ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ lữ HÀNH

14 2.8K 17
ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ lữ HÀNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG CHÍNH THỨC BỘ MÔN: QUẢN TRỊ LỮ HÀNH Họ tên: Cù Văn Lĩnh Lớp k43 Lữ Hành Câu 1: Định nghĩa Công ty lữ hành và vai trò của nó trong du lịch. Có mấy loại doanh nghiệp lữ hành? - “CTLH là một loại hình doanh nghiệp du lịch đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra, các CTLH còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.” - Vai trò của công ty lữ hành: • Tổ chức các hoạt động trung gian bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch • Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói. Các chương trình này nhằm liên kết các sản phẩm du lịch riêng lẻ như vận chuyển, lưu trú, tham quan, vui chơi giải trí, thành một sản phẩm du lịch thống nhất, đáp ứng được nhu cầu tổng hợp của khách. • Các CTLH lớn với cơ sở vật chất kĩ thuật phong phú từ các hãng hàng không tới các chuỗi khách sạn, hệ thống nhà hàng,… đảm bảo phục vụ các nhu cầu của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. - Phân loại • Có nhiều cách thức khác nhau để phân loại CTLH, tuy nhiên phải căn cứ vào điều kiện thực tế của hoạt động du lịch mà mỗi quốc gia nên lựa chọn cách thức phân loại phù hợp. • Các CTLH được phân loại dựa trên một số tiêu thức điển hình sau đây:  Theo hình thái kinh tế và hình thức sở hữu tài sản: Doanh nghiệp lữ hành bao gồm 2 loại hình - Doanh nghiệp lữ hành thuộc sở hữu Nhà nước: đây là các doanh nghiệp Nhà nước nên được Nhà nước cấp vốn và tự quyết các hoạt động tổ chức kinh doanh. - Doanh nghiệp lữ hành tư nhân: do cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của mình.  Dựa vào nhiệm vụ đặc trưng cho hoạt động của doanh nghiệp: Doanh nghiệp lữ hành được phân ra: - Tour Operator ( T.O ): thực hiện chức năng tổ chức - sản xuất là chủ yếu, có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện các tour du lịch là sản phẩm riêng của hãng ( tour du lịch tổng hợp với giá trọn gói ). Hãng ít tổ chức kênh bán lẻ để tiêu thụ sản phẩm. - Hãng lữ hành môi giới trung gian (Đại lý lữ hành): chỉ chủ yếu thực hiện chức năng môi giới trung gian như làm môi giới, cung ứng các dịch vụ môi giới và chỉ tổ chức sản xuất những dịch vụ đặc trưng như tư vấn, cung cấp thông tin cho khách hàng. o Đại lý lữ hành (Travel Agency): là tổ chức, cá nhân bán chương trình du lịch của doanh nghiệp lữ hành cho khách du lịch nhằm hưởng hoa hồng; không tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán.  Dựa vào kênh tiêu thụ sản phẩm - Hãng bán buôn ( như Tour operator ): ít có mối quan hệ bán hàng trực tiếp với khách hàng mà thông qua hệ thống đại lý, các hãng lữ hành trung gian. - Hãng bán lẻ ( hay hãng lữ hành trung gian ): chủ yếu bán sản phẩm của T.O hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Trong thực tế, loại doanh nghiệp lữ hành này có số lượng đông nhất. - Hãng lữ hành tổng hợp: tổ chức sản xuất các tour du lịch, một phần được tiêu thụ qua hệ thống bán hàng của hãng, phần còn lại uỷ thác cho các đại lý, hãng lữ hành môi giới.  Dựa vào quy mô hoạt động - Hãng nhỏ: phần lớn là các hãng lữ hành môi giới. Các hãng nhỏ có đội ngũ nhân viên ít, doanh số nhỏ, không có đại diện, chi nhánh ở trong và ngoài nước. - Hãng trung bình: thường là các hãng có hoạt động tổng hợp, hãng này có thể sở hữu những cơ sở vật chất chuyên ngành du lịch, phương tiện vận chuyển khách, nhà hàng du lịch hoặc cơ sở vui chơi giải trí du lịch nhưng có quy mô nhỏ. - Hãng lớn: là những hãng có số lượng nhân viên lớn, có doanh số du lịch cao, các hãng lữ hành này có mối quan hệ tốt với các hãng hàng không lớn, họ phục vụ trung gian cho các T.O, tổ chức các tour du lịch mà chủ yếu sử dụng phương tiện vận chuyển hàng không.  Căn cứ vào đặc điểm của nguồn khách - Doanh nghiệp lữ hành nhận khách: hoạt động tại các nơi đến du lịch ( nơi có tài nguyên du lịch, các cơ sở phục vụ du lịch ) với hoạt động chính là tổ chức thực hiện chuyến du lịch theo chương trình đã bán cho khách. - Doanh nghiệp lữ hành gửi khách: là doanh nghiệp lữ hành hoạt động tại các nơi phát sinh nguồn khách với hoạt động chính là bán các chuyến du lịch theo chương trình đã định trước. - Doanh nghiệp lữ hành tổng hợp: bao gồm cả hai loại hình doanh nghiêp lữ hành nói trên. Câu 2: Sản phẩm lữ hành có những đặc điểm gì? Hãy trình bày hệ thống sản phẩm của Công ty lữ hành?  Đặc điêm của sản phẩm LH: - Tính phi vật chất - Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch - Sự tham gia của khách du lịch trong quá trình tạo ra dịch vụ - Tính không chuyển đổi quyền sở hữu dịch vụ - Tính không thể di chuyển của dịch vụ - Tính thời vụ của dịch vụ - Tính không đồng nhất của dịch vụ du lịch • Sự liên kết của rất nhiều sản phẩm dịch vụ riêng lẻ để tạo ra một sản phẩm lữ hành • Tính dễ bị sao chép  Hệ thống sản phẩm của Công ty lữ hành: 1. Dịch vụ trung gian - Các dịch vụ trung gian hay còn gọi là các dịch vụ đơn lẻ. Đây là loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh lữ hành làm trung gian giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm cho các nhà cung cấp sản phẩm du lịch để hưởng hoa hồng. Các dịch vụ đơn lẻ mà các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thực hiện bao gồm: • Dịch vụ vận chuyển hàng không (đăng ký đặt chỗ bán vé máy bay) • Dịch vụ vc đường sắt (đăng ký đặt chỗ bán vé tàu hoả) • Dịch vụ vc tàu thủy (đăng ký đặt chỗ bán vé tàu thuỷ) • Dịch vụ vc ôtô (đăng ký đặt chỗ bán vé, cho thuê ôtô)… • Dịch vụ lưu trú và ăn uống (đăng ký đặt chỗ các dịch vụ trong khách sạn nhà hàng) • Dịch vụ tiêu thụ chương trình du lịch (đăng ký đặt chỗ bán vé chuyến du lịch) • Dịch vụ bảo hiểm (bán vé bảo hiểm) • Dịch vụ tư vấn thiết kế lộ trình • Dịch vụ bán vé xem biểu diễn nghệ thuật, tham quan, thi đấu thể thao, và các sự kiện khác. 2. Các chương trình du lịch trọn gói • Dịch vụ vận chuyển hàng không (đăng ký đặt chỗ bán vé máy bay) • Dịch vụ vc đường sắt (đăng ký đặt chỗ bán vé tàu hoả) • Dịch vụ vc tàu thủy (đăng ký đặt chỗ bán vé tàu thuỷ) • Dịch vụ vc ôtô (đăng ký đặt chỗ bán vé, cho thuê ôtô)… • Dịch vụ lưu trú và ăn uống (đăng ký đặt chỗ các dịch vụ trong khách sạn nhà hàng) • Dịch vụ tiêu thụ chương trình du lịch (đăng ký đặt chỗ bán vé chuyến du lịch) • Dịch vụ bảo hiểm (bán vé bảo hiểm) • Dịch vụ tư vấn thiết kế lộ trình • Dịch vụ bán vé xem biểu diễn nghệ thuật, tham quan, thi đấu thể thao, và các sự kiện khác. 3. Các sản phẩm khác • Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, hàng không, dịch vụ vui chơi giải trí và ngân hàng… • Du lịch khuyến thưởng (Incentive) là một dạng đặc biệt của chương trình du lịch trọn gói với chất lượng tốt nhất được tổ chức theo yêu cầu của các tổ chức kinh tế hoặc phi kinh tế. • Du lịch hội nghị, hội thảo • Chương trình du học • Tổ chức các sự kiện văn hoá xã hội kinh tế, thể thao lớn. • Các loại sản phẩm và dịch vụ khác theo hướng liên kết dọc nhằm phục vụ khách du lịch trong một chu trình khép kín để có điều kiện, chủ động kiểm soát và bảo đảm được chất lượng của chương trình du lịch trọn gói. Câu 3: Cơ cấu tổ chức của các Công ty lữ hành. Bộ phận nào là quan trọng nhất? Tại sao? - Cơ cấu tổ chức Trong cơ cấu tổ chức của công ty lữ hành, bộ phận nghiệp vụ du lịch là quan trọng nhất vì đây là nơi trự tiếp tạo ra sản phẩm, cũng như là nơi thực hiện tìm kiếm khách hàng và thực hiện chương trình du lịch tạo ra thu nhập cho công ty lữ hành Bộ phận nghiệp vụ du lịch là nơi tạo ra sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh của công ty lữ hành có vai trò quyết định đến khả năng kinh doanh cũng như là sự lớn mạnh của công ty. Câu 4 : Trong kinh doanh lữ hành, DN cần có những bộ phận nào? Tìm hiểu nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận - Các bộ phận đặc trưng và quan trọng nhất của Công ty lữ hành là các bộ phận nghiệp vụ du lịch bao gồm 3 phòng: • Marketing • Điều hành • Hướng dẫn vì các phòng này đảm nhận các khâu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của các Công ty lữ hành  Phòng “Thị Trường” có những chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau: (1) Tổ chức và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch trong nước và quốc tế, tiến hành các họat động tuyên truyền quảng cáo, thu hút các nguồn khách du lịch đến với công ty. (2) Phối hợp với phòng điều hành, tiến hành xây dựng các chương trình du lịch từ nội dung đến mức giá, phù hợp với nhu cầu của khách, chủ động trong việc đưa ra những ý đồ mới về sản phẩm của công ty lữ hành. (3) Kí kết hợp đồng với các hãng, các công ty du lịch nước ngoài, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để khai thác các nguồn khách quốc tế vào Việt Nam, khách nước ngòai tại Việt Nam và khách du lịch Việt Nam. (4) Duy trì các mối quan hệ của công ty với các nguồn khách, đề xuất và xây dựng phương án mở các chi nhánh, đại diện của công ty ở trong nước và trên thế giới (5) Đảm bảo hoạt động thông tin giữa công ty lữ hành với các nguồn khách. Thông báo cho các bộ phận có liên quan trong công ty về kế hoạch các đoàn khách, nội dung hợp đồng cần thiết cho việc phục vụ khách. Phối hợp với các bộ phận có liên quan theo dõi việc thanh toán và quá trình thực hiện hợp đồng phục vụ khách. (6) Phòng “thị trường” phải thực sự trở thành chiếc cầu nối giữa thị trường với doanh nghiệp. Trong điều kiện nhất định, Phòng “thị trường” có trách nhiệm thực hiện việc nghiên cứu và phát triển, là bộ phận chủ yếu trong việc xây dựng các chiến lược, sách lược hoạt động hướng tới thị trường của công ty. Phòng “thị trường” thường được tổ chức dựa trên những tiêu thức phân đoạn thị trường và thị trường chủ yếu của công ty lữ hành. Nó có thể được chia thành các nhóm theo khu vực địa lý (châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á …) hoặc theo đối tượng khách (công vụ, quá cảnh, khách theo đoàn v.v…). Dù được tổ chức theo tiêu thức nào thì Phòng “thị trường” vẫn thực hiện những công việc nói trên.  Phòng “Điều hành” có những nhiệm vụ sau đây: (1) Là đầu mối triển khai toàn bộ công việc điều hành các chương trình, cung cấp các dịch vụ du lịch trên cơ sở các kế hoạch, thông báo về khách do phòng thị trường gửi tới. (2) Lập kế hoạch và triển khai các công việc liên quan đến việc thực hiện các chương trình du lịch như đăng kí chỗ trong khách sạn, visa, vận chuyển, v.v… đảm bảo các yêu cầu về thời gian và chất lượng. (3) Thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết với các cơ quan hữu quan (Ngoại giao, Nội vụ, Hải quan). Kí hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch (khách sạn, hàng không, đường sắt …). Lựa chọn các nhà cung cấp có những sản phẩm đảm bảo uy tín chất lượng. (4) Theo dõi quá trình thực hiện các chương trình du lịch. Phối hợp với bộ phận kế toán thực hiện các hoạt động thanh tóan với các công ty gửi khách và các nhà cung cấp du lịch. Nhanh chóng xử lý các trường hợp bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện các chương trình du lịch. - Phòng “Điều hành” được coi như bộ phận tổ chức sản xuất của công ty lữ hành, nó tiến hành các công việc để đảm bảo thực hiện các sản phẩm của công ty. Phòng điều hành như cầu nối giữa công ty lữ hành với thị trường cung cấp dịch vụ du lịch. Do vậy, Phòng “Điều hành” thường được tổ chức theo các nhóm công việc (khách sạn, vé máy bay, visa, ôtô v.v…) hoặc theo các tuyến điểm du lịch chủ yếu, đôi khi dựa trên các sản phẩm chủ yếu của công ty ( thể thao, mạo hiểm, giải trí v.v…).  Phòng “Hướng dẫn” có những nhiệm vụ sau đây: (1) Căn cứ vào kế hoạch khách, tổ chức điều động, bố trí hướng dẫn viên cho các chương trình du lịch. (2) Xây dựng, duy trì và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên và cộng tác viên chuyên nghiệp. Tiến hành các hoạt động học tập, bồi dưỡng để đội ngũ hướng dẫn có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, phẩm chất nghề nghịêp tốt, đáp ứng các nhu cầu về hướng dẫn của công ty. (3) Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận trong công ty để tiến hành công việc một cách có hiệu quả nhất. Hướng dẫn viên phải thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo đúng các quy định của công ty. (4) Là đại diện trực tiếp của công ty trong quá trình tiếp xúc với khách du lịch và các bạn hàng, các nhà cung cấp. Tiến hành các hoạt động quảng cáo, tiếp thị thông qua hướng dẫn viên. Phòng “Hướng dẫn” được phân chia theo các nhóm ngôn ngữ đảm bảo thuận tiện cho điều động hướng dẫn viên. Câu 5: Các công ty lữ hành cần có cùng cơ cấu tổ chức giống nhau không? Tại sao?  trong hoạt động kinh doanh lữ hành, các công ty lữ hành không cần phải có cùng cơ cấu tổ chức, nhưng cần phải có và đảm bảo những bộ phận quan trọng - Tùy thuộc vào phạm vi địa lý, nội dung, và đặc điểm của các lĩnh vực hoạt động cảu công ty. Đây là các yếu tố cơ bản mang tính chất quyết định - Khả năng về tài chính, nhân lực của công ty - Các yếu tố khác thuộc về môi trường kinh doanh, tiến bộ khoa học kỹ thuật - Tùy thuộc vào quy mô chiến lược - Đảm bảo các chiến lược chủ lực của công ty …………… Câu 6: Hãy nêu định nghĩa, vai trò của kênh phân phối trong du lịch và các kênh phân phối trong du lịch Định nghĩa: Kênh phân phối sản phẩm trong du lịch là một hệ thống tổ chức dịch vụ nhằm tạo ra các điểm bán hoặc cách tiếp cận sản phẩm thuận tiện cho khách du lịch, ở ngoài điểm diễn ra quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm.” - Vai trò của kênh phân phối: Thứ nhất: Mở rộng điểm tiếp xúc với khách du lịch thông qua hệ thống các điểm bán, tạo điều kiện thuận lợi cho khách trong quá trình mua sản phẩm thông qua hệ thống thông tin liên lạc như điện thoại, fax, email…. Thứ hai: Nó góp phần thúc đẩy quá trình mua sản phẩm của du khách thông qua các phương tiện quảng cáo và hoạt động của đội ngũ nhân viên bán hàng. Các nhân viên bán hàng sẽ tư vấn, cung cấp thông tin, giúp đỡ khách trong việc lựa chọn các sản phẩm du lịch phù hợp với tâm lý, sở thích, khả năng thanh toán của khách. - Các kênh phân phối trong DL  Kênh phân phối SPDL là một hệ thống tổ chức dịch vụ nhằm tạo ra các điểm bán hoặc cách tiếp cận sản phẩm thuận tiện cho khách du lịch ở ngoài địa điểm diễn ra quá trình sản xuất và tiêu dùng. Do SPDL tồn tại dưới dạng dịch vụ nên nó có những đặc điểm riêng của sản phậm dịch vụ. Có 8 kênh SPDL sau: • + Supplies (S) → Tourist (T) • + S → Agency → T • + S → Retailer (R) → T • + S →Wholesaler (W) → R → T • + S →Tour Operator (T.O) → W → R → T • + S →Tour Operator (T.O) → R → T • + S → T.O → T • + S → T.O → W → T Câu 7: Hãy chứng minh nhận định sau: “Công ty lữ hành là mắt xích trung gian quan trọng nhất trong các kênh lưu thông phân phối sản phẩm du lịch.” ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… Câu 8 : tiền hoa hồng là gì ? phân loại tiền hoa hồng • “THH là khoản tiền mà các nhà ccấp trả cho các CTLH khi các CTLH bán và tiêu thụ SP của các nhà ccấp.” • “THH là khoản tiền mà các hãng lữ hành trả cho các đại lý lữ hành bán và tiêu thụ SP của hãng”. • Tiền hoa hồng là tiền thưởng, tiền khuyến mãi hay tiền ưu tiên, đặc biệt mà nhà sản xuất dành cho các đại lý, nhà phân phối của họ. • Có 2 loại tiền hoa hồng : tiền hoa hồng cơ bản và tiền hoa hồng khuyến khích (k.mãi) - Tiền hoa hồng cơ bản : là tiền hoa hồng thấp nhất mà các nhà cung câp trả cho các công ty lữ hành. Tiền hoa hồng cơ bản được tính trên phần trăm trên mức giá bán. Tiền hoa hồng cơ bản = Mức giá công bố - Mức giá dành cho các CTLH - Tiền hoa hồng khuyến khích là tiền thưởng mà các nhà cung cấp trả cho các cty lữ hành khi các cty lữ hành bán hoặc tiêu thụ một lượng sản phẩm vượt quá một mức độ nhất định nào đó. Nhà cung cấp có thể quy định mức tiêu thụ sản phẩm cho một lần hoặc cho lượng sản phẩm tiêu thụ trong một thời gian nhất định nào đó. Mức tiền thưởng phổ biến là tăng phần trăm hoa hồng so với mức hoa hồng cơ bản Câu 9: Định nghĩa chương trình du lịch. Nêu quy trình chung xây dựng chương trình du lịch trọn gói. Qua đó, hãy nêu một số điểm chú ý khi xây dựng chương trình du lịch. - Chương trình du lịch: “Là những nguyên mẫu để căn cứ vào đó, người ta tổ chức các chuyến du lịch với mức giá đã được xác định trước. Nội dung của chương trình thể hiện lịch trình thực hiện chi tiết các hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giảI trí tới tham quan,…Mức giá chương trình bao gồm giá của hầu hết các dịch vụ và hàng hoá phát sinh trong quá trình thực hiện CTDL.” - Quy trình xây dựng một chương trình du lịch trọn gói  Để xây dựng được những chương trình du lịch độc đáo, hấp dẫn, có tính khả thi cao, phù hợp với nhu cầu thị trường, đáp ứng được các mục tiêu của doanh nghiệp là kết quả mà các CTLH luôn mong muốn đạt được.  Các chương trình du lịch muốn đáp ứng các yêu cầu ấy thì phải được xây dựng theo quy trình các bước sau đây: Bước 1: Nghiên cứu nhu cầu của thị trường, đặc biệt chú trọng thị trường mục tiêu của doanh nghiệp Bước 2: Nghiên cứu khả năng đáp ứng: tài nguyên, các nhà cung cấp du lịch, mức độ cạnh tranh trên thị trường,… Bước 3: Xác định khả năng và vị thế của CTLH Bước 4: Xác định mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch Bước 5 : Giới hạn quỹ thời gian và mức giá tối đa Bước 6: Xây dựng tuyến hành trình cơ bản, bao gồm những điểm du lịch chủ yếu, bắt buộc của chương trình. Bước 7: Xây dựng phương án vận chuyển Bước 8: Xây dựng phương án lưu trú, ăn uống Bước 9: Xác định giá thành, giá bán của chương trình du lịch Bước 10: Xây dựng những qui định của chương trình du lịch  Một số điểm lưu ý khi xây dựng một chương trình du lịch - Chương trình được xây dựng trước hết phải phù hợp với qui định của pháp luật và văn hoá truyền thống của dân tộc - Chương trình phải phù hợp với các nhà cung cấp - Chương trình phải hấp dẫn và có tính thực tế cao, phù hợp với từng đối tượng khách du lịch. - Tốc độ thực hiện chương trình phải hợp lý - Đa dạng hoá các loại hình hoạt động, tránh sự đơn điệu, tạo cảm giác nhàm chán cho du khách. - Chú ý tới các hoạt động đón tiếp đầu tiên và các hoạt động tiễn đưa cuối cùng. Câu 10: Làm thế nào để việc kinh doanh lữ hành có thể thành công trong giai đoạn nhu cầu suy giảm Trong gia đoạn nhu cầu suy giảm, trước sự khó khăn của cả nền kinh tế, kinh doanh lữ hành cũng không phải là ngoại lệ. Việc kinh doanh lữ hành trong hoàn cảnh này đòi hỏi sự linh hoạt, kết hợp nhiều yếu tố từ kinh nghiệm đến thực tế đáp ứng phù hợp với nhu cầu và thị trường mà doanh nghiệp hướng đến. Trong đó có những điểm cần chú trọng như : - Tạo ra những tour mới, đa dạng hóa sản phẩm, khai thác những tour mới lạ đối với doanh nghiệp cũng như là đối với cá đối thủ cạnh tranh - Tăng các chương trình khuyến mãi để kích thích nhu cầu của khách đặc biệt chú ý đến khách hàng mục tiêu nhưng cũng không sao nhãng thị trường khách hàng tiềm năng. - Tích cực thực hiện các biện pháp kích cầu, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trong đó chú ý đến giá, có thể chấp nhận hạ mức lợi nhuận để vượt qua thời điểm khó khăn. - Liên kết với các công ty lữ hành khác, tăng cường sự liên kết cũng như là đối tác, cùng nhau chia sẻ, khai thác thị trường chưa có của đối phương, nhận gửi tour, ghép tour câu 11 : đối với khách du lịch, lợi ích chính của một tour chọn gói là gì ? lợi ích của du khách khi sử dụng các tour trọn gói : - Giảm chi phí so với thực hiện tour đơn lẻ với cùng chất lượng dịch vụ - Không mất thời gian thiết kế, lên kế hoạch cho chuyến đi - Dảm bảo thời gian chính xác theo kế hoạch đã lên từ trước - Dảm bảo an toàn cho du khách khi thực hiện chuyến du lịch vì đã có đại diện công ty lữ hành thực hiện các thủ tục đảm bảo an toàn cho du khách, tránh được nhiều rủi ro có thể xảy ra Câu 12 : Anh (chị) hãy nêu định nghĩa về hợp đồng kinh tế? Trình bày những nội dung chủ yếu của một hợp đồng kinh tế trong kinh doanh du lịch. - Định nghĩa hợp đồng kinh tế: Hợp đồng kinh tế là văn bản, tài liệu giao dịch của những bên kí kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổI hàng hoá và dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật và các khoản nợ khác, có mục đích kinh doanh với sự qui định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và hoàn thiện kế hoạch của minh. - Nội dung của HĐKT : • Tên sản phẩm hoặc dịch vụ ( vận chuyển, ngủ, ăn uống,…) • Quy cách, số lượng, chất lượng và giá cả của sản phẩm, dịch vụ. • Phương thức thanh toán ( trả bằng tiền mặt hay chuyển khoản ) và thời hạn thanh toán. • Địa điểm và thời gian thực hiện hợp đồng, thời hạn thông báo huỷ bỏ. • Các điều khoản qui định trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên • Mức giá hoặc tiền hoa hồng • Điều khoản về bồi thường, thưởng phạt [...]... phí quảng cáo lớn, công sức bỏ ra cũng không nhỏ Khách hàng vẫn chưa tin tưởng tuyệt đối vào quảng cáo Các phương tiện quảng cáo trong du lịch + Quảng cáo bằng các sản phẩm tập gấp, tập sách mỏng, áp phích, + Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, tivi, đài + Các hoạt động khuyếch trương như tổ chức các buổi tối QC, tham gia các hội chợ triển lãm DL Road Show, Framtrip + Quảng... không có quảng cáo chẳng khác nào nháy mắt với một cô gái xinh đẹp trong đêm tối” - Quảng cáo bằng các sản phẩm tập gấp, tập sách mỏng, áp phích, - Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, tivi, đài - Các hoạt động khuyếch trương như tổ chức các buổi tối quảng cáo, tham gia các hội chợ triển lãm du lịch Road Show, Framtrip - Quảng cáo trực tiếp: băng Video, phim quảng cáo,... ( 3 ngày, 2 đêm ) TP Hồ Chí Minh – Đà Lạt ( 3 ngày – 2 đêm) Hội An – Nha Trang (3 ngày – 2 đêm) Câu 19: thuận lợi và khó khăn của công ty lữ hành mới thành lập ? Một doanh nghiệp ban đầu mới được thành lập thì luôn phải đứng trước nhiều khó khăn và doanh nghiệp lữ hành cũng ko phải ngoại lệ: - Công việc kinh doanh bắt đầu đồng nghĩa với việc phải chi những khoản tiền lớn để phục vụ cho cơ sở vật chất... là thể hiện tinh thần hợp tác trên cơ sở bình đẳng và hai bên cùng có lợi, tuân theo pháp luật của Nhà nước và đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước ta • Câu 13: hãy soạn thảo một hợp đồng gửi khách giữa 2 công ty lữ hành? Câu 14: hãy soạn thảo hợp đồng giữa công ty lữ hành và đội xe Ngọc Trang Câu 15 Quy trình thực hiện chương trình du lịch tại công ty  Quy trình thực hiện chương trình du lịch... như tổ chức các buổi tối QC, tham gia các hội chợ triển lãm DL Road Show, Framtrip + Quảng cáo trực tiếp: băng Video, phim quảng cáo, * QC bằng hình thức truyền miệng, email, trang WEB Câu 17: Các hình thức quảng cáo? Vai trò, ý nghĩa của chúng trong kinh doanh lữ hành “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin để truyền tin về một SP, dịch vụ hàng hoá đến với khách hàng.” Điều 1 nghị... với công việc mới, nhiệm vụ mới Câu 20: Tại sao muốn làm tốt lữ hành cần phải làm công việc hướng dẫn trước tiên ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………… Câu 21: Khi kinh doanh lữ hành, bạn cần tiên liệu những rủi ro gì? - Khách hàng đi tour bị gặp tai nạn - Tổ chức tour không tốt gây ra bể tour bị đền hợp đồng - Bị các tổ chúc phản động lợi dụng để tổ chức tour... các công việc còn tồn đọng, cần giải quyết sau chương trình: mất hành lý, khách ốm  Thanh toán với công ty gửi khách và các nhà cung cẩp trong chương trình  Hạch toán chuyến đi du lịch Câu 16: nêu những lợi thế và bất lợi của các loại hình quảng cáo? Trong hoạt động du lịch, các anh (chị) sẽ chọn hình thức quảng cáo nào? Tại sao? “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin để truyền tin... gọi, biểu tượng theo nhu cầu hoạt động của các cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ.” Những lợi thế cũng như bất lợi của quảng cáo: ** lợi thế: quảng cáo hiện nay là một cách thức không thể thiếu để các nhà sản xuất, kinh doanh mang sản phẩm của mình đến với tay người tiêu dùng Quảng cáo mang lại nhiều lợi thế mà các hoạt động khác không thể mang lại đc: - Giới thiệu một cách nhanh nhất sản phẩm đến... nhóm toàn bộ các hoạt động thành những giai đoạn sau đây: Giai đoạn1: Thoả thuận với khách du lịch về:  Số lượng khách  Quốc tịch của doàn khách  Thời gian, địa điểm xuát, nhập cảnh  Chương trình tham quan du lịch chủ yếu  Một số yêu cầu về hướng dẫn, xe, khách sạn  Hình thức thanh toán  Các điều khoản phát sinh khác Giai đoạn 2: Chuẩn bị thực hiện do bộ phận điều hành thực hiện, bao gồm các... phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước du khách và phía bên kia và phải đền bù toàn bộ phần thiệt hại cho du khách và phía bên kia nếu du khách và phía bên kia có đủ chứng cứ về sự thiệt hại đó.” • Nôi dung chi tiết về các điều khoản của hợp đồng kinh tế được kí kết giữa CTLH và các nhà cung cấp có thể là khác nhau nhưng tất cả đều phải tuân theo nguyên tắc chung, đó là thể hiện tinh thần hợp tác trên . ĐỀ CƯƠNG CHÍNH THỨC BỘ MÔN: QUẢN TRỊ LỮ HÀNH Họ tên: Cù Văn Lĩnh Lớp k43 Lữ Hành Câu 1: Định nghĩa Công ty lữ hành và vai trò của nó trong du lịch. Có mấy loại doanh nghiệp lữ hành? -. “Điều hành được coi như bộ phận tổ chức sản xuất của công ty lữ hành, nó tiến hành các công việc để đảm bảo thực hiện các sản phẩm của công ty. Phòng điều hành như cầu nối giữa công ty lữ hành. nghiệp lữ hành gửi khách: là doanh nghiệp lữ hành hoạt động tại các nơi phát sinh nguồn khách với hoạt động chính là bán các chuyến du lịch theo chương trình đã định trước. - Doanh nghiệp lữ hành

Ngày đăng: 21/12/2014, 21:56

Mục lục

  • BỘ MÔN: QUẢN TRỊ LỮ HÀNH

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan