Ca khúc của Đỗ Nhuận không chỉ được sử dụng rộng rãi trong những chương trình biểu diễn nghệ thuật và đào tạo thanh nhạc tại trường ĐHVHTT&DL Thanh Hóa.. Là một GV trẻ trong khoa Thanh
Trang 1ĐỖ THỊ LAM
DẠY HỌC CA KHÚC CỦA NHẠC SĨ ĐỖ NHUẬN CHO HỌC SINH TRUNG CẤP THANH NHẠC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO
Trang 2ĐỖ THỊ LAM
DẠY HỌC CA KHÚC CỦA NHẠC SĨ ĐỖ NHUẬN CHO HỌC SINH TRUNG CẤP THANH NHẠC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO
VÀ DU LỊCH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc
Mã số: 8140111
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Thị Tố Mai
Hà Nội, 2018
Hà Nội, 2018
Trang 3liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, chưa có ai công trong bất kỳ công trình nào khác
Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Lam
Trang 4ĐHVHTT&DL Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch
Trang 5Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8
1.1 Một số khái niệm 8
1.1.1 Thanh nhạc 8
1.1.2 Dạy học và dạy học thanh nhạc 9
1.1.3 Phương pháp dạy học thanh nhạc 11
1.1.4 Ca khúc 14
1.2 Vai trò của dạy học ca khúc Việt Nam trong thanh nhạc 17
1.2.1 Giáo dục văn hóa, đạo đức 17
1.2.2 Giáo dục lịch sử 19
1.3 Thực trạng dạy học Thanh nhạc tại Trường ĐHVHTT&DL
Thanh Hóa 20
1.3.1 Đôi nét về nhà trường 20
1.3.2 Sơ lược về Khoa Âm nhạc và Tổ Thanh nhạc 22
1.3.3 Khả năng của học sinh Trung cấp Thanh nhạc 24
1.3.4 Nội dung chương trình môn Thanh nhạc hệ Trung cấp 25
1.3.5 Thực trạng dạy học Thanh nhạc 27
Tiểu kết 30
Chương 2:ĐẶC ĐIỂM SÁNG TÁC CA KHÚC CỦA NHẠC SĨ
ĐỖ NHUẬN 32
2.1 Cuộc đời và sáng tác của nhạc sĩ Đỗ Nhuận 32
2.1.1 Đôi nét về cuộc đời 32
2.1.2 Sự nghiệp sáng tác 34
2.2 Đặc điểm âm nhạc trong ca khúc 39
2.2.1 Cấu trúc, hình thức 40
2.2.2 Điệu thức 47
2.2.3 Giai điệu, tiết tấu 52
Trang 6ĐỖ NHUẬN 62
3.1 Khẩu hình và hơi thở 62
3.1.1 Khẩu hình 62
3.1.2 Hơi thở 65
3.2 Rèn luyện một số kỹ thuật thanh nhạc cơ bản 68
3.2.1 Kỹ thuật legato 68
3.2.2 Kỹ thuật staccato 72
3.2.3 Kỹ thuật hát nhanh 74
3.2.4 Hát luyến, láy 76
3.2.5 Vấn đề phát âm nhả chữ 80
3.3 Thể hiện một số bài hát mẫu tiêu biểu của nhạc sĩ Đỗ Nhuận 82
3.3.1 Áo mùa đông 82
3.3.2 Hát mừng các cụ dân quân 84
3.4 Thực nghiệm sư phạm 86
3.4.1 Mục đích thực nghiệm 86
3.4.2 Tổ chức thực nghiệm 87
3.4.3 Kết quả thực nghiệm 87
Tiểu kết 88
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 95
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Đỗ Nhuận là nhạc sĩ được trưởng thành từ thời kỳ đầu của nền Tân nhạc Việt Nam Ông đã thể hiện tài năng ở nhiều lĩnh vực: Ca kịch, nhạc kịch, khí nhạc, ca khúc Tên tuổi của ông đã được ghi danh trong những trang đầu
tiên cho thể loại opera Việt Nam với vở Cô Sao được công diễn vào ngày 2 tháng 9 năm 1965 và sau đó ông còn sáng tác 2 vở opera nữa là Người tạc tượng và Nguyễn Trãi ở Đông Quan Đỗ Nhuận còn là nhạc sĩ sáng tác rất nhiều ca kịch nổi tiếng như Sóng cả không ngã tay chèo, Chú Tễu, Quả dưa đỏ…Trong lĩnh vực khí nhạc, ông cũng viết một số tác phẩm như Vũ khúc Tây Nguyên dành cho violon và dàn nhạc, khúc biến tấu trên chủ đề dân
ca flute và piano Mùa xuân trên rừng, tổ khúc giao hưởng Điện Biện…
Ca khúc là một mảng mà nhạc sĩ Đỗ Nhuận có nhiều tác phẩm và đạt được những thành tựu nổi bật, ca khúc của ông đậm bản sắc dân tộc và có tính nghệ thuật cao, có sự đa dạng trong ngôn ngữ Trong đó tính chất âm nhạc có
sự giản dị, mộc mạc của lời ca và đặc biệt là chất dân gian trong nhiều bài hát đã làm nên nét độc đáo cho phong cách của Đỗ Nhuận đã tạo nên ấn tượng sâu đậm cho người nghe Trải qua những chặng đường lịch sử, nhiều
ca khúc của Đỗ Nhuận đã trở thành bài ca đi cùng năm tháng như: Hành quân xa, Du kích ca, Chiến thắng Điện Biên, Áo mùa đông, Việt Nam quê hương tôi, Du kích sông Thao, Trống hội tòng quân, Hát mừng các cụ dân quân, Đường bốn mùa xuân
Để biểu diễn thành công các bài hát của Đỗ Nhuận, ngoài nắm được kỹ thuật hát của âm nhạc phương Tây, người ca sĩ phải biết vận dụng kỹ thuật hát của dân ca Việt Nam (như luyến láy, các từ đệm ) phải mềm mại, rõ tính chất của từng thể loại, đặc biệt là lối hát rõ lời, bởi trong ca khúc của ông âm hưởng dân ca rất đậm nét Vì thế, việc nghiên cứu kỹ thuật hát và cách thể hiện ca khúc của Đỗ Nhuận là một vấn đề rất đáng được quan tâm
Trang 8Ca khúc của Đỗ Nhuận không chỉ được sử dụng rộng rãi trong những chương trình biểu diễn nghệ thuật và đào tạo thanh nhạc tại trường ĐHVHTT&DL Thanh Hóa Tiền thân nhà trường là Trường TC Văn hóa Nghệ thuật, nơi đây đã đào tạo ra nhiều thế hệ nghệ sĩ đáp ứng nhân lực cho các đoàn văn công chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp, các nhà văn hóa trong toàn tỉnh Nhà trường có một bề dày đào tạo và tạo nguồn cho nhiều tài năng nghệ thuật, đặc biệt là lĩnh vực thanh nhạc với nhiều ca sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước như: Hồ Quang Tám, Anh Thơ, Lê Anh Dũng, Minh Tuyến, Phương Linh, Hoàng Thủy
Là một GV trẻ trong khoa Thanh nhạc của Trường ĐHVHTT&DL Thanh Hóa, tôi thấy rằng; chương trình giảng dạy cho hệ Trung cấp Thanh nhạc hiện nay có khá nhiều bài hát của nhạc sĩ Đỗ Nhuận được lựa chọn là một nội dung bên cạnh nhiều ca khúc Việt Nam khác Tuy nhiên, khi dạy học hát các bài của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, một số GV chỉ quan tâm đến kỹ thuật thanh nhạc mà ít chú trọng đến tìm hiểu đặc điểm âm nhạc, chất liệu dân ca được sử dụng trong bài hát, cách thể hiện sao cho ra âm hưởng dân ca… Vì thế, người học có thể không thấu hiểu sâu sắc được nội dung cũng như phong cách của tác phẩm dẫn tới hiệu quả thể hiện bài hát chưa cao, ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo Với mục đích tìm hiểu áp dụng kỹ thuật thanh nhạc trong các ca khúc của Đỗ Nhuận và để việc dạy học thanh nhạc trong nhà trường được tốt hơn,
tôi chọn đề tài “Dạy học ca khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận cho học sinh trung
cấp Thanh nhạc, trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa” cho luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học
Âm nhạc
2 Lịch sử nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có tìm hiểu một số công trình của các nhà sư phạm, cũng như giáo trình thanh nhạc liên quan ở từng cấp độ khác nhau như:
Trang 9Phương pháp sư phạm thanh nhạc của GS.NSND Nguyễn Trung Kiên,
Viện Âm nhạc Hà Nội (2001) Tác giả đi vào nghiên cứu những nguyên tắc thống nhất sự phát triển kỹ thuật trong ca hát, giới thiệu về cách luyện tập, cảm nhận vị trí âm thanh, hơi thở, khẩu hình đặc biệt, ông đã đưa ra những bài tập luyện thanh thông thường đến nâng cao cho giọng hát
Giáo trình Đại hoc Thanh nhạc 5 năm của Lô Thanh, Đại học Nghệ
thuật Huế (1996) Tác giả đã biên soạn những tác phẩm Việt Nam và nước ngoài có tính nghệ thuật, kỹ thuật cao, được sắp xếp phù hợp với trình độ của từng năm học
Sách học thanh nhạc của PGS NSND Mai Khanh, Nxb Vụ đào tạo,
Bộ văn hoá thông tin (1982) Đây là cuốn sách đầu tiên viết về phương pháp học thanh nhạc tại Việt Nam, tác giả đã đưa ra những phương pháp học hiệu quả nhất đối với sinh viên dựa trên quá trình quy nạp kiến thức cũng những kinh nghiệm của bản thân
Lịch sử Nghệ thuật thanh nhạc phương Tây của Hồ Mộ La, Nxb từ điển
Bách khoa (2005) Tác giả nghiên cứu nghệ thuật thanh nhạc từ thời Trung cổ cho đến thế kỷ XIX Trong từng giai đoạn, tác giả đều giới thiệu đặc điểm âm nhạc của từng thời kỳ, quá trình phát triển kỹ thuật sáng tác và những nghệ sĩ nổi tiếng của nền âm nhạc phương Tây
Các sách và giáo trình nêu trên là những tư liệu quý, rất hữu ích cho luận văn của chúng tôi tham khảo, tuy nhiên trong đó không bàn riêng đến dạy học ca khúc của một nhạc sĩ cụ thể:
Năm 2011, Trần Ngọc Lan xuất bản cuốn Phương pháp hát tốt tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát, Nxb Giáo dục Việt Nam, trong cuốn này tác giả
đã đi sâu phân tích những đặc điểm của tiếng Việt trong nghệ thuật hát dân tộc và nghệ thuật hát mới, luận án mang tính lý luận về sự phối hợp của hai phạm trù ngôn ngữ và nghệ thuật ca hát Mặc dù không nghiên cứu về dạy hát
ca khúc của Đỗ Nhuận nhưng đây cũng là công trình liên quan đến thanh
Trang 10nhạc, nhất là cách phát âm nhả chữ trong tiếng Việt rất cần thiết để đề tài của chúng tôi tham khảo
Ngoài những công trình tiêu biểu trên còn có rất nhiều luận văn thạc sĩ,
về thanh nhạc như:
Phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát luận án tiến sĩ của Võ Văn
Lý, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam năm 2011 Đề tài nghiên cứu sâu
về phương pháp phát âm ca từ trong nghệ thuật ca hát tiếng Việt trong dạy học, đặc biệt là các quan điểm về hát tròn vành rõ chữ
Nâng cao chất lượng giảng dạy ca khúc Việt Nam mang âm hưởng dân
ca Thanh Hóa của Bùi Thị Thu - Luận văn thạc sĩ Nghệ thuật Âm nhạc bảo
vệ tại Học Viện Âm nhạc Quốc Gia năm 2013 Luận văn tập trung vào nghiên cứu điệu thức, cách thức diễn xướng của dân ca Thanh Hóa đồng thời hướng dẫn SV vận dụng hát những bài hát mang âm hưởng dân ca với những dạng bài khác nhau
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn thanh nhạc bậc đại học tại trường ĐHVHTT&DL Thanh Hóa của tác giả Trịnh Thị Thúy Khuyên - Luận văn
thạc sĩ Nghệ thuật Âm nhạc bảo vệ tại Học Viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam năm 2013 Luận văn tập trung vào nghiên cứu kỹ thuật thanh nhạc khác nhau và vận dụng vào những tác phẩm của từng vùng miền khác nhau
Giảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 cho SV
Âm nhạc trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW của tác giả Trịnh Thị Oanh
- Luận văn thạc sĩ Nghệ thuật Âm nhạc bảo vệ tại Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam năm 2012 Luận văn đi vào nghiên cứu sự hình thành, vai trò của ca khúc cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, xây dựng giáo trình theo từng chủ đề như: Chủ đề về Bác, hành khúc cách mạng, ca ngợi tổ quốc, nhân dân, đồng thời đi vào giảng dạy từng bài cụ thể
Một số giải pháp xử lý ngữ âm tiếng Việt trong ca khúc Việt Nam tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW của Hoàng Quốc Tuấn, luận
Trang 11văn Cao học Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, 2014 Đề tài đã nêu lên những quan điểm để giải pháp xử lý ngữ âm tiếng Việt khi hát ca khúc Việt Nam, trong dạy học Thanh nhạc cho SV Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW
Dạy hát các ca khúc sử dụng chất liệu dân ca Nam Bộ cho sinh viên Sư phạm Âm nhạc Trường CĐSP Hà Nội của Phạm Bích Ngọc, luận văn Cao
học Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, 2015 Luận văn thông qua nghiên cứu khái quát về dân ca Nam Bộ, đặc điểm âm nhạc của ca khúc sử dụng chất liệu dân ca Nam Bộ, đề xuất các phương pháp vận dụng cách hát bel canto vào hát
ca khúc sử dụng chất liệu dân ca Nam Bộ
Aria trong dạy học thanh nhạc tại trường ĐHSP Nghệ thuật TW của
Đào Khánh Chi, luận văn Cao học Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, 2013 Trong luận văn nghiên cứu về các biện pháp dạy học hát các aria tiêu biểu trên thế giới và có cả aria trong opera của
Đỗ Nhuận cho SV Đại học Thanh nhạc và ĐHSP Âm nhạc tại trường ĐHSP Nghệ thuật TW Luận văn đưa ra nhiều ý kiến sâu về kỹ thuật hát, đây cũng chính là những vấn đề mà chúng tôi quan tâm
Opera Cô Sao của nhạc sĩ Đỗ Nhuận trong dạy học Thanh nhạc tại Trường ĐHSP Nghệ thuật TW của Đinh Khánh Cường, luận văn Cao học Lý
luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, 2014 Trong luận văn nghiên cứu về các biện pháp dạy học hát các tiết mục đơn ca trong opera của Đỗ Nhuận cho SV Đại học Thanh nhạc tại trường ĐHSP NTTƯ Luận văn nghiên cứu sơ qua về sự nghiệp của nhạc sĩ Đỗ Nhuận và có những nghiên cứu sâu về kỹ thuật hát
Mặc dù không nghiên cứu riêng về dạy học thanh nhạc ca khúc của Đỗ Nhuận cho hệ TC chuyên nghiệp nhưng trong các luận văn nêu trên có những vấn đề liên quan hữu ích, những đúc kết lý luận và kinh nghiệm thực tiễn là nguồn tư liệu quý có ý nghĩa với đề tài của chúng tôi
Trang 12Tới nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu đến phương pháp dạy hát ca khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận cho HS TC Trường ĐHVHTT&DL Thanh Hóa Do đó, đề tài của chúng tôi không trùng lặp với những đề tài khác
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tìm hiểu các phương pháp dạy học ca khúc của nhạc sĩ
Đỗ Nhuận để áp dụng cho HS hệ TC Thanh nhạc, Trường ĐHVHTT&DL Thanh Hóa, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Thanh nhạc trong nhà trường
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài và thực trạng dạy học ca khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận cho HSTC Thanh nhạc tại trường ĐHVHTT&DL Thanh Hóa
- Đặc điểm sáng tác ca khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận
- Phương pháp dạy học ca khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận cho HSTC Thanh nhạc tại trường ĐHVHTT&DL Thanh Hóa
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp dạy học hát ca khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận cho hệ
TCThanh nhạc, trường ĐHVHTT&DL Thanh Hóa
4.1 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về dạy hát ca khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận cho HS TC Thanh nhạc, trong phạm vi Trường ĐHVHTT&DL Thanh Hóa
Trong luận văn chúng tôi chỉ chọn 02 bài hát tiêu biểu để dạy mẫu cho
2 dạng phong cách thanh nhạc trong sáng tác của Đỗ Nhuận là:
- Áo mùa đông (tiêu biểu cho cách hát sử dụng kỹ thuật thanh nhạc
phương Tây)
Trang 13- Hát mừng các cụ dân quân (tiêu biểu cho cách hát bài mang âm
hưởng dân ca Việt Nam) Mặt khác, đây là bài hát viết về Thanh Hóa, là bài hát được lựa chọn như một sự đại diện cho tính địa phương của luận văn
Thời gian nghiên cứu từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 7 năm 2018
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính như:
- Phương pháp khảo sát thực tiễn: Tìm hiểu những vấn đề đã đạt được
để có hướng nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thực nghiệm sư phạm: Trong quá trình thực hiện chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích thực trạng về phương pháp dạy và học hiện tại, đồng thời so sánh những vấn đề trên và tổng hợp các nội dung nghiên cứu và đưa ra những phương pháp giảng dạy và học tập thông qua thực nghiệm sư phạm
6 Những đóng góp của luận văn
Luận văn hoàn thành sẽ đưa ra việc áp dụng kết hợp một số phương pháp thanh nhạc cổ điển châu Âu và lối hát dân ca Việt Nam trong dạy hát ca khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận cho HSTC Thanh nhạc, trường ĐHVHTT&DL Thanh Hóa
Hy vọng luận văn sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho những người quan tâm đến những vấn đề luận văn đã đề cập
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu than khảo và Phụ lục, luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Đặc điểm sáng tác ca khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận
Chương 3: Phương pháp dạy học hát ca khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận
Trang 14Trong cuốn sách Các thể loại âm nhạc do Lan Hương dịch “Thanh nhạc, tức
âm nhạc có lời ca, là loại hình lâu đời nhất của nghệ thuật âm nhạc” [6; tr.10] Một khái niệm khác có nội hàm chứa đựng những dấu hiệu tương đồng được
tác giả Nguyễn Thị Nhung viết trong cuốn Hình thức và thể loại âm nhạc
“Thanh nhạc là những tác phẩm được biểu diễn bằng giọng người, loại hình xuất hiện sớm nhất của nghệ thuật âm nhạc” [29; tr.118] Như vậy, các khái niệm trên chỉ ra hai yếu tố cơ bản của thanh nhạc là: có lời ca và được biểu diễn bằng giọng con người Chúng tôi cho rằng, yếu tố lời ca có tính tương đối Bởi lẽ, lời ca luôn phải hàm chứa một nội dung biểu đạt nhất định, cụ thể Trên thực tế, chúng ta vẫn gặp rất nhiều tác phẩm thanh nhạc mà tiếng
hát chỉ là các hư từ như í, a, hơ không có nghĩa; hoặc các bài vocalise
trong môn học thanh nhạc cũng không có nội dung lời ca, chẳng hạn những bài luyện thanh của nhà giáo, nhạc sĩ người Ý Concone (1801-1861) chỉ sử dụng các nguyên âm nhưng giai điệu và hòa âm phần đệm vẫn tạo nên hình tượng âm nhạc rất rõ đối với người nghe
Tuy nhiên, giữa tiếng nói và tiếng hát có sự khác biệt cơ bản Nếu tiếng nói giúp cho con người phân biệt, nhận thức được ngữ nghĩa của thông tin thì tiếng hát còn có cả sự thay đổi về cao độ của âm thanh và gắn liền với tuyến
Trang 15giai điệu có hình tượng âm nhạc cụ thể Cách phân chia các thể loại trong thanh nhạc cũng có sự khác nhau giữa các nhà nghiên cứu lý luận Tác giả Nguyễn Thị Nhung chia thanh nhạc thành năm thể loại: ca khúc, romance, trường ca, hợp ca, hợp xướng [28; tr.118 - 129]; trong khi đó, tác giả Nguyễn Trung Kiên chia thành sáu loại: Bài luyện thanh (vocalise), aria, romance, ca khúc, tổ khúc, dân ca Qua đó, chúng ta cũng nhận thấy rõ hơn sự phong phú trong loại hình nghệ thuật này Dù với cách phân chia thế nào đi nữa, trong thanh nhạc, sự kết hợp giữa kĩ thuật hát, nội dung lời ca và giai điệu hòa quyện vào nhau, trở thành một khối thống nhất chuyển tải thông điệp và cảm xúc của tác phẩm đến người nghe Nói đến thanh nhạc, chúng ta không thể tách rời giọng hát, lời ca ra khỏi giai điệu bởi ngôn ngữ văn học mang nội dung còn âm nhạc là tăng sức diễn cảm Giọng hát của con người là một nhạc khí đặc biệt để trình diễn thể loại thanh nhạc Từ các khái niệm và hướng tiếp cận trên, chúng tôi xem xét thanh nhạc là một môn nghệ thuật kết hợp giữa
âm nhạc và giọng hát của con người
1.1.2 Dạy học và dạy học thanh nhạc
1.1.2.1 Dạy học
Nói đến dạy học, hầu hết mọi người đều liên tưởng đến hoạt động truyền thụ kiến thức trên lớp học, trong nhà trường Cách hiểu này mặc dù không phản ánh đủ bản chất của dạy học nhưng đã định hình được hai yếu tố
cơ bản là người dạy và người học Tác giả Nguyễn Như Ý, khái niệm về dạy học là “dạy văn hóa, theo những chương trình nhất định: nghề dạy học” [37; tr.515] Theo chúng tôi, khái niệm này vẫn có nội hàm khá hẹp so với mục tiêu của hoạt động dạy học diễn ra trong thực tiễn Tác giả Hoàng Phê, Viện Ngôn ngữ học đưa ra khái niệm “dạy” trước khái niệm dạy học Theo đó,
“dạy” là “truyền thụ tri thức hoặc kỹ năng một cách ít nhiều có hệ thống, có phương pháp Ví dụ: dạy HS; dạy nghề cho người học việc ” [32; tr.244] Cũng trong cuốn từ điển này, các tác giả khái niệm về dạy học: “Dạy để nâng
Trang 16cao trình độ văn hóa và phẩm chất đạo đức theo chương trình nhất định” [32; tr.244] Dạy học là hoạt động chủ yếu, đặc trưng của nhà trường được diễn ra theo một qui trình nhất định được gọi là qui trình dạy học Dạy học không đơn thuần chỉ là một tiến trình truyền thụ những khái niệm, những công thức, những con số Mục tiêu của dạy học là mang đến cho người học điều mà họ muốn học Xem xét hoạt động dạy học ở góc độ là một hiện tượng xã hội, tác
giả Đặng Thành Hưng nêu trong Dạy học hiện đại - lý luận - biện pháp - kỹ thuật rằng: “Bản chất của dạy học chính là gây ảnh hưởng có chủ định đến
hành vi học tập và quá trình học tập của người khác, tạo ra môi trường và những điều kiện để người học duy trì việc học, cải thiện hiệu quả, chất lượng học tập, kiểm soát quá trình học tập của mình” [8; tr.35] Như vậy, dạy học còn có chức năng phát triển cá nhân và cộng đồng thông qua việc truyền thụ kinh nghiệm lịch sử - xã hội đến người học Từ những khái niệm trên, chúng tôi cho rằng dạy học quá trình truyền thụ tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm của người dạy đến người học, thông qua hệ thống sang phương pháp và gắn liền với một chương trình cụ thể
1.1.2.2 Dạy học thanh nhạc
Trong cuốn Phương pháp sư phạm thanh nhạc, Viện Âm nhạc Hà Nội
(2001), tác giả Nguyễn Trung Kiên đề ra mục tiêu, yêu cầu về nội dung công tác đào tạo ca sĩ với bốn vấn đề cơ bản gồm: Giáo dục tư tưởng; học tập lý luận âm nhạc; hoàn thiện giọng hát, phát triển kỹ thuật thanh nhạc; học tập nghệ thuật biểu diễn Dạy học thanh nhạc phải đảm bảo sự phát triển về cả kỹ thuật và nghệ thuật trong hoạt động ca hát Kỹ thuật thanh nhạc bao gồm cách lấy hơi, phát âm, nhả chữ, sử dụng âm sắc giọng hát, xử lý âm khu, âm vực,
là nền tảng cơ sở của hoạt động hát Nghệ thuật ca hát bao gồm tư duy âm nhạc, cảm xúc thẩm mỹ, phương pháp biểu diễn, là điều kiện đủ để hoàn thiện một hoạt động ca hát trong thực tiễn của người học thanh nhạc chuyên nghiệp Như vậy, dạy học thanh nhạc không chỉ là quá trình truyền thụ kiến
Trang 17thức cùng với kỹ năng, kỹ thuật ca hát mà phải gắn liền với mục tiêu giáo dục toàn diện cho người học Hát không phải là một hoạt động làm vang lên giai điệu và lời ca của tác phẩm một cách máy móc, nó phải là sự tái hiện, làm sống dậy những nội dung, tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm Vì thế, dạy học thanh nhạc còn có nhiệm vụ truyền cảm hứng và phát triển kỹ năng tư duy âm nhạc, tư duy văn học, lịch sử cho người học, làm cho người học có thể vận dụng tri thức để phân tích, khám phá những ý tưởng, xúc cảm nghệ thuật cũng như nội dung lời ca của tác phẩm Từ đó, người học tái hiện một cách sáng tạo nhưng không làm mất đi bản chất tác phẩm, làm cho người nghe nhận thức được sâu sắc hơn nhưng thông điệp mà người sáng tác muốn chuyển tải thông qua tác phẩm
1.1.3 Phương pháp dạy học thanh nhạc
Từ các vấn đề về khái niệm dạy học thanh nhạc như chúng tôi đã trình bày ở mục 1.1.2.2, phương pháp dạy học thanh nhạc có thể được hiểu là cách thức, con đường, những biện pháp, kỹ thuật dạy học được GV áp dụng để truyền đạt kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ thuật thanh nhạc cho người học Thông qua đó, GV đạt được mục tiêu dạy học trong một tiết học, học phần hay toàn khóa học đối với các đối tượng người học cụ thể Các phương pháp dạy học (PPDH) được sử dụng trong quá trình dạy học nói chung và với âm nhạc nói riêng rất phong phú Tùy vào đặc điểm từng môn học, các PPDH được sử dụng phổ biến cũng khác nhau Thanh nhạc là môn học thực hành
và có tính nghệ thuật thuộc lĩnh vực âm nhạc nên các PPDH cũng nằm trong nhóm các PPDH âm nhạc, bao gồm: Phương pháp trình bày tác phẩm; phương pháp thực hành luyện tập; phương pháp dùng lời; Phương pháp trực quan; phương pháp kiểm tra đánh giá Đây là năm PPDH mà người GV dạy thanh nhạc thường xuyên vận dụng trong mỗi tiết học
Theo cách phân loại PPDH ở cuốn Phương pháp dạy học truyền thống
và đổi mới của tác giả Thái Duy Tuyên cho rằng phương pháp này thuộc vào
Trang 18nhóm phương pháp biểu diễn “Phương pháp biểu diễn là cách giới thiệu một vấn đề nào đó dưới dạng trực quan qua thao tác ” [34; tr.83] Người GV dạy thanh nhạc sử dụng phương pháp này ở nhiều thời điểm khác nhau trong quá trình dạy học trên lớp như: hát mẫu trong khi giới thiệu bài hát, hát mẫu trong quá trình hướng dẫn biểu diễn tác phẩm Phương pháp trình bày tác phẩm được GV thực hiện có vai trò quan trọng không chỉ đối với ý nghĩa là hoạt động thị phạm (trực quan) mà còn là yếu tố kích thích hoặc kìm hãm hứng thú học tập của người học.Vì thế, dù ở thời điểm nào, hoạt động trình bày tác phẩm của GV cũng cần được thể hiện một cách nghiêm túc, có tính nghệ thuật cao Hát mẫu (hay trình bày tác phẩm) luôn gắn liền với diễn xuất và biểu cảm của GV, khi quá thực hiện hát mẫu người GV cũng đồng thời là người nghệ sĩ thực thụ trên lớp học Tuy nhiên một số GV thường chưa xem trọng yêu cầu này trong dạy học thanh nhạc với phương pháp trình bày tác phẩm
Phương pháp thực hành, luyện tập có thể được xem là phương pháp chủ yếu, sử dụng xuyên suốt quá trình dạy học thanh nhạc: “Đặc điểm của PPDH này là qua hoạt động mà học sinh nắm được kiến thức” [34; tr.43] Có hai hình thức thực hành, luyện tập là thực hành phân đoạn tác phẩm và thực hành trọn vẹn tác phẩm Thực hành phân đoạn được GV áp dụng trong thời gian dạy học các kỹ thuật hát đối với từng câu nhạc hay nét nhạc cụ thể Mỗi kỹ thuật được SV thực hiện luyện tập nhiều lần dưới sự hướng dẫn của GV Hoạt động thực hành này có thể diễn ra một cách độc lập trong thời gian luyện tập theo từng kỹ năng, kỹ thuật riêng biệt hoặc kết hợp thực hành luyện tập cùng một lúc với nhiều kỹ năng, kỹ thuật khác nhau Chẳng hạn, kỹ thuật hát legato được GV hướng dẫn thông qua bài luyện thanh riêng, hoặc kết hợp hợp giữa
kỹ thuật hát và kỹ thuật lấy hơi, tư thế hát, biểu diễn Thực hành trọn vẹn tác phẩm là PPDH được áp dụng sau khi HS đã hoàn thành công đoạn vỡ bài và
xử lý được các kĩ thuật hát riêng biệt Lúc này, HS bước vào giai đoạn luyện
Trang 19tập hát bài hát với đầy đủ các yêu cầu về sắc thái, kỹ thuật và tiếp cận phong cách biểu diễn Đối với môn học thanh nhạc, phương pháp thực hành luyện tập không phải lúc nào cũng nhất thiết đòi hỏi GV sử dụng giọng hát của mình để tập hát hay rèn luyện kỹ năng, có những lúc GV vẫn sử dụng đàn piano để dạy học Chẳng hạn như hoạt động đàn các mẫu luyện thanh hay đàn để
vỡ bài, nhắc nhở sửa sai cao độ Nói cách khác, phương tiện thực hành luyện tập của GV và HS trong học thanh nhạc gồm có cả giọng hát và nhạc cụ
Nhóm phương pháp dùng lời bao gồm nhiều phương pháp khác nhau như: Kể chuyện, diễn giảng, đàm thoại Trong dạy học thanh nhạc là phương pháp diễn giảng và đàm thoại được sử dụng nhiều nhất bởi diễn giảng là phương pháp dùng lời nói để giới thiệu tác phẩm, tài liệu, phương tiện học tập hay phân tích tác phẩm, hướng dẫn, giải thích các vấn đề kỹ thuật, sắc thái, cấu trúc Đàm thoại là phương pháp dùng lời nhằm trao đổi thông tin về bài học chủ yếu bằng hệ thống các câu hỏi được GV chuẩn bị từ trước hoặc phát sinh trong quá trình dạy học Phong cách ngôn ngữ và biểu cảm của GV khi diễn giảng, đàm thoại có vai trò rất quan trọng quyết định hiệu quả dạy học, các câu hỏi được GV đưa ra phải đảm bảo phù hợp với năng lực nhận thức của
HS Việc sử dụng câu hỏi đóng, câu hỏi mở hay câu hỏi gợi mở gợi ý phụ thuộc vào năng lực ngôn ngữ, năng lực dạy học và sự sáng tạo, linh hoạt của GV từ quá trình chuẩn bị cũng như trong thời gian thực hiện bài giảng thanh nhạc
Trực quan là PPDH giúp cho HS tiếp thu kiến thức, nhận biết các kỹ thuật, thao tác thông qua các giác quan trực tiếp như tai nghe, mắt nhìn Trong khi hướng dẫn HS luyện tập, hoạt động thị phạm của GV cũng vừa là biểu hiện của phương pháp thực hành đồng thời là phương pháp trực quan Như vậy, phương pháp trực quan chính là sự giới thiệu, làm mẫu của GV nhằm giúp cho người học nghe, nhìn để hiểu được các yêu cầu, nhiệm vụ cần giải quyết, nếu như phương pháp trình bày tác phẩm đòi hỏi GV hát toàn bộ bài hát thì phương pháp trực quan có thể được áp dụng cho một nét nhạc, câu
Trang 20nhạc hoặc toàn bộ tác phẩm Khác với vai trò là người hướng dẫn cho HS hoạt động trong phương pháp thực hành luyện tập, chủ thể của hoạt động ở phương pháp trực quan chính là người GV, các hoạt động, thao tác (hát, đàn) của GV chính là phương tiện trực quan tương tác trực tiếp với người học
Kiểm tra đánh giá (KTĐG) trong giáo dục là yêu cầu tất yếu Về bản chất, KTĐG là một quá trình thu thập và xử lý thông tin có tính hệ thống, thông qua đó GV nắm bắt được thực trạng, các diễn biến, nguyên nhân, khả năng đạt được hiệu quả của quá trình dạy học Phương pháp KTĐG đối với dạy học thanh nhạc được thực hiện dưới hai hình thức: đánh giá quá trình học tập và đánh giá bằng kết quả thể hiện bài thi học phần, dù ở hình thức nào đi nữa thì việc KTĐG năng lực và kết quả học tập thanh nhạc thông qua hoạt động thực hành trực tiếp Khác với các môn học tự nhiên là những môn có biểu điểm đánh giá chính xác, cụ thể đến từng mục nhỏ trên bài làm, môn thanh nhạc có biểu điểm đánh giá mang tính tương đối Kết quả KTĐG ít nhiều có ảnh hưởng bởi cảm tính tức thời của GV Vì vậy, để đảm bảo sự chân thực, khách quan và công bằng trong KTĐG, người GV dạy thanh nhạc luôn xem trọng việc theo dõi, đánh giá quá trình học tập của HS
1.1.4 Ca khúc
Ca khúc là danh từ quen thuộc đối với tất cả mọi người Khái niệm về
ca khúc của các nhà nghiên cứu, lý luận cũng có sự khác nhau Cuốn Các thể loại âm nhạc do Lan Hương dịch từ tiếng Nga viết: “Ca khúc là loại giai điệu
du dương, hoàn chỉnh và độc lập Khi biểu diễn không có lời ca và nhạc đệm, giai điệu ca khúc vẫn diễn cảm đặc sắc” [6; tr.14] Khái niệm này chỉ nêu được đặc điểm của giai điệu trong ca khúc chứ chưa phản ánh đầy đủ, các yếu
tố cấu thành ca khúc Theo đó người đọc có thể hiểu rằng, tác phẩm âm nhạc
không có lời ca vẫn được gọi là ca khúc Đại từ điển tiếng Việt do tác giả
Nguyễn Như Ý chủ biên (1998), Nxb Văn hóa thông tin, định nghĩa từ ca khúc là: “Bài hát ngắn gọn, mạch lạc” [37; tr.219] Định nghĩa này nêu được
Trang 21một đặc điểm cơ bản của ca khúc là cấu trúc ngắn gọn Tuy nhiên, với cách định nghĩa này, danh từ “bài hát” là một từ có cách hiểu tương đồng với từ
“ca khúc” nên vẫn chưa rõ nghĩa Trong Hình thức và thể loại âm nhạc tác giả
Nguyễn Thị Nhung viết: “Ca khúc là danh từ dùng để chỉ những tác phẩm thanh nhạc khác nhau: ca khúc dân ca và ca khúc của các nhạc sĩ chuyên nghiệp với vai trò thể hiện chủ yếu là giai điệu” [32; tr.119] Khái niệm này
đề cập đến hai đặc điểm của ca khúc là: tác phẩm thanh nhạc và vai trò chính của giai điệu Cũng trong giáo trình này, tác giả tách riêng ca khúc và trường
ca, romance thành các thể loại nhỏ khác nhau trong thanh nhạc Trong khi đó trường ca hay romance thì giai điệu vẫn nắm giữ vai trò là một yếu tố ngôn
ngữ biểu đạt chính Cuốn Âm nhạc Việt Nam, tiến trình và thành tựu của các
tác giả Tú Ngọc, Nguyễn Thị Nhung, Vũ Tự Lân, Nguyễn Ngọc Oánh, Thái Phiên (2000), do Viện Âm nhạc xuất bản có đoạn viết: “ Xây dựng những tác phẩm âm nhạc có quy mô lớn hơn ca khúc quần chúng và ca khúc trữ tình nâng cao chúng thành một tác phẩm thanh nhạc có quy mô lớn, mang
tính liên khúc Những thể loại này được gọi là ca khúc hợp xướng và trường ca” [27; tr.231-232] Mặc dù đoạn văn trên không đưa ra khái niệm về ca
khúc, nhưng qua cách phân loại cũng đã chỉ ra rằng ca khúc bao gồm cả tác phẩm thanh nhạc nhiều bè và có quy mô cấu trúc lớn Chúng tôi cho rằng, hợp xướng và trường ca là những tác phẩm chứa đựng nhiều yếu tố diễn đạt ngoài giai điệu như: cấu trúc chương, phần tương phản; chức năng hỗ trợ và biểu đạt của các bè Vì vậy, cách cộng gộp chung vào một thể loại là chưa hợp lý
Từ góc độ tiếp cận về quy mô - cấu trúc và vai trò các yếu tố cấu thành, chúng tôi hiểu ca khúc là danh từ dùng để chỉ các tác phẩm thanh nhạc có cấu trúc khá đơn giản, dễ nhớ, với giai điệu và ngôn ngữ văn học là hai yếu tố giữ chức năng biểu đạt chính Tùy thuộc vào cách lựa chọn tiêu chí, người ta tiếp tục phân loại ca khúc thành nhiều loại khác nhau như: Dựa vào nội dung và đặc điểm, tính chất giai điệu, chúng tôi phân chia ca khúc thành các thể loại
Trang 22nhỏ gồm: hành khúc, chính ca, trữ tình, ngợi ca và ca khúc vui hoạt Những ca khúc thuộc thể loại hành khúc có nhịp độ vừa phải, phù hợp với nhịp đi, tính
chất mạnh mẽ, khúc chiết như: Hành quân xa - Đỗ Nhuận, Tiến quân ca - Văn Cao, Bác đang cùng chúng cháu hành quân - Huy Thục, Năm anh em trên một chiếc xe tăng - Doãn Nho Thể loại chính ca có tính chất trang
nghiêm, nội dung ngợi ca truyền thống, hiệu triệu, thường được dùng trong
các nghi lễ Ví dụ: Ca ngợi Hồ chủ tịch - Lưu Hữu Phước, Tiến bước dưới quân kỳ - Doãn Nho, Lá cờ Đảng - Văn An, Người là niềm tin tất thắng - Chu Minh, Đường chúng ta đi - Huy Du Ca khúc trữ tình có giai điệu mềm mại,
uyển chuyển; nội dung đề tài về tình yêu, vẻ đẹp trong cuộc sống, trong thiên
nhiên, tình yêu quê hương đất nước, đôi lứa Chẳng hạn: Tình em - Huy Du, Quê em - Nguyễn Đức Toàn, Xa khơi - Nguyễn Tài Tuệ, Mái đình làng biển - Nguyễn Cường, Đất nước tình yêu - Lê Giang, Đất nước lời ru - Văn Thành
Nho Các ca khúc ngợi ca có tính chất suy tưởng, triết lý, ca ngợi đất nước,
con người như: Lời anh vọng mãi ngàn năm - Vũ Thanh, Hà Nội trái tim hồng - Nguyễn Đức Toàn Thể loại ca khúc vui hoạt thường có tính chất vui
tươi, hài hước, dí dỏm phù hợp với các loại hình sinh hoạt tập thể, chẳng hạn
như: Thằng Bờm - Nguyễn Xuân Khoát; Lửa rừng - Đỗ Nhuận, Con mèo mà trèo cây cau - Lê Yên
Cách phân loại ca khúc như trên cũng chỉ mang tính tương đối, có
những ca khúc mang cả tính chất của hai loại, chẳng hạn các ca khúc như: Lá cờ Đảng - Văn An, Người là niềm tin tất thắng - Chu Minh vừa chính ca những cũng vừa mang tính trữ tĩnh và ngợi ca; hay ca khúc Tiến bước dưới quân kỳ - Doãn Nho vừa thuộc loại hành khúc và cả chính ca, được dùng
nhiều trong các buổi lễ duyệt binh của quân đội ta Nhiều nhà nghiên cứu lý luận còn sử dụng các tiêu chí phân loại khác nhau như: Đối tượng sử dụng (ca khúc viết cho thiếu nhi và ca khúc viết cho người lớn); Cách sử dụng (ca khúc tập thể và ca khúc đơn ca)
Trang 231.2 Vai trò của dạy học ca khúc Việt Nam trong thanh nhạc
Âm nhạc mới Việt Nam ra đời vào những năm đầu thế kỷ XX, muộn hơn nhiều so với các nước phương Tây Tuy nhiên, những thành tựu đạt được
từ trước đến nay cho thấy các nhạc sĩ chuyên nghiệp ở nước ta bắt nhịp khá nhanh với âm nhạc thế giới, trong đó thể loại ca khúc nhanh chóng phát triển mạnh về số lượng, phong phú về nội dung phản ánh, chất lượng nghệ thuật cũng đã và đang ngày càng nâng cao Ngoài các yếu tố ngôn ngữ âm nhạc được các nhạc sĩ sử dụng một cách điêu luyện, sáng tạo, ca khúc Việt Nam có thể được xem là bức tranh toàn cảnh về diện mạo văn hóa, lịch sử của dân tộc Chính vì vậy, dạy học ca khúc Việt Nam trong môn thanh nhạc không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những tri thức về lý thuyết, rèn luyện kỹ năng, kỹ thuật mà còn có vai trò giáo dục văn hóa, đạo đức; lịch sử và thẩm mỹ
1.2.1 Giáo dục văn hóa, đạo đức
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam tác giả Đặng Đức Siêu cho rằng,
giá trị văn hóa là “thành quả mà một dân tộc hay một con người đạt được trong quan hệ với thiên nhiên, với xã hội và trong sự phát triển của bản thân mình” [33; tr.45] Như vậy, văn hóa bao gồm thái độ, tính cách, đạo đức, tư tưởng của một con người, một dân tộc Ca khúc Việt Nam cũng mang đặc điểm chung của âm nhạc, đó là sự phản ánh nhận thức của người sáng tác trong mối quan hệ tương tác với tự nhiên, xã hội và với chính bản thân Bên cạnh các yếu tố tiếp nhận từ âm nhạc phương Tây như cấu trúc, hòa âm thì yếu tố nội sinh (tư tưởng, đạo đức, chất liệu âm nhạc ) làm cho ca khúc Việt Nam mang những đặc trưng riêng biệt, gần như phản ánh đầy đủ những giá trị văn hóa của người Việt như: Tình yêu lao động; đức tính cần cù, chăm chỉ; tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, vì cộng đồng, vì dân tộc; lòng yêu nước; tinh thần lạc quan Chúng ta có thể tìm thấy hàng trăm tác phẩm về chủ đề lao động Qua bút pháp sáng tạo của người nhạc sĩ, hình ảnh người công nhân, nông dân được miêu tả một cách sống động dưới nhiều góc độ
Trang 24khác nhau Nhưng, điểm chung của các ca khúc thuộc chủ đề này vẫn là tình yêu lao động, ý chí quyết tâm cải tạo thiên nhiên, xây dựng đất nước Ví dụ
như ca khúc Bài ca người thợ rừng của Phạm Tuyên đã phản ánh rất chân
thực những suy nghĩ, nguyện vọng và quyết tâm của những người thợ trong công cuộc cải tạo rừng, đó là một trong những đức tính đáng quý của con người Việt Nam
Các giá trị văn hóa Việt Nam chứa đựng trong ca khúc còn thể hiện qua những thủ pháp phát triển giai điệu bằng cách sử dụng sáng tạo chất liệu âm nhạc dân tộc Hát ru, một tập quán đẹp của dân tộc, có thể được ví như dòng sữa mẹ thiêng liêng nuôi dưỡng tâm hồn dân tộc Giai điệu và lời ca những bài hát ru biểu hiện rất rõ tính cách, tư tưởng, tình cảm của người mẹ, người chị dành cho các em thơ Đó là sự đằm thắm, nhẹ nhàng, nhẫn nại; là tình yêu thương của con người với con người; tình yêu quê hương đất nước Chính vì lẽ đó, hát ru tạo ra các giá trị văn hóa, bồi đắp cho trẻ các thuộc tính tâm lý ổn định, bền vững làm cơ sở của sự hình thành và hoàn thiện nhân cách như: ý thức rèn luyện tu dưỡng đạo đức; các chuẩn mực, luân lý; thực hiện nếp sống lành mạnh, cao đẹp
Qua việc học hát ca khúc, HS được tiếp nhận những thông điệp có tính giáo dục cao, được bổ sung thêm những kiến thức về hát ru cũng như nét đặc trưng về tính cách người Việt Lời ca trong ca khúc cũng mang đậm giá trị đạo đức từ muôn đời của con người Việt Nam, đó là sự gắn chặt, hòa quyện giữa tình yêu gia đình với tình yêu tổ quốc
Ca khúc Việt Nam còn gợi lại cho người nghe những câu chuyện cổ tích, những truyền thuyết về sự hình thành nên quê hương, đất nước và điều
đó phản ánh sự phong phú về tâm hồn, sự thông minh trong tư duy và dũng cảm trong đấu tranh của bao đời người Việt
Vai trò giáo dục đạo đức trong các ca khúc thể hiện rõ qua nội dung phản ánh tình yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam và tinh thần sẵn
Trang 25sàng đấu tranh bảo vệ tổ quốc Thực tế lịch sử của đất nước đã chứng minh được sự đóng góp lớn của âm nhạc nói chung, các ca khúc Việt Nam nói riêng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Khái niệm đạo đức của con người Việt Nam hôm nay còn là niềm tin vào Đảng và ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh Một trong những sự khác biệt giữa ca khúc Việt Nam với ca khúc ở các đất nước khác trên thế giới là chủ đề về lãnh tụ và Đảng Hàng trăm ca khúc thể hiện niềm tin yêu đối với Đảng và Bác Hồ đã tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam, có vai trò giáo dục đạo đức cách mạng vô cùng hiệu quả, khích lệ bao lớp thanh niên phát huy nhiệt tình sức trẻ, năng động, sáng tạo và dũng cảm trong xây dựng, bảo
vệ tổ quốc
1.2.2 Giáo dục lịch sử
Cùng với văn học, âm nhạc Việt Nam mà đặc biệt là thể loại ca khúc có thể được xem là bộ sử sống động, phản ánh chân thực cuộc sống và sự nghiệp chiến đấu giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước của nhân dân ta từ trước đến nay Xuất phát từ lòng yêu nước, những sự kiện lịch sử của dân tộc đã trở thành nguồn cảm hứng phong phú của các nhạc sĩ Chẳng hạn, cuộc khởi
nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40) được gợi lại trong các ca khúc Người xưa đâu tá, Hồn tử sĩ của Lưu Hữu Phước; không khí hào hùng, quyết tâm chống giặc, hay những chiến tích và truyền thống anh hùng lịch sử trong Bạch Đằng giang, Hội nghị Diên Hồng - Lưu Hữu Phước, Trên sông Bạch Đằng - Hoàng Quý, Gò Đống Đa - Văn Cao đều là những bài học giáo dục lịch sử quý
báu Từ đó, thông qua âm nhạc, người học không những được củng cố thêm kiến thức lịch sử mà còn tiếp nhận lịch sử bằng xúc cảm nghệ thuật, nâng cao hơn tính bền vững của khả năng ghi nhớ
Từ khi cả nước bước vào hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ, dòng ca khúc cách mạng đã trở thành vũ khí sắc bén, tinh tế trong tuyên truyền, góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại Những địa danh
Trang 26lịch sử cũng trở thành đề tài cho các nhạc sĩ sáng tác Nếu những ca khúc như
Bình Trị Thiên khói lửa - Nguyễn Văn Thương, Sông Lô (Văn Cao) mang lại
cho người nghe cảm xúc đau thương xen lần căm giận quân thù tàn ác, hay
Câu hò bên bờ Hiền Lương - Hoàng Hiệp gợi lên nỗi buồn chia cắt và khát khao mong ngày thống nhất đoàn tụ, thì ca khúc Chiến thắng Điện Biên của
Đỗ Nhuận chính là trang sử ký về ngày chiến thắng “chấn động địa cầu”, kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ của dân tộc, mang lại niềm tin độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức trên thế giới nói chung
Có thể nói, mỗi tác phẩm trong dòng ca khúc cách mạng là một mảnh ghép của bức tranh toàn cảnh về cuộc chiến đấu bi hùng của quân và dân ta Trong đó, chúng ta bắt gặp hình ảnh hiên ngang của anh hùng Nguyễn Viết
Xuân với ca khúc Cùng anh tiến quân trên đường dài - Nhạc: Huy Du; thơ: Xuân Sách; hình ảnh kiêu hùng cô gái Hà Tĩnh trong ca khúc Người con gái sông La - Nhạc: Doãn Nho; lời thơ: Phương Thủy; người dân Tây Nguyên anh dũng qua nhân vật A Sanh trong ca khúc Người lái đò trên sông Pô cô -
Nhạc: Cẩm Phong; lời thơ: Mai Trang, hay người mẹ miền Nam trong ca
khúc Đất quê ta mênh mông - Nhạc: Hoàng Hiệp; thơ: Dương Hương Ly là
những con người đã góp phần làm nên lịch sử của đất nước
Ca khúc Việt Nam có vai trò giáo dục lịch sử rất thiết thực đối với người học Tuy nhiên, để khai thác được hết những yếu tố giáo dục ấy, người
GV thanh nhạc cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, phân tích chi tiết tác phẩm và biết thiết kế tiến trình dạy học, vận dụng các PPDH một cách sáng tạo, linh hoạt
1.3 Thực trạng dạy học Thanh nhạc tại Trường ĐHVHTT & DL Thanh Hóa
1.3.1 Đôi nét về nhà trường
Trường ĐHVH TT&DL Thanh Hóa chính thức được thành lập từ năm
1967 với tên sơ cấp Văn hóa Nghệ thuật thuộc Ty Văn hóa Thông tin Thanh Hóa Nhà trường được giao nhiệm vụ đào tạo các lớp sơ cấp diễn viên với các
Trang 27khóa đào tạo ngắn hạn như: Diễn viên Chèo, Tuồng, Vẽ thông tin cổ động đồng thời mở lớp sơ cấp Thư viện và trung cấp Văn hóa quần chúng, trung cấp đạo diễn và thời gian học tập đối với HS là 12 tháng, chỉ riêng lớp Âm nhạc là được học 18 tháng Chương trình học được thống nhất chung cho tất
cả các lớp học dựa trên sự tham khảo của một số trường văn hóa nghệ thuật, thời lượng dạy lý thuyết chỉ đạt ở mức độ cần thiết để dành phần lớn thời gian cho học thực hành, sau khi ra trường các em được phân công về các công ty,
xí nghiệp và các đoàn nghệ thuật Trong những ngày mới thành lập Trường, đội ngũ cán bộ GV công nhân viên luôn nỗ lực giảng dạy học tập để xây dựng đội ngũ cán bộ GV để làm đề án nâng cấp trường lên trung học Văn hóa Nghệ thuật Căn cứ vào thông tin trên Website và những tài liệu về lịch sử của nhà trường, chúng tôi xin tóm tắ một số nét khái quát về các giai đoạn phát triển nhà trường như sau:
Giai đoạn 1978 - 1992:
Ngày 26 tháng 1 năm 1978 nhà trường chính thức được nâng cấp lên thành Trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật Thanh Hóa, đây là giai đoạn nhà trường gặp nhiều khó khăn kể cả cơ sở vật chất đến nguồn năng lực Nhà trường có 24 cán bộ cơ hữu trong đó gồm 10 cán bộ quản lý và 15 GV trong
đó những GV có trình đại học chỉ có 40 % GV ở các môn lý luận chính trị và văn hóa lịch sử, GV âm nhạc chuyên ngành chỉ ở trình độ TC Trong giai đoạn này, bên cạnh việc đào tạo diễn viên cung cấp cho toàn tỉnh nhà trường còn được
mở thêm mã ngành GV Âm nhạc, Mỹ thuật phổ thông cho sở GD và ĐT tỉnh với hai hệ đào tạo TC và Cao đẳng với những mã ngành sau:
Hệ Trung cấp gồm có: TC Thanh nhạc, Nhạc cụ (phương Tây; Organ - Guitare Dân tộc; Đàn tranh, Tam thập lục, Nguyệt, Nhị, Sáo), TC diễn viên
có (Chèo, Tuồng, Cải lương, Kịch nói, Đạo diễn, Múa), Sư phạm Âm nhạc,
Sư phạm Mỹ thuật, Bảo tàng, Thư viện, Phát hành sách, Biên tập thông tin,
Trang 28Nhiếp ảnh, Quản lý VHTT Hệ Cao đẳng gồm có: CĐ Sư phạm Mỹ thuật, Sư phạm Âm nhạc, ĐH tại chức Âm nhạc, Quản lý VHTT
Giai đoạn 1993 - 2010:
Giai đoạn này quy mô đào tạo của nhà trường được mở rộng hơn với nhiều hình thức khác nhau, số lượng cán bộ GV nhà trường đã tăng lên trên 60 người, đội ngũ cán bộ cũng được điều chỉnh phù hợp với quy mô của nhà trường Đến tháng 8 năm 2004, nhà trường TH Văn hóa Nghệ thuật được ký quyết định thành trường CĐ Văn Hóa - Nghệ thuật Thanh Hóa, những mã ngành đào tạo diễn viên hệ TC chuyên nghiệp như: Thanh nhạc, Nhạc cụ và diễn viên sân khấu,… vẫn được phát triển mạnh mẽ, bên cạnh nhiệm vụ đào tạo GV âm nhạc và Mỹ thuật phổ thông
Giai đoạn 2010 đến nay:
Năm 2011 nhà trường chính thức nhận quyết định của chính phủ nâng cấp trường lên ĐH VHTT& Thanh Hóa theo Quyết định số 1221/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ và được mở rộng nhiều
mã ngành khác nhau, bên cạnh đó nhà trường còn nâng cao chất lượng đào tạo cùng với quá trình hội nhập phát triển giao lưu văn hóa với nhiều địa phương trong cả nước cũng như hợp tác quốc tế
Cán bộ GV nhà trường hiện gồm có 351 người trong đó 220 cán bộ cơ hữu và 131 cán bộ thỉnh giảng Trình độ cán bộ GV cơ hữu của nhà trường hiện có hầu hết có trình độ Ths, TS trong đó 02 cán bộ quản lý có học hàm PGS, và một số cán bộ GV đang theo học Ths và NCS ở các cơ sở đào tạo có
uy tín trong cả nước nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu
giáo dục âm nhạc cho cả nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng
1.3.2 Sơ lược về Khoa Âm nhạc và Tổ Thanh nhạc
Khoa Âm nhạc được thành lập cùng với quá trình phát triển nhà trường Lúc đầu, trường chỉ với hai khoa: Khoa Mỹ thuật và Khoa Âm nhạc Khi đó, Khoa Âm nhạc được giao nhiệm vụ đào tạo hai chuyên ngành: Thanh nhạc và
Trang 29Nhạc cụ Lực lượng cán bộ và HS do Khoa đào tạo đã góp phần tích cực trên các mặt trận tuyên truyền văn hóa văn nghệ, phục vụ chiến đấu và lao động sản xuất
Từ năm 1986 đến 2004, Khoa có nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc phổ thông, đáp ứng nhu cầu giáo dục thẩm mỹ cho HS ở các trường phổ thông trong toàn tỉnh Từ năm 2004 đến nay, bên cạnh hai chuyên ngành Thanh nhạc và Nhạc cụ phương Tây, Khoa đào tạo thêm một chuyên ngành là Nhạc cụ truyền thống
Đội ngũ cán bộ GV của Khoa có 20 người, các GV chủ yếu được tốt nghiệp Đại học chuyên ngành tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam GV thường được nhà trường cử đi học tập, tập huấn nhằm nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ ở những cở đào tạo có uy tín về nghệ thuật như: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Trường ĐHSPNTTƯ và cả ở nước ngoài như Ba Lan… Bên cạnh công tác giảng dạy, Trường và Khoa còn tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nâng cao khả năng của giảng viên và HS - SV Đặc biệt, năm 2013, Khoa Âm nhạc đã thực hiện chương trình giao lưu với đoàn nhạc nước ngoài: nhóm Ngũ tấu nhạc Jazz “Five Play”, thực hiện chương trình “Nước Nga - Tình yêu và nỗi nhớ”
Cùng với các hoạt động đào tạo thường xuyên, công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, của khoa Âm nhạc đều có Hội đồng chuyên môn khoa họp và nghiên cứu kỹ nhằm phát huy và nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường Một trong những hoạt động góp phần không nhỏ vào thành công của khoa Âm nhạc ngày hôm nay, đó chính là sự cọ xát, học tập, trau dồi kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng… của thầy và trò trong khoa cũng như thông qua các hoạt đồng thường niên của khoa: Tổ chức các cuộc thi âm nhạc Kết nối thị trường sử dụng sau đào tạo: Với các đoàn Nghệ thuật chuyên nghiệp, các phòng Văn hoá, Trung tâm văn hoá cấp huyện, thị xã, thành phố
Trang 30Hiện tại, 20 cán bộ GV của Khoa được chia làm 03 tổ bộ môn: Lý luận, Thanh nhạc và Nhạc cụ Tổ Lý luận có nhiệm vụ giảng dạy các môn thuộc khối lý thuyết âm nhạc như: Ký xướng âm, Hòa âm, Lý thuyết âm nhạc cơ bản, Phân tích tác phẩm, Lịch sử âm nhạc thế giới và lịch sử âm nhạc Việt Nam Tổ Nhạc cụ gồm giảng dạy nhạc cụ Phương tây và nhạc cụ dân tộc Nhạc cụ Phương tây có Đàn phím điện tử, Guitare Nhạc cụ dân tộc có các loại đàn Nhị, Nguyệt, Bầu, Sáo trúc, Thập lục và Tam thập lục
Tổ Thanh nhạc:
Tổ Thanh nhạc là một trong ba tổ của Khoa Âm nhạc, hiện có 09 giảng viên, có nhiệm vụ giảng dạy các môn Thanh nhạc, Thực hành biểu diễn với dàn nhạc, Thực hành biểu diễn sân khấu cho các hệ TC và Đại học GV Thanh nhạc như trên đã nêu là hầu hết tốt nghiệp Đại học Thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam nên có thể nói trình độ chuyên môn của
GV có thể đáp ứng tốt nhiệm vụ dạy học Thanh nhạc Bên cạnh đó các GV còn có khả năng biểu diễn phục vụ công tác chính trị và xã hội cho Nhà trường Công tác giảng dạy của Khoa đã đạt được nhiều thành tích, trong biểu diễn luôn đạt giải cao trong các hội thi tiếng hát HS - SV các trường chuyên nghiệp, Văn hóa Nghệ thuật toàn quốc, giọng hát hay trên sóng truyền hình như: Hồ Quang Tám, Lê Anh Thơ, Trần Phương Linh, Lê Anh Dũng, Lê Minh Tuyến, Thiều Thị Trang, Ngô Thanh Huyền, Đỗ My Lam, Hoàng Thủy hiện nay đang là GV của các trường nghệ thuật lớn như: Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam, ĐHSPNTTƯ, Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, là diễn viên các đoàn nghệ thuật
1.3.3 Khả năng của học sinh Trung cấp Thanh nhạc
HS thanh nhạc của trường đến từ các tỉnh Bắc, Trung bộ và Nam sông Hồng Các em đều là HS có giọng hát tốt và có độ tuổi từ 16 trở đến 22 (chưa học hết phổ thông), đây là giai đoạn các em đã có sự ổn định về
Trang 31giọng hát nên rất thuận lợi trong quá trình tiếp nhận kiến thức chuyên ngành từ thấp đến cao
Tuyển vào TC Thanh nhạc chú trọng giọng hát là chính, HS được quy định hát 2 bài với 2 tính chất khác nhau, về năng khiếu âm nhạc được thi tuyển thẩm âm, tiết tấu Với cách tuyển đó, nhiều HS của trường có giọng hát tốt, mặt khác Thanh Hóa cũng là đất có không ít HS có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh Vì vậy, HS vào trường đáp ứng được yêu cầu đào tạo Sau 3 năm học TC, một số em có khả năng biểu diễn đi vào thực tế đời sống âm nhạc phục vụ cho địa phương hoặc trên toàn quốc, một số em tiếp tục học lên hệ Đại học tại trường hoặc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
HS đến từ các địa phương khác nhau trên toàn tỉnh Thanh Hóa nên cũng
có sự khác nhau và chênh lệch nhất định về kiến thức, sự hiểu biết, dân trí… nên trong tiếp thu cũng có sự không đồng đều Do có những HS chưa học hết phổ thông nên HS còn phải hoàn thành chương trình phổ thông nên cũng có ảnh hưởng nhất định đến học chuyên môn và cũng tạo sự chênh lệch về khả năng tiếp thu HS nào học hết phổ thông thì có thời gian và điều kiện hơn cũng như có nhiều kiến thức hơn các em còn đang học phổ thông
HS có tâm lý rất yêu nghề, chịu khó học để có thể thành công nên có nhiều cố gắng trong học tập Tuy nhiên, cũng có HS trong quá trình học không phát triển giọng như nữ hát không chuyển được giọng hoặc không có màu sắc riêng nên có em cũng tự thôi không theo học
Tuy là có khả năng ca hát nhưng đối với năm thứ nhất cũng có một số
em có cố tật của giọng như nữ khó khăn trong chuyển giọng, nam bị âm vực hơi hẹp, khó khăn trong mở rộng âm vực
1.3.4 Nội dung chương trình môn Thanh nhạc hệ Trung cấp
Ngành Thanh nhạc hệ Trung cấp (TC) được đào tạo 3 năm, trong đó khối lượng kiến thức chuyên ngành gồm các môn thuộc về thanh nhạc bao gồm môn Thanh nhạc gồm có 12 TC, mỗi năm các em sẽ được học 04 TC (mỗi
Trang 32TC 30 tiết); Kỹ năng thực hành biểu diễn thanh nhạc 1 và 2 có thời lượng 04 TC
(mỗi tín chỉ 30 tiết); Biểu diễn cuối khóa gồm 02 TC (mỗi tín chỉ 30 tiết) Bên
cạnh những môn học bắt buộc, nhà trường còn có 02 môn học tự chọn là Hát dân
ca và Hát hợp xướng, mỗi môn có thời lượng 02 TC (mỗi tín chỉ 30 tiết)
Nhìn vào chương trình ta thấy khối lượng kiến thức toàn khóa của hệ TC thanh nhạc (03 năm) có 50 TC với khối lượng các môn học chung (kiến thức đại cương 06 TC), đại cương âm nhạc và chuyên ngành có 18 TC Trong đó
có 286 tiết là lý thuyết và 909 tiết thực hành
Môn Thanh nhạc có vai trò chủ chốt và HS - SV được rèn luyện các kỹ thuật thanh nhạc cơ bản, luyện tập các bài vocalise, bài hát nước ngoài, bài hát Việt Nam, dân ca…
Dưới đây là chương trình ba năm của hệ Trung cấp Thanh nhạc:
[Xem phụ lục 4, tr.153 ] Năm thứ nhất: 04 TC (120 tiết)
Chương trình năm thứ nhất cần đạt những mục tiêu, yêu cầu sau: Phân loại giọng hát của HS; HS hiểu và bước đầu hình thành được những kỹ năng
cơ bản về tư thế, hơi thở, cách phát âm, nhả chữ, khoảng vang, âm thanh mở
và âm thanh đóng, giải phóng được cơ hàm, cằm, cơ mặt và hình thể khi hát, các kỹ thuật hát (legato, non-legato, staccato…); Số lượng bài học cần đạt cho
04 TC (120 tiết) là 11 bài, gồm: 03 bài vocalize, 02 bài hát nước ngoài, 02 bài dân ca, 05 bài Việt Nam Với các bài hát Việt Nam, GV được Tổ bộ môn cho phép lựa chọn các bài phù hợp với khả năng của HS để dạy, trong số đó có
các ca khúc sau của Đỗ Nhuận cho năm thứ nhất: Du kích ca, Tiếng súng Nam Bộ, Áo mùa Đông, Hành quân xa
Chương trình năm thứ hai tiếp tục rèn luyện các kỹ năng có bản đã học ở năm thứ nhất, nâng cao các kỹ thuật hát đã học và rèn luyện thêm kỹ thuật hát nhanh (passage), và bổ sung các yêu cầu sau: Tăng cường về xử lý sắc thái to, nhỏ, mạnh, nhẹ để nâng cao khả năng biểu cảm khi thể hiện bài hát, phát triển
Trang 33mở rộng âm vực, kỹ thuật chuyển giọng Số lượng bài hát cần đạt cho 04 TC (120 tiết) là 11, gồm: 02 bài vocalize, 02 bài hát nước ngoài, 02 bài dân ca, 05 bài Việt Nam Trong các bài hát Việt Nam, chúng tôi sử dụng hai bài cho HS
trong số các ca khúc sau của Đỗ Nhuận: Việt Nam quê hương tôi; Tổ quốc tình thương; Trai anh hùng, gái đảm đang; Vì tiền tuyến; Chào Hà Nội anh hùng
Chương trình năm thứ ba tiếp tục hoàn thiện và phát triển các kỹ năng,
kỹ thuật hát, biểu diễn, rèn luyện thống nhất âm thanh trong toàn bộ âm vực của giọng hát, các tác phẩm có mức độ khó hơn về cấu trúc cũng như yêu cầu
kỹ thuật Số bài học cần đạt là 09 bài cho 04 TC (120 tiết), gồm: 02 bài vocalize, 02 bài hát nước ngoài, 01 bài dân ca, 04 bài Việt Nam Trong các bài hát Việt Nam, chúng tôi sử dụng một bài trong số các ca khúc sau của Đỗ
Nhuận: Hạt thóc là hạt thóc vàng; Em nghĩ sao không ra (trích trong vở nhạc kịch Cô Sao); Đường bốn mùa Xuân; Vui mở đường
Nội dung chương trình Thanh nhạc như trên cho thấy sự liên kết chặt chẽ
và tính hệ thống, tính phát triển trong mục tiêu đào tạo Sự phong phú về tính chất, nội dung và thể loại bài hát không chỉ giúp HS rèn luyện tốt hơn về mặt
kỹ thuật mà còn cung cấp cho các em những tri thức âm nhạc và xã hội, góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo toàn diện của nhà trường
1.3.5 Thực trạng dạy học Thanh nhạc
Tổ thanh nhạc hiện có 09 GV đều tốt nghiệp đại học chuyên ngành thanh nhạc, hệ chính quy Trong đó, 08 GV đã tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và PPDH Âm nhạc, 01 GV đang học thạc sĩ Lý luận và PPDH
Âm nhạc Hiện tại bộ môn chưa có bộ giáo trình giảng dạy cụ thể nên những tài liệu đó đều được những GV nghiên cứu, sưu tầm và tích lũy để phục vụ công tác đào tạo
Trong quá trình giảng dạy các GV luôn nhiệt tình, cố gắng truyền tải kiến thức tới người học một trình tự cụ thể và dễ nhớ, dễ hiểu nhất GV đã
Trang 34dựa trên cơ sở đặc điểm giọng hát của SV để lựa chọn PPDH và sử dụng các bài học phù hợp Tuy nhiên, do đặc điểm tính mở trong xây dựng chương trình dạy học thanh nhạc nên vẫn còn một số GV sử dụng bài học theo kiểu đốt cháy giai đoạn học tập của các em như: thấy HS có giọng hát hốt hơn so với những bạn cùng lớp đã vội vàng cho luyện những bài tập mở rộng âm khu hay giao những bài hát bài dành cho năm thứ hai, ba có thể là thứ tư Với cách thực hiện như thế rất dễ làm cho HS thiếu hụt nền tảng kỹ thuật hoặc hạn chế khả năng vận dụng kiến thức vào hoạt động tự học, tự rèn luyện kỹ năng Trong khi đó, hình thức dạy học tín chỉ tạo điều kiện cho HS đăng ký học theo điều kiện về thời gian của cá nhân, vì vậy hoạt động tự học có vai trò rất quan trọng, gần như quyết định đến kết quả học tập, rèn luyện chuyên môn của SV
Qua trao đổi trực tiếp cũng như dự giờ các đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy GV áp dụng dạy kỹ thuật thanh nhạc phương Tây nhiều nên HS thuận lợi khi hát các bài thuộc dạng này GV cũng thương quan tâm đến vấn đề hát thuộc giai điệu, lời ca, chưa chú tâm trong việc nghiên cứu về nội dung tác phẩm, đặc điểm riêng về tính chất âm nhạc của tác giả, cách điều tiết hơi thở,
mở khẩu hình, vị trí âm thanh cũng như phát âm nhả chữ sao cho đúng đối với bài hát nước ngoài và Việt Nam Khi giao bài luyện tập, hầu hết GV chưa có
sự nghiên cứu kỹ lưỡng về đặc điểm giọng hát của từng HS cụ thể chọn bài cho phù hợp Ở các tín chỉ dựng tác phẩm, GV vẫn chưa khơi gợi cho HS cảm nhận nội dung tác phẩm, không chú trọng phân tích, hướng dẫn chỗ kết thúc câu, đoạn trong tác phẩm làm cho HS nhận thức tổng thể về ca khúc còn thấp
Đối với dạy hát các ca khúc của Đỗ Nhuận, GV hầu như chỉ chú trọng vào dạy các em thuộc giai điệu, tiết tấu, lời ca mà không nghiên cứu về hoàn cảnh ra đời, tính chất âm nhạc (điệu thức, phong cách âm nhạc mang âm hưởng dân gian với cách luyến, láy, từ đệm ) trong các ca khúc của ông nên không làm nổi bật được nội dung và tính chất âm nhạc trong mỗi tác
Trang 35phẩm của ông Do đó, sự cảm nhận của HS về tính chất cũng như nội dung hình tượng âm nhạc trong tác phẩm còn rất hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng biểu đạt cảm xúc trong khi hát và một điểm quan trọng là hơi
rập khuôn theo kỹ thuật phương Tây, HS không nắm được trong Vui mở đường có
âm hưởng Chèo hay Hò sông Mã trong bài Hát mừng các cụ dân quân
Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu nhận thức của HS về các tác phẩm của
Đỗ Nhuận sau khi hoàn thành bài học Hầu hết các em chỉ trả lời được tên tác giả chứ không nắm được hoàn cảnh, thời gian ra đời, nội dung, hình tượng âm nhạc cũng như chất liệu mà tác giả đã sử dụng trong tác phẩm Về cấu trúc, đa
số HS hiểu về cấu trúc câu nhạc, tiết nhạc khá mơ hồ Nhiều HS đã hoàn thành bài học nhưng vẫn chưa nắm vững cấu trúc, hình thức của bài hát mà chính mình vừa hát Quá trình lên lớp luyện kỹ thuật của GV còn có phần sơ sài, chưa được xem trọng GV chủ yếu cho HS luyện tập những mẫu âm quen thuộc mà chưa có sự nghiên cứu kỹ lưỡng xác định rõ mục đích cần giải quyết vấn đề gì ở những mẫu âm đó Tư thế đứng hát của SV cũng chưa được chú trọng Một số GV nói về lý do không nhắc nhở SV về tư thế hát là bởi một mình phải kiêm nhiệm vừa đàn vừa hướng dẫn luyện thanh, hát; một số ít GV khác cho rằng lo tập trung vào luyện kỹ thuật nên không thể chú ý đến tư thế của HS được nhiều hơn Phương pháp sửa sai cũng như hướng dẫn kỹ thuật cho HS chủ yếu là thị phạm, làm mẫu GV chưa phân tích được nguyên nhân sai và cũng rất ít GV hướng dẫn phương pháp tự học, tự sửa sai cho HS
Mỗi học kỳ, chúng tôi đều có tổ chức hợp, rút kinh nghiệm trong giảng dạy và cùng nhau tìm hướng giải quyết những khó khăn trong thực tiễn dạy học Trước sự cố gắng của tập thể GV trong tổ, chất lượng dạy học cũng có sự thay đổi trong những năm qua Tuy nhiên, sự chú trọng đến tính đặc sắc trong các ca khúc của Đỗ Nhuận vẫn còn là vấn đề cần quan tâm hơn do chưa có GV nào đi sâu phân tích các tác phẩm của ông để truyền đạt, trao đổi với tập thể
Trang 36Về phía HS, tuy có tâm lý yêu thích ngành mình lựa chọn song các em cũng có những hạn chế nhất định Khi luyện tập kỹ thuật cơ bản như lấy hơi hay bị gồng lên, dẫn đến các cơ bụng bị cứng Do không có được một hơi thở tốt khi vận dụng vào mẫu câu luyên kỹ thuật âm thanh bị sát vào cổ, lên mũi, không tới nốt, cơ thể căng người học sẽ có động tác lên gồng người lúc này ngực sẽ nâng lên trạng dây thanh sẽ bị chèn ép, cơ cuống lưỡi bị cứng dẫn tới cổ họng khép chặt, âm thanh phát ra bị đổ vào sau gáy, không có độ vang xốp bởi lúc nào cơ thể các em luôn bị căng thẳng Trong quá trình học tập có nhiều em cũng chưa ý thức được tầm quan trọng việc tự học, quá trình vỡ những bài được giao chưa có sự tỉ mẩn, cẩu thả nên tình trạng hát chưa chính xác nốt hay tiết tấu, những chỗ khó như nốt các luyến láy, nốt nhảy quãng hay chùm ba các em không luyện tập kỹ nên thường bị không chính xác Khi vận dụng với lời ca các em gặp không ít khó khăn trong cách phát âm nhả chữ bởi đặc thù của ngôn ngữ địa phương, do đó kết quả học tập của các em vẫn chưa đạt được kết quả tốt nhất
Áp dụng các bài hát của Đỗ Nhuận các em thường hát theo cảm tính, do được học kỹ thuật hát phương Tây nhiều nên với các bài có chất phương Tây
như Áo mùa đông, Du kích sông Thao, HS thuận lợi hơn khi thể hiện Còn với
những bài có nhất là với những bài có âm hưởng dân ca thì HS thường nghe
GV bảo sao thì biết vậy mà ít khi quan tâm đến tìm hiểu đặc điểm cuả giai điệu trong tác phẩm để thể hiện cho đúng, chẳng hạn tác phẩm nào có áp dụng cách hát của Chèo, của dân ca Tây Bắc…
Tiểu kết
Âm nhạc mới Việt Nam ra đời vào những năm đầu thế kỷ XX, trong đó thể loại ca khúc nhanh chóng phát triển mạnh về số lượng, phong phú về nội dung phản ánh, chất lượng nghệ thuật Ngoài các yếu tố ngôn ngữ âm nhạc được các nhạc sĩ sử dụng một cách điêu luyện, sáng tạo, ca khúc Việt Nam có
Trang 37thể được xem là bức tranh toàn cảnh về diện mạo văn hóa, lịch sử của dân tộc Chính vì vậy, dạy học ca khúc Việt Nam trong môn Thanh nhạc không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những tri thức về lý thuyết, rèn luyện kỹ năng, kỹ thuật mà còn có vai trò giáo dục văn hóa, đạo đức; lịch sử và thẩm mỹ
Trường ĐHVHTT&DLThanh Hóa là trường có bề dày truyền thống trong đào tạo đội ngũ các nghệ sĩ chuyên nghiệp cho Tỉnh và tạo nguồn cho các trường chuyên nghiệp khác Khoa Âm nhạc của nhà trường là một trong những khoa đầu tiên, có nhiệm vụ đào tạo các diễn viên thanh nhạc Nội dung chương trình dạy học Thanh nhạc cho hệ TC được học trong 3 năm bao gồm các bài luyện kỹ thuật, ca khúc nước, ca khúc Việt Nam, trong đó có ca khuc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận
Các GV Thanh nhạc đã có những phương pháp tương đối phù hợp để dạy học cho HS và đã đạt được khá nhiều thành công Tuy nhiên, khi dạy hát
ca khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận thì vẫn áp dụng hơi rập khuôn kỹ thuật thanh nhạc phương Tây, tính chất âm nhạc được tiếp thu và đánh giá theo cảm tính nên có khi còn chưa sâu sắc Đó cũng là những bất cập để đề tài tìm hiểu về đặc điểm âm nhạc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận và các phương pháp dạy học phù hợp ở chương sau
Trang 38Chương 2 ĐẶC ĐIỂM SÁNG TÁC CA KHÚC CỦA NHẠC SĨ ĐỖ NHUẬN 2.1 Cuộc đời và sáng tác của nhạc sĩ Đỗ Nhuận
2.1.1 Đôi nét về cuộc đời
Theo cuốn Âm nhạc mới Việt Nam - Tiến trình và thành tựu, Nxb Viện
Âm nhạc, Hà Nội do Tú Ngọc chủ biên, “Đỗ Nhuận sinh ngày 10 tháng 2 năm
1922 tại thôn Vạc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương” [27; tr.137] Đồng thời, phần chú thích của cuốn sách này có ghi: “trong hồi ký Âm thanh cuộc đời (bản đánh máy, lưu trữ tại Hội Nhạc sĩ Việt nam), tác giả nói rằng ông sinh vào tháng Năm âm lịch, năm đó là năm nhuận nên bố đặt tên ông là
Nhuận” [27; tr.137] Tuy nhiên, cuốn Những tài danh âm nhạc Việt Nam - Đỗ Nhuận của Nguyễn Thụy Kha lại viết rằng: “Năm ba tuổi, mẹ bế Nhuận ra
Hải Phòng với bố để đúng năm học nên đã lấy khai sinh cho Nhuận là ngày
10 - 12 - 1922” [16; tr.12] Các tài liệu trên cho thấy chưa có sự thống nhất về ngày, tháng sinh của ông nhưng đã xác định rõ năm sinh là 1922 Hai cuốn sách mà chúng tôi vừa đề cập trên đã mang lại khá nhiều thông tin về nhạc sĩ
Đỗ Nhuận Trong phạm vi luận văn, chúng tôi xin tóm lược một số nét chính
về cuộc đời ông như sau:
Bố của Đỗ Nhuận là người lính kèn Tây đóng tại Hải Phòng nên năm lên ba tuổi, ông được mẹ đưa ra Hải Phòng để sinh sống cùng bố Ở đây, ông được đi học chữ với thầy giáo Đối “ thầy giáo Đối dáng người thanh thanh,
ít nói, hay mặc áo dài trắng, là nơi Nhuận tới học đầu tiên Không chỉ dạy chữ, thầy giáo Đối còn dạy cho ông đánh trống để tham gia phường trống” [16; tr.13] Chính vì vậy, cùng với sự ảnh hưởng những giai điệu kèn Tây từ người bố và những người lính kèn Pháp, Đỗ Nhuận còn thường xuyên được tiếp xúc, thực hành với tiết tấu trống, có lẽ đó là những yếu tố làm cho ông đam mê và hướng đến với nghệ thuật âm nhạc
Năm 1936, Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương ra đời
Trang 39(đến năm 1938 đổi tên thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương) nhằm tập hợp mọi tầng lớp, giai cấp với mục đích chống lại phát xít, bọn phản động thuộc địa và tay sai Thời kì này, Đỗ Nhuận bắt đầu tiếp xúc với phong trào yêu nước “Năm 1936, từ một ý đồ ngẫu nhiên trong cảm hứng của người bố,
ông bắt tay vào làm thử bài hát Trưng Vương” [27; tr.138] Cũng như nhiều
học sinh thời bấy giờ, ông tham gia phong trào hướng đạo sinh, hát những ca khúc Pháp và châu Âu Với bản tính ham học hỏi, ông nhanh chóng học thuộc các bản nhạc và tập chơi một số nhạc cụ như: Mandolin, banjo, kèn harmonica Sau này, ông còn học thêm với các nhạc công người Nga lưu vong
ở Hà Nội, “Nhạc sĩ Mellewitz nhận dạy Nhuận chơi baian Còn nhạc sĩ Vichto thì nhận violon” [16; tr.24] Đồng thời, ông tự học âm nhạc dân tộc và biết chơi sáo trúc, tiêu, đàn nguyệt, đàn tứ, đàn bầu Năm 1941, Đỗ Nhuận về làm hương sư ở Hải Dương và bị bắt, cầm tù tại đây do tuyên truyền cách mạng dưới hình thức hoạt động hướng đạo Trong những năm tháng bị cầm tù ở Hải Hưng, nhà tù Hỏa Lò rồi đày đi nhà tù Sơn La, cuộc sống gian khổ, hà khắc
và tấm gương của các chiến sĩ cách mạng đã mang đến cho ông những xúc cảm mới trong sáng tác Bên cạnh một số ca khúc có tính chất suy tư, lắng
đọng của ông trong thời kì này như: Chiều tù, Viếng mồ liệt sĩ, Côn đảo, Hận Sơn La thì những ca khúc có âm điệu khỏe khoắn, trong sáng như Quảng Châu công xã, tiếng gọi tù nhân, Cờ Việt Minh là tiếng nói của một nghị lực
sống, một ý chí cách mạng mạnh mẽ của người nhạc sĩ trẻ
Tháng 3 năm 1945, “trong không khí sôi sục của những ngày tiền khởi
nghĩa, Đỗ Nhuận đã sáng tác ca khúc Du kích ca, bài hát đã cùng với tác giả
của nó về đến Hà Nội vào tháng 5 năm 1945” [27; tr.140] Thông tin đó cũng cho thấy đây là thời gian ông được trả tự do và chính thức đứng trong hàng ngũ văn nghệ sĩ cách mạng, trở thành một trong những nhạc sĩ tiêu biểu đầu
tiên của nền âm nhạc mới Việt Nam Cũng theo cuốn Những tài danh âm nhạc Việt Nam - Đỗ Nhuận của tác giả Nguyễn Thụy Kha, vào tháng 11 năm
Trang 401946, Đỗ Nhuận đăng ký tòng quân tại cơ quan báo Sao vàng và trở thành người lính văn nghệ của cách mạng Ông là Tổng Thư ký đầu tiên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa I và II (từ năm 1957 đến năm 1983) Ngoài sáng tác, ông còn viết báo, tham gia phê bình âm nhạc “Từ năm 1960 đến 1963, Đỗ Nhuận đi trau dồi và nâng cao chuyên môn tại Nhạc viện Mát-xcơ-va chính
từ đây, phần đầu của vở A Sao đã hình thành” [27; tr.474] Đây là khoảng thời
gian quan trọng giúp cho ông trang bị thêm nhiều kiến thức âm nhạc một cách chính quy, hình thành nền tảng để ông có thể sáng tác những thể loại có quy
mô lớn như nhạc kịch và giao hưởng
Đỗ Nhuận mất ngày 18 tháng 5 năm 1991, hưởng thọ 70 tuổi, ông để lại cho nền âm nhạc Việt Nam một số lượng khá lớn tác phẩm ở nhiều thể loại với hàng chục ca khúc, các tác phẩm khí nhạc, ca kịch ngắn Đặc biệt, trong với nền âm nhạc Việt Nam, ông là người đầu tiên viết nhạc
kịch với vở Cô Sao (1965), sau này còn có thêm vở Người tạc tượng (1971)
và Nguyễn Trãi (1980)
Với những đóng góp của mình cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam, ông được Đảng và nhà nước truy tặng những phần thưởng cao quý: Huân chương độc lập hạng nhì (1987), được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996) Nhạc sĩ Đỗ Nhuận là tấm gương sáng về người nghệ sĩ - chiến sĩ cách mạng, tên của ông mãi mãi gắn liền với lịch sử cách mạng và nền âm nhạc nước nhà
2.1.2 Sự nghiệp sáng tác
Dựa vào các tài liệu Âm nhạc mới Việt Nam - Tiến trình và thành tựu, Nxb Viện Âm nhạc, Hà Nội do Tú Ngọc chủ biên, Những tài danh âm nhạc Việt Nam - Đỗ Nhuận, Nxb Văn học của tác giả Nguyễn Thụy Kha, Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại, chúng tôi xin tóm tắt sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Đỗ
Nhuận chia thành bốn giai đoạn như sau: giai đoạn trước cách mạng, giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), giai đoạn kháng chiến