bị ức chế bởi tâm lý “bị giáo dục Con người tìm đến với nghệ . khúc về Bộ đội Cụ Hồ 42 2.2. Một số vấn đề lý luận và nhân tố tác động đến giáo dục nghệ thuật cho bộ đội qua ca khúc về Bộ đội Cụ Hồ 67 2.3. Thực trạng giáo dục nghệ thuật cho bộ đội hiện nay. giáo dục nghệ thuật 29 Tiểu kết chương 1 40 Chương 2: GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT CHO BỘ ĐỘI QUA CA KHÚC VỀ BỘ ĐỘI CỤ HỒ - LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG 42 2.1. Ca khúc về Bộ đội Cụ Hồ và vai trò của ca khúc. Hà Nội - 2014 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận án tiến sỹ: Giáo dục nghệ thuật cho bộ đội hiện nay qua ca khúc về Bộ đội Cụ Hồ (sáng tác từ năm 1944 đến năm 1975) là do tôi viết