Hoàn thiện ,các hình thức và chếđộ trả lương, Công ty May 10
LỜI NÓI ĐẦU Tiền lương luôn là vấn đề được xã hội quan tâm góp ý bởi ý nghĩa kinh tế xã hội to lớn của nó. Tiền lương có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người lao động vì nó là nguồn thu chủ yếu giúp họ đảm bảo được cuộc sống của bản thân và gia đình. Tiền lương đối với mỗi doanh nghiệp là một phần không nhỏ của chi phí sản xuất. Tiền lương là yêu cầu cần thiết khách quan luôn được các chủ doanh nghiệp quan tâm hàng đầu, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường tiền lương là vấn đề hết sức quan trọng. Nó có thể là động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động của người lao động nếu tiền lương được trả đúng theo sức lao động đóng góp nhưng tiền lương cũng có thể làm giảm năng suất lao động và quá trình sản xuất bị chậm phát triển nếu tiền lương được trả cao hơn sức lao động của người lao động. Tiền lương là động lực mạnh mẽ khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động. Ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế, tiền lương là sự cụ thể hoá của quá trình phân phối của cải vật chất do chính người lao động trong xã hội làm ra. Vì vậy, việc xây dựng thang lương, bảng lương, lựa chọn các hình thức trả lương hợp lý để sao cho tiền lương vừa là khoản thu nhập người lao động đảm bảo một phần nhu cầu về tinh thần và vật chất, vừa làm cho tiền lương thực sự trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn là việc hết sức cần thiết. Tiền lương không phải là một vấn đề mới mẻ nhưng nó mang tính cần thiết đối với người lao động và đồng thời nó cũng là công cụ của các nhà quản lý. Hiện nay, trong các doanh nghiệp, hình thức trả lương đang được áp dụng là hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương 1 1 theo sản phẩm. Có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu và hoàn thiện trả lương trong các doanh nghiệp để làm sao tiền lương được chia công bằng, hợp lý đối với người lao động. Phát huy vai trò của tiền lương nhằm khuyến khích người lao động trong quá trình sản xuất. Vì vậy, trong quá trình thực tập tại Công ty May 10 tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện các hình thức và chế độ trả lương tại Công ty May 10” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp Để hoàn thành được nội dung của chuyên đề này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô cũng như sự giúp đỡ của các cán bộ ở Phòng Tổ chức lao động và các Phòng ban, các Phân xưởng trong Công ty. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ nhiệt tình đó. Chuyên đề được chia làm 3 phần: Phần I: Những lý luận cơ bản về tiền lương trong các doanh nghiệp. Phần II: Thực trạng áp dụng các hình thức và chế độ trả lương tại Công ty May 10. Phần III: Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các hình thức và chế độ trả lương tại Công ty May 10. 2 2 PHẦN I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP I. BẢN CHẤT CỦA TIỀN LƯƠNG 1. Khái niệm tiền lương Tiền lương là một phạm trù kinh tế, nó là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành một công việc nào đó. Có nhiều quan điểm khác nhau về tiền lương phụ thuộc vào các thời kỳ khác nhau và góc độ nhìn nhận khác nhau. Quan điểm cũ: Tiền lương là một bộ phận thu nhập quốc dân được phân phối cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của mỗi người. Theo quan điểm này, chế độ tiền lương mạng nặng tính phân phối cấp phát. Tiền lương vừa được trả bằng tiền vừa được trả bằng hiện vật hoặc dịch vụ thông qua các chế độ nhà ở, y tế, giáo dục và các khoản phúc lợi không mất tiền hoặc mất tiền không đáng kể. Chế độ tiền lương này mang nặng tính bao cấp và bình quân nên nó không khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn, tính chủ động của người lao động và xem nhẹ lợi ích thiết thực của người lao động. Do đó không gắn lợi ích với thành quả mà họ sáng tạo, vì thế tiền lương không đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động. Quan điểm mới: Chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi người lao động làm công ăn lương trong xã hội, có thể kể cả Giám đốc, đều là những người làm thuê cho các ông chủ hoặc Nhà nước. Sức lao động được nhìn nhận như là một 3 3 loại hàng hoá và do vậy tiền lương không phải là cái gì khác mà nó chính là giá cả sức lao động. Thật vậy, sức lao động là cái vốn có của người lao động, người sử dụng lao động lại có điều kiện và muốn sử dụng nó để tạo ra của cải vật chất. Do vậy, người sử dụng sức lao động phải trả cho người sở hữu sức lao động (người lao động) một số tiền nhất định để đổi lấy tiền sử dụng sức lao động của người lao động. Về phía người lao động mà nói thì họ đem bán sức lao động cho người sử dụng lao động để có một khoản thu nhập. Vậy giữa người sử dụng lao động và người lao động nảy sinh quan hệ mua bán và cái dùng để trao đổi mua bán ở đây là sức lao động. Giá cả của sức lao động chính là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động, hay nói cách khác tiền lương chính là giá cả của sức lao động. Theo cơ chế thị trường, ngoài quy luật phân phối theo lao động, tiền lương còn phải tuân theo các quy luật khác như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu vì tiền lương (giá cả sức lao động) do thị trường quy định nhưng quy luật phân phối theo lao động là quy luật cốt yếu. Với quan điểm mới này về tiền lương (tiền công) nhằm trả đúng với giá trị sức lao động, tiền tệ hoá tiền lương triệt để hơn, xoá bỏ tính phân phối cấp phát và trả lương bằng hiện vật. Đồng thời khắc phục quan điểm coi nhẹ lợi ích cá nhân như trước kia, tiền lương (tiền công) phải được sử dụng đúng vai trò đòn bẩy kinh tế của nó, kích thích người lao động gắn bó hăng say với công việc. Đối với người quản lý, tiền lương được coi như một công cụ quản lý. Chúng ta biết rằng để sản xuất thì cần có các yếu tố của quá trình sản xuất. Là một yếu tố đầu vào nhưng sức lao động không giống như những yếu tố khác, sức lao động đưa các yếu tố của sản xuất vào hoạt động, cải biến hình thức, tính chất cơ lý hoá của đối tượng lao động và biến chúng 4 4 thành sản phẩm. Người sử dụng lao động phân phối thu nhập cho các yếu tố chi phí không đủ đảm bảo bù đắp lại các chi phí mà còn phải tính đến hiệu quả do các yếu tố đó mang lại. Tiền lương là một công cụ để người quản lý thực hiện quản lý con người, sử dụng lao động có hiệu quả. Tiền lương là yếu tố kích thích xúc tiến sự phát triển kinh tế. Tiền lương là động cơ hoạt động của người lao động được người quản lý dùng để điều khiển người lao động hoạt động đúng hướng. Nhằm mục đích kết hợp hài hoà ba lợi ích: Nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân người lao động, góp phần tạo ra giá trị mới nên trong phân phối thu nhập, tiền lương là khoản thu nhập chính đáng của người lao động. Tiền lương là phương tiện để duy trì và khôi phục năng lực lao động trước, trong và sau quá trình lao động (Tức là để tái sản xuất sức lao động). Tiền lương nhận được là khoản tiền họ được phân phối theo lao động mà họ đã bỏ ra. Nói tóm lại, tiền lương là một khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành một công việc nào đó. Tiền lương được biểu hiện bằng giá cả sức lao động, người sử dụng sức lao động phải căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động của người lao động cũng như mức độ phức tạp, tính chất độc hại của công việc để tính và trả lương cho người lao động. Tiền lương là một khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động nếu nó là một khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm. Do vậy, nó là một khoản khấu trừ vào doanh thu khi tính kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiền lương còn được chủ doanh nghiệp dùng như là một công cụ tích cực đến người lao động. Tiền lương gắn chặt với quy luật nâng 5 5 cao năng suất lao động và tiết kiệm thời gian lao động. Bởi vì tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng tiền lương, đồng thời phần tiết kiệm được do tăng năng suất lao động được dùng để tăng lương lại là động lực thúc đẩy tăng số lượng và chất lượng sản phẩm. Tiền lương là lợi ích vật chất trực tiếp mà người lao động được hưởng từ sự cống hiến sức lao động của họ. Vậy trả lương xứng đáng với sức lao động mà họ bỏ ra sẽ có tác dụng khuyến khích người lao động tích cực lao động, quan tâm hơn nữa đến kết quả lao động của họ. Từ đó tạo điều kiện tăng năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển. 2. Các yêu cầu và chức năng của tiền lương: 2.1. Yêu cầu: Khi tổ chức tiền lương cho người lao động cần phải đạt được các yêu cầu sau: Một là: Đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Hai là: Làm cho năng suất lao động không ngừng được nâng cao. Ba là: Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. Đảm bảo tính công bằng cho người lao động. Doanh nghiệp phải lo được cho người lao động có tiền lương cao hơn tiền lương tối thiểu hiện hành. Tiền lương phải đủ cho nhu cầu của người lao động, nó phải đáp ứng được nhu cầu về tinh thần và vật chất của người lao động. Tiền lương được trả phải dựa vào sự cống hiến sức lao động khác nhau . 2.2 Chức năng của tiền lương: 6 6 Tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp, nó phản ánh mối quan hệ kinh tế trong việc tổ chức trả lương, trả công cho người lao động. Nó bao gồm các chức năng sau: - Tiền lương là một công cụ để thực hiện chức năng phân phối thu nhập quốc dân, chức năng thanh toán giữa người sử dụng sức lao động và người lao động. - Nhằm tái sản xuất sức lao động thông qua việc sử dụng tiền lương trao đổi lấy các vật sinh hoạt cần thiết cho tiêu dùng của người lao động - Kích thích con người tham gia lao động, bởi lẽ tiền lương là một bộ phận quan trọng về thu nhập, chi phối và quyết định mức sống của người lao đông, do đó là một công cụ quan trọng trong quản lý. Người ta sử dụng nó để thúc đẩy người lao động trong công việc, hăng hái lao động và sáng tạo, coi như là một công cụ tạo động lực trong lao động. Như vậy tiền lương có vai trò rất quan trọng. Trong việc phải giải quyết các vấn đề phải đặt nó trong mối quan hệ và sự tác động qua lại với nhiều vấn đề kinh tế khác, đặc biệt với sự phát triển của xã hội và nâng cao năng suất lao động. Trong doanh nghiệp tiền lương phải bảo đảm được sự công bằng và khuyến khích người lao động tăng khả năng làm việc . 3. Các nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương: 3.1. Trả công ngang nhau cho lao động như nhau: Nguyên tắc này được đưa ra nhằm đảm bảo sự công bằng trong công việc trả lương cho người lao động. Hai người có tay nghề và năng suất lao động như nhau thì phải được trả lương như nhau, không có sự phân biệt đối xử về giới tính và tuổi tác. Thực hiện nguyên tắc này nhằm xoá đi sự lạm dụng những tiêu cực bất hợp lý để hạ thấp tiền lương của người lao động. 7 7 3.2. Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân: Quy định năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân là nguyên tắc quan trọng trong tổ chức tiền lương. Vì có như vậy mới tạo cơ sở giảm giá thành, hạ giá bán và tăng tích luỹ. Có nhiều nhân tố tác động đến mối quan hệ này cho phép thực hiện được nguyên tắc trên. Tiền lương bình quân tăng lên phụ thuộc vào những nhân tố chủ quan do nâng cao năng suất lao động (Nâng cao trình độ lành nghề, giảm bớt tổn thất về thời gian lao động .). Năng suất lao động tăng không phải là chỉ có do những nhân tố trên mà còn trực tiếp phụ thuộc vào nhân tố khách quan khác (áp dụng kỹ thuật mới, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên). Như vậy, tốc độ tăng năng suất lao động rõ ràng là có khả năng khách quan hơn tăng tốc độ của tiền lương bình quân. Tuy nhiên, khi xem xét việc tăng tiền lương cần phải xem xét hai khía cạnh tăng tiền lương để đảm bảo đời sống cho người lao động nhưng cũng phải phù hợp với tăng năng suất lao động. Có như vậy mới không rơi vào tình trạng “ăn vào vốn”. Tóm lại, trong phạm vi nền kinh tế quốc dân cũng như trong nội bộ doanh nghiệp muốn hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ thì không còn con đường nào khác ngoài việc làm cho tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Vi phạm nguyên tắc trên tạo nên những khó khăn trong việc phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân lao động. 3.3. Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân: Trình độ lành nghề bình quân của những người lao động, điều kiện lao động và ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân là khác nhau và điều này có ảnh hưởng tới tiền lương bình quân của người lao 8 8 động. Đương nhiên những nghề có tính chất phức tạp về kỹ thuật nhiều hoặc có vị trí mũi nhọn trong nền kinh tế thì mức lương trả cho những người lao động trong các ngành này phải cao hơn so với các ngành khác. Tuy nhiên, việc trả lương cao như thế nào để tránh sự chênh lệch quá mức góp phần vào sự phân hoá giầu nghèo trong xã hội là điều cần lưu ý. Tiền lương trả đúng sức lao động sẽ khuyến khích người lao động làm việc. Tiền lương trả cao hơn sẽ làm giảm năng suất lao động. Vì vậy, khi trả lương cho người lao động cần thực hiện đúng các nguyên tắc của tiền lương. II. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG: 1. Hình thức trả lương theo thời gian: Hình thức trả lương theo thời gian rất dễ bị vi phạm nguyên tắc thứ nhất vì theo hình thức này người ta trả lương cho người lao động dựa vào thời gian làm việc của người lao động và bậc lương của họ. Do đó tiền lương không gắn trực tiếp với kết quả sản xuất của người lao động. Vì vậy nó gây nên một hiện tượng khó tránh khỏi là người lao động vì thu nhập của mình chỉ cần tìm cách nâng cao cấp bậc chức vụ mà không cần nâng cao trình độ lành nghề. Để đảm bảo ba nguyên tắc của tổ chức tiền lương vấn đề đặt ra là cần xác định trình độ lành nghề để xác định được hệ số lương của họ. Từ đó đối chiếu vào thang lương cấp bậc để tính ra suất lương thời gian theo bậc chính xác. Cách tính suất lương thời gian theo cấp bậc như sau: S giờ i = S giờ 1 x Ki S ngày i = S ngày 1 x Ki S tháng i = S tháng 1 x Ki Trong đó: 9 9 S giờ i, S ngày i, S tháng i, là mức lương (Suất lương) giờ, ngày, tháng của công nhân bậc i, ký hiệu chung là STGi. S giờ 1, S ngày 1, S tháng 1 là mức lương của công nhân bậc 1 được quy định ở thang lương. Ki là hệ số lương của công nhân bậc i và được quy định ở thang lương. Sau khi tính được S giờ i, S ngày i hay S tháng i ta tính được lương thời gian theo công thức sau: Để đảm bảo tính lương đúng thì việc xác định STG i và thời gian làm việc phải chính xác. Có nghĩa là phải xác định trình độ lành nghề của người lao động (Cấp bậc) và thời gian làm việc thực tế của họ. Hình thức trả lương theo thời gian gồm hai chế độ: Theo thời gian đơn giản và theo thời gian có thưởng. 1.1 Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản: Chế độ trả lương theo thời gian là chế độ trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi người lao động do mức lương thời gian (STG i) cao hay thấp và thời gian thực tế làm việc nhiều hay ít quyết định, tiền lương được tính theo công thức nêu ở trên, ngoài ra không còn khoản nào khác. Chế độ này có nhiều hạn chế vì tiền lương không gắn với kết quả lao động. Tiền lương của người lao động cố định theo bậc lương của họ, cho dù kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lãi hay lỗ. Chế độ trả lương như thế sẽ làm cho việc sử dụng lao động kém hiệu quả. Về mặt ưu điểm theo chế độ này việc tính lương sẽ dễ dàng. 1.2. Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng: Chế độ này là sự kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian đơn giản và tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng, chất lượng theo quy định. Chế độ này khắc phục được nhược điểm của chế độ trả 10 Lương TG i = STG i x Thời gian làm việc thực tế 10 [...]... DỤNG CÁC HÌNH THỨC VÀ CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY MAY 10: Tại Công ty May 10 hiện nay đang thực hiện hai hình hình thức trả lương: trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm Cụ thể là khối phòng ban của Công ty thì hưởng lương theo thời gian, còn lao động quản lý phục vụ và lao động trực tiếp sản xuất ở các xí nghiệp thành viên thì hưởng lương theo sản phẩm BẢNG 3: CHỈ TIÊU 30 CƠ CẤU HÌNH THỨC... lao động Không ngừng hoàn thiện công tác trả lương là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với mỗi doanh nghiệp theo hướng lựa chọn được các hình thức trả lương hợp lý và hoàn thiện các điều kiện để thực hiện tốt các hình thức trả lương Hoàn thiện chế độ trả lương theo sản phẩm và chế độ trả lương theo thời gian là hai chế độ trả lương chính được áp dụng phổ biến trên cơ sở hoàn thiện việc tính đơn giá... điện Các đơn vị thành viên gồm có: 26 26 - Các xí nghiệp, phân xưởng của Công ty như: XN may 1, may 2, may 3, may 4, may 5; XN may Vị Hoàng (đóng ở Nam Định); phân xưởng Thêu - In - Giặt; phân xưởng Bao bì xuất khẩu; phân xưởng Cơ điện - Các Công ty liên doanh của Công ty May 10 với địa phương gồm: Công ty May xuất khẩu May 10 - Hưng Hà (Thái Bình), May 10 - Đông Hưng (Thái Bình), May xuất khẩu 14 -10. .. trong Công ty qua các năm (78,3%) Qua cơ cấu hình thức trả lương của Công ty, ta thấy số lượng công nhân viên của Công ty hưởng lương theo sản phẩm chiếm một tỷ trọng lớn 1 Quỹ lương và cơ cấu quỹ lương của công ty Các căn cứ để xác định quỹ lương kế hoạch năm của Công ty là: doanh thu theo kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong năm Tỷ lệ tiền lương trên doanh thu được Tổng Công ty Dệt - May duyệt... đơn giá sản phẩm, kết hợp tiền lương với kết quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp 22 22 PHẦN II THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC VÀ CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY MAY 10 I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY MAY 10 Tiền thân của Công ty May 10 ngày nay là các xưởng may quân trang được thành lập ở các chiến khu trong toàn quốc từ năm 1946 để phục vụ bộ đội trong công cuộc kháng chiến giải phóng... thức trả lương theo thời gian trong các đơn vị kinh tế cơ sở thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đang áp dụng rộng rãi hình thức trả lương theo sản phẩm với nhiều chế độ linh hoạt Hình thức trả lương theo sản phẩm có nhiều ưu điểm so với hình thức trả lương theo thời gian và có những tác dụng sau đây: - Quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng lao động Nó gắn việc trả. .. trường, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không thể không hoàn thiện các hình thức trả lương vì nó chính là một nội dung của tự chủ sản xuất Mặt khác, nó có tác dụng tích cực trong quá trình sản xuất, đẩy nhanh quá trình tự chủ Do đó, hình thức trả lương theo sản phẩm thể hiện tính khoa học cao hơn so với hình thức trả lương theo thời gian và là hình thức thích hợp nhất để thực hiện phân... hỏi công nhân phụ phải có trách nhiệm và tìm cách phục vụ tốt cho người công nhân chính hoàn thành công việc Nhược điểm: Tiền lương của công nhân phụ phụ thuộc vào sản lượng của công nhân chính nên phụ thuộc vào thái độ làm việc, trình độ lành nghề của công nhân chính cho nên chưa đánh giá chính xác công việc của công nhân phụ 2.4 Chế độ trả lương khoán: Chế độ trả lương khoán áp dụng cho những công. .. đơn giá trả lương cho công nhân giao khoán 2.5 Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng: 15 15 Thực chất là các chế độ trả lương như trên và kết hợp các chế độ tiền thưởng Khi áp dụng chế độ này, phần tiền lương được tính theo đơn giá cố định, còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào mức độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về mặt số lượng công việc Yêu cầu cơ bản khi áp dụng chế độ tiền lương này... hưởng đến sự thay đổi đến quỹ tiền lương trong doanh nghiệp - Phân tích sự thay đổi số người làm việc trong doanh nghiệp - Phân tích sự thay đổi của tiền lương bình quân: Tiền lương bình quân của công nhân sản xuất Tiền lương bình quân của cán bộ quản lý IV SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC VÀ CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP Công tác trả lương của các doanh nghiệp được thực hiện có ý . thực tập tại Công ty May 10 tôi đã chọn đề tài Hoàn thiện các hình thức và chế độ trả lương tại Công ty May 10 làm báo cáo thực tập tốt nghiệp Để hoàn. lương trong các doanh nghiệp. Phần II: Thực trạng áp dụng các hình thức và chế độ trả lương tại Công ty May 10. Phần III: Một số kiến nghị góp phần hoàn