1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề khai thác chất liệu văn học dân gian trong sáng tác ca khúc việt nam (TT)

27 670 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 511,73 KB

Nội dung

Nhiệm vụ Tổng quan tình hình nghiên cứu, xác định một số lý thuyết để vận dụng, giới thuyết các khái niệm cơ bản, có liên quan đến đề tài; nghiên cứu mục đích của việc khai thác CLVHDG,

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRỊNH LAN HƯƠNG

VẤN ĐỀ KHAI THÁC CHẤT LIỆU VĂN HỌC

DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁC CA KHÚC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Văn hóa học

Mã số: 62 31 06 40

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: GS TS Nguyễn Xuân Kính

Phản biện 1: GS.TS Vũ Anh Tuấn

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Chí Bền

Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam

Phản biện 3: PGS.TS Bùi Huyền Nga

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại Học viện Khoa học xã hội vào hồi…….giờ… …phút, ngày…… tháng… năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

Trang 3

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1 Trịnh Lan Hương (2013), “Khai thác văn học dân gian góp phần

nâng cao chất lượng ca khúc Việt”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật Quân đội,

số 7, tr.40 - 43

2 Trịnh Lan Hương (2014), “Hình tượng con cò, từ ca dao cổ truyền

đến ca từ trong ca khúc Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 363,

tr.40 - 44

3 Trịnh Lan Hương (2015), “Khai thác chất liệu văn học dân gian

trong sáng tác ca khúc Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 1 (157),

tr.35 - 40

4 Trịnh Lan Hương (2016), “Tự tôn dân tộc, phục vụ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do – một mục đích của việc khai thác chất liệu văn học dân gian

trong sáng tác ca khúc Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945”, Tạp chí Văn hóa

Nghệ thuật Quân đội, số 18, tr.24 – 26

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Văn học và âm nhạc luôn tồn tại và phát triển trong sự tương tác, ảnh hưởng sâu sắc lẫn nhau Từ trước đến nay, có một thực tế là khi sáng tác, các nhạc sĩ Việt Nam (VN) đã tìm về kho tàng văn học dân tộc, khai thác vốn quý văn học dân gian (VHDG) để mang lại cho ca khúc những giá trị

và sức sống bền lâu Vậy, dấu hiệu nào để nhận biết được sự hiện diện của chất liệu văn học dân gian (CLVHDG) trong ca khúc? Có những cách thức nào để chuyển hóa VHDG thành ca từ? Những câu hỏi cứ dần tăng lên

đã khiến chúng tôi có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề khai thác CLVHDG trong sáng tác ca khúc VN

Giai đoạn hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc xây dựng nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã trở thành một trong những nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo của Đảng Việc khai thác, vận dụng vốn văn hóa dân gian phục vụ quá trình sáng tạo tác phẩm nghệ thuật được chú trọng và là một trong những hiện tượng văn hóa được nhiều người quan tâm Tuy nhiên, trong nghiên cứu còn thiếu vắng những công trình chuyên sâu về vấn đề khai thác CLVHDG, vấn đề ca từ trong ca khúc VN Vì vậy, đây là một vấn đề mới, xứng đáng được nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài, chúng tôi cũng hướng tới việc đáp ứng yêu cầu thực tiễn đã trở nên cấp thiết của đời sống âm nhạc nước ta hiện nay Đối với một số người sáng tác - nhất là những người viết trẻ, việc cho ra đời những ca khúc mới có ca từ vừa phù hợp với thẩm mỹ thời đại lại vừa mang đậm bản sắc dân tộc thực sự là một thử thách không dễ vượt qua Nếu không nghiên cứu để thấy rõ tác dụng và ý nghĩa của CLVHDG, sự phong phú và đa dạng của các phương thức khai thác thì việc khai thác CLVHDG trong sáng tác ca khúc sẽ có nguy cơ bị mai một và một trong những yếu tố tạo nên tính dân tộc, bản sắc dân tộc trong ca khúc VN có thể

sẽ không được coi trọng, thậm chí bị lãng quên

Trang 5

Vấn đề nghiên cứu càng trở nên cấp thiết hơn khi những năm gần

đây (đặc biệt là từ tháng 7/2011), trong xã hội nổi lên tình trạng đáng báo động – “thảm họa ca từ” trong ca khúc của giới trẻ Để ca từ không còn là vấn đề “thảm họa” “nhức nhối” cần phải định hướng cho giới trẻ, những người mới vào nghề bằng việc gợi mở một hướng đi với những cách thức

có hiệu quả để họ vận dụng vào quá trình sáng tác

Từ góc nhìn và mối quan tâm của bản thân - là giảng viên giảng dạy Ngữ văn trong một nhà trường thuộc khối văn hóa nghệ thuật (VHNT), từng học và biểu diễn Thanh nhạc, thiết nghĩ, nếu giải quyết tốt những vấn

đề đặt ra, đề tài chắc chắn sẽ có tác động tích cực đối với việc giảng dạy của bản thân cũng như việc học tập của sinh viên

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.2 Nhiệm vụ

Tổng quan tình hình nghiên cứu, xác định một số lý thuyết để vận dụng, giới thuyết các khái niệm cơ bản, có liên quan đến đề tài; nghiên cứu mục đích của việc khai thác CLVHDG, nhận diện các phương thức khai thác, mức độ khai thác và xu hướng vận động của việc khai thác CLVHDG qua diễn trình lịch sử; phân tích các yếu tố tác động đến việc khai thác CLVHDG trong sáng tác ca khúc VN hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 6

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc khai thác CLVHDG trong

sáng tác ca khúc VN

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về chủ thể sáng tác: phạm vi nghiên cứu là các tác giả ca khúc VN Việc phỏng vấn được tiến hành đối với 14 nhạc sĩ Về tư liệu ca khúc: phạm vi nghiên cứu bao gồm ca khúc VN từ năm 1930 đến nay Việc khảo sát - thống kê được giới hạn trong phạm vi 150 ca khúc tiêu biểu

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án luôn quán triệt nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử: sự vật luôn vận động và thường xuyên có mối liên hệ với các sự vật khác; việc nhận xét, đánh giá bất kỳ sự việc, hiện tượng nào cũng phải chú ý đến những điều kiện lịch sử cụ thể Khi xử lý vấn đề về văn học nghệ thuật, chúng tôi cũng luôn thấm nhuần một yêu cầu có tính nguyên tắc của Đảng Cộng sản VN là kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống kết hợp với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại

4.2 Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Phương pháp nghiên cứu liên ngành

Luận án sử dụng phương pháp liên ngành - kết hợp phương pháp

nghiên cứu của các ngành: văn học, âm nhạc học, văn hóa học

4.2.2 Các phương pháp cụ thể

Các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu

(khảo sát - thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp); Điều tra xã hội học

(kết hợp việc dùng bảng hỏi - phiếu điều tra và phỏng vấn sâu); Xin ý kiến

chuyên gia

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án nghiên cứu làm sáng tỏ những giá trị khoa học của việc khai thác CLVHDG trong sáng tác ca khúc VN, góp tiếng nói vào đời sống học

Trang 7

thuật sôi nổi hiện nay về vấn đề bản sắc dân tộc Đây là lần đầu tiên vấn đề khai thác CLVHDG trong sáng tác ca khúc VN được xem xét từ góc độ chủ thể sáng tạo Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả luận án rút ra những nhận định khái quát, làm căn cứ ban đầu cho những nghiên cứu tiếp theo về từng tác giả, tác phẩm Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố trong đời sống xã hội đối với việc khai thác CLVHDG là thêm một đóng góp khoa học bàn về mối quan hệ giữa các thành tố trong chỉnh thể nền văn hóa

VN hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khẳng định tính đúng đắn của những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tính đúng đắn của đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng Cộng sản VN Qua nghiên cứu, luận án cũng góp phần làm rõ mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, khẳng định giá trị của văn hóa dân gian truyền thống

Về mặt thực tiễn, luận án là tài liệu tham khảo để các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật hoạch định những chính sách, giải pháp phù hợp và hiệu quả đối với hoạt động sáng tác và biểu diễn ca khúc; là tài liệu tham khảo phục

vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập các chuyên ngành nghệ thuật ở các trường thuộc khối VHNT và áp dụng vào thực tiễn của người sáng tác

ca khúc

Kết quả nghiên cứu đề tài của luận án góp phần định hướng nhận thức của người sáng tác ca khúc và công chúng âm nhạc về vai trò và sức mạnh của VHDG đối với nghệ thuật đương đại, góp phần hiện thực hóa chủ trương, đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng: xây dựng nền văn hóa

VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

7 Cơ cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận

án gồm có 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ

Trang 8

sở lý luận (24 trang); Chương 2: Mục đích của việc khai thác chất liệu văn học dân gian trong sáng tác ca khúc Việt Nam (33 trang); Chương 3: Thực tế việc khai thác chất liệu văn học dân gian trong sáng tác ca khúc Việt Nam (44 trang); Chương 4: Những yếu tố tác động đối với việc khai thác chất liệu văn học dân gian trong sáng tác ca khúc Việt Nam hiện nay (29 trang)

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.1 Điểm luận tài liệu

1.2.1.1 Những nghiên cứu đề cập đến vấn đề khai thác chất liệu văn học dân gian trong sáng tác ca khúc Việt Nam - nhìn từ góc độ thể loại văn học: Tuy không đặt thành một vấn đề độc lập để nghiên cứu nhưng trong

một chừng mực nhất định, các nghiên cứu trước đây của Tạ Xuân Sơn (2007), Trần Bảo Lân (2007), Trịnh Lan Hương (2012) đã đề cập tới việc

các nhạc sĩ VN đã khai thác nhiều thể thể loại VHDG để sáng tác ca khúc 1.2.1.2 Những nghiên cứu đề cập đến phương thức khai thác chất liệu văn học dân gian trong sáng tác ca khúc Việt Nam: Các bài viết của Văn

Chung (1961), Nguyễn Viêm (1975), Tú Ngọc (1979), Nguyễn Thị Nhung (1983), Bùi Đình Thảo (1984), Nguyễn Thụy Kha (1998) Nguyễn Thị Minh Châu (2006) ít nhiều đều đã nói đến việc chuyển hóa VHDG vào

ca khúc bằng những cách thức, phương pháp nhất định Trong sách Sức

sống của văn học dân gian trong ca khúc Việt Nam (2012), tác giả nêu lên

2 nhóm phương thức khai thác: Giữ nguyên dạng – Sử dụng nguyên khối và

Không giữ nguyên dạng – Vận dụng sáng tạo Trong các phương thức đó lại

có những biện pháp cụ thể: phổ thơ, trích dẫn, phỏng thơ – mượn ý, phỏng

thơ - cải ý, mượn thi pháp VHDG

1.2.1.3 Những nghiên cứu về mối liên quan giữa việc khai thác chất liệu văn học dân gian trong sáng tác ca khúc với vấn đề tính dân tộc, bản sắc dân tộc của âm nhạc: Các nghiên cứu của Tú Ngọc (1979), Nguyễn Viêm

Trang 9

(1982), Nguyễn Thị Nhung (1983), Tạ Xuân Sơn (2007), Trần Bảo Lân

(2013), Nguyễn Thị Minh Châu (2014) đều khẳng định: việc khai thác chất liệu dân gian (trong đó có VHDG) có mối quan hệ thuận chiều đối với vấn đề tính dân tộc, bản sắc dân tộc của tác phẩm âm nhạc Khai thác, vận dụng CLVHDG trong quá trình sáng tác ca khúc là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc trong âm nhạc VN

1.1.2 Nhận xét

Trong một số bài viết, công trình nghiên cứu trước đây, vấn đề khai thác CLVHDG trong sáng tác ca khúc VN mới chỉ được đề cập tới như một yếu tố có liên quan (chưa trở thành vấn đề độc lập để nghiên cứu) và chủ yếu được nhìn nhận dưới góc độ văn học, âm nhạc học Đây thực sự là một vấn đề lớn và nhiều lý thú, cần được nghiên cứu từ góc độ văn hóa học

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2.1 Một số lý thuyết

1.2.1.1 Lý thuyết hệ thống: Dưới ánh sáng của lý thuyết hệ thống, đặt

hiện tượng văn hóa này trong môi trường điều kiện lịch sử, chính trị, văn hóa, kinh tế xã hội của dân tộc, tác giả luận án tiến hành nhận diện sự vận động, biến đổi đồng thời lý giải những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi của việc khai thác CLVHDG qua các thời kỳ lịch sử và đi sâu tìm hiểu những yếu tố liên quan, tác động đến việc khai thác CLVHDG giai đoạn

hiện nay

1.2.1.2 Lý thuyết diễn ngôn: Từ góc độ phân tích diễn ngôn (diễn ngôn

chính trị), khi nhìn nhận sự chi phối, “thực hành quyền lực” của chủ thể diễn ngôn chính trị đối với những chủ thể sáng tạo nghệ thuật (là đối tượng tiếp nhận diễn ngôn), tác giả luận án trình bày một cách lý giải về nguyên

nhân biến đổi của việc khai thác CLVHDG trong diễn trình ca khúc VN

1.2.1.3 Lý thuyết hành động xã hội: Lý thuyết này được vận dụng để

thấy được những điều gì (động cơ, mục đích) đã thôi thúc các nhạc sĩ khai

Trang 10

thác CLVHDG một cách chủ động, có chủ ý “toan tính” trong quá trình sáng tác ca khúc

1.2.2 Khái niệm, thuật ngữ

1.2.2.1 Ca khúc: Ca khúc thường được nói tới với những nét nghĩa rộng, hẹp

khác nhau Theo nghĩa rộng, ca khúc là từ dùng để chỉ một thể loại tác phẩm

thanh nhạc mà ở đó hội đủ hai yếu tố: nhạc và lời Bài hát dân ca (thuộc âm nhạc dân gian) hay bài hát của một nhạc sĩ (thuộc âm nhạc mới) đều được gọi chung là ca khúc Với nghĩa hẹp, ca khúc là một cách định danh cho những bài hát thuộc âm nhạc mới Ở VN, đó là những bài hát được viết từ những năm 30 của thế kỷ XX đến nay theo cách tiếp thu các thủ pháp sáng tác và phương thức ghi nhạc của phương Tây Theo đó, những bài hát dân ca

không nằm trong phạm vi này

Trong phạm vi đề tài luận án, khái niệm ca khúc được sử dụng theo nghĩa hẹp, để chỉ các bài hát do các nhạc sĩ sáng tác (có khi gọi là ca khúc

tân nhạc, ca khúc mới để phân biệt với những bài hát dân ca trong âm

nhạc dân gian)

1.2.2.2 Ca từ: Tổng hợp một số ý kiến phát biểu về ca từ, áp dụng vào đề tài

luận án, có thể định nghĩa: ca từ là một khái niệm dùng để chỉ phần ngôn ngữ (phần lời) trong tác phẩm âm nhạc Trong ca khúc, nó bao gồm nhan

đề (tên gọi) và lời hát (lời ca)

1.2.2.3 Quan niệm về khai thác chất liệu văn học dân gian: Tham khảo các

định nghĩa về “khai thác”, “chất liệu”, “VHDG” trong các từ điển và tài liệu chuyên ngành, khai thác CLVHDG được hiểu là việc người nhạc sĩ (chủ thể sáng tạo nghệ thuật) chuyển hóa, đưa những ngôn từ nghệ thuật trong các

tác phẩm VHDG VN vào làm ca từ trong ca khúc

12.2.4 Bản sắc dân tộc: Khái quát quá trình xuất hiện thuật ngữ “bản sắc

dân tộc”, trên cơ sở tham khảo các ý kiến trong các bài viết, công trình nghiên cứu liên quan, tác giả luận án trình bày quan niệm: bản sắc dân tộc

là dấu hiệu cơ bản để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, tuy cả hai đều

Trang 11

có tính chung nhân loại Trong đó, bản sắc văn hóa giống như “tấm thẻ căn cước”, giúp nhận dạng và phân biệt giữa các cá nhân, nhóm và cộng đồng trên cơ sở các trải nghiệm văn hóa Bản sắc văn hóa dân tộc là một bộ phận của bản sắc dân tộc Bản sắc có khi là cái chỉ có ở dân tộc này mà không có

ở dân tộc khác, song trong nhiều trường hợp, bản sắc là cái tuy nhiều dân tộc cùng có nhưng lại tập trung đậm nét ở một dân tộc Bản sắc không phải

là một cái gì nhất thành bất biến Có trường hợp, bản sắc là thực thể có tính

khách quan, tự thân nhưng cũng có trường hợp, bản sắc là do kiến tạo

Chất liệu dân gian (trong đó có VHDG) có vai trò quan trọng, làm nền tảng cơ bản cho sự hình thành, kiến tạo bản sắc dân tộc trong ca khúc mới nói chung và trong âm nhạc nói riêng

Tiểu kết

Trong nguồn tài liệu phong phú viết về VHDG, số công trình, bài viết

về việc khai thác CLVHDG trong sáng tác ca khúc chỉ chiếm một phần rất nhỏ Những nghiên cứu trước đây mới chỉ tập trung nhìn nhận, đánh giá từ góc độ Văn học, Âm nhạc học mà chưa tìm hiểu từ góc độ Văn hóa học; còn một số chiều cạnh của vấn đề vẫn chưa được đề cập tới hoặc đề cập chưa thấu đáo Cần tìm hiểu mục đích của việc khai thác CLVHDG, tìm hiểu sự biến đổi, nguyên nhân biến đổi của việc khai thác CLVHDG qua các chặng đường phát triển của ca khúc VN và xem xét những tác động của các yếu tố

xã hội đối với việc khai thác CLVHDG hiện nay

Khi thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, lý thuyết hệ thống, lý thuyết diễn

ngôn, lý thuyết hành động xã hội là những cơ sở lý luận giúp tác giả luận án

nhận thức đối tượng nghiên cứu, đi tới những kiến giải phù hợp

Liên quan đến đề tài luận án, các khái niệm, thuật ngữ: “ca khúc”, “ca từ”, “khai thác CLVHDG”, “bản sắc dân tộc” thường được sử dụng; trong đó thuật ngữ “bản sắc dân tộc” đã thu hút được sự chú ý của nhiều tác giả trong nước và nước ngoài Tác giả luận án nhất trí với quan niệm: bản sắc dân tộc

là dấu hiệu cơ bản để phân biệt để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác;

Trang 12

trong đó, bản sắc văn hóa giống như một “tấm thẻ căn cước”, giúp nhận dạng

và phân biệt giữa các cá nhân, các nhóm và cộng đồng trên cơ sở các trải nghiệm văn hóa Trên các diễn đàn trao đổi, học thuật, tuy còn một vài ý kiến khác biệt nhưng đại đa số các nhà nghiên cứu VHNT đều khẳng định vai trò, tầm quan trọng của CLVHDG đối với việc góp phần tạo nên bản sắc dân tộc trong tác phẩm văn học nghệ thuật hiện đại

Chương 2 MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC KHAI THÁC CHẤT LIỆU VĂN HỌC DÂN

GIAN TRONG SÁNG TÁC CA KHÚC VIỆT NAM

2.1 VÌ CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT

Khi sáng tác ca khúc nói chung và sáng tác ca từ nói riêng, các nhạc

sĩ phải trải qua biết bao trăn trở, tìm tòi bởi vì sự dễ dãi trong cách dùng từ ngữ “là kẻ thù, phải xa lánh” Suy nghĩ đó đã hướng những người sáng tác đến việc khai thác CLVHDG - trải qua sự sàng lọc của thời gian, nó được coi là một kho tàng vĩ đại và vô giá, ở đó hội tụ đầy đủ các giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ

Qua việc tổng hợp các cứ liệu về những lời phát biểu của các nhạc sĩ (Nguyễn Văn Tý, Nguyễn Cường, An Thuyên, Trần Hoàn ) kết hợp với sự

phân tích một số tác phẩm tiêu biểu: Câu hò bên bờ Hiền Lương (Hoàng Hiệp, thơ Đằng Giao), Sao em nỡ vội lấy chồng (Trần Tiến), Mẹ tôi (Đoàn

Bổng), Vũ khúc con cò (Phó Đức Phương), Neo đậu bến quê (An Thuyên) ,

có thể khẳng định: trong quá trình sáng tác ca khúc, nhiều nhạc sĩ VN đã tìm thấy ở CLVHDG những giá trị quan trọng để mang lại cho tác phẩm của mình sự lôi cuốn hấp dẫn và sức sống bền lâu; CLVHDG đã trở thành một công cụ để phục vụ cho mục đích vì chất lượng nghệ thuật của tác phẩm

2.2 TỰ TÔN DÂN TỘC, PHỤC VỤ CUỘC ĐẤU TRANH VÌ ĐỘC LẬP TỰ DO, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

Các chặng đường phát triển của ca khúc VN luôn song hành cùng lịch sử dân tộc Dù trong hoàn cảnh của một nước thuộc địa cuộc đấu tranh

Trang 13

giành chính quyền hay trong thời kỳ đầu của sự nghiệp xây dựng CNXH,

dù trong khói lửa chiến tranh thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ hay trong cuộc sống thời bình từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng nhưng tình yêu quê hương đất nước, tinh thần tự tôn dân tộc, vì sự trường tồn và phát triển giàu mạnh của đất nước luôn là ý thức thường trực, là cốt lõi tinh thần của con người VN Từ những cứ liệu ca khúc, hồi ký và phỏng vấn các nhạc sĩ (Nguyễn Xuân Khoát, Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, Nguyễn Đình Phúc, Nguyễn Cường ) có thể khẳng định: trong các giai đoạn lịch sử của đất nước, việc khai thác CLVHDG là một hành động xuất phát từ tình cảm tâm nguyện và ý chí của những người sáng tác muốn phát huy lòng yêu nước, nêu cao tác dụng của văn học nghệ thuật trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội

2.3 GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG ÂM NHẠC VIỆT NAM THEO CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG

Tính chất dân tộc, bản sắc dân tộc của nền văn hóa VN là một trong những vấn đề được thường xuyên quan tâm hàng đầu trong suốt quá trình lãnh đạo của Đảng ta Bản sắc dân tộc được đặt ra như một yêu cầu chung đối với tất cả các loại hình nghệ thuật (với tư cách là những thành tố của nền văn hóa) như: văn học, múa, hội họa, sân khấu, điện ảnh, âm nhạc

Từ chủ trương, đường lối đó, cơ quan quản lý VHNT các cấp và Hội nhạc sĩ VN đã có những hoạt động tích cực để định hướng cho xã hội Bên cạnh đó, bằng lời nói và hành động cụ thể của mình, những cán bộ lãnh đạo, quản lý VHNT (Đỗ Nhuận, Cù Huy Cận, Trần Hoàn, An Thuyên, Đỗ Hồng Quân ) đã tác động đến nhận thức của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, sáng tác âm nhạc về sự cần thiết, ý nghĩa của việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việc khai thác CLVHDG trong sáng tác

ca khúc VN được xem như một hành động gắn với mục đích giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong âm nhạc Chuyển từ nhận thức đó thành hành động, các nhạc sĩ đã chủ động và tăng cường khai thác chất liệu dân gian (trong đó có CLVHDG) trong sự nghiệp sáng tác

Ngày đăng: 08/10/2016, 10:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w