Ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng lên thời gian và phần trăm tinh trùng hoạt

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng tinh trùng cá dìa (siganus guttatus bloch, 1787) nuôi tại nha trang - khánh hòa (Trang 48)

Theo các kết quả nghiên cứu về tinh trùng cá thì tinh trùng bất hoạt trong buồng sẹ và dịch tương [110]. Tinh trùng chỉ hoạt lực khi được phóng thích vào môi trường nước trong sinh sản tự nhiên hay môi trường thích hợp trong sinh sản nhân tạo để gặp trứng thực hiện quá trình thụ tinh. Môi trường nước bên ngoài có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoạt lực của tinh trùng cá chẳng hạn như pH, nồng độ thẩm thấu, nhiệt độ, nồng độ ion (K+, Na+, Ca2+, Mg2+) [23]. Nếu các yếu tố môi trường bên ngoài thích hợp, khi tinh trùng được phóng thích ra ngoài sẽ hoạt lực mạnh làm tăng tỷ lệ thụ tinh. Còn nếu các yếu tố này không thích hợp thì hoạt lực tinh trùng sẽ yếu, có thể tinh trùng chưa gặp trứng đã chết. Vì vậy, muốn nâng cao tỉ lệ thụ tinh cần tạo môi trường tốt nhất cho tinh trùng hoạt lực.

3.2.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng lên thời gian và phần trăm tinh trùng hoạt lực cá dìa Siganus guttatus dìa Siganus guttatus

Các ký hiệu chữ cái a, b, c chỉ sự sai khác về mặt thống kê (P<0,05) cho (A) thời gian hoạt lực và (B) phần trăm hoạt lực theo từng cụm thời gian (10s, 60s, 120s và 180s)

Hình 3.1 Ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng lên thời gian và phần trăm tinh trùng hoạt

lực cá dìa Siganus guttatus

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng lên hoạt lực tinh trùng cá dìa ở hình 3.1A cho thấy thời gian tinh trùng có hoạt lực cao nhất ở tỉ lệ pha loãng 1:50

(187±5,2s) và thấp nhất ở tỷ lệ 1:200 (49,9±1,18s). Tinh trùng pha loãng với tỷ lệ 1:50 có sai khác về mặt ý nghĩa thống kê với các tỷ lệ pha loãng còn lại (P<0,05).

Theo hình 3.1B, phần trăm tinh trùng hoạt lực giảm dần theo thời gian ở các mốc quan sát. Ở 10s đầu tiên, phần trăm tinh trùng hoạt lực ở tất cả các tỷ lệ pha loãng 1:50, 1:100, 1:150, 1:200 tương ứng (86,8±2,36%); (66,9±1,06%); (76,7±2,36%); (78±3,6%). Vậy, phần trăm tinh trùng hoạt lực cao nhất ở tỷ lệ pha loãng 1:50 và có sự sai khác về mặt thống kê so với các tỷ lệ pha loãng còn lại (P<0,5). 60s tiếp theo, phần trăm tinh trùng hoạt lực cao nhất (55 ±4,2%) vẫn ở tỷ lệ pha loãng 1:50, tiếp đến là tỷ lệ pha loãng 1:100 (34±3,7%), phần trăm tinh trùng hoạt lực thấp nhất ở tỷ lệ pha loãng 1:150 (1,7±0,83%) còn tỷ lệ pha loãng 1:200 tinh trùng đã bất hoạt. Ở 120s, tỷ lệ pha loãng 1:50 phần trăm tinh trùng hoạt lực vẫn cao nhất (28,3±1,53%), sau đó là tỷ lệ pha loãng 1:100 (3,33±1,44%), hai tỷ lệ pha loãng 1:150, 1:200 tinh trùng đã bất hoạt. Đến 180s, ba tỷ lệ pha loãng 1:100, 1:150, 1:200 tinh trùng đã bất hoạt, chỉ còn tỉ lệ pha loãng 1:50 (3,33±1,18%). Qua đây ta rút ra nhận xét, tỷ lệ pha loãng tốt nhất cho tinh trùng cá dìa hoạt lực là 1:50 với thời gian hoạt lực trung bình (187±5,2s) và phần trăm hoạt lực đạt (86,1±1,46%) ở 10s.

Pha loãng tinh trùng là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để kích thích hoạt lực và duy trì khả năng thụ tinh của tinh trùng. Tỉ lệ pha loãng thích hợp cho tinh trùng cá dìa hoạt lực là 1:50, kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu tỉ lệ pha loãng ở cá tầm Ba Tư (Acipenser persicus) [17], cá rô châu Âu (Perca fluviatilis) [20] và thấp hơn so với một số loài cá như: cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis) [9], cá mú cọp

(Epinephelus fuscoguttatus) [5], cá đù vàng (Larimichthys polyactis) [84], cá da trơn châu Á (Clarias macrocephalus) [121] với tỉ lệ pha loãng tốt nhất là 1:100 nhưng cao hơn cá đối mục (Mugil cephalus) [129] với tỉ lệ pha loãng tốt nhất là 1:10. Tỉ lệ pha loãng 1:50 được sử dụng để kiểm tra sự ảnh hưởng của pH, nhiệt độ, nồng độ thẩm thấu, và các ion lên hoạt lực tinh trùng cá dìa. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đối với mỗi loài cá khác nhau thì tỉ lệ pha loãng tốt nhất là khác nhau.

3.2.2. Ảnh hưởng của pH lên thời gian và phần trăm tinh trùng hoạt lực cá dìa Siganus guttatus

Các ký hiệu chữ cái a, b, c chỉ sự sai khác về mặt thống kê (P<0,05) cho (A) thời gian hoạt lực và (B) phần trăm hoạt lực theo từng cụm thời gian (10s, 60s, 120s và 180s)

Hình 3.2 Ảnh hưởng của pH lên thời gian và phần trăm tinh trùng hoạt lực cá dìa

Siganus guttatus

Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đối với hoạt lực tinh trùng cá dìa được tiến hành ở các mức pH (6, 7, 8, 9) với tỉ lệ pha loãng 1:50. Kết quả ở hình 3.2A cho thấy, các giá trị pH khác nhau thì thời gian tinh trùng cá dìa hoạt lực có sự khác nhau. Tinh trùng cá dìa hoạt lực tốt nhất ở pH=8 với thời gian hoạt lực là 156±4,2s và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian hoạt lực của tinh trùng với các giá trị pH còn lại.

Kết quả hình 3.2B thì phần trăm tinh trùng hoạt lực ở các giá trị pH giảm dần theo thời gian nhưng ở tất cả các mốc thời gian quan sát 10s, 60s, 120s và 180s thì phần trăm tinh trùng hoạt lực ở pH=8 luôn cao hơn so với pH=6, pH=7, pH=9 và phần trăm tinh trùng hoạt lực ở pH=8 khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các giá trị pH còn lại (P<0,05). Ở 10s đầu tiên, pH=7, pH=9, pH=6 và pH=8 đều hoạt lực mạnh với phần trăm tinh trùng hoạt lực tương ứng là (58,1±1,38%); (73,5±1,91%); (74,2±2,37%) và (83,4±1,3%). Tiếp đến là 60s và 120s, phần trăm hoạt lực tinh trùng ở tất cả các giá trị pH đã giảm dần. 180 s thì pH=6, pH=7 và pH=9 tinh trùng đã ngừng hoạt lực, chỉ còn pH=8 tinh trùng hoạt lực với phần trăm hoạt lực là 12,1±0,77%.

Như vậy, pH=8 của dung dịch pha loãng phù hợp nhất để kích hoạt tinh trùng cá dìa hoạt lực. Kết quả này tương tự như nghiên cứu trên cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis) [9], cá tầm Ba Tư (Acipenser persicus) [44], cá đù vàng (Larimichthys polyactis) [83], cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) [17], thấp hơn so với cá chẽm (Dicentrarchus labrax) với tỉ lệ pha loãng phù hợp nhất pH=9 [44], cao hơn cá da trơn châu Á (Clarias macrocephalus) [99], cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttatus) [2] tỷ lệ pha loãng tốt nhất khi pH=7.

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng tinh trùng cá dìa (siganus guttatus bloch, 1787) nuôi tại nha trang - khánh hòa (Trang 48)