Những điều đó đã làm cho hình ảnh chiếc xích lô không chỉ gần gũi với con người, xã hôi, với môi trường tự nhiên mà còn mang nét đẹp văn hóa người dân xứ Huế… Dù là một hình ảnh đẹp với
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Xích lô là phương tiện xuất hiện từ lâu, chiếc xích lô đầu tiên được sáng chế bởi một người Pháp tên là Caupeaud vào năm 1938 Năm 1939, Caupeaud mang nó sang Campuchia và sau đó là Sài Gòn Tính đến nay chiếc xích lô tồn tại ở Việt Nam đã hơn
80 năm, gắn liền với bao cuộc đời của con người Việt Nam và những thăng trầm của lịch
sử Theo dòng thời gian đó, xích lô ở Huế cũng vậy xuất hiện từ lâu và được xem là phương tiện vận chuyển mang tính đặc trưng của du lịch Huế Không chỉ phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa xích lô còn mang đến cho con người những chuyến tham quan, du lịch thú vị Ngồi trên chiếc xích lô và đi chầm chậm con người như hòa với thiên nhiên cảm nhận nhịp sống thong thả hơn Những chiếc xích lô nhỏ xinh thong thả đưa du khách dạo phố là một nét duyên độc đáo trong du lịch cố đô Xích lô Huế vừa phải, chừng mực, không cao quá để dễ bị gió lật, không thấp quá, không rộng, không hẹp quá, từ dáng hình cho đến màu sắc không lòe loẹt, gần đây chủ nhân nhiều xích lô đã sơn
xe màu tím Xa Huế người ta nhớ cảnh sắc, dòng sông, những con đường xanh, mưa Huế và hình ảnh chiếc xích lô lầm lũi Đi dạo bằng xích lô có cái tiện là có thể chủ động dừng lại để chụp ảnh nơi mình thích hoặc tạt vào quán chè, quán nước nhâm nhi chút gì đó mà vẫn được chờ Thường xuyên phục vụ khách du lịch nên những người đạp xích lô hiểu biết khá nhiều, họ có thể kể những câu chuyện xưa và nay, giới thiệu các điểm ăn chơi trong thành phố, cả những nơi để khách mua quà, mua đặc sản vừa rẻ vừa ngon Những điều đó đã làm cho hình ảnh chiếc xích lô không chỉ gần gũi với con người,
xã hôi, với môi trường tự nhiên mà còn mang nét đẹp văn hóa người dân xứ Huế… Dù là một hình ảnh đẹp với nhiều dịch vụ nhằm phục vụ con người mang nhiều mặt tích cực nhưng bên cạnh đó dịch vụ xích lô ngày đang xuất hiện nhiều vấn đề mang tính tiêu cực
Và những mặt tiêu cực này được hình thành từ nguyên nhân chính là bên cạnh những người xích lô đăng ký tham gia vào các tổ chức, nghiệp đoàn vẫn còn rất nhiều các nhóm hoạt động tự phát, độc lập và không được đào tạo, huấn luyện nghề nghiệp Chính vì nhằm phục vụ tốt hơn và chuyên nghiệp hơn “Nghiệp đoàn xích lô du lịch Huế Tourist”
ra đời do Liên Đoàn Lao động thành phố Huế làm đơn vị chủ quản Ban chấp hành Nghiệp đoàn đề ra mục tiêu lao động là chính, đề cao tinh thần phục vụ hành khách Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao năng lực cho đoàn viên luôn được đặt lên hàng đầu, chỉnh trang lại xe như màu sơn, gắn biển số, tập huấn thêm về nghiệp vụ du lịch, xiết chặt hơn về kỷ cương, thống nhất tương đối về mức giá… có tổ chức rõ ràng và
kỷ luật, có áo đồng phục, đeo bảng tên, xe có ghi đầy đủ thông tin cá nhân, đơn vị… để đảm bảo độ an toàn, tin cậy đối với khách du lịch Nghiệp đoàn xích lô du lịch Huế Tourist là một địa chỉ an toàn cho bạn lựa chọn để có những chuyến đi vui vẻ, an toàn và thoải mái khám phá Huế trên những chiếc xích lô
Trang 21. Thực trạng dịch vụ xích lô ở Huế
Việc hình thành các tổ xích lô ban đầu là do một nhóm người thông qua quen biết tập hợp, hoạt động theo từng địa bàn riêng Các nhóm này hoạt động tự phát và độc lập, tự bảo vệ quyền lợi trong cạnh tranh với các tổ xích lô khác theo nguyên tắc xích lô ở địa bàn này không được dừng đón khách ở địa bàn khác
Chính điều này nảy sinh hiện tượng đeo bám, ép giá khách và những hành động không tốt Mặt khác, những người tham gia hoạt động xích lô du lịch là dân lao động nghèo, trình độ văn hoá không đồng đều Cũng theo thống kê của LĐLĐ TP Huế thì chỉ có 10% lao động có trình độ phổ thông trung học; 30% có trình độ phổ thông cơ sở; còn lại mới học hết tiểu học, thậm chí mù chữ
Theo đánh giá của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên-Huế thì hiện vẫn còn không ít bất cập về hoạt động của xích lô Huế Cụ thể là giá dịch vụ không đồng nhất và khá cao, hiện tượng chèn ép giá vẫn phổ biến, hiện tượng đeo bám, ép giá khách, để lại những ấn tượng không mấy tốt đẹp đối với du khách khi đến Huế và hơn nữa là hiện tượng xích lô bẩn làm xấu du lịch Ngoài ra, chất lượng xích lô vẫn chưa đạt yêu cầu về mặt thẩm mỹ và thiếu đồng nhất về mẫu mã Người lao động vẫn còn thiếu những kiến thức tối thiểu trong giao tiếp, phục vụ, tuyến điểm, ngoại ngữ
2. Mô hình SWOT
STRENGTHS
- Có lịch sử lâu đời với những giá trị truyền thống văn hoá
- Có các tổ chức đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý và phát triển
- Xích lô không sử dụng nhiên liệu, là một phương tiện thân thiện với môi trường
- Ngoài chuyên chở khách du lịch có thể kèm theo hướng dẫn viên du lịch, làm màu sắc du lịch thêm đa dạng
- Xích lô di chuyển chậm, không gây tiếng ốn và đảm bảo an toàn giao thông
WEAKNESSES
- Xích lô lớn hơn so với các phương tiện cơ giới, nên thường gây ùn tắt giao thông trong thành phố vào giờ cao điểm
- Kỹ năng cũng như trình độ nghiệp vụ du lịch của người điều khiển xích lô chưa cao
- Vẫn tồn tại nhiều người có tính cách không phù hợp với công việc
OPPORTUNITIES
- Được các cấp ban ngành quan tâm, tạo điều kiện phát triển
- Huế đang là một trong những thành phố hướng tới môi trường du lịch xanh nên xích lô đang được xem như một giải pháp
- Du lịch Huế đang cố gắng bảo tồn những nét truyền thống, và xích lô là một trong những nét truyền thống đó
Trang 3- Các nghiệp đoàn xích lô đang phát triển mạnh cùng với đó là sự đầu tư cơ sở vật chất cho sự phát triển của xích lô
- Là một trong những phương tiện được khách du lịch lựa chọn khi viếng thăm huế THREATS
- Có nhiều loại hình dịch vụ cạnh tranh như: xe gắn máy, taxi…
- Lượng xích lô trong thành phố quá lớn, gây khó khăn trong việc quản lý
- Lượng xích lô hoạt động riêng rẽ khá đông, không được quản lý bởi các cơ quan chuyên trách
- Nạn chèo kéo, chặt chém giá đối với khách du lịch xảy ra khá nhiều, trong khi chưa có chế tài xử phạt với hành vi trên
II. CHƯƠNG TRÌNH PR CHO DỊCH VỤ XÍCH LÔ THUỘC NGHIỆP ĐOÀN XÍCH
LÔ THÀNH PHỐ HUẾ
1. Lý do thực hiện đề tài
Hiện nay, ở thành phố Huế khách hàng có nhiều sự lựa chọn phương thức vận chuyển, đi lại bằng nhiều phương tiện khác nhau như Taxi, xe thồ, xe điện,… Mặc dù, xích lô ở Huế
là phương tiện được khách hàng ưa chuộng và chọn lựa song những năm gần đây đang có
xu hướng diễn ra nhiều bất cập Trên cơ sở phân tích tình hình dịch vụ xích lô ở Huế nói trên, Nghiệp đoàn xích lô du lịch Huế Tourist của chúng tôi quyết định thực hiện một chương PR nhằm lấy lại niềm tin của khách hàng tạo ra được chỗ đứng nhất định cho Nghiệp đoàn xích lô du lịch Huế Tourist trên thị trường cũng như trong tâm trí khách hàng Ngoài ra, còn để mọi người thấy được cũng như nhận ra những giá trị từ dịch vụ xích lô đem lại và mong muốn hình ảnh chiếc xích lô mang một nét đặc trưng của du lịch Huế
2. Mục tiêu
Mục tiêu của lớn nhất của chúng tôi khi thực hiện kế hoạch này là gia tăng sự nhận biết của tất cả các đối tượng công chúng đặc biệt là của khách hàng mục tiêu về Nghiệp đoàn xích lô du lịch Huế Tourist đồng thời làm cho mọi người thấy được nét đẹp văn hóa từ hình ảnh những chiếc xích lô và dịch vụ xích lô đem lại Các mục tiêu chính mà chúng tôi hướng đến đó là:
- Quảng bá, giới thiệu cũng như giữ gìn và phát triển nét truyền thống của xích lô
- Lấy lại niềm tin của khách hàng về dịch vụ xích lô Huế
- Gia tăng số lượng công chúng biết về Nghiệp đoàn xích lô du lịch Huế Tourist
- Tạo thương hiệu trong lòng khách hàng, tăng lợi thế cạnh tranh của nghiệp đoàn trên thị trường
- Tăng lượng khách hàng từ đó tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho thành viên của nghiệp đoàn
- Làm cho xích lô trở thành một trong những nét tiêu biểu của thành phố di sản, khi nhắc đến Huế là người ta nghĩ đến hình ảnh của những chiếc xích lô
Trang 4- Thắc chặt quản lý đối với xích lô tham gia vào môi trường du lịch.
- Thông qua xích lô để quảng bá cho hình ảnh du lịch Huế thân thiện với môi trường
- Mở rộng và phát triển dịch vụ xích lô
- Nâng cao hiểu biết cũng như nghiệp vụ và trách nhiệm của đội ngũ điều khiển xích lô đối với du lịch Huế
3. Đối tượng công chúng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu của Nghiệp đoàn xích lô du lịch Huế Tourist: là đối tượng công chúng có đánh giá về chất lượng xe xích lô của Nghiệp đoàn xích lô du lịch Huế Tourist, bao gồm:
- Khách du lịch trong và ngoài nước
- Khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa
- Các công ty tổ chức tour du lịch, vận chuyển, dịch vụ khác,…
Các cơ quan truyền thông đại chúng: là đối tượng công chúng quan trọng trong việc khuếch trương Nghiệp đoàn xích lô du lịch Huế Tourist và chương trình của nghiệp đoàn, bao gồm:
- Báo in, báo điện tử
- Đài phát thanh, truyền hình
- Các mạng xã hội, blog, diễn đàn,…
4. Thông điệp: “Nét đẹp Văn hóa Huế”
Hình ảnh chiếc xích lô có từ lâu đời trãi qua bao thăng trầm của lịch sử cho đến bây giờ vẫn có giá trị lớn đối với văn hóa người dân xứ Huế và mang một nét đẹp riêng cổ kính gắn với hình ảnh Cô Đô Huế Hơn thế nữa, dịch vụ từ những chiếc xích lô không chỉ để phục vụ các nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa mà còn đem đến cho con người những thú vui tao nhã, những giây phút thư giãn thoải mái
5. Chiến lược, chiến thuật
Qua quá trình phân tích tình hình thực trạng dịch vụ xích lô cũng như phân tích mô hình SWOT nhóm đưa ra các chiến lược sau:
- Chiến lược 1: Nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ du lịch cho những người điều khiển xích lô và phát triển dịch vụ xích lô thông qua tổ chức hội thảo và sự kiện
- Chiến lược 2: Gây sự chú ý cũng như thiện cảm của mọi người đối với dịch vụ xích lô thông qua tổ chức cuộc thi ảnh “ Nụ cười hạnh phúc”
- Chiến lược 3: Định vị trong lòng mọi người một hình ảnh xanh, sạch, đẹp và hoà nhập với môi trường quảng bá về một nền du lịch xanh của đất Cố Đô thông qua
tổ chức sự kiện diễu hành nhằm hưởng ứng giờ thế giới
Trang 55.1 Chiến lược Nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ du lịch cho những người điều khiển xích lô và phát triển dịch vụ xích lô.
5.1.1 Tổ chức Hội thảo “Nâng cao kiến thức nghiệp vụ du lịch cho người điều
khiển xe xích lô”
a) Mục tiêu
Nhằm nâng cao kiến thức nghiệp vụ du lịch cho người điều khiển xích lô cũng như kêu gọi những người có nhu cầu đăng ký tham gia vào Nghiệp đoàn xích lô Thành phố Huế
b) Nội dung chính
- Thực trạng dịch vụ xích lô ở Huế
- Giới thiệu một số nét văn hóa và tâm lý của một số thị trường khách du lịch
- Các kỹ năng giao tiếp và ứng xử với khách nước ngoài
- Các điểm - tuyến tham quan du lịch sử dụng xe xích lô
c) Thời gian và địa điểm
- 14h00 – 17h00, ngày 25/12/2013
- Khách sạn Century Riverside, 49 Lê Lợi, Thành Phố Huế
d) Chương trình
- 14h00 -15h00: Vào cửa và giao lưu
- 15h00 - 16h15: "Nâng cao kiến thức"
- 16h15 - 16h45: Hỏi đáp
- 16h45- 17h 00: Tư vấn sau hội thảo
e) Đối tượng tham dự
- Những người đứng đầu các đoàn xích lô thuộc Nghiệp đoàn xích lô Huế
- Những người điều khiển xe xích lô thuộc Nghiệp đoàn xích lô Huế
- Những người có nguyện vọng tham gia vào hội thảo
5.1.2 Tổ chức sự kiện “ Rước dâu tập thể”
a) Mục tiêu
Nhằm thu hút các cặp đôi có nhu cầu đám cưới sử dụng dịch vụ rước dâu bằng phương tiện xích lô
b) Trước sự kiện
1 tháng trước ngày diễn ra sự kiện
- Gặp mặt trực tiếp giám đốc nhà hàng tại nhà hàng Full house bàn về các vấn đề
có nội dung liên quan nhằm có được sự hợp tác
- Treo apphich quảng cáo trước nhà hàng Full house cùng trên các con đường lớn thuộc Thành phố Huế với nội dung và hình ảnh liên quan đến sự kiện
- Đăng tin trên các trang mạng xã hội, trang web khamphahue.com.vn, …
c) Sự kiện
• Thời gian:
Diễn ra vào ngày 01/ 01/ 2014 Từ 9h00 đến 11h00
Trang 6• Địa điểm:
Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội Huế
• Nội dung:
- Sự kiện gồm ba nội dung chính:
+ 9h00 – 9h30: Nói lý do buổi lễ
+ 9h30 – 10h00: Thả bồ cầu tại Ngọ Môn, Đại Nội
+ 10h00 – 11h00: Diễu hành từ Đại Nội đến nhà hàng Full house
- Chi tiết:
+ Thả chim bồ câu: Các cặp đôi tập trung ở Ngọ Môn, Đại Nội Mỗi cặp đôi sẽ được thả một cặp bồ câu – không chỉ là biểu tượng cho hòa bình mà còn là biểu tượng cho tình yêu với thông điệp kêu gọi ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc – nhân tố góp phần làm nên hòa bình cho Đất Nước
+ Diễu hành: Các cô dâu, chú rễ diễu hành bằng xe xích lô quanh Đại Nội và trên con đường từ Đại Nội đến Nhà hàng Full house
+ Sau 11h00 các cặp đôi sẽ tham gia tiệc cưới thông thường tổ chức tại nhà hàng Full house
- Trong suốt chương trình:
Các cặp đôi tham gia sẽ được lưu lại những khoảnh khắc ngọt ngào trong suốt quá trình diễn ra sự kiện, đặc biệt lưu lại khoảnh khắc cưới đẹp với hình ảnh chiếc xích lô gắn với hình ảnh Cố Đô Huế
• Số lượng:
7 cặp đôi đăng ký sớm nhất
• Cách thức đăng kí vào chương trình:
- Trực tiếp tại nhà hàng Full House địa chỉ 45 Lê Lợi, Thành phố Huế
- Đăng ký qua địa chỉ face www.facebook.com/Dich vu xich lo Hue
d) Sau sự kiện:
- Sau khi sự kiện kết thúc tổ chức sẽ chọn ra hai album ảnh ấn tượng nhất của hai cặp đôi và hai cặp đôi đó sẽ được hưởng một tuần trăng mật hấp dẫn tại
Flamingo Đại Lải Resort – Thiên đường nghỉ dưỡng với Kỳ nghỉ Hạnh phúc
trọn vẹn, 2 ngày – 1 đêm, khởi hành hàng ngày, giá 2.850.000
- Ngoài ra, 7 album ảnh sẽ được đăng lên trang face Dich vu xich lo Hue để các cặp đôi cùng bạn bè, người thân và mọi người thưởng thức, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp
5.2 Chiến lược Gây sự chú ý cũng như thiện cảm của mọi người đối với dịch vụ xích lô thông qua tổ chức cuộc thi ảnh “ Nụ cười hạnh phúc”
a) Mục đích – ý nghĩa
- Trao đổi, chia sẻ những hình ảnh đẹp, ghi lại nụ cười hạnh phúc của những người đạp xích lô
- Tạo ấn tượng trong cộng đồng, xã hội về hình ảnh, thái độ, ý thức của mọi người
b) Đối tượng tham dự
Trang 7Tất cả mọi người đều có thể tham gia.
c) Thời gian
- Cuộc thi diễn ra từ ngày 21/01/2014 đến hết ngày 21/02/2014
- Nhận ảnh dự thi đến hết ngày 21/02/2014
- Tổng kết và trao giải dự kiến vào ngày 02/03/2014
d) Thể lệ
- Chủ đề: “Nụ cười hạnh phúc”
- Tiêu chuẩn ảnh:
+Ảnh dự thi được chụp từ máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại di động,… và được gửi đến Ban Tổ chức qua trang facebook, email
+Không hạn chế số lượng ảnh dự thi của người tham gia
+Ảnh dự thi không được chỉnh sửa, ghép ảnh, xóa hoặc thêm chi tiết trong ảnh bằng các phần mềm chuyên dụng; được phép chỉnh độ sáng – tối, độ tương phản, kích thước ảnh
+Ảnh được chụp chưa công bố giới thiệu trên bất kỳ phương tiện thông tin nào
(Trừ mục đích tuyên truyền của Ban Tổ chức).
+Ảnh dự thi phải ghi rõ chú thích ảnh, về thời gian chụp, tên ảnh
e) Cách nhận ảnh
- Ban Tổ chức nhận ảnh qua địa chỉ email : nghiepdoanxichlohue@gmail.com
- Địa chỉ facebook: www.facebook.com/Dich vu xich lo Hue
f) Nội dung gửi kèm ảnh dự thi với những thông tin cá nhân
- Thông tin cá nhân:
+ Họ tên: (ghi đầy đủ họ tên bằng chữ in hoa )
+ Ngày, tháng, năm sinh
+ Địa chỉ
+ Điện thoại và email
Trong mail gửi về Ban Tổ chức, tác giả cần ghi rõ: Ảnh dự thi “ Nụ cười hạnh phúc” năm 2013.
g) Các vòng chấm giải và tiêu chí chấm giải:
• Các vòng chấm giải ảnh:
- Vòng 1: Chọn những tấm ảnh đúng nội dung, đề tài cuộc thi
- Vòng 2 : Chọn tối đa 20 tấm ảnh vào dòng chung khảo
- Vòng 3: Chọn lọc ra 10 ảnh để trao giải
• Tiêu chí chấm giải ảnh:
Đảm bảo cơ bản một số tiêu chí như sau:
- Bố cục ảnh rõ ràng, thể hiện được chủ đề
- Không vi phạm các điều kiện trong tiêu chuẩn ảnh
- Có sự sáng tạo trong cách thể hiện chủ đề, góc nhìn; bố cục, ánh sáng…
h) Giải thưởng:
- 01 giải nhất: 1.000.000đ
Trang 8- 02 giải nhì: 800.000đ/ 1 người
- 03 giải ba: 600.000đ/ 1 người
- 04 giải khuyến khích: 300.000đ/1 người
i) Kênh truyền thông:
- Thông báo trên website, facebook của công ty
- Treo các poster trên các con đường lớn
- Chiến lược Định vị trong lòng mọi người một hình ảnh xanh, sạch, đẹp và hoà nhập với môi trường quảng bá về một nền du lịch xanh của đất Cố Đô thông qua tổ chức sự kiện diễu hành nhằm hưởng ứng giờ thế giới.
a) Mục tiêu:
- Nhằm thu hút sự chú ý của du khách trong và ngoài nước biết đến về loại hình du lịch bằng xích lô rất tiện lợi, an toàn và thoải mái này
- Với một cuộc diễu hành bằng xích lô nhằm hưởng ứng ngày môi trường thế giới và đặc biệt là trong cuộc thi xích lô thì những người tham gia, du khách, khán giả … cùng Nghiệp đoàn xich lô thành phố Huế chung tay xây dựng một môi trường Xanh, Sạch, Đẹp !
b) Đối tượng:
- Khách mời:
+ Đại diện của Sở tài nguyên môi trường thừa thiên Huế.
+ Một số phóng viên đài truyền hình TRT
Cùng:
- Đại diện Nghiệp đoàn xích lô thành phố Huế
- Đội ngũ điều khiển xích lô chuyên nghiệp của Nghiệp đoàn
- Những người có nguyện vọng tham gia ( những ai đăng kí nhanh nhất sẽ được ngồi trên xích lô tham gia vào cuộc diễu hành)
c) Thời gian
Từ 7h30 đến 11h00 ngày 23/03/2014
d) Địa điểm
Khai mạc tại Nghinh Lương Đình sau đó bắt đầu lễ diễu hành từ đường Lê Duẩn trước Kỳ Đài – Trần Hưng Đạo – Cầu Tràng Tiền – Hung Vương - Đống Đa – Nguyễn Huệ - Bùi Thị Xuân – cầu Bạch Hổ - Lê Duẫn – Tăng Bạt Hổ - Đinh Tiên Hoàng – 23 tháng 8 – và kết thúc tại Quảng trường Ngọ Môn
e) Hình thức
• Khai mạc diễn ra vào lúc 7h30
- Tập hợp lực lượng:
+ 50 chiếc xích lô được trang trí khá đẹp, ấn tượng và xếp theo hàng
+ Đội ngũ xích lô với đồng phục và mũ do Nghiệp đoàn phát
- Các tiết mục văn nghệ: gồm 3 tiết mục
+ Nhảy hip hop nhóm nhảy ABC
+ Tiết mục múa của vũ đoàn XYZ
+ Tiết mục song ca của K vs T
Trang 9- Giới thiệu đại biểu:
Giới thiệu các đại biểu cấp cao của Sở TNMT Thừa Thiên Huế, đại biểu thuộc Nghiệp đoàn xích lô TP Huế và các thành phần tham gia
- Tuyên bố lý do:
+ Đại Biểu đại diện của Nghiệp đoàn xích lô thành phố Huế lên tuyên bố lí do
+ Đại biểu cấp cao thuộc Sở TNMT Thừa Thiên Huế phát biểu nêu ý kiến
• Vào cuộc diễu hành:
- Buổi diễu hành bắt đầu vào lúc 8h15 và kết thúc lúc 9h45 trước quảng trường Ngọ Môn
- Các xe được gắn các bankroll nhỏ ở hai bên với khẩu hiệu “Vì một môi trường xanh sạch đẹp” và “Cùng chung tay bảo vệ môi trường”
- Hệ thống loa âm thanh đi trước để xin đường và phát khẩu hiệu
• Bế mạc: thi xong và trao giải thưởng trong khoảng 10h45 - 11h00
- Cuộc thi: Kết thúc chặn đường diễu hành tại quảng trường Ngọ Môn thì BTC sẽ tổ chức một cuộc thi dành cho những người điều khiển xe xích lô
- Các nội dung thi gồm:
+ Điều khiển xích lô qua đường zíc zắc
+ Đạp xích lô lùi nhanh nhất với đoạn đường 100m
+ Xe xích lô vẫn giữ được trang trí đẹp sau khi kết thúc cuộc diễu hành
Ban tổ chức sẽ trao giải cho những người chiến thắng với giá trị:
+ 1 giải nhất trị giá 2 triệu
+ 2 giải nhì mỗi giải trị giá1 triệu
+ 3 giải ba mỗi giải trị giá 500 nghìn đồng
f) Quản bá trước sự kiện
- Đăng tin trên website vnexpress.vn, trangnhat.net…
- Quản cáo trên sóng HVTV
- Sử dụng apphich quảng cáo ở những con đường lớn
- Sử dụng tờ rơi quảng cáo với đầy đủ thông tin sự kiện như địa điểm diễu hành, thời gian diễn ra, nội dung sự kiện …
6. Khung thời gian
Toàn bộ chương trình diễn ra từ ngày 25/12/2013 đến ngày 23/3/2014
• Chiến lược 1: Từ ngày 25/12/2013 đến ngày 01/01/2014
Cụ thể:
- 14h00 – 17h00, ngày 25/12/2013: Hội thảo “Nâng cao kiến thức nghiệp vụ du lịch cho người điều khiển xe xích lô”
- 9h00 đến 11h00, ngày 01/ 01/ 2014: “Rước dâu tập thể”
• Chiến lược 2: Từ ngày 21/01/2014 đến ngày 21/02/2014
Cuộc thi ảnh “ Nụ cười hạnh phúc”
Trang 10• Chiến lược 3: từ 7h30 -11h00, ngày 23/03/2014
Diễu hành bằng xích lô nhằm hưởng ứng giờ thế giới
7. Ngân Sách
Ngân sách của chương trình Pr gồm các chi phí theo bảng sau:
<phần ngân sách này nên đưa ra giá chính xác là bao nhiêu triệu>
8. Phương thức đánh giá
- Số người đăng ký vào các hoạt động của chương trình
- Sự hưởng ứng của những người tham gia cũng như theo dõi chương trình
- Số người đăng ký tham gia vào Nghiệp đoàn Xích lô Thành phố Huế
- Số bài báo nói về chương trình và số lượng bài nói về mặt tích cực cũng như giảm thiểu mặt tiêu cực của dịch vụ xích lô thuộc Nghiệp đoàn xích lô Huế sau khi chương trình PR kết thúc
- Số người like và nói về địa chỉ facebook www.facebook.com/Dich vu xich lo Hue