Bồi dưỡng kĩ năng phân tích tìm hiểu đề.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dạy và học tiểu học (Trang 41)

2. Một số biện pháp bồi dưỡng viết văn cho học sinh.

2.5.1 Bồi dưỡng kĩ năng phân tích tìm hiểu đề.

Đây là bước giúp học sinh định hướng nội dung, nhân vật, mục đích.. khi giao tiếp. Đề bài cho học sinh giỏi thường gợi mở tình huống có vấn đề. Nếu hoc sinh không có kĩ năng phân ích đề rất dễ bị nhầm lẫn.

Ví dụ 1: Các em thường hát: “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương…” Em hãy

tả cho mẹ đẻ của em nghe hình ảnh của một trong nhiều người mẹ đó. Khi ra đề bài này nhiều em đã hiểu sai đề. Bài làm theo hai hướng sau:

- Một số em lả lại người mẹ đẻ của mình.

- Một số em tả lại cô giáo dạy mình nhưng tả chung chung như các bài văn mẫu (không phải là tả cho mẹ đẻ mình nghe)

Ví dụ 2:

“Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru”

Dựa vào nội dung đoạn thơ, em hãy mượn lời ban nhỏ trong bài thơ, tưởng tượng và ghi lại hình ảnh mẹ cùng với cảm xúc của em khi ấy.

Vì hiểu sai đề nên có học sinh đã viết “ giữa buổi trưa hè oi bức, mẹ con ve đã ru con ve ngủ…” có học sinh lại nói nhiều đến nỗi mệt nhọc của con ve …

Bởi vậy, khi bồi dưỡng kĩ năng phân tích đề tôi yêu cầu các em làm những việc sau: -Đọc thật kĩ (phải đọc thuộc đề bài) gạch chân những từ ngữ quan trọng mà đề bài yêu cầu phải giải quyết.

-Học sinh phải trả lời được những câu hỏi sau: + Đề bài thuộc thể loại gì?

+ Xác định rõ nội dung gì?( tả gì hay kể chuyện gì?) + Nội dung trọng tâm của đề ra sao?

+ Đề bài cần thể hiện tư tưởng tình cảm gì?(mục đích của đề bài là gì?)

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dạy và học tiểu học (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w