III. ĐẶT VẤN ĐỀ
II.NỘI DUNG 1 Thực trạng
1. Thực trạng
Nói đến lịch sử Việt Nam là nói đến niềm tự hào của dân tộc có hàng nghìn năm vua Hùng dựng nước và giữ nước, hàng trăm năm quân và dân ta đánhđuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, có biết bao nhiêu con người đã hi sinh xương máu của mình cho những cuộc chiến, không biết bao vị anh hùng đã trở thành bất tử. Tuy là một nước nhỏ bé về địa lí
nhưng danh tiếng oai hùng về ý chí, nghị lực, tài mưu trí trong chiến đấu dành lại non sông của ông cha ta luôn vang dội khắp toàn cầu.
Thế nhưng, trong thời đại khoa học và công nghệ hiện nay xu hướng đi vào các môn khoa học tự nhiên dễ vào ngành nghề hơn cho nên đa số phụ huynh không hướng cho con tìm hiểu nhiều về môn khoa học xã hội, chỉ thích cho con bồi dưỡng về môn toán và các môn khoa học tự nhiên khác.
Các thầy cô giáo phần lớn cũng ái ngại khi dạy phân môn lịch sử bởi đây là môn học rất trừu tượng, không có trong thực tế hiện nay, buộc giáo viên phải có trí tưởng tượng,trí nhớ cùng với việc tích cực học hỏi, tìm hiểu thì mới mong có được tiết dạy tốt.
Các tư liệu lịch sử để học sinh có cơ hội tham khảo là hoàn toàn không có. Vì vậy, học sinh rất ít quan tâm đến môn học.
Hiện nay, thực tế trên đất nước ta, người Việt Nam rất ít biết đến lịch sử Việt Nam. Mấy năm gần đây vấn đề này được Bộ Giáo dục cùng các cấp, các ngành đề cập tới rất nhiều, đặc biệt là những bài thi tốt nghiệp môn lịch sử của khối lớp 12. Điều mà họ bàn đó là tìm biện pháp gì để giúp học sinh Việt Nam ghi nhớ lịch sử nước nhà. Những việc đã làm được như: đóng phim, kịch, treo panô, áp phích về nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu qua các thời kì; tổ chức trò chơi: “Theo dòng lịch sử” phát trên sóng truyền hình; in các mẩu truyện tranh về lịch sử… Rất nhiều biện pháp đưa ra song cũng chỉ thu hút được ít người tham gia tìm hiểu.
Theo chúng tôi, vấn đề mấu chốt là học sinh phải ghi nhớ được kiến thức ngay trong trường tiểu học sau đó mới sử dụng các hình thức trên để bổ trợ, củng cố kiến thức đã học.
Chính vì thế, chúng tôi bắt tay ngay vào việc sưu tầm, sáng tác những đoạn thơ ngắn, dễ đọc thuộc để giúp học sinh có thể ghi nhớ bài học một cách chắc chắn. Mục tiêu của chúng tôi khi sử dụng những câu thơ là giúp học sinh nhớ được tên các nhân vật, sự kiện mốc thời gian trong lịch sử ở một thời điểm nhất định trong từng thời kì cũng như tạo hứng thú cho các em khi học môn học này.