- Trung cấp và sơ cấp Cao đẳng và đại học
VTLCNSX =Σ (Zi x Qi) + Vtg + Vcđ + Pc
Trong đó:
Zi: Là đơn giá tiền lương của sản phẩm (i)
Qi: Là số lượng sản phẩm (i) của người công nhân làm được trong kỳ Vtg: Tiền lương cho những ngày làm công việc ngoài công việc có định mức trong tháng.
Vcđ: Là tiền lương cho những ngày người công nhân nghỉ lễ, Tết, phép, học, họp,...
Pc: Tiền phụ cấp khác theo lương bao gồm phụ cấp ca ba, thêm giờ, nóng độc hại, thợ giỏi, trách nhiệm...
2.2.1. Công nhân may:
Đơn giá tiền lương của công nhân may được tính căn cứ vào thời gian tiêu hao để hoàn thành công việc và đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm chuẩn
Cách xác định sản phẩm có số ngày sản xuất trên dây chuyền là: Số ngày sản xuất Số lượng sản phẩm cần sản xuất
Sản phẩm A Định mức sản lượng của tổ trưởng trong 1 ca sản xuất
2.2.2. Tiền lương của bộ phận cắt, là, hộp con, phục vụ:
Đối với công nhân cắt, là, đóng hộp con, giao nhận, định mức lao động và đơn giá sản phẩm được tính căn cứ vào thời gian tiêu hao thực tế để hoàn thành bước công việc
Quỹ lương khoán cho công nhân cắt, là, hòm hộp, giao nhận sẽ được chi trả cho các khoản sau:
- Lương sản phẩm trực tiếp.
- Lương thời gian bao gồm cả thời gian giao nhận, quản lý và cấp phát phụ liệu.
- Lương thêm giờ và các khoản phụ cấp thêm giờ, ca ba nếu có.
2.2.3. Công nhân phân xưởng bao bì xuất khẩu:
- Đối với cán bộ quản lý và công nhân phục vụ, tiền lương được tính căn cứ vào lương cấp bậc bản thân và hệ số cấp bậc công việc đang được đảm nhận. Đối với công nhân trực tiếp làm lương sản phẩm, tiền lương được tính căn cứ vào định mức thời gian hao phí và đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm.
2.2.4. Công nhân phân xưởng Thêu - In - Giặt:
Đối với cán bộ quản lý và công nhân phục vụ, tiền lương được tính căn cứ vào hệ số lương cấp bậc bản thân và hệ số lương cấp bậc công việc đang đảm nhận. Đối với công nhân trực tiếp làm lương sản phẩm, tiền lương được tính vào căn cứ định mức thời gian hao phí và đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm.