Các ký hiệu chữ cái a, b, c, d chỉ sự sai khác về mặt thống kê (P<0,05) cho (A) thời gian hoạt lực và (B) phần trăm hoạt lực theo từng cụm thời gian (10s, 60s, 120s, 180s và 240s)
Hình 3.6 Ảnh hưởng nồng độ khác nhau của ion K+ lên thời gian và phần trăm tinh
trùng hoạt lực cá dìa Siganus guttatus
Hình 3.6A, tinh trùng hoạt lực ngay khi cho tinh dịch vào dung dịch pha loãng có chứa 0,4; 0,6 và 0,8M K+ nhưng ở 0,2M K+ thì tinh trùng không hoạt lực. Có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về thời gian tinh trùng hoạt lực giữa các nồng độ ion K+ (P<0,05). Thời gian tinh trùng hoạt lực nhanh nhất ở nồng độ 0,8M K+ (87,7±5,9 s) và lâu nhất ở nồng độ 0,4M K+ (244±6,7s). Hoạt lực tinh trùng có xu hướng giảm khi tiếp tục cho vào các môi trường có nồng độ K+ cao hơn (0,6 và 0,8 M). Phần trăm tinh trùng hoạt lực giảm dần theo thời gian được thể hiện ở hình 3.6B. Ở 10s, phần trăm tinh trùng hoạt lực ở 0,4; 0,6 và 0,8M K+ lần lượt là (71,7±2,2%); (56,2± 1,1%) và (9,56±0,294%). 60s phần trăm tinh trùng hoạt lực ở 0,4M K+ vẫn cao nhất (46,1±1,62%), kế tiếp là 0,6M K+ (36,1±1,11%) và 0,8M K+ (1,2 ±0,64%). 120s, phần trăm tinh trùng hoạt lực chỉ còn ở 2 nồng độ 0,4M K+ và 0,6M
K+. Sau 180s chỉ còn 0,4M K+ tinh trùng hoạt lực, còn các nồng độ K+ khác tinh trùng đã bất hoạt. Như vậy, có thể kết luận tinh trùng cá dìa hoạt lực tốt nhất khi ở trong dung dịch pha loãng có 0,4M K+.
Kết quả nghiên cứu trên cá dìa giống với nghiên cứu trên cá đù vàng (Larimichthys polyactis) [84], cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttatus) [5], cá bơn Đại Tây Dương (Scophthalmus maximus) [115]. Ở cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis) tinh trùng hoạt lực tốt nhất khi ở dung dịch pha loãng 0,6M K+ [9], cá rô Châu Âu (Perca fluviatilis) (0,05M K+) [20], cá bơn (Solea solea) (0,45M K+) [59], cá tầm Iran (Acipenser persicus) (0,2 mM K+) [17], cá tầm (Acipenser fulvescens) (0,0002M K+) [15].