Kỹ thuật nuôi

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá tra (pangasius hypophthalmus sauvage, 1878) thương phẩm ở huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 43)

* Thiết kế và cải tạo ao nuôi

Ngư dân nuôi cá trong số hộ điều tra có trung bình 4 ao/hộ, có trường hợp cá biệt đến 20 ao (công ty chế biến thủy sản). Phần lớn trường hợp nuôi từ cá giống lên cá thương phẩm không sử dụng ao nuôi vỗ chuyên biệt. Hầu hết ao có dạng hình chữ nhật với tỉ lệ rộng/dài trung bình là 0,4 (thấp nhất là 0,3 và cao nhất là 0,7). Độ sâu ao từ 3-4 m, trung bình 3,7 m. Khoảng cách từ ao đến kênh (sông) cấp nước từ 10 đến 30 m, trung bình 18m. Thay nước chủ yếu là tự chảy theo chế độ bán nhật triều. Khoảng cách này có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng màu thịt cá thương phẩm (sẽ trình bày trong phần 3.1.4.1 và 3.1.4.4).

Sau 1 vụ nuôi trung bình 8 tháng, nông dân vét lớp bùn ao khoảng 10-30 cm, trung bình 20 cm. Tất cả các hộ không có ao chứa bùn. Có 44% hộ chứa bùn ao trong mương vườn và liếp vườn, còn lại thải trực tiếp ra sông. Điều này làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và môi trường sinh thái của thủy vực xung quanh. Hầu hết

36

ngư dân không phơi đáy ao mà chỉ bón vôi nông nghiệp (CaCO3) với liều lượng từ 0,2 đến 7.5 tấn/ha, trung bình 2,7 tấn/ha. Chỉ có 33% trường hợp có diệt tạp trước khi thả cá giống, chủ yếu sử dụng chlorin va saponin. Trong số hộ điều tra, không có trường hợp gây màu nước trước khi thả cá giống. Đa số cho rằng, khâu chuẩn bị ao vào năm 2009 không có gì cải tiến so với cách họ làm trước đây.

Hình 3.2: Ao nuôi cá Tra ở Chợ Lách - Bến Tre

* Chọn giống và thả giống

Chỉ có 4% số hộ mua giống từ địa phương, còn lại giống cá có nguồn gốc từ An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và Tiền Giang, nơi mà nghề nuôi cá tra phát triển sớm hơn. Điều này cho thấy dịch vụ cung cấp giống cá ở Bến Tre chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nghề kinh tế này. Do chuyên chở xa và phụ thuộc vào cơ sở bán giống, chỉ có 9% số hộ cho rằng cá giống đạt chất lượng tốt và có kiểm dịch, còn lại cho rằng chất lượng giống chỉ mức trung bình và không có kiểm dịch. Vấn đề này có ảnh hưởng đáng kể đến tỉ lệ sống của cá, năng suất và chi phí sản xuất. Mật độ thả giống dao động từ 20 đến 75 con/m2, trung bình 44 con/m2. Kích cở giống thả từ 1,5cm – 2cm. Thời gian thả giống vào sáng sớm hoặc chiều tối. Đến 96% hộ điều tra cho rằng họ không có cải tiến gì trong khâu chọn và thả cá giống so với trước đây.

37

* Chế biến thức ăn và cho cá ăn

Trong số 45 hộ điều tra, chỉ có 1 hộ tự chế biến thức ăn cho cá (sử dụng cám, tấm, bột cá và thức ăn công nghiệp có sẳn tại địa phương). Hầu hết còn lại sử dụng thức ăn công nghiệp phổ biến trên thị trường với giá từ 6,5 đến 8,5 triệu đồng/tấn. Thức ăn công nghiệp có nguồn gốc từ nhiều cở sở chế biến thức ăn khác nhau và có đặc điểm chính sau đây: ẩm độ < 12%, hàm lượng chất xơ: < 8%, hàm lượng đạm từ 18-32 %, hàm lượng lipid từ 3-7%. Đa số hộ nuôi chọn thức ăn từ các cơ sở sản xuất lớn và có uy tín như CP, Việt Thắng lần lượt là 13/45 và 16/45 hộ sử dụng (bảng 3.2).

Bảng 3.2: Loại thức ăn sử dụng nuôi cá tra ở Chợ Lách

Hàm lượng Tên thức ăn Số hộ sử dụng Đạm (%) Lipid (%) Xơ (%) Ẩm độ (%) Á Châu 4 18-30 3-6 7-8 10-12 Con Cò 5 18-32 5-7 3-6 10-12 CP 13 20-30 3-5 7-8 10 Good 1 18-30 3-5 7-8 10-12 Nutri 2 18-30 3-5 7-8 10-12 Việt Thắng 16 18-30 3-5 7-8 10-12 Việt Đan 5 18-30 3-6 7-8 10-12 Vĩnh Hoàn 4 18-30 3-5 7-8 10-12 Tây Nam 4 18-30 3-5 7-8 10-12

Tất cả trường hợp cho cá ăn 2 lần/ngày (sáng và chiều) bằng cách rãi đều. Chỉ có 1 trong 45 hộ cho rằng có cải tiến cách sử dụng thức ăn và cho cá ăn so với trước đây. Điều này cho thấy nuôi cá Tra thâm canh xuất khẩu chủ yếu vẫn còn dựa vào kinh nghiệm tích lũy trước đây ngư dân có được là chính, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để gia tăng hiệu quả sản xuất, giảm giá thành và đảm bảo chất lượng sản phẩm vẫn còn hạn chế. Hiệu quả sử dụng thức ăn có ý nghĩa rất quan trọng đến cải tiến năng suất cá nuôi, chất lượng màu thịt cá thương phẩm, chi phí sản xuất và như vậy có tính quyết định đến hiệu quả kinh tế nuôi cá. Yếu tố ảnh hưởng này sẽ trình bày chi tiết trong phần 3.1.4.

38

* Quản lý môi trường nước ao nuôi

Trong thực tế hiện nay các hộ nuôi cá huyện Chợ Lách chủ yếu quan tâm chỉ số PH, amoniac, màu nước. Để giám sát các chỉ số này, hộ nuôi chủ yếu quan sát trực tiếp và thay nước ao, khi cần thiết mới sử dụng dụng cụ đo môi trường. Có 44% trường hợp có đo pH nước ao, định kỳ 2 tuần/lần và 24% trường hợp có đo amoniac trong nước ao định kỳ 1-2 tuần/lần. Hầu hết cấp nước sông trực tiếp cho ao không qua xử lý, ngoại trừ có 2 trường hợp xử lý bằng vôi.

Tần suất thay nước ao và % thể tích nước thay/lần tăng dần về cuối vụ (tháng 1: 7,2 ngày/lần thay nước, 27,3% thể tích ao/lần thay nước; tháng 8: 1,3 ngày/lần thay nước, 38,5% thể tích ao/lần thay nước) khi sinh khối cá nuôi trong ao tăng lên để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tốt cho cá và đảm bảo chất lượng cá đủ tiêu chuẩn cho thị trường xuất khẩu (Hình 3.3). Càng về sau, khi tần suất thay nước và thể tích nước thay/lần tăng lên, tổng lượng nước ao thay thải ra môi trường xung quanh tăng đáng kể ( tháng 1: 57x103m3, tháng 8: 385x103m3) ( (Hình 3.4). Tất cả trường hợp đều thải nước ao trực tiếp ra kênh/sông xung quanh nên gây ô nhiễm môi trường, không chỉ cho đối tượng sử dụng nước cho mục đích khác mà còn ảnh hưởng đến bản thân nghề nuôi cá này.

Hình 3.3: Số ngày và % thể tích nước thay/lần thay qua thời gian nuôi 0 2 4 6 8 1 2 3 4 5 6 7 8 Tháng sau khi thả cá S n g à y/ lầ n t h a y n ư c 20 25 30 35 40 % t h t íc h a o /l ần t h ay

Số ngày/lần thay nước % thể tích

39

Hình 3.4: Tổng lượng nước thay qua các tháng nuôi

* Phòng trị bệnh và tỉ lệ sống của cá

Có đến 90- 98% hộ điều tra cho rằng cá xuất hiện các loại bệnh như xuất huyết, xuất huyết phù đầu phù mắt, gan thận mủ, trắng mang và các bệnh khác. Phần lớn bệnh xuất hiện từ tháng thứ 2 đến khi thu hoạch. Ngư dân sử dụng vitamin C và khoáng chất để phòng bệnh, khi cá bị bệnh dùng kháng sinh và kết hợp điều chỉnh lượng thức ăn hoặc thay nước ao. Có đến 98% hộ điều tra có sử dụng vitamin C và khoáng chất để tăng khả năng đề kháng (phòng bệnh) và thuốc thú y thủy sản (các loại kháng sinh như Flophenicol, Suanfamid, EnroFloxacin…) để trị bệnh. Thời gian điều trị bệnh tối thiểu từ 5-7 ngày để tránh cá tái phát bệnh. Các loại thuốc trên đều có hiệu quả trị bệnh kháng sinh trên cá. Có đến 92% hộ cho rằng họ không có cải tiến gì trong việc phòng trị bệnh cá so với các năm trước đây. Trong suốt vụ nuôi tỉ lệ sống thấp nhất là 60%, cao nhất 95% và trung bình 79%.

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá tra (pangasius hypophthalmus sauvage, 1878) thương phẩm ở huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 43)