Mô tả đặc tính chính của các hệ thống nuôi

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá tra (pangasius hypophthalmus sauvage, 1878) thương phẩm ở huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 52)

Dựa vào kết quả của phân loại các nhóm ao ở phần trên, kết quả mô tả đặc tính từng nhóm ao dựa vào 12 yếu tố khác nhau qua phân tích biệt phân (Bảng 3.5). Kết quả cho thấy trọng số biệt phân của các nhóm ao tương ứng với các hàm biệt phân khác nhau. Vì có 4 nhóm ao nên có 3 hàm biệt phân. Dựa vào trọng số này có thể so sánh các nhóm ao khác nhau và mô tả đặc tính của nó.

Kết quả Bảng 3.5 cho thấy hàm số 1 giải thích sự khác biệt giữa nhóm ao 2 và 3 (có giá trị trọng số âm) với nhóm ao 1 và 4 (có giá trị trọng số dương), mà đặc biệt là giữa nhóm ao 3 (trọng số nhỏ nhất) với nhóm ao 4 (trọng số lớn nhất). Trong hàm số này, diện tích ao, số cống thay nước và khoảng cách ao – kênh cấp nước có tương quan thuận (đều có cùng giá trị trọng số âm). Kết quả này chỉ ra rằng nhóm ao 2 và 3 (đặc biệt nhóm 3) này có diện tích ao lớn, có nhiều cống thay nước và có vị trí xa kênh cấp nước hơn nhóm 1 và 4 (mà đặc biệt là nhóm 4). Ngược lại, nhóm ao 1 và 4 có ao sâu, thay nước vào cuối vụ (tháng 4-8) nhiều, sử dụng nhiều vôi để vệ sinh ao, năng suất cá cao nhưng lổ do thời gian nuôi dài, hệ số sử dụng thức ăn cao (chủ yếu nhóm 1) so với nhóm 2 và 3.

Hàm số 2 phân biệt giữa nhóm 2 (có trọng số âm và nhỏ nhất) và nhóm 3 (có trọng số dương và lớn nhất). Theo đó, nhóm ao 2 có ao sâu hơn, có ít cống và thay nước ít hơn, đầu tư nhiều thức ăn, hệ số thức ăn thấp, năng suất và lợi nhuận cao hơn nhóm ao 3. Nhóm ao 2 là nhóm nuôi cá thâm canh và có hiệu quả kinh tế cao nhất.

45

Hàm số 3 so sánh nhóm ao 1 (có trọng số lớn nhất) và nhóm 4 (có trọng số nhỏ nhất). Qua kết quả chỉ ra rằng nhóm ao 1 có thời gian nuôi dài hơn, thay nước giai đoạn đầu ít, xa kênh chính cấp nước, đầu tư nhiều thức ăn, có hệ số thức ăn cao và có năng suất cao hơn nhưng hiệu quả kinh tế thấp hơn. Nhóm 1 là nhóm sản xuất thâm canh nhưng hiệu quả kinh tế kém do chi phí đầu tư thức ăn cao.

Bảng 3.5: Trọng số và giá trị trung bình của các nhóm ao.

Trọng số biệt phân Giá trị trung bình Nhóm ao/biến chính Hàm số 1 Hàm số 2 Hàm số 3 Nhóm ao 1 Nhóm ao 2 Nhóm ao 3 Nhóm ao 4 Nhóm ao Nhóm 1 0,95 0,36 1,02 Nhóm 2 -1,11 -1,36 0,11 Nhóm 3 -1,65 1,07 -0,24 Nhóm 4 1,40 -0,05 -0,69

Yếu tố kỹ thuật và đầu tư

Diện tích nuôi (ha) -0,20 0,24 2,2 2,6 4,0 2,4

Độ sâu ao (m) 0,14 -0,23 3,7 3,6 3,5 3,7

Số cống thay nước -0,12 0,25 1,3 1,7 2,8 1,6 Thời gian nuôi (tháng) 0,47 0,49 8,9 8,0 8,7 8,2 Thay nước tháng thứ 1-3 (10 3 m3) -0,51 220,0 299,0 396,0 403,0 Thay nước tháng thứ 4-8 (10 3 m3) 0,38 0,29 1716,0 1161,0 1423,0 1795,0 Khoảng cách ao – kênh (m) -0,31 0,20 17,4 20,1 19,4 15,6 Lượng vôi sử dụng (tấn/ha) 0,13 -0,27 1,1 0,9 1,0 7,1 Lượng thức ăn (tấn/ha) -0,25 0,50 587,8 575,3 443,9 464,0 Hệ số thức ăn 0,31 0,21 1,75 1,65 1,84 1,67 Năng suất (tấn/ha) 0,14 -0,39 0,32 338,9 348,8 241,0 308,7 Lợi nhuận (triệu đồng/ha) 0,10 -0,39 0,27 -623,4 137,7 -462,8 -373,2

Phương sai (%) 61 25 14

Tóm lại, đặc tính chính của các nhóm ao như sau:

- Nhóm 1: Nuôi thâm canh, thay nước ít trong giai đoạn đầu và thay nước nhiều trong giai đoạn sau, đầu tư nhiều thức ăn nhưng hiệu quả sử dụng thức ăn thấp và có năng suất cao nhưng hiệu quả kinh tế thấp (lỗ nhiều nhất).

- Nhóm 2: Nuôi thâm canh, xa nguồn cấp nước chính, có thời gian nuôi ngắn, thay nước vừa phải trong giai đoạn sau, đầu tư nhiều thức ăn, có hệ số thức ăn thấp, năng suất cao nhất và có lãi.

46

- Nhóm 3: Hộ có diện tích nuôi nhiều nhưng ao cạn và nhiều cống, xa nguồn cấp nước chính, thay nước nhiều trong giai đoạn đầu và tương đối ít trong giai đoạn sau, tương đối ít đầu tư thức ăn, năng suất thấp nhất và lỗ.

- Nhóm 4: Ao sâu và gần nguồn cấp nước chính, thay nước nhiều trong suốt vụ nuôi, có năng suất cao nhưng vẫn lỗ.

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá tra (pangasius hypophthalmus sauvage, 1878) thương phẩm ở huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 52)