Nội dung và biện pháp thực hiện

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dạy và học tiểu học (Trang 52)

III. ĐẶT VẤN ĐỀ

2. Nội dung và biện pháp thực hiện

2.1Nội dung

Để thực hiện được đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về mục tiêu, nội dung các

giai đoạn lịch sử trong chương trình tiểu học và kĩ hơn là các bài học cụ thể trong giai đoạn “Hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 – 1945) ở lớp 5; thu thập thông tin về thực trạng của môn học và kĩ năng tập trung ghi nhớ cũng như mức độ hứng thú khi học lịch sử của học sinh. Qua thực trạng thu được như trên, chúng tôi thử áp dụng biện pháp của mình như sau:

2.2.1 Trong mỗi bài dạy, bên cạnh việc sử dụng linh hoạt các phương pháp cũng như hình thức dạy học phù hợp với đối tượng, chúng tôi cung cấp cho các em một bài thơ ngắn có nội dung nói về các nhân vật, sự kiện lịch sử trong bài tương ứng với mốc thời gian xẩy ra sự kiện với yêu cầu là các em phải học thuộc bài thơ đó.

Bài 1: “Bình tây Đại nguyên soái” Trương Định (Sách Lịch sử 5-Trang 4)

Mục tiêu: Học xong bài, học sinh biết:

- Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kì.

- Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược.

Bài học:

Trong phong trào chống Pháp Gương tiêu biểu là ai?

Ông chính là Trương Định Năm một tám sáu hai(1862) Đã chống lại lệnh vua

Cùng nhân dân khởi nghĩa Phất cao cờ “Bình tây” “Đại nguyên soái” là ông Được nhân dân phong tặng.

Bài 2: Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước ( Sách Lịch sử 5 trang 6)

Mục tiêu: Học xong bài, học sinh biết:

- Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. - Nhân dân đánh giá về lòng yêu nước của ông như thế nào.

Bài học:

Ông là Nguyễn Trường Tộ Quê ở tỉnh Nghệ An

Năm một tám sáu mươi (1860) Sang du học đất Pháp

Ông đã từng mong muốn Và đề nghị lên vua

Cho canh tân đất nước.

Nhưng vua quan nhà Nguyễn Đã không chịu nghe theo Đời sau kính trọng ông Vì lòng yêu đất nước Những điều ông hiểu biết Mong dân mạnh, nước giàu.

Bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế

Mục tiêu: Học xong bài, học sinh biết:

- Cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức, đã mở đầu cho phong trào Cần Vương (1885-1890)

- Trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc. Bài học:

Đêm mồng 5 tháng 7

Năm một tám tám lăm (1885) Trong đên khuya vắng lặng Thành Huế vang tiếng súng Lửa cháy sáng rực trời Các đạo quân theo lệnh Tôn Thất Thuyết tấn công.

Bị quân thù đánh trả Ông đưa vua Hàm Nghi Lên núi rừng Quảng Trị Và tiếp tục kháng chiến Thảo ra chiếu Cần Vương Để kêu gọi nhân dân Cùng giúp vua cứu nước.

Bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (Sách Lịch sử 5-trang 10)

Mục tiêu: Học xong bài, học sinh biết:

- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nền kinh tế- xã hội nước ta có nhiều biến đổi do chính sách khai thác thuộc địa của Pháp.

- Bước đầu nhận biết về mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội( kinh tế thay đổi đồng thời xã hội cũng thay đổi theo).

Bài học:

Cuối thế kỉ XIX

Thực dân Pháp tăng cường Khai mỏ, lập nhà máy Bóc lột sức con người Vơ vét nhiều của cải Xuất hiện ngành kinh tế

Đã làm cho xã hội Có nhiều sự đổi thay Các giai cấp ra đời

Như nhà buôn, chủ xưởng Như công nhân, trí thức.

Bài 5: Phan Bội Châu và phong trào Đông du (Sách Lịch sử 5 Trang 12)

- Phan Bội Châu là nhà nho yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX

- Phong trào Đông du là một phong trào yêu nước nhằm mục đích chống thực dân Pháp.

Bài học:

Ở tại xã Xuân Hoà

Huyện Nam Đàn - Nghệ An Có cụ Phan Bội Châu

Đầu thế kỉ XX

Đưa thanh niên trong nước Đi du học phía Đông. Nước Nhật nơi họ đến

Cuộc sống đầy khó khăn Nhưng họ vẫn vượt qua Mong học tập mau chóng.

Năm một chín không chín (1909) Pháp - Nhật nắm tay nhau

Phong trào đành thất bại.

Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước (Sách Lịch sử 5 trang 14) Mục tiêu: Học xong bài, học sinh biết:

- Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính yêu.

- Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước, thương dân, muốn tìm con đường cứu nước.

Bài học:

Năm một chín mười một(1911) Từ đất cảng ra đi

Quyết tìm đường cứu nước Anh tên Nguyễn Tất Thành

Đã lên tàu sang Pháp Với một lòng yêu nước Luôn nghĩ tới nhân dân Mãi ba mươi năm sau Mới trở về Tổ quốc. Bài 7: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (Sách Lịch sử 5 Trang 16)

Mục tiêu: Học xong bài, học sinh biết:

- Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu thời kì cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn.

Ngày mồng ba tháng hai Năm một chín ba mươi Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc Đã chủ trì hội nghị

Hợp nhất ba tổ chức Đảng Cộng sản ra đời Cách mạng ta có Đảng Giành thắng lợi vẻ vang.

Bài 8: Xô viết Nghệ Tĩnh (Sách Lịch sử 5 trang 17) Mụctiêu:Họcxongbài,họcsinhbiết:

- Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 – 1931

- Nhân dân một số địa phương ở Nghệ Tĩnh đã đấu tranh giành chính quyền làm chủ thôn xã, xây dựng cuộc sống mới văn minh tiến bộ.

Bài học:

Ngày mồng hai tháng chín Năm một chín ba mươi (1930) Nông dân từ các huyện

Hưng Nguyên đến Nam Đàn Kéo nhau về thị xã (Vinh). Đoàn người ngày một đông Cùng hô vang khẩu hiệu: “Đả đảo đế quốc

Đả đảo Nam triều

Nhà máy về tay thợ thuyền Ruộng đất về tay dân cày”, Chính quyền mới về tay Thoát khỏi cùm nô lệ. Nhưng chẳng được bao lâu Đến giữa năm 31 (1931) Bọn đế quốc phong kiến Càng đàn áp dã man Phong trào bị dập tắt. Bài 9: Cách mạng mùa thu (Sách Lịch sử 5 Trang 19)

Mục tiêu: Học xong bài, học sinh biết:

- Sự kiện tiêu biểu của cách mạng tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội và Sài Gòn.

- Ngày 19 tháng 8 trở thành kỉ niệm Cách mạng tháng Tám ở nước ta. - Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám(sơ giản)

- Liện hệ với các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương Bài học: Ngày 18 tháng 8 Năm một chín bốn lăm(1945) Hà Nội tràn khí thế Ngập cờ đỏ sao vàng.

Đến sáng ngày hôm sau(19/8) Nhân dân nội ngoại thành Cùng biểu dương lực lượng Họ mang theo vũ khí

Tiến về phía quảng trường

Nhà hát lớn thành phố Cùng các đội tự vệ Chiếm cơ quan đầu não. Rồi cùng chiều hôm đó Toàn thắng đã về ta Tiếp theo sau Hà Nội Đến lượt Huế, Sài Gòn Cuối cùng rồi cả nước

Tổng khởi nghĩa thành công.

Bài 10: Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập ( Sách Lịch sử 5 Trang 21)

Mục tiêu: Học xong bài, học sinh biết:

- Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập.

- Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. - Ngày 2/9 trở thành ngày Quốc khánh của nước ta.

Bài học:

Ngày mồng 2 tháng 9

Năm một chín bốn lăm (1945) Hà Nội rực cờ hoa

Người người từ khắp ngả Tập trung về quảng trường Nghe Bác đọc tuyên ngôn

Nước Việt Nam độc lập Có được quyền tự do. Và cũng từ ngày đó

Quốc khánh nước Việt Nam Là mồng 2 tháng 9.

2.2.2 Để học sinh tích cực tham gia vào phong trào tìm hiểu lịch sử nước nhà, chúng tôi đã phối hợp với tổ chức Đội TNTP nhằm tổ chức các cuộc thi nhỏ trong các giờ ra chơi, các giờ sinh hoạt ngoại khoá.

2.2.3 Các bài thơ trên chúng tôi đã phổ biến thêm cho một số đội viên, giáo viên có lòng ham mê tìm hiểu nhằm kích thích, mở rộng phong trào.

2.2.4 Tham mưu với chuyên môn tổ chức các buổi hội thảo về môn Lịch sử cũng như nói về lịch sử Việt Nam cho giáo viên.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dạy và học tiểu học (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w