Chiến lược và giải pháp

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá tra (pangasius hypophthalmus sauvage, 1878) thương phẩm ở huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 64)

3.2.2.1. Chiến lược

Theo quyết định số 2440/QĐ-UB ngày 12 tháng 12 năm 2008 của UBND tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết nuôi cá da trơn trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, trong đó, quy hoạch đến năm 2020 tổng diện tích nuôi cá tra thâm canh huyện Chợ Lách là 578 ha (nuôi ao đất: 562 ha, nuôi lồng bè: 16 ha). Đây là điều kiện thuận lợi để huyện Chợ Lách xây dựng vùng nuôi cá tra thâm canh tại các xã có nhiều bãi bồi, cồn nổi gần sông lớn như: Vĩnh Bình, Tân Thiềng, Long Thới…

3.2.2.2. Giải pháp

Trên cơ sở điều tra, phân tích và đánh giá hiện trạng nghề nuôi cá tra của huyện Chợ Lách, chúng tôi đưa ra một số giải pháp góp phần giúp nghề nuôi cá tra của địa phương phát triển ổn định và hợp lý.

* Quy hoạch

- Quy hoạch vùng nuôi: Tập trung tại các bãi bồi, cồn nổi, đất ven sông nhằm tận dụng tối đa vùng đất ngập nước chưa đưa vào sản xuất nông nghiệp trong 8 xã như Vĩnh Bình, Tân Thiềng, Phú Phụng, Phú Sơn, Hoà Nghĩa, Hưng Khánh Trung, Long Thới, Sơn Định. Điều này sẽ thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm cá tra trong sản xuất thương phẩm cũng như đảm bảo cho chất lượng thịt tốt, màu sắc đẹp, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các nước nhập khẩu.

- Chọn địa điểm nuôi không bị ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất lúa, cây ăn trái.

- Hệ thống thủy lợi: có hệ thống cấp nước tốt (nếu có điều kiện thì hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt) và có ao/kênh xử lý nước trước khi thải ra sông, kênh rạch.

57

- Thiết kế ao: ao hình vuông hoặc hình chữ nhật với chiều dài/rộng < 2, độ sâu>3.5 m, diện tích ao từ 5.000-6.000 m2 để dễ dàng quản lý và tiêu thụ sản phẩm.

- Cải tạo ao trước khi thả cá giống để tiêu diệt cá dữ, ngăn chặn mầm bệnh nhằm nâng cao tỉ lệ sống của cá (có 33% hộ nuôi diệt tạp và 100% hộ nuôi không phơi đáy ao).

- Mật độ giống thả tốt nhất 40-50 con/m2.

- Thay nước ở mức độ vừa phải, đặc biệt ở tháng thứ 4 trở đi, mức độ thay khoảng 15 -20% thể tích nước ao/ngày.

- Cán bộ kỹ thuật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre hoặc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách trước vụ nuôi cần tập huấn về kỹ thuật nuôi, phòng trị bệnh…. để cập nhật và nâng cao kiến thức mới về nuôi cá tra cho các hộ nuôi.

- Trước khi sử dụng thuốc trị bệnh cá cần làm kháng sinh đồ để điều trị có hiệu quả, tránh hiện tượng lờn thuốc hoặc cùng một lúc sử dụng quá nhiều lọai thuốc làm giảm chất lượng và tăng giá thành sản phẩm.

- Tỉnh, huyện cần có thêm đề tài nghiên cứu để tìm ra các giải pháp tốt nhất về kỹ thuật nhằm vừa có năng suất cá hợp lý với chi phí đầu tư sản xuất (đặc biệt là thức ăn) thấp, trong khi đảm bảo thịt cá đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và giảm thiểu tác động đến môi trường xung quanh do thay nước và vét bùn ao.

* Dich vụ hỗ trợ

Dịch vụ đầu vào

- Trung tâm giống thủy sản Bến Tre xây dựng mạng lưới cung cấp giống tại vùng nuôi và Chi cục Thú y Bến Tre cần kiểm dịch 100% số lượng giống trước khi thả nuôi, giúp người nuôi có được con giống chất lượng tốt, sạch bệnh.

- Tỉnh, huyện có chính sách ưu đãi ( giảm miễn thuế, cho vay lãi suất thấp…) cho tư nhân, tổ chức cung cấp con giống, nuôi thương phẩm, dịch vụ thức ăn, thuốc thú y phòng trị bệnh tại vùng nuôi của huyện.

58

- Thanh tra Thú y Bến Tre tăng cường thanh kiểm tra chất lượng các loại thức ăn ,hoá chất và thuốc thú y phòng trị bệnh cá Tra hiện lưu hành trên thị trường, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cung ứng cho người sản xuất.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre cập nhật và cung cấp thông tin về thị trường cho người nuôi, thu thập thông tin về tình hình sản xuất của các cơ sở nuôi để định hướng phát triển, ổn định sản xuất. Xây dựng tốt mạng lưới thống kê tình hình nuôi từ cơ sở để định kỳ hàng tháng có số liệu liên quan về tình hình nuôi, làm cơ sở cho việc hỗ trợ người nuôi phát triển sản xuất hợp lý, đảm bảo cung không vượt quá cầu.

Dịch vụ đầu ra

- Chính phủ xây dựng giá sàn để người nuôi ổn định sản xuất và có lãi. Xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cá tra cho vùng sản xuất.

- Các nhà máy chế biến xuất khẩu liên kết xây dựng giá sàn xuất khẩu, tránh cạnh tranh không lành mạnh làm giảm sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

* Giải pháp môi trường

- Xây dựng 2-3 nhà máy xử lý/tái sử dụng nước thải, bùn ao  tạo ra sản phẩm có giá trị như sản xuất phân hữu cơ hoặc sử dụng nước tưới cho cây nông nghiệp… và tạo việc làm cho người nghèo tại vùng nuôi.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre hướng dẫn ngư dân Chợ Lách nói riêng, Bến Tre nói chung áp dụng tốt luật môi trường. Hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi cá Tra phù hợp theo tiêu chuẩn SQF, HACCP hoặc GAP... góp phần hạn chế tối đa khả năng nhiễm bệnh cá nuôi, ổn định năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và lợi nhuận cho mô hình.

* Định hướng, chính sách và tổ chức sản xuất

- Tỉnh Bến Tre cần có định hướng dài hạn 5 năm, 10 năm, 15 năm về phát triển nuôi cá tra xuất khẩu để làm cơ sở quy hoạch.

59

- Tỉnh Bến Tre có chính ưu đãi cho đầu tư nuôi trồng, cung cấp các dịch vụ trong vùng quy hoạch.

- Chính phủ có chính sách điều tiết hợp lý lợi nhuận/giá trị gia tăng cho chuỗi cung ứng.

- Tổ chức sản xuất:

+ Xây dựng 8 Ban quản lý vùng nuôi tại các xã nuôi tập trung nhằm trao đổi kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, bảo vệ môi trường và quản lý dịch bệnh.

+ Thành lập tổ cung ứng dịch vụ vụ đầu vào/ra, liên kết chặt chẽ các tác nhân trong chuỗi cung ứng hàng hóa theo mô hình sau ( hình 3.11)

Hình 3.11. Mô hình liên kết sản xuất nuôi cá tra xuất khẩu

Nhà máy chế biến Đại lý thức ăn cấp 1&2 Cõ sở SX,KD giống Sở NN & PTNT (gồm cả: KN / BVNL) Tổ hợp nuôi Người nuôi Hợp đồng bảo lãnh Hợp đồng cung ứng Hợp đồng bao tiêu SP 1 2 3 Ngân hàng Bank Đ,L Thu mua

60

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Từ kết quả đề tài nghiên cứu này có thể rút ra những kết luận chính sau đây. * Về đánh giá hiện trạng nghề nuôi cá tra ở huyện Chợ Lách:

- Chợ Lách là một trong 7 huyện của tỉnh Bến Tre có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi cá tra thâm canh với định hướng quy hoạch đến năm 2020 đạt 578 ha.

- Nuôi cá tra xuất khẩu ở Chợ Lách vẫn còn mới (phát triển năm 2005) và hầu hết hộ nuôi cá đến từ các các địa phương khác (tỉnh, huyện khác chiếm 84%). Hộ nuôi cá tra có trình độ văn hóa khá cao (cấp 3: 56%, cấp 2: 40%). Tuy nhiên, đa số vẫn còn dựa vào kinh nghiệm và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất rất hạn chế ( 96% hộ nuôi không cải tiến).

- Nuôi cá tra ở Chợ Lách vẫn còn ở dạng quy mô nhỏ lẻ (33% hộ có diện tích ao < 01 ha, 47% hộ có diện tích ao từ 01-03 ha).

- Về hiện trạng kỹ thuật: Việc cải tạo ao trước khi thả nuôi chưa thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật (có 73% hộ nuôi không diệt tạp và 100% hộ nuôi không phơi đáy ao), đặc biệt là khâu chọn giống dựa vào cảm quan, quen biết, uy tín (96% hộ nuôi không kiểm dịch giống), chưa quan tâm đến chất lượng giống.

- Ao nuôi ở Chợ Lách chia thành 4 nhóm ao nuôi chính khác nhau tùy thuộc vào vị trị của ao đối với nguồn nước, độ sâu và diện tích của ao, mức độ thay nước, mức độ đầu tư, năng suất và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên quá trình phân tích cho thấy nhóm ao nuôi thâm canh, xa nguồn cấp nước chính, có thời gian nuôi ngắn, thay nước vừa phải trong giai đoạn sau, đầu tư nhiều thức ăn, có hệ số thức ăn thấp, năng suất cao nhất và người nuôi có lãi.

- Năng suất nuôi cá tra của huyện Chợ Lách đạt bình quân trên 300 tấn/ha, tuy nhiên do chi phí đầu tư cao (gần 5 tỉ đồng/ha), giá bán lại bấp bênh, nên chỉ có khoảng 16 %hộ nuôi có lãi. Do đầu tư về thức ăn quá lớn, chiếm 81% tổng chi phí sản xuất.

61

* Về giải pháp phát triển nghề nuôi cá tra địa phương gồm các giải pháp về quy hoạch, khoa học công nghệ, dịch vụ hỗ trợ, môi trường và một số định hướng, chính sách và tổ chức sản xuất.

4.2. Kiến nghị

Qua thực trạng nghề nuôi cá tra ở Chợ Lách, có thể đề xuất một số kiến nghị sau đây:

- Ủy ban nhân dân huyện Chợ Lách sớm triển khai quy hoạch chi tiết nuôi cá Tra xuất khẩu giai đoạn 2010-2020 và giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nuôi trong vùng quy hoạch, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

- Ủy ban nhân dân huyện Chợ Lách cần có chủ trương, chính sách đầu tư, chính sách ưu tiên cho chuỗi liên kết sản xuất trong vùng quy hoạch. Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đến đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch nuôi cá Tra thâm canh.

- Ủy ban nhân dân huyện Chợ Lách sớm có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nuôi trồng thủy sản cho vùng nuôi, tăng cường đội ngũ khuyến ngư viên về địa bàn và có chính sách ưu tiên cho khuyến ngư viên cơ sở.

-

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre chỉ đạo Chi cục thú y tăng cường kiểm soát, kiểm dịch 100% nguồn giống cá Tra thả nuôi ở Chợ Lách.

- Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các xã nằm trong vùng quy hoạch sớm thành lập Ban quản lý vùng nuôi để quản lý tốt môi trường, dịch bệnh, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất bền vững trong chuỗi giá trị gia tăng từ người nuôi đến nhà máy chế biến để hướng tới tăng cường chất lượng và hiệu quả kinh tế hơn là số lượng sản phẩm.

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt.

1. Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung, Ngô Ngọc Cát, 2006. Nước nuôi thuỷ sản - Chất

lượng và giải pháp cải thiện chất lượng. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật.

2. (http://www.stp.gov.vn). Để cá không phá môi trường ( 13/12/2007). 3. (http://www.fishbase.org) (2/2008).

4. (http://www.Viet linh.com.vn). Kỹ thuật nuôi cá tra và ba sa trong bè

(23/02/2009).

5. Lê Văn Khoa, 2001. Khoa học môi trường. Nhà xuất bản Giáo dục.

6. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương. 1993. Định loại cá nước ngọt vùng

Đồng bằng Sông Cửu Long. Khoa thủy sản, Đại học Cần Thơ. 361tr.

7. Dương Nhựt Long, Nguyễn Anh Tuấn và Lê Sơn Trang, 2004. Nuôi cá tra (Pangasius hypothalmus Sauvage) thương phẩm trong ao đất ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí nghiên cứu khoa học 2004:, pp 65-73, chuyên ngành thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Đại học Cần Thơ

8. Dương Nhựt Long và CTV. Phát triển bền vững mô hình muôi cá Tra trong ao đất ở vùng ĐBSLL.

9. Lê Bảo Ngọc, 2004. Đánh giá chất lượng môi trường ao nuôi cá tra thâm canh ở xã Tân Lộc huyện Thốt Nốt thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ năm 2004. Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ.

10. Phân viện kinh tế và quy hoạch thủy sản thành phố Hồ Chí Minh, 2006. Bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra, basa vùng ĐBSCL đến năm 2010

và định hướng đến năm 2020. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9/2006

11. Trương Quốc Phú. 2007. Chất lượng nước và bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh. Báo cáo hội thảo: Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản thời kỳ

hội nhập. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 27-28.12.2007

12. Trương Quốc Phú và Yang Yi, 2003. Ảnh hưởng của việc nuôi cá da trơn trong bè

đến chất lượng môi trường nước ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí khoa

học. trường Đại học Cần Thơ. Số định kỳ 03 năm 2007.

13. Tạ Văn Phương, 2006. Nghiên cứu sự biến động các yếu tố môi trường và sự tích

63

cao học, Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ.

14. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang - Báo cáo tổng kết năm 2005- 2008

15. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre - Báo cáo tổng kết năm 2005- 2008

16. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ - Báo cáo tổng kết năm 2005- 2008

17. Phương Thanh. Kinh nghiệm nuôi cá Tra đăng quầng. Kinh tế nông thôn-Cập nhật ngày 05/01/ 2007.

18. Ủy ban nhân dân huyện Chợ Lách- Báo cáo tổng kết năm 2009.

19. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre- Báo cáo tổng kết năm 2009.

20. Viện Hải Dương Học-6/2008. Qui hoạch chi tiết nuôi cá da trơn tỉnh Bến Tre đến năm 2020.

21. Lê Như Xuân, và ctv,1994. Cá tra (Pangasius micronemus Bleeker) một số đặc

điểm sinh học và sinh sản nhân tạo. Tạp chí Thủy sản, tháng 2 năm 1994, trang

13–17.

22. Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Lê Hoàng Yến và Hứa Bạch Loan. 1992. Định

loại các loài cá nước ngọt Nam bộ. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

135 tr.

23. Dương Thúy Yên, 2003. Khảo sát một số tính trạng, hình thái, sinh trưởng và sinh

lý của cá Basa (P. bocourti), cá tra (P. hypophthalmus) và con lai của chúng. Luận

văn Thạc sĩ. Khoa thủy sản, Đại học Cần Thơ.

Tài liệu nước ngoài.

24. Arnold E. Greenberg, Lenore S. Clesceri, Andrew D. Eaton, 1992. Standard methods for examination of water and waste water.

25. Boyd, C. E., 1990. Water Quality for Pond Aquaculture. Birmingham Publishing Company, Birmingham, Alabama, 269pp

26. Boy, C. E., 1998. Water Quality for pond Aquaculture. Reasearch and Development serie No. 43, August 1998, Alabama, 37pp

27. Boyd, C.E and S. Zimmermann, 2000. Grow-out systems-water Quality and Soil Management. In: new M.B and W.C. Valenti (Eds). Freshwater prawn culture: the

64

farming of Macrobrachium rosenbergii. Blackwell Science. Pp 221 – 238.

28. Cacot, P. 1998. Description of the sexual cycle related to the environment and set up of the artificial propagation in Pangasius bocourti (Sauvage, 1880) and Pangasius hypophthalmus (Sauvage, 1878), reared in floating cages and in ponds in the Mekong delta. In: M. Legendre and A. Pariselle (Editors). The Biological Diversity and Aquaculture of clariid and Pangadiid Catfish in South-East Asia. Processding of the Mid-term Workshop of the “Catfish Asia Project”, May11-15 1998. Can Tho, Viet nam, pp: 71-90.

29. Chapman, D., 1997. Water quality Assessments. A guide to the use of biota sediments and water in environmental monitoring.

30. Chen, J.C. and T.C. Chin.1998. Joint Action of Ammonia and Nitrite on Tiger Prawn Penaeus monodon Poslarvae. J. World Aquacul. Soc., 19: 143-148.

31. Hair và ctv (1998) Hair, J.F., Anderson, R.E., Tatham, R.L., Black, W.C., 1998.

Multivariate Data Analysis, Fifth Edition. Prentice-Hall International Inc. 697 trang .

32. Komarudin. O and O. Pariselle. 2000. Inflection of Thaparocleidus (Monogenea) on Pangasius djambal, Pangasius hypophthalmus and their hybrid reared in pond. Paper presented at the final meeting of the “Catfish Asia project”, 11-20 May. 2000. Indonesia.

33. Lawson, T.B., 1995. Fundamental Aquaculture Engineering. Deparment of Biological Engineering Louisiana State University.

34. Lee, G.F.1970. Eutopphication. Water Resoure Center, Univ. Wis., Madison, Occasional Paper No.2.39pp.

35. Limsuwan,C. và Wara Taparhudee, 1997. Degradation and effect of formalin on plankton and water quality in Penaeus monodon Fabricius cultured ponds. In the 35th Kasetsart University Annual Conference 3-5 February 1997.p.87-95.

36. Nguyễn Xuân Thành, 2003. Fulbright economics teaching program. DRAFT &

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá tra (pangasius hypophthalmus sauvage, 1878) thương phẩm ở huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)