Điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội huyện Chợ Lách

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá tra (pangasius hypophthalmus sauvage, 1878) thương phẩm ở huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 37)

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vùng ĐBSCL có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước. Với diện tích tự nhiên chiếm khoảng 4 triệu ha, dân số 17 triệu người, là vùng sản xuất nông nghiệp và thủy sản lớn nhất nước, đóng góp 18% GDP của cả nước. Tổng chiều dài bờ biển của vùng là 750km, vùng đặc quyền kinh tế trên 360.000km2 và nằm trong tiểu vùng sông Mekong, ở vào vị trí trung tâm của ASEAN.

Chợ Lách là huyện đầu nguồn của tỉnh Bến Tre với nghề nông đặc thù chuyên về cây ăn trái và cây kiểng, ở vào vị trí rất thuận lợi trong việc bảo vệ an ninh kinh tế, quốc phòng. Huyện Chợ Lách ở phía đầu cù lao Minh có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp sông Tiền, sông Hàm Luông bên kia bờ là huyện Cai Lậy (Tiền Giang) và huyện Châu Thành (Bến Tre).

- Phía Nam giáp sông Cổ Chiên, bên kia bờ là huyện Long Hồ và Vũng Liêm (Vĩnh Long).

- Phía Đông giáp huyện Mỏ Cày (Bến Tre). - Phía Tây giáp huyện Long Hồ (Vĩnh Long).

Huyện Chợ Lách giới hạn trong tọa độ địa lý sau: 10008’35’’- 10017’40’’ độ vĩ bắc, 106001’25’’-106017’03’’ độ kinh đông.

Chiều dài nhất theo trục Đông-Tây là 27,9Km, nơi hẹp nhất theo trục Bắc- Nam là 1,8 km (Xã Vĩnh Bình), nơi rộng nhất là 11,4 km (từ xã Phú Sơn đến Hưng Khánh Trung) (Hình 3.1) .

30

Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Bến Tre thể hiện các địa điểm nuôi cá tra tập trung ở huyện Chợ Lách

Địa điểm

nuôi cá tập trung

ở huyện

31

Huyện Chợ Lách có vị trí quan trọng trong việc trung chuyển hàng hóa giữa các tỉnh Vĩnh Long–Trà Vinh với các tỉnh Bắc sông Tiền và Thành phố Hồ Chí Minh qua kênh Lách đã rút ngắn đáng kể cự ly vận chuyển.

Tính theo đường chim bay khoảng cách từ Thị Trấn Chợ Lách đến các vị trí liên quan như sau:

- Đến Thành phố Hồ Chí Minh: 84 km.

- Đến Thị Xã Bến Tre và Thị Trấn Mỏ Cày: 27 km. - Đến thành phố Mỹ Tho: 28 km.

- Đến Thị xã Vĩnh Long: 18 km.

Chợ Lách có diện tích đất tự nhiên 189km2 thuộc vào loại huyện nhỏ nhất tỉnh; được chia thành 11 đơn vị hành chính cấp xã : Phú Phụng, Vĩnh Bình, Sơn Định, Thị Trấn, Hòa Nghĩa, Long Thới, Tân Thiềng, Vĩnh Thành, Hưng Khánh Trung, Vĩnh Hòa, Phú Sơn.

Diện tích nuôi cá tra hiện tại khoảng 211ha trong đó ao nuôi chiếm 127ha. Diện tích có khả năng nuôi cá tra ước tính khoảng 578 ha.

3.1.1.2. Tình hình chung về kinh tế - xã hội

Dân số huyện Chợ Lách là 135.786 người, mật độ trung bình 697 người/km2, dân tộc kinh là chủ yếu, ngoài ra còn có Hoa kiều tập trung ở các chợ và một ít người Khơme. Có 7 tôn giáo chính:

+ Công giáo : có 22.047 người + Phật giáo : có 7.955 người

+ Phật giáo Hòa Hảo : có 1.086 người + Cao đài Ban chỉnh : có 847 người + Cao đài Tiên Thiên : có 514 người + Tin Lành : có 157 người

32

Kinh tế huyện đang phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu theo hướng chất lượng, hiệu quả và tích cực.

- Sản xuất nông nghiệp toàn diện với thế mạnh là kinh tế vườn và kinh tế thủy sản. Diện tích đất vườn là 12.167 ha sản lượng trái cây hàng năm đạt 148.000 tấn; hơn 8.000 hộ tham gia hoạt động trong lĩnh vực cây giống và hoa kiểng, sản lượng bình quân từ 18 triệu cây giống và 9,7 triệu sản phẩm hoa kiểng các loại. Huyện được trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP đối với cây Chôm chôm cho một nhà vườn ở xã Phú Phụng.

- Thủy sản đạt 28.696 tấn trong đó cá tra nuôi đạt 28.482 tấn.

- Chăn nuôi với phát triển đàn trâu, bò là 7.310 con, heo hơi hàng năm là 4.700 tấn, và sản lượng gia cầm là 313.437 con.

- Sản lượng công nghiệp phát triển khá, hiện có 433 cơ sở sản xuất, chủ yếu là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ.

- Thương mại – Dịch vụ phát triển với hệ thống chợ và các hộ kinh doanh cá thể buôn bán, bán lẻ đều khắp.

- Các trạm cung ứng xăng dầu bố trí đều khắp theo phát triển những tuyến giao thông chính, tập trung dọc theo quốc lộ 57, hai nhánh sông Hàm Luông và Cổ Chiên.

- Hệ thống giao thông nông thôn được đầu tư phát triển, đến nay xe ôtô đã vào được trung tâm 11 xã- Thị trấn [18].

3.1.2. Hiện trạng nuôi cá tra tại huyện Chợ Lách 3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội của hộ nuôi cá

Nuôi cá tra ao thâm canh ở Chợ Lách - Bến Tre mới phát triển từ năm 2005. Nghề nuôi này tập trung chủ yếu ở xã Vĩnh Bình, Tân Thiềng, Long Thới nơi có điều kiện đất và nước thuận lợi để nuôi cá. Toàn huyện Chợ Lách có 45 hộ nuôi cá tra (điều tra năm 2009), đa số chủ hộ còn tương đối trẻ, tuổi thấp nhất là 23, cao nhất là 60 và trung bình là 40. Khoảng 45% trong số họ dưới 40 tuổi và 40% từ 41 đến 50 tuổi (Bảng 3.1). Đa số các hộ nuôi cá từ tỉnh khác đến, chỉ có khoảng 23% là người trong tỉnh. Trong những năm qua, khi phong trào nuôi cá tra xuất khẩu phát triển

33

mạnh ở An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp và Vĩnh Long đã gây ra ô nhiễm môi trường thì ngư dân có khuynh hướng đến những vùng đất mới có điều kiện đất và nước tốt để thuê hoặc mua đất đào ao nuôi cá [11]. Do đó, Chợ Lách là một trong những huyện của Bến Tre có điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá được nhiều người chú ý tới.

So với nông dân bình thường, chủ hộ nuôi cá có trình độ văn hóa khá cao. Tỉ lệ chủ hộ có trình độ văn hóa cấp 2 và 3 chiếm 40% và 56% tương ứng (Bảng 3.1). Đa số họ là những người mới bắt đầu nuôi cá tra trong những năm gần đây, 40% trong số họ có kinh nghiệm 1-2 năm và 47% có kinh nghiệm dưới 5 năm. Có khoảng 69% không có trình độ chuyên môn nuôi trồng thủy sản và có đến 29% đã học đại học về chuyên ngành này. Khoảng 31% số hộ học kinh nghiệm từ người nuôi cá, 33% học kỹ thuật nuôi cá qua các lớp khuyến nông, 11% từ các công ty chế biến thủy sản và 20% qua các lớp đào tạo chính quy về nuôi trồng thủy sản. Trước khi nuôi cá, đa số họ là nông dân, ngư dân, buôn bán/dịch vụ (89%), còn lại 11% là cán bộ của công ty chế biến thủy sản (CB công ty CBTS) và cán bộ nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay đa số họ chỉ tập trung vào nghề nuôi cá (86%). Trong gia đình của hộ điều tra, đa số có thành viên gia đình tham gia nuôi trồng thủy sản (35 trường hợp trong số 45 hộ, chiếm 78%) và 17 trường hợp có tham gia ngành nghề phi nông nghiệp (chiếm 38%). Tương tự, có 18% số hộ có người trong gia đình là cán bộ viên chức nhà nước. Hộ có thành viên tham gia nghề thủy sản, phi nông nghiệp hoặc cán bộ nhà nước có thể là cơ hội tốt để tiếp cận kỹ thuật, vốn tài chính và quan hệ xã hội để thực hiện nuôi cá Tra thâm canh. Bởi đây là nghề cần đầu tư nhiều nguồn lực, khoa học kỹ thuật với rủi ro cao và chỉ phù hợp với hộ khá và giàu.

34

Bảng 3.1: Đặc điểm kinh kế xã hội của hộ nuôi cá (tỉ lệ %) (n=45).

Đặc điểm % Đặc điểm %

1. Tuổi: 6. Học kinh nghiệm nuôi cá từ:

<30 tuổi 22 Tự học 5

30-40 tuổi 24 Người nuôi cá 31

41-50 tuổi 40 Khuyến nông 33

>50 tuổi 14 Công ty 11

2. Nguồn gốc: Đào tạo chính quy 20

Địa phương 16 7. Nghề nghiệp chủ hộ trước khi nuôi cá:

Trong tỉnh 7 Nông dân 29

Ngoài tỉnh 77 Ngư dân 40

3. Trình độ văn hóa: Buôn bán/dịch vụ 20

Cấp 1 4 CB công ty CBTS 7

Cấp 2 40 Cán bộ nhà nước 4

Cấp 3 56 8. Nghề nghiệp chủ hộ hiện nay:

4. Năm kinh nghiệm nuôi cá tra: Nông dân 7

1-2 năm 40 Ngư dân 86

3-5 năm 47 Phi nông nghiệp 7

>5 năm 13 CB công ty CBTS 0

5. Trình độ chuyên môn nuôi trồng thủy sản: Cán bộ nhà nước 0 Không có trình độ 69 9. Nghề nghiệp của thành viên trong

GĐ (tần suất):

Sơ cấp 0 Nông dân 17/45

Trung cấp 2 Ngư dân 35/45

Đại học 29 Phi nông nghiệp 17/45

CB công ty CBTS 2/45 Cán bộ nhà nước 8/45

35

3.1.2.2. Đặc điểm đất đai

Trung bình diện tích đất của hộ nuôi cá Tra là 4,8 ha (thấp nhất 0,2 ha và cao nhất là 40,2 ha). Trong số đó, diện tích ao nuôi chiếm 60%, còn lại là thổ cư, vườn cây ăn trái và ruộng lúa. Trong số 45 hộ điều tra, diện tích ao nuôi nhỏ nhất là 0,2 ha, cao nhất 20 ha và trung bình là 2,8 ha. Nguồn gốc đất ao nuôi cá Tra hiện nay bắt nguồn từ ao cũ trước đây (22% trường hợp), đất vườn (49%) và bãi bồi (22%), còn lại là ruộng lúa. Trong số hộ điều tra, có 33% hộ có diện tích ao <1 ha, 47% có diện tích ao từ 1- 3 ha, 20% còn lại có diện tích ao hơn 3 ha; trong số đó có 3 hộ có diện tích từ 12-20 ha. Điều này cho thấy nuôi cá tra ở Bến Tre vẫn còn ở dạng quy mô nhỏ lẻ và đây là hạn chế quan trọng cho công tác quy hoạch, chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm và môi trường, tổ chức thị trường và đảm bảo ổn định đầu ra cho thị trường. Khuynh hướng hiện nay là các công ty chế biến cá tra xuất khẩu đầu tư đất đai để tổ chức nuôi với quy mô từ 10 ha trở lên để giảm thiểu những hạn chế nêu trên. Trong điều tra này, có trường hợp nuôi cá do công ty chế biến xuất khẩu thực hiện.

3.1.2.3. Kỹ thuật nuôi

* Thiết kế và cải tạo ao nuôi

Ngư dân nuôi cá trong số hộ điều tra có trung bình 4 ao/hộ, có trường hợp cá biệt đến 20 ao (công ty chế biến thủy sản). Phần lớn trường hợp nuôi từ cá giống lên cá thương phẩm không sử dụng ao nuôi vỗ chuyên biệt. Hầu hết ao có dạng hình chữ nhật với tỉ lệ rộng/dài trung bình là 0,4 (thấp nhất là 0,3 và cao nhất là 0,7). Độ sâu ao từ 3-4 m, trung bình 3,7 m. Khoảng cách từ ao đến kênh (sông) cấp nước từ 10 đến 30 m, trung bình 18m. Thay nước chủ yếu là tự chảy theo chế độ bán nhật triều. Khoảng cách này có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng màu thịt cá thương phẩm (sẽ trình bày trong phần 3.1.4.1 và 3.1.4.4).

Sau 1 vụ nuôi trung bình 8 tháng, nông dân vét lớp bùn ao khoảng 10-30 cm, trung bình 20 cm. Tất cả các hộ không có ao chứa bùn. Có 44% hộ chứa bùn ao trong mương vườn và liếp vườn, còn lại thải trực tiếp ra sông. Điều này làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và môi trường sinh thái của thủy vực xung quanh. Hầu hết

36

ngư dân không phơi đáy ao mà chỉ bón vôi nông nghiệp (CaCO3) với liều lượng từ 0,2 đến 7.5 tấn/ha, trung bình 2,7 tấn/ha. Chỉ có 33% trường hợp có diệt tạp trước khi thả cá giống, chủ yếu sử dụng chlorin va saponin. Trong số hộ điều tra, không có trường hợp gây màu nước trước khi thả cá giống. Đa số cho rằng, khâu chuẩn bị ao vào năm 2009 không có gì cải tiến so với cách họ làm trước đây.

Hình 3.2: Ao nuôi cá Tra ở Chợ Lách - Bến Tre

* Chọn giống và thả giống

Chỉ có 4% số hộ mua giống từ địa phương, còn lại giống cá có nguồn gốc từ An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và Tiền Giang, nơi mà nghề nuôi cá tra phát triển sớm hơn. Điều này cho thấy dịch vụ cung cấp giống cá ở Bến Tre chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nghề kinh tế này. Do chuyên chở xa và phụ thuộc vào cơ sở bán giống, chỉ có 9% số hộ cho rằng cá giống đạt chất lượng tốt và có kiểm dịch, còn lại cho rằng chất lượng giống chỉ mức trung bình và không có kiểm dịch. Vấn đề này có ảnh hưởng đáng kể đến tỉ lệ sống của cá, năng suất và chi phí sản xuất. Mật độ thả giống dao động từ 20 đến 75 con/m2, trung bình 44 con/m2. Kích cở giống thả từ 1,5cm – 2cm. Thời gian thả giống vào sáng sớm hoặc chiều tối. Đến 96% hộ điều tra cho rằng họ không có cải tiến gì trong khâu chọn và thả cá giống so với trước đây.

37

* Chế biến thức ăn và cho cá ăn

Trong số 45 hộ điều tra, chỉ có 1 hộ tự chế biến thức ăn cho cá (sử dụng cám, tấm, bột cá và thức ăn công nghiệp có sẳn tại địa phương). Hầu hết còn lại sử dụng thức ăn công nghiệp phổ biến trên thị trường với giá từ 6,5 đến 8,5 triệu đồng/tấn. Thức ăn công nghiệp có nguồn gốc từ nhiều cở sở chế biến thức ăn khác nhau và có đặc điểm chính sau đây: ẩm độ < 12%, hàm lượng chất xơ: < 8%, hàm lượng đạm từ 18-32 %, hàm lượng lipid từ 3-7%. Đa số hộ nuôi chọn thức ăn từ các cơ sở sản xuất lớn và có uy tín như CP, Việt Thắng lần lượt là 13/45 và 16/45 hộ sử dụng (bảng 3.2).

Bảng 3.2: Loại thức ăn sử dụng nuôi cá tra ở Chợ Lách

Hàm lượng Tên thức ăn Số hộ sử dụng Đạm (%) Lipid (%) Xơ (%) Ẩm độ (%) Á Châu 4 18-30 3-6 7-8 10-12 Con Cò 5 18-32 5-7 3-6 10-12 CP 13 20-30 3-5 7-8 10 Good 1 18-30 3-5 7-8 10-12 Nutri 2 18-30 3-5 7-8 10-12 Việt Thắng 16 18-30 3-5 7-8 10-12 Việt Đan 5 18-30 3-6 7-8 10-12 Vĩnh Hoàn 4 18-30 3-5 7-8 10-12 Tây Nam 4 18-30 3-5 7-8 10-12

Tất cả trường hợp cho cá ăn 2 lần/ngày (sáng và chiều) bằng cách rãi đều. Chỉ có 1 trong 45 hộ cho rằng có cải tiến cách sử dụng thức ăn và cho cá ăn so với trước đây. Điều này cho thấy nuôi cá Tra thâm canh xuất khẩu chủ yếu vẫn còn dựa vào kinh nghiệm tích lũy trước đây ngư dân có được là chính, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để gia tăng hiệu quả sản xuất, giảm giá thành và đảm bảo chất lượng sản phẩm vẫn còn hạn chế. Hiệu quả sử dụng thức ăn có ý nghĩa rất quan trọng đến cải tiến năng suất cá nuôi, chất lượng màu thịt cá thương phẩm, chi phí sản xuất và như vậy có tính quyết định đến hiệu quả kinh tế nuôi cá. Yếu tố ảnh hưởng này sẽ trình bày chi tiết trong phần 3.1.4.

38

* Quản lý môi trường nước ao nuôi

Trong thực tế hiện nay các hộ nuôi cá huyện Chợ Lách chủ yếu quan tâm chỉ số PH, amoniac, màu nước. Để giám sát các chỉ số này, hộ nuôi chủ yếu quan sát trực tiếp và thay nước ao, khi cần thiết mới sử dụng dụng cụ đo môi trường. Có 44% trường hợp có đo pH nước ao, định kỳ 2 tuần/lần và 24% trường hợp có đo amoniac trong nước ao định kỳ 1-2 tuần/lần. Hầu hết cấp nước sông trực tiếp cho ao không qua xử lý, ngoại trừ có 2 trường hợp xử lý bằng vôi.

Tần suất thay nước ao và % thể tích nước thay/lần tăng dần về cuối vụ (tháng 1: 7,2 ngày/lần thay nước, 27,3% thể tích ao/lần thay nước; tháng 8: 1,3 ngày/lần thay nước, 38,5% thể tích ao/lần thay nước) khi sinh khối cá nuôi trong ao tăng lên để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tốt cho cá và đảm bảo chất lượng cá đủ tiêu chuẩn cho thị trường xuất khẩu (Hình 3.3). Càng về sau, khi tần suất thay nước và thể tích nước thay/lần tăng lên, tổng lượng nước ao thay thải ra môi trường xung quanh tăng đáng

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá tra (pangasius hypophthalmus sauvage, 1878) thương phẩm ở huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)