Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá tra (pangasius hypophthalmus sauvage, 1878) thương phẩm ở huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 30)

- Thông tin thứ cấp được thu thập qua các tài liệu có liên quan đã được xuất bản trong và ngoài nước; báo cáo tổng kết của các cơ quan chuyên ngành về số liệu thống kê nuôi cá tra của Bến Tre và Chợ Lách.

- Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra thực tế trên cơ sở sử dụng biểu phỏng vấn được soạn sẵn cho 45 hộ nuôi với 127 ha ao nuôi cá tra thâm canh xuất khẩu ở huyện Chợ Lách (điều tra 100% hộ nuôi). Các thông tin chính được thu thập sẽ bao gồm: (1) đặc điểm kinh tế-xã hội của nông hộ, (2) hiện trạng, kỹ thuật nuôi cá, (3) sản lượng và bán sản phẩm, (4) tiềm năng, (5) khó khăn chính và giải pháp đề xuất (phụ lục 1). Tiến trình thực hiện nghiên cứu được trình bày ở Hình 2.1.

Hình 2.1:Tiến trình thực hiện nghiên cứu

Hình 2.1: Tiến trình thực hiện nghiên cứu Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội Hiện trạng kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm Tiêu thụ sản phẩm Thuận lợi, khó khăn và tiềm năng Xử lý số liệu Đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp phát triển an toàn và bền vững Kết luận - Đề xuất Đề tài nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu2.2.2.1. Các chỉ tiêu tính toán 2.2.2.1. Các chỉ tiêu tính toán

Các chỉ tiêu được tính toán như sau: - Năng suất cá.

B A: Năng suất cá (tấn/ha/vụ) A = Trong đó B: Sản lượng (tấn)

C C: Diện tích (ha) - Hệ số sử dụng thức ăn (FCR).

A FCR: hệ số sử dụng thức ăn

FCR= Trong đó A: Lượng thức ăn cá sử dụng (kg) B B: Khối lượng cá gia tăng (kg)

- Lợi nhuận = Giá bán sản phẩm – Tổng chi phí.

(Trong đó, tổng chi phí bao gồm tất cả chi phí đầu tư vật tư, lao động và khấu hao).

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thống kê

Số liệu được phân tích với nhiều phương pháp khác nhau nhằm để mô tả hiện trạng và khám phá các vấn đề khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển nuôi cá tra thâm canh ở huyện Chợ Lách của tỉnh Bến Tre. Các phương pháp phân tích thống kê bao gồm thống kê mô tả đơn biến và thống kê đa biến. Mục tiêu và kết quả của các phương pháp phân tích thống kê này được tóm tắt trong Bảng 2.1.

Bảng 2. 1: Mục đích, phương pháp phân tích và kết quả phân tích thống kê

STT Mục tiêu Phương pháp

phân tích Kết quả

1

Mô tả tổng quát hiện trạng kỹ thuật và kinh tế-xã hội của hệ thống nuôi cá tra

Thống kê mô tả đơn biến Giá trị nhỏ nhất, trung bình, lớn nhất và độ lệch chuẩn của các thông số 2 Nhận ra các biến kỹ thuật và đầu tư chính của hệ thống nuôi cá

Phân tích nhân tố

Xác định 6 nhân tố chính và mối tương quan giữa các biến trong mỗi nhân tố

3

Phân loại ao thành các nhóm ao mà trong mỗi nhóm có đặc tính chung gần giống nhau

Phân tích cụm Phân loại 45 ao thành 4 nhóm có đặc tính khác nhau

4 Đặc tính hóa các nhóm ao Phân tích biệt phân Mô tả đặc tính của 4 nhóm ao

5

Nhân ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận, hệ số thức ăn và phẩm chất thịt cá

Tương quan tuyến tính bội

Nhận ra các biến độc lập có ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận, hệ số thức ăn và phẩm chất thịt cá.

Thống kê mô tả đơn biến được sử dụng để tính giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình và độ lệch chuẩn của các thông số liên quan đến kỹ thuật sản xuất và kinh tế-xã hội của hệ thống nuôi cá tra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích thống kê đa biến bao gồm phân tích nhân tố, phân tích cụm, phân tích biệt phân và hồi quy tuyến tích bội. Phân tích thống kê được thực hiện dựa trên phương pháp phân tích đa biến của Hair và CTV (1998) [31]. Kỹ thuật phân tích đa biến được ứng dụng trong phân tích các hệ thống nuôi trồng thủy sản mà trong đó các yếu tố đầu ra của hệ thống (năng suất, chất lượng sản phẩm, lợi nhuận, hiệu quả đầu tư và tác động môi trường) bị ảnh hưởng tương tác bởi nhiều yếu tố về tự nhiên (thời tiết, điều kiện sinh thái, môi trường), kỹ thuật (ao, con giống, thức ăn, phòng trị bệnh,…) và kinh tế-xã hội (chi phí sản xuất và điều kiện nông hộ). Các yếu tố này luôn thay đổi theo thời gian và không gian (giữa các hộ) mà phân tích đơn biến khó có thể mô tả một cách đầy đủ. Phương pháp phân tích này đã được ứng dụng trong nhiều nghiên cứu về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản [45], mô tả động thái dinh dưỡng trong ao [37], đánh giá tác động môi trường trong nuôi

trồng thủy sản [38] và sự chấp nhận nuôi trồng thủy sản của nông dân ở vùng nước ngọt của ĐBSCL [39].

Phân tích nhân tố là phương pháp giảm biến nhằm tìm ra mối quan hệ của nhiều yếu tố kỹ thuật nuôi, đầu tư vật tư, lao động và khâu hao để từ đó nhận ra nhân tố chính của hệ thống nuôi cá. Mối quan hệ giữa các yếu tố trên và nhân tố được trình bày trong hình 2.2. Trong phân tích này, giá trị eigenvalue = 1 được sử dụng để nhận ra số nhân tố. Nhân tố được “quay”để đảm bảo các nhân tố độc lập. Trọng số nhân tố của mỗi biến  0,5 được sử dụng để giải thích kết quả. Kết quả đã tìm ra 4 nhân tố chính. Các biến được sử dụng được trình bày ở Bảng 3.4. Các biến được sử dụng để phân tích nhân tố và các phương pháp thống kê khác được trình bày trong Bảng 2.2.

Hình 2.2:Minh hoạ phương pháp phân tích nhân tố: Xi (yếu tố phân tích), Fi (nhân tố chính) và (hệ số tương quan giữa yếu tố X và nhân tố F).

Phân tích cụm được sử dụng để phân loại ao thành các nhóm ao mà trong mỗi nhóm có đặc tính chung gần giống nhau dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Quy luật liên kết “complete linkage” và khoảng cách “City-Block” được chọn để phân loại. Các biến đại diện chọn ra từ kết quả phân tích nhân tố trên được sử dụng để phân tích cụm và tìm ra các nhóm ao nuôi chính. Trước khi phân tích, tất cả số liệu được chuẩn hóa với giá trị trung bình = 0 và phương sai = 1.

X1 X2 X3 Xn

F1 F2

1 2 3 n

Bảng 2.2:Thông số thống kê của các biến được sử dụng trong các phương pháp phân tích

Biến Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Diện tích ao (ha) 0,2 20,0 2,8 3,9 Tỉ lệ rộng/dài 0,3 2,5 0,5 0,3 Độ sâu (m) 3,0 4,0 3,7 0,3 Số lượng cống 1,0 42,0 8,2 10,0 Khoảng cách ao – kênh (m) 10,0 30,0 18,0 4,4

Thời gian nuôi (tháng) 7,0 11,0 8,4 0,8

Lượng vôi (tấn/ha) 0,2 7,5 2,7 1,1

Diệt tạp (có, không) 0,0 1,0 0,3 0,5

Mật độ thả (con/m2) 20,0 75,0 44,5 10,0

Thức ăn sử dụng (tấn/ha) 70,0 1.012,5 511,5 172,3 Thay nước tháng 1 (103 m3/ha) 9,0 240,0 57,0 4,6 Thay nước tháng 2 (103 m3/ha) 24,0 480,0 96,0 98 Thay nước tháng 3 (103 m3/ha) 60,0 480,0 177,0 11,1 Thay nước tháng 4 (103 m3/ha) 60,0 720,0 346,0 15,2 Thay nước tháng 5 (103 m3/ha) 105,0 720,0 378,0 13,0 Thay nước tháng 6 (103 m3/ha) 105,0 720,0 378,0 13,0 Thay nước tháng 7 (103 m3/ha) 105,0 720,0 385,0 12,7 Thay nước tháng 8 (103 m3/ha) 105,0 720,0 385,0 12,7

Giá bán cá (đồng/kg) 11,0 16,2 14,6 0,9

Vitamin C (kg/ha) 10,0 214,3 98,8 35,4

Chi phí con giống (triệu đồng/ha) 48,0 780,0 371,9 145,9 Chi phí thức ăn (triệu đồng/ha) 229,6 8.100,0 4.003,8 1.374,6 Chi phí thú y (triệu đồng/ha) 38,9 708,8 243,8 121,1 Chi phí lao động (triệu đồng/ha) 24,6 279,1 134,6 50,8 Chi phí nhiên liệu (triệu đồng/ha) 8,5 18,8 14,6 1,2 Khấu hao tài sản (triệu đồng/ha) 0,0 116,7 33,4 23,7 Chi phí máy móc (triệu đồng/ha) 0,0 73,6 27,9 13,1

Thuê ao (triệu đồng/ha) 6,8 133,3 49,9 212

Năng suất (tấn/ha/vụ) 107,1 450,0 293,3 109,0

Năng suất theo tháng

(tấn/ha/tháng) 13,4 56,3 35,2 9,7

Tỉ lệ thịt trắng (%) 60,0 95,0 82,8 6,7

Hệ số sử dụng thức ăn (FCR) 1,4 2,4 1,7 0,2

Lợi nhuận theo tháng (triệu

đồng/ha/tháng) -271,2 81,1 -60,73 68,2

Sử dụng biệt phân để đặc tính hóa các nhóm ao dựa trên kết quả của phân tích cụm. Trong phân tích này, 4 nhóm ao được coi là biến phụ thuộc và các biến kỹ thuật và kinh tế là biến độc lập. Có 4 nhóm ao như vậy có 3 hàm số biệt phân để giải thích kết quả.

Mô hình hồi quy tuyến tính bội được sử dụng để tìm ra các biến có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc như năng suất cá, lợi nhuận, hệ số sử dụng thức ăn và tỉ lệ thịt trắng. Phương pháp đưa dần từng biến vào mô hình để hạn chế xung đột của các biến có tương quan. Phương trình hồi quy tuyến tính được giả định có ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận, hệ số sử dụng thức ăn hoặc tỉ lệ thịt trắng có dạng tổng quát như sau:

Y = a + b1X1 + b2X2 +...+ biXi + 

Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Y là biến phụ thuộc (năng suất, lợi nhuận, hệ số sử dụng thức ăn hoặc tỉ lệ thịt trắng);

X là biến độc lập (chọn lựa trong Bảng 2.2); b là hệ số hồi quy;

 là sai số; a là hệ số gốc.

Phần mềm SPSS 13.0 được sử dụng để phân tích số liệu cho tất cả các phương pháp thông kê.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trang nghề nuôi cá Tra ở Chợ Lách

3.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội huyện Chợ Lách 3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vùng ĐBSCL có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước. Với diện tích tự nhiên chiếm khoảng 4 triệu ha, dân số 17 triệu người, là vùng sản xuất nông nghiệp và thủy sản lớn nhất nước, đóng góp 18% GDP của cả nước. Tổng chiều dài bờ biển của vùng là 750km, vùng đặc quyền kinh tế trên 360.000km2 và nằm trong tiểu vùng sông Mekong, ở vào vị trí trung tâm của ASEAN.

Chợ Lách là huyện đầu nguồn của tỉnh Bến Tre với nghề nông đặc thù chuyên về cây ăn trái và cây kiểng, ở vào vị trí rất thuận lợi trong việc bảo vệ an ninh kinh tế, quốc phòng. Huyện Chợ Lách ở phía đầu cù lao Minh có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp sông Tiền, sông Hàm Luông bên kia bờ là huyện Cai Lậy (Tiền Giang) và huyện Châu Thành (Bến Tre).

- Phía Nam giáp sông Cổ Chiên, bên kia bờ là huyện Long Hồ và Vũng Liêm (Vĩnh Long).

- Phía Đông giáp huyện Mỏ Cày (Bến Tre). - Phía Tây giáp huyện Long Hồ (Vĩnh Long).

Huyện Chợ Lách giới hạn trong tọa độ địa lý sau: 10008’35’’- 10017’40’’ độ vĩ bắc, 106001’25’’-106017’03’’ độ kinh đông.

Chiều dài nhất theo trục Đông-Tây là 27,9Km, nơi hẹp nhất theo trục Bắc- Nam là 1,8 km (Xã Vĩnh Bình), nơi rộng nhất là 11,4 km (từ xã Phú Sơn đến Hưng Khánh Trung) (Hình 3.1) .

30

Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Bến Tre thể hiện các địa điểm nuôi cá tra tập trung ở huyện Chợ Lách

Địa điểm

nuôi cá tập trung

ở huyện

31

Huyện Chợ Lách có vị trí quan trọng trong việc trung chuyển hàng hóa giữa các tỉnh Vĩnh Long–Trà Vinh với các tỉnh Bắc sông Tiền và Thành phố Hồ Chí Minh qua kênh Lách đã rút ngắn đáng kể cự ly vận chuyển.

Tính theo đường chim bay khoảng cách từ Thị Trấn Chợ Lách đến các vị trí liên quan như sau:

- Đến Thành phố Hồ Chí Minh: 84 km.

- Đến Thị Xã Bến Tre và Thị Trấn Mỏ Cày: 27 km. - Đến thành phố Mỹ Tho: 28 km.

- Đến Thị xã Vĩnh Long: 18 km.

Chợ Lách có diện tích đất tự nhiên 189km2 thuộc vào loại huyện nhỏ nhất tỉnh; được chia thành 11 đơn vị hành chính cấp xã : Phú Phụng, Vĩnh Bình, Sơn Định, Thị Trấn, Hòa Nghĩa, Long Thới, Tân Thiềng, Vĩnh Thành, Hưng Khánh Trung, Vĩnh Hòa, Phú Sơn.

Diện tích nuôi cá tra hiện tại khoảng 211ha trong đó ao nuôi chiếm 127ha. Diện tích có khả năng nuôi cá tra ước tính khoảng 578 ha.

3.1.1.2. Tình hình chung về kinh tế - xã hội

Dân số huyện Chợ Lách là 135.786 người, mật độ trung bình 697 người/km2, dân tộc kinh là chủ yếu, ngoài ra còn có Hoa kiều tập trung ở các chợ và một ít người Khơme. Có 7 tôn giáo chính: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Công giáo : có 22.047 người + Phật giáo : có 7.955 người

+ Phật giáo Hòa Hảo : có 1.086 người + Cao đài Ban chỉnh : có 847 người + Cao đài Tiên Thiên : có 514 người + Tin Lành : có 157 người

32

Kinh tế huyện đang phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu theo hướng chất lượng, hiệu quả và tích cực.

- Sản xuất nông nghiệp toàn diện với thế mạnh là kinh tế vườn và kinh tế thủy sản. Diện tích đất vườn là 12.167 ha sản lượng trái cây hàng năm đạt 148.000 tấn; hơn 8.000 hộ tham gia hoạt động trong lĩnh vực cây giống và hoa kiểng, sản lượng bình quân từ 18 triệu cây giống và 9,7 triệu sản phẩm hoa kiểng các loại. Huyện được trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP đối với cây Chôm chôm cho một nhà vườn ở xã Phú Phụng.

- Thủy sản đạt 28.696 tấn trong đó cá tra nuôi đạt 28.482 tấn.

- Chăn nuôi với phát triển đàn trâu, bò là 7.310 con, heo hơi hàng năm là 4.700 tấn, và sản lượng gia cầm là 313.437 con.

- Sản lượng công nghiệp phát triển khá, hiện có 433 cơ sở sản xuất, chủ yếu là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ.

- Thương mại – Dịch vụ phát triển với hệ thống chợ và các hộ kinh doanh cá thể buôn bán, bán lẻ đều khắp.

- Các trạm cung ứng xăng dầu bố trí đều khắp theo phát triển những tuyến giao thông chính, tập trung dọc theo quốc lộ 57, hai nhánh sông Hàm Luông và Cổ Chiên.

- Hệ thống giao thông nông thôn được đầu tư phát triển, đến nay xe ôtô đã vào được trung tâm 11 xã- Thị trấn [18].

3.1.2. Hiện trạng nuôi cá tra tại huyện Chợ Lách 3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội của hộ nuôi cá

Nuôi cá tra ao thâm canh ở Chợ Lách - Bến Tre mới phát triển từ năm 2005. Nghề nuôi này tập trung chủ yếu ở xã Vĩnh Bình, Tân Thiềng, Long Thới nơi có điều kiện đất và nước thuận lợi để nuôi cá. Toàn huyện Chợ Lách có 45 hộ nuôi cá tra (điều tra năm 2009), đa số chủ hộ còn tương đối trẻ, tuổi thấp nhất là 23, cao nhất là 60 và trung bình là 40. Khoảng 45% trong số họ dưới 40 tuổi và 40% từ 41 đến 50 tuổi (Bảng 3.1). Đa số các hộ nuôi cá từ tỉnh khác đến, chỉ có khoảng 23% là người trong tỉnh. Trong những năm qua, khi phong trào nuôi cá tra xuất khẩu phát triển

33

mạnh ở An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp và Vĩnh Long đã gây ra ô nhiễm môi trường thì ngư dân có khuynh hướng đến những vùng đất mới có điều kiện đất và nước tốt để thuê hoặc mua đất đào ao nuôi cá [11]. Do đó, Chợ Lách là một trong những huyện của Bến Tre có điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá được nhiều người chú ý tới.

So với nông dân bình thường, chủ hộ nuôi cá có trình độ văn hóa khá cao. Tỉ lệ chủ hộ có trình độ văn hóa cấp 2 và 3 chiếm 40% và 56% tương ứng (Bảng 3.1). Đa số họ là những người mới bắt đầu nuôi cá tra trong những năm gần đây, 40% trong số họ có kinh nghiệm 1-2 năm và 47% có kinh nghiệm dưới 5 năm. Có khoảng 69% không có trình độ chuyên môn nuôi trồng thủy sản và có đến 29% đã học đại học về chuyên ngành này. Khoảng 31% số hộ học kinh nghiệm từ người nuôi cá, 33% học kỹ thuật nuôi cá qua các lớp khuyến nông, 11% từ các công ty chế biến thủy sản và 20% qua các lớp đào tạo chính quy về nuôi trồng thủy sản. Trước khi nuôi cá, đa số họ là nông dân, ngư dân, buôn bán/dịch vụ (89%), còn lại 11% là cán bộ của công ty chế biến thủy sản (CB công ty CBTS) và cán bộ nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay đa số họ chỉ tập trung vào nghề nuôi cá (86%). Trong gia đình của hộ điều tra, đa số có thành viên gia đình tham gia nuôi trồng thủy sản (35 trường hợp trong số 45 hộ, chiếm 78%)

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá tra (pangasius hypophthalmus sauvage, 1878) thương phẩm ở huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 30)