Phương pháp phân tích thống kê

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá tra (pangasius hypophthalmus sauvage, 1878) thương phẩm ở huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 32)

Số liệu được phân tích với nhiều phương pháp khác nhau nhằm để mô tả hiện trạng và khám phá các vấn đề khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển nuôi cá tra thâm canh ở huyện Chợ Lách của tỉnh Bến Tre. Các phương pháp phân tích thống kê bao gồm thống kê mô tả đơn biến và thống kê đa biến. Mục tiêu và kết quả của các phương pháp phân tích thống kê này được tóm tắt trong Bảng 2.1.

Bảng 2. 1: Mục đích, phương pháp phân tích và kết quả phân tích thống kê

STT Mục tiêu Phương pháp

phân tích Kết quả

1

Mô tả tổng quát hiện trạng kỹ thuật và kinh tế-xã hội của hệ thống nuôi cá tra

Thống kê mô tả đơn biến Giá trị nhỏ nhất, trung bình, lớn nhất và độ lệch chuẩn của các thông số 2 Nhận ra các biến kỹ thuật và đầu tư chính của hệ thống nuôi cá

Phân tích nhân tố

Xác định 6 nhân tố chính và mối tương quan giữa các biến trong mỗi nhân tố

3

Phân loại ao thành các nhóm ao mà trong mỗi nhóm có đặc tính chung gần giống nhau

Phân tích cụm Phân loại 45 ao thành 4 nhóm có đặc tính khác nhau

4 Đặc tính hóa các nhóm ao Phân tích biệt phân Mô tả đặc tính của 4 nhóm ao

5

Nhân ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận, hệ số thức ăn và phẩm chất thịt cá

Tương quan tuyến tính bội

Nhận ra các biến độc lập có ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận, hệ số thức ăn và phẩm chất thịt cá.

Thống kê mô tả đơn biến được sử dụng để tính giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình và độ lệch chuẩn của các thông số liên quan đến kỹ thuật sản xuất và kinh tế-xã hội của hệ thống nuôi cá tra.

Phân tích thống kê đa biến bao gồm phân tích nhân tố, phân tích cụm, phân tích biệt phân và hồi quy tuyến tích bội. Phân tích thống kê được thực hiện dựa trên phương pháp phân tích đa biến của Hair và CTV (1998) [31]. Kỹ thuật phân tích đa biến được ứng dụng trong phân tích các hệ thống nuôi trồng thủy sản mà trong đó các yếu tố đầu ra của hệ thống (năng suất, chất lượng sản phẩm, lợi nhuận, hiệu quả đầu tư và tác động môi trường) bị ảnh hưởng tương tác bởi nhiều yếu tố về tự nhiên (thời tiết, điều kiện sinh thái, môi trường), kỹ thuật (ao, con giống, thức ăn, phòng trị bệnh,…) và kinh tế-xã hội (chi phí sản xuất và điều kiện nông hộ). Các yếu tố này luôn thay đổi theo thời gian và không gian (giữa các hộ) mà phân tích đơn biến khó có thể mô tả một cách đầy đủ. Phương pháp phân tích này đã được ứng dụng trong nhiều nghiên cứu về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản [45], mô tả động thái dinh dưỡng trong ao [37], đánh giá tác động môi trường trong nuôi

trồng thủy sản [38] và sự chấp nhận nuôi trồng thủy sản của nông dân ở vùng nước ngọt của ĐBSCL [39].

Phân tích nhân tố là phương pháp giảm biến nhằm tìm ra mối quan hệ của nhiều yếu tố kỹ thuật nuôi, đầu tư vật tư, lao động và khâu hao để từ đó nhận ra nhân tố chính của hệ thống nuôi cá. Mối quan hệ giữa các yếu tố trên và nhân tố được trình bày trong hình 2.2. Trong phân tích này, giá trị eigenvalue = 1 được sử dụng để nhận ra số nhân tố. Nhân tố được “quay”để đảm bảo các nhân tố độc lập. Trọng số nhân tố của mỗi biến  0,5 được sử dụng để giải thích kết quả. Kết quả đã tìm ra 4 nhân tố chính. Các biến được sử dụng được trình bày ở Bảng 3.4. Các biến được sử dụng để phân tích nhân tố và các phương pháp thống kê khác được trình bày trong Bảng 2.2.

Hình 2.2:Minh hoạ phương pháp phân tích nhân tố: Xi (yếu tố phân tích), Fi (nhân tố chính) và (hệ số tương quan giữa yếu tố X và nhân tố F).

Phân tích cụm được sử dụng để phân loại ao thành các nhóm ao mà trong mỗi nhóm có đặc tính chung gần giống nhau dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Quy luật liên kết “complete linkage” và khoảng cách “City-Block” được chọn để phân loại. Các biến đại diện chọn ra từ kết quả phân tích nhân tố trên được sử dụng để phân tích cụm và tìm ra các nhóm ao nuôi chính. Trước khi phân tích, tất cả số liệu được chuẩn hóa với giá trị trung bình = 0 và phương sai = 1.

X1 X2 X3 Xn

F1 F2

1 2 3 n

Bảng 2.2:Thông số thống kê của các biến được sử dụng trong các phương pháp phân tích

Biến Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Diện tích ao (ha) 0,2 20,0 2,8 3,9 Tỉ lệ rộng/dài 0,3 2,5 0,5 0,3 Độ sâu (m) 3,0 4,0 3,7 0,3 Số lượng cống 1,0 42,0 8,2 10,0 Khoảng cách ao – kênh (m) 10,0 30,0 18,0 4,4

Thời gian nuôi (tháng) 7,0 11,0 8,4 0,8

Lượng vôi (tấn/ha) 0,2 7,5 2,7 1,1

Diệt tạp (có, không) 0,0 1,0 0,3 0,5

Mật độ thả (con/m2) 20,0 75,0 44,5 10,0

Thức ăn sử dụng (tấn/ha) 70,0 1.012,5 511,5 172,3 Thay nước tháng 1 (103 m3/ha) 9,0 240,0 57,0 4,6 Thay nước tháng 2 (103 m3/ha) 24,0 480,0 96,0 98 Thay nước tháng 3 (103 m3/ha) 60,0 480,0 177,0 11,1 Thay nước tháng 4 (103 m3/ha) 60,0 720,0 346,0 15,2 Thay nước tháng 5 (103 m3/ha) 105,0 720,0 378,0 13,0 Thay nước tháng 6 (103 m3/ha) 105,0 720,0 378,0 13,0 Thay nước tháng 7 (103 m3/ha) 105,0 720,0 385,0 12,7 Thay nước tháng 8 (103 m3/ha) 105,0 720,0 385,0 12,7

Giá bán cá (đồng/kg) 11,0 16,2 14,6 0,9

Vitamin C (kg/ha) 10,0 214,3 98,8 35,4

Chi phí con giống (triệu đồng/ha) 48,0 780,0 371,9 145,9 Chi phí thức ăn (triệu đồng/ha) 229,6 8.100,0 4.003,8 1.374,6 Chi phí thú y (triệu đồng/ha) 38,9 708,8 243,8 121,1 Chi phí lao động (triệu đồng/ha) 24,6 279,1 134,6 50,8 Chi phí nhiên liệu (triệu đồng/ha) 8,5 18,8 14,6 1,2 Khấu hao tài sản (triệu đồng/ha) 0,0 116,7 33,4 23,7 Chi phí máy móc (triệu đồng/ha) 0,0 73,6 27,9 13,1

Thuê ao (triệu đồng/ha) 6,8 133,3 49,9 212

Năng suất (tấn/ha/vụ) 107,1 450,0 293,3 109,0

Năng suất theo tháng

(tấn/ha/tháng) 13,4 56,3 35,2 9,7

Tỉ lệ thịt trắng (%) 60,0 95,0 82,8 6,7

Hệ số sử dụng thức ăn (FCR) 1,4 2,4 1,7 0,2

Lợi nhuận theo tháng (triệu

đồng/ha/tháng) -271,2 81,1 -60,73 68,2

Sử dụng biệt phân để đặc tính hóa các nhóm ao dựa trên kết quả của phân tích cụm. Trong phân tích này, 4 nhóm ao được coi là biến phụ thuộc và các biến kỹ thuật và kinh tế là biến độc lập. Có 4 nhóm ao như vậy có 3 hàm số biệt phân để giải thích kết quả.

Mô hình hồi quy tuyến tính bội được sử dụng để tìm ra các biến có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc như năng suất cá, lợi nhuận, hệ số sử dụng thức ăn và tỉ lệ thịt trắng. Phương pháp đưa dần từng biến vào mô hình để hạn chế xung đột của các biến có tương quan. Phương trình hồi quy tuyến tính được giả định có ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận, hệ số sử dụng thức ăn hoặc tỉ lệ thịt trắng có dạng tổng quát như sau:

Y = a + b1X1 + b2X2 +...+ biXi + 

Trong đó:

Y là biến phụ thuộc (năng suất, lợi nhuận, hệ số sử dụng thức ăn hoặc tỉ lệ thịt trắng);

X là biến độc lập (chọn lựa trong Bảng 2.2); b là hệ số hồi quy;

 là sai số; a là hệ số gốc.

Phần mềm SPSS 13.0 được sử dụng để phân tích số liệu cho tất cả các phương pháp thông kê.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trang nghề nuôi cá Tra ở Chợ Lách

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá tra (pangasius hypophthalmus sauvage, 1878) thương phẩm ở huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)