Bồi dưỡng kĩ năng làm văn trên các đề bài cụ thể.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dạy và học tiểu học (Trang 39)

2. Một số biện pháp bồi dưỡng viết văn cho học sinh.

2.5. Bồi dưỡng kĩ năng làm văn trên các đề bài cụ thể.

Đây là bước khó nhất trong quá trình bồi dưỡng.Đối với học sinh lớp 4-5 không nên thuyết giảng nhiều mà cần gợi mỏ tạo điều kiện để học sinh phát huy tính độc lập suy nghĩ, tự mình học cách cảm, cách nghĩ và cách diễn tả riêng.

* Để luyện kĩ năng làm văn trước hết cần có đề bài tập làm văn tốt. Đề bài tốt cần đảm bảo yêu cầu:

- Có nhân vật giao tiếp(nói với ai, nói cho ai) - Có nội dung giao tiếp(nói cái gì?

- Có hoàn cảnh giao tiếp( nói, viết vào lúc nào) - Có mục đích giao tiếp(Viết để làm gì?)

- Ngôn ngữ giao tiếp – Ngôn bản giao tiếp.

Hiện na, tôi cho rằng các đề bài tập làm văn thường thiếu yếu tố nhân vật và hoàn cảnh giao tiếp. Với tinh thần được giao quyền tự chủ thay đổi nội dung phù hợp với chuẩn kiến thức, đối tượng học sinh, đặc trưng môn học, tôi đã mạnh dạn sửa đổi một số đề bài tập làm văn giúp cho việc bồi dưỡng thuận lợi hơn.

Ví dụ:

Đề bài:Em hãy tả một thầy giáo(cô giáo) đã dạy em trong những năm học trước.

Tôi có thể đổi: Vào năm học mới, em nhớ lại thầy (cô giáo) đã dạy em những năm học

trước. Em hãy tả lại người thầy(cô giáo) đó cho bạn em biết.

Đề bài này đảm bảo yếu tố về hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, như vậy giúp học sinh dễ lựa chon ngôn ngữ giao tiếp, không sao chép các bài văn mẫu(thường tả một đối tượng không cụ thể, không đúng với cảm xúc thực của các em). Nâng cao hơn đề bài cần mở ra chân trời sáng tạo cho học sinh. Nói cách khác đó là những đề bài thường gợi mở các tình huống có vấn đề để các em tự tưởng tượng và viết lại những điều mình đã hình dung.

Ví dụ 1: Nhà thơ Đỗ Trung Quân viết:

“ Quê hương là gì hả mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu? Quê hương là gì hả mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều”

Dựa vào ý đoạn thơ, em hãy tả lại một sự vật của quê hương đã gắn bó với em từ thuở nhỏ.

Ví dụ 2: Nhà thơ Tố Hữu trong một bài thơ xuân có viết:

“Giã từ năm cũ buâng khuâng Đã nghe xuân mới lâng lạ thường”

Năm cũ qua đi, năm mới đã đến, em nghe như có tiếng cỏ cây hoa lá đang nói chuyện với mùa xuân. Em hãy ghi lại cuộc trò chuyện đó.

Ví dụ 3: Một buổi tới trường, em bỗng nghe thấy những tiếng ve râm ran, những chùm

hoa phượng thắp lửa đỏ rực trên cành cây. Em hãy tả lại cảnh đó và nói lên suy nghĩ của mình khi mùa hè đến.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dạy và học tiểu học (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w